Bài giảng Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông - Nguyễn Văn Khôi

ppt 53 trang thungat 1000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông - Nguyễn Văn Khôi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_day_hoc_mon_cong_nghe_pho_thong_theo_chuan_kien_th.ppt

Nội dung text: Bài giảng Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông - Nguyễn Văn Khôi

  1. DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ PHỔ THÔNG THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (đợt tập huấn hè năm 2010) Nguyễn Văn Khôi
  2. NỘI DUNG Gồm 2 nội dung: I. QUAN NIỆM VỀ DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ PHỔ THÔNG THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG II. DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG THÔNG QUA DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
  3. I. QUAN NIỆM 1. Là gì? b) Chuẩn: Theo Từ điển tiếng Việt: - Cái được lựa chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng (xếp hàng dọc, lấy người thứ nhất làm chuẩn); - Vật được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường (chuẩn quốc gia, chuẩn quốc tế); - Cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội (chuẩn chính tả)
  4. I. QUAN NIỆM b) Chuẩn: Yêu cầu là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường minh của chuẩn, chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện. Yêu cầu được xem như những điểm kiểm soát và để đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình đào tạo. Như vây, chuẩn do con người đặt ra để thực hiện cho thống nhất (chuẩn hóa); chuẩn có tính lịch sử
  5. I. QUAN NIỆM c) Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục Điều 7 (Nghị định số 75/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục) về Chuẩn kiến thức, kỹ năng (Chuẩn KT, KN); quy định: - Chuẩn KT, KN trong chương trình giáo dục là mức tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một chương trình giáo dục. - Chuẩn KT, KN trong chương trình giáo dục là căn cứ chủ yếu để biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, đánh giá kết quả học tập của người học.
  6. d) Chuẩn KT, KN môn Công nghệ - Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ là mức độ mà mọi HS cần phải và có thể đạt được về kiến thức và kỹ năng của môn học sau một giai đoạn học tập xác định. - Chuẩn KT, KN môn Công nghệ là căn cứ để biên soạn SGK công nghệ, quản lí việc dạy và học, đánh giá kết quả giáo dục của môn học. Qua đó đảm bảo sự thống nhất, khả thi của chương trình.
  7. e) Chú ý (1) Chuẩn KT, KN là một bộ phận của chương trình. Chuẩn không chỉ thể hiện ở số lượng đơn vị kiến thức/kỹ năng (ví dụ 3 hay 6 đơn vị) mà quan trọng hơn là mức độ nhận thức/kiến thức, kỹ năng cần đạt được (hay gọi chung là mức năng lực cần đạt được). Nghĩa là phải quan tâm cả chiều rộng và chiều sâu. (2) Chuẩn KT, KN là yêu cầu tối đa khi ra đề thi, kiểm tra chung cho mọi đối tượng học sinh; nhưng có thể là yêu cầu tối thiểu khi ra đề thi, kiểm tra học sinh giỏi.
  8. e) Chú ý (5) Một số vấn đề cần thảo luận - Nên gọi là Chuẩn KT, KN hay gọi là Chuẩn năng lực (vì đôi khi khó phân biệt rạch ròi kiến thức với kỹ năng). Tuy nhiên, trong Tâm lý học mới chỉ phân chia năng lực thành 3 mức độ khác nhau: năng lực - -> tài năng > Thiên tài - Phải xuất phát từ học viên mà xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung, hình thức và PP tập huấn sao cho phù hợp và hiệu quả. Ví dụ: nghiên cứu học viên và chia nhóm > giao nhiệm vụ (sản phẩm cuối cùng học viên phải đạt được) > quy trình hoạt động > đánh giá kết quả tập huấn.
  9. 2. Các cấp độ của Chuẩn KT, KN môn CN a) Chuẩn KT, KN của cả chương trình môn học trong từng giai đoạn học tập (cuối các lớp học, cấp học). b) Chuẩn KT, KN của từng lĩnh vực (phân môn) trong chương trình môn học (ví dụ: kinh tế gia đình, nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp). c) Chuẩn KT, KN của từng chương/chủ đề trong chương trình môn học. d) Chuẩn KT, KN của từng bài học, đơn vị kiến thức trong chương trình môn học (như là các minh chứng cụ thể của chuẩn).
