Bài giảng Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_huong_dan_day_hoc_theo_chuan_kien_thuc_ky_nang.ppt
Nội dung text: Bài giảng Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
- HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 7-Nov-22 1
- ĐẶT VẤN ĐỀ A. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông là gì? B. Dạy học môn Công nghệ ở trường THCS theo chuẩn KT-KN là như thế nào? C. Giáo viên Công nghệ trường THCS thường gặp khó khăn gì trong khi dạy học theo chuẩn KT-KN? D. Dạy học môn Công nghệ theo chuẩn KT-KN như thế nào để có hiệu quả? Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 3
- Phần I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MỘT SỐ KHÁI NIỆM A. GIỚI THIỆU VỀ CHUẨN: • 1. Khái niệm: (p1) • Chuẩn: Là những yêu cầu, tiêu chí tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. * Chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục: là mức độ yêu cầu mà đối tượng giáo dục được đánh giá phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. *Chuẩn KT- KN của chương trình GDPT: được thể hiện cụ thể trong các chương trình môn học, hoạt động giáo dục và các chương trình cấp học. - Chuẩn KTKN của chương trình môn học: Là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KTKN của môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức. - Chuẩn KTKN của chương trình cấp học: Là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KTKN của các môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 5
- Phần I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MỘT SỐ KHÁI NIỆM b.Về kỹ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành; có kỹ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ, Các mức độ về kĩ năng: - Thực hiện được. - Thực hiện thành thạo. - Thực hiện sáng tạo. (Chủ yếu đề cập đên 2 mức độ đầu) c. Về thái độ: Lưu ý: Có chủ đề có đủ 3 mục tiêu, hoặc chỉ 2, có thể là 1 mục tiêu. 4. Chuẩn KT-KN là căn cứ để: - Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG. - Chỉ đạo, quản lý, thanh, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QL, GV - Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình DH đảm bảo chất lượng DH. - Xác định mục tiêu KTĐG; đánh giá kết quả giáo dục. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 7
- B. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC IV.Mục đích của đổi mới PHDH: là thay đổi lối DH truyền thụ 1 chiều sang DH theo “PPDH tích cực” với các kĩ thuật dạy, học tích cực nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn. PPDHTC, được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái với không hoạt động, thụ động. Kĩ thuật dạy học tích cực lag “hạt nhân”của PPDHTC, hướng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, nghĩa là hướng vào phát huy tính tích cực, chủ động của người học chứ không chỉ hướng vào việc phát huy tính tích cực của người dạy. 1.Các yếu tố tác động trong các PPDHTC: - Phương tiện vật chất. - GV có vai trò kích thích HS hoạt động. Phân biệt PPDHTC với PP cổ truyền là ở chỗ GV là chất xúc tác, không đảm nhận 1 hành động trực tiếp nào. - DH cần phải xuất phát từ những gì ta hiểu biết về trẻ em để tiến tới những gì trẻ em phải đạt được. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 9
- B. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - PPDHTC đòi hỏi 1 số điều kiện như GV, HS, phương tiện, tài liệu. (một số vùng chưa thực hiện được) - Nếu quá thiên về PPDHTC có thể ảnh hưởng thiên lệch trong tâm lí của trẻ, chẳng hạn: phủ nhận vai trò của môi trường; hoặc do quá đề cao vai trò người học có thể dẫn đến coi nhẹ vai trò của người dạy và HS có thể tự mãn; - PPDHTC chú trọng tính tự chủ trong việc thực hiện mục tiêu DH; nếu chỉ thiên về những kĩ năng, kiến thức đơn giản thì những HS xuất sắc sẽ bị thiệt thòi. Ngược lại, nếu thiên về mục tiêu phát triển thì thiệt thòi cho HS chậm phát triển, kém thông minh. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 11