  10. 3. Cấu trúc nội dung của chuẩn (2) Cột mức độ cần đạt: trình bày yêu cầu về phạm vi và mức độ của kiến thức, kỹ năng cần đạt được trong dạy học theo mục tiêu của môn học đã đề ra (3) Cột ghi chú: trình bày những nội dung trọng tâm mà giáo viên cần tập trung khai thác, hướng đến mục tiêu dạy học. Ví dụ Chuẩn KT-KN Công nghệ 8
  11. 4. Sử dụng chuẩn như thế nào Trong cách làm này, mục tiêu kiến thức (còn gọi là mục tiêu nhận thức) có 6 mức độ khác nhau (còn gọi là thứ bậc/khoảng mục tiêu); trong đó ba mức độ cao (từ mức 4 đến mức 6) thường được coi là mức độ phương pháp. Mục tiêu kỹ năng và mục tiêu thái độ được chia làm 5 mức khác nhau (từ 1 đến 5 theo mức độ tăng dần) Trong mỗi thứ bậc của từng loại mục tiêu đều có một số động từ chỉ mức độ cần đạt được ở các mức khác nhau để GV lựa chọn cho phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể. Giữa các thứ bậc này thường có sự giao thoa nên có thể có những động từ xuất hiện ở hai thứ bậc liên tiếp
  12. 4.2 Sử dụng chuẩn trong việc chuẩn bị cho bài dạy, chủ đề Tùy theo đặc điểm bài dạy (lý thuyết hay thực hành) và mức độ yêu cầu trong chuẩn mà quyết định những chuẩn bị về nội dung cũng như chuẩn bị về phương tiện, đồ dùng dạy học cụ thể.
  13. 4.3 Sử dụng chuẩn trong việc đặt vấn đề và tổ chức lớp học b) Sử dụng chuẩn trong việc tổ chức lớp học: Khi yêu cầu của chuẩn chỉ ở mức độ “biết”, có thể dùng hình thức giới thiệu chung cho cả lớp. Khi yêu cầu của chuẩn ở mức độ “hiểu”, có thể dùng hình thức tìm hiểu chung cho từng nhóm. Khi yêu cầu của chuẩn ở mức độ “vận dụng”, có thể dùng hình thức tìm hiểu cho từng cá nhân kết hợp với thảo luận nhóm (mỗi nhóm có thể được phân công tìm hiểu và thảo luận các vấn đề khác nhau trong nội dung bài dạy, sau đó mới trình bày và thảo luận kết quả trong phạm vi toàn lớp)
  14. 4.4 Sử dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng cho việc đánh giá kết quả học tập của học sinh Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để xây dựng câu hỏi, bài tập và thiết kế đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Ví dụ: khi xây dựng bảng trọng số (ma trận) kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nếu một chiều ma trận có m nội dung kiến thức, chiều kia có n (n<6) mức độ nhận thức thì ma trận đó sẽ có m.n ô. Trong mỗi ô của ma trận là số lượng câu hỏi và trọng số điểm dành cho câu hỏi đó.
  15. 4.4 Sử dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng cho việc đánh giá kết quả học tập của học sinh Việc thiết kế ma trận [m.n] có thể tiến hành qua những bước sau: (1). Xác định trọng số cho từng khối kiến thức: căn cứ vào số tiết quy định trong phân phối chương trình, căn cứ vào mức độ quan trọng của của khối kiến thức trong chương trình mà xác định số điểm cho từng khối. (2). Xác định trọng số cho từng hình thức câu hỏi: nếu kết hợp cả hai hình thức TNKQ và TL trong cùng một đề thì cần xác định trọng số điểm từng phần sao cho thích hợp. Ví dụ, do đặc thù bộ môn số trọng điểm thích hợp của môn công nghệ giữa hai hình thức TNKQ và TNTL là 5: 5 hay 6:4.
  16. 4.4 Sử dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng cho việc đánh giá kết quả học tập của học sinh Việc so sánh ma trận hai chiều [m,n] với chương trình môn học sẽ cho thấy bài trắc nghiệm là một mẫu tiêu biểu hợp lý của nội dung chương trình môn học hay không? Đồng thời có thể cho thấy sự cân đối cần thiết giữa các mức độ tư duy cần đánh giá hay là sự cân đối giữa các hình thức trắc nghiệm cần kết hợp. (Vấn đề này sẽ được giới thiệu cụ thể trong nội dung về tổ chức kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn học).
  17. Một số gợi ý sử dụng Tuy nhiên, ở mức độ mục tiêu nào cũng có thể xây dựng được những câu hỏi, bài tập khác nhau về độ khó, độ phân biệt; song cũng nên tránh những câu hỏi đánh đố hoặc câu hỏi vượt quá xa quy định trong chương trinh. Các gợi ý trên cũng có thể áp dụng cho việc đặt câu hỏi (dạy học đàm thoại) trong tiến trình bài dạy. Như vậy, để đặt câu hỏi, thiết kế các đề kiểm tra, giáo viên cần sử dụng chuẩn kiến thức, kỹ năng một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể.
  18. 5. Kết luận (2) Thảo luận các vấn đề sau: - Dạy học như thế nào là bám sát Chuẩn kiến thức, kỹ năng? - Sử dụng Chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với các đối tượng HS (yếu, kém, trung bình, khá, giỏi) như thế nào? - Sử dụng Chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với các vùng, miền như thế nào? - Kiểm tra đánh giá như thế nào là bám sát Chuẩn kiến thức, kỹ năng (đối với từng loại bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, 120 phút )? như thế nào?
  19. 5. Kết luận Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để sử dụng chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học một cách hiệu quả? Có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong giải quyết câu hỏi này. Ở đây chỉ bàn đến một cách tiếp cận: áp dụng kiểu “dạy học dựa trên giải quyết vấn đề”.
  20. 1. Quan niệm về “dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề (Problem-based learning , viết tắt là PBL) - trong chương trình tập huấn này được hiểu theo nghĩa là dạy và học dựa trên vấn đề thực tiễn có liên quan đến người học và/đồng thời liên quan đến/thuộc phạm vi nội dung học tập đã được quy định trong “chuẩn kiến thức, kỹ năng” môn Công nghệ ở trường phổ thông trung học theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006
  21. 1. Quan niệm về “dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” Trong PBL, kiến thức, kỹ năng cần học tập thường không được trình bày dưới dạng mặc định, có sẵn mà nó được tiềm ẩn trong các “vấn đề” mà khi giải quyết các “vấn đề” đó nó sẽ được bộc lộ ra; và thông qua giải quyết các vấn đề, người học sẽ chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng đó. Vì vậy, việc phát hiện/xây dựng vấn đề, tổ chức các hoạt động giải quyết vấn đề là nội dung trọng tâm của dạy học theo kiểu PBL.
  22. 2. Các mức độ áp dụng “dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” - Mức/trình độ áp dụng ở đây là chỉ tỷ lệ nội dung mà người học/HS tham gia vào các nội dung/công việc cơ bản của PBL nói trên; HS càng tham gia vào nhiều nội dung thì mức càng được xếp cao - Người ta phân biệt 4 mức độ áp dụng (bảng 2)
  23. 3. Quy trình chung áp dụng “dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” (1) Đặt vấn đề: - xây dựng hoặc lựa chọn chủ đề; - xác định mục tiêu dạy học; phân tích điều kiện thực hiện; - chọn mức độ áp dụng PBL và các nguồn tài liệu tham khảo; - dự kiến các hoạt động cần thực hiện; - xác định nội dung cụ thể đặt vấn đề cho chủ đề.
  24. 3. Quy trình chung áp dụng “dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” (3) Kết luận: - thảo luận và kết luận; - đánh giá theo mục tiêu của chủ đề; - đề xuất những vấn đề liên quan. Hãy áp dụng ba bước rút gọn trên Lập kế hoạch dạy học dựa trên giải quyết vấn đề cho một nội dung cụ thể theo chuyên môn của bạn?
  25. 4. Một vài ví dụ minh họa áp dụng “dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” Ví dụ 1. Sử dụng một tình huống thực tiễn Ví dụ 2. Sử dụng hợp lý điện năng Ví dụ 3. Thiết kế mạch điện Có nhận xét gì về các ví dụ trên?
  26. 5. Kết luận về “dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” theo chuẩn KT, KN môn học - PBL không chỉ giới hạn ở phạm trù PPDH. Việc vận dụng nó đòi hỏi phải cải tiến cả nội dung, phương tiện, cách thức tổ chức dạy và học cũng như đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học theo hướng thực tiễn, tích hợp. - Trong phạm vi PPDH, nó có khả năng thâm nhập vào hầu hết các PPDH khác và làm cho chúng trở nên tích cực hơn, chẳng hạn như: thuyết trình nêu vấn đề, đàm thoại nêu vấn đề - ơrixtic, biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu phát hiện
  27. Xin trân trọng cảm ơn