- B. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - DH chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. - DH chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị DH; quan tâm ứng dụng CNTT. - DH chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS. b. Yêu cầu đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục. - Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông. - Nắm vững yêu cầu DH bám sát Chuẩn KT-KN trong CTGDPT, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho GV, động viên, khuyến khích GV tích cực đổi mới PPDH. - Có biện pháp quản lí, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới PHDH trong nhà trường. - Động viên, khen thưởng kịp thời. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 13
- B. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC d. Yêu cầu đối với học sinh: - Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức. - Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập. Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn. - Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 15
- C. GIỚI THIỆU VỀ ĐÁNH GIÁ III.CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC. 1. Chất lượng GD là sự đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu GD được quy định tại Luật GD. 2. Đánh giá chất lượng là hoạt động đánh giá các đối tượng GD về mức độ đáp ứng các Quy định về chuẩn đánh giá chất lượng GD với từng đối tượng do Bộ GD ĐT ban hành. IV. MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG 1. Đánh giá CLGD: Nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu GD trong từng giai đoạn của đối tượng được đánh giá nhằm nâng cao CLGD; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước. 2. Kết quả đánh giá chất lượng: - Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu cua chương trình. - Giúp GV nắm được tình hình học tập của HS. - Giúp cán bộ quản lí GD để ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao CLGD. - Giúp cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả GD của từng HS, từng lớp và của các cơ sở GD Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 17
- C. GIỚI THIỆU VỀ ĐÁNH GIÁ 8.Kết hợp thật hợp lý giữa đánh giá định tính và định lượng. 9. Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài. 10. Kết hợp đánh giá theo Mẫu và đánh giá theo Chuẩn. - Đối với đánh giá theo Mẫu: + Tăng cường chất lượng công cụ đánh giá: Sử dụng hệ thống câu hỏi mở. + Điều chỉnh mục tiêu đánh giá: Không chỉ đánh giá việc nắm KT-KN mà phải chú trọng đánh giá khả năng vận dụng KT-KN, khả năng phân tích, lí giải các vấn đề. - Đối với đánh giá theo Chuẩn: + Xây dựng Chuẩn đầu ra. + Tổ chức đánh giá đúng quy trình theo Chuẩn đầu ra. - Phải là động lực thúc đẩy đổi mới PHDH: Đổi mới PHDH và đổi mới kiểm tra, đánh giá là 2 mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng DH. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 19
- Phần II DẠY HỌC THEO CHUẨN KT- KN MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC. B. DẠY HỌC THEO CHUẨN KT- KN MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG QUA CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC. I.Quan điểm chung về dạy học theo chuẩn KT-KN. (P2) 1.Chuẩn KT-KN môn Công nghệ: Thực chất môn Công nghệ là hợp nhất 3 môn: kĩ phục phục vụ, kĩ thuật NN và KTCN *Mục tiêu của môn CN: Học xong chương trình môn CN HS cần đạt được: + Kiến thức: Hiểu được những kiến thức ban đầu và thông thường về kĩ thuật và công nghệ của 1 số lĩnh vực sản xuất phổ biến của đất nước như công - nông – lâm- ngư nghiệp,về kinh tế gia đình và kinh doanh; trên cơ sở đó bước đầu hình thành được tư duy công nghệ, tư duy kinh tế. + Kĩ năng: Hình thành được 1 số kĩ năng lao động nghề nghiệp đơn giản, cơ bản, cần thiết thuộc các lĩnh vực nêu trên; trên cơ sở đó hình thành kĩ năng học tập môn công nghệ. + Thái độ: Có thói quen làm việc theo kế hoạch, tuân thủ quy trình, thực hiện an toàn lao động và bảo vệ môi trường; bước đầu hình thành được tác phong công nghiệp; có thái độ quý trọng lao động, say mê, hứng thú học tập và tìm hiểu nghề nghiệp. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 21
- Phần II DẠY HỌC THEO CHUẨN KT- KN MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC. 2.Các cấp độ của chuẩn KT-KN môn CN: - Chuẩn KT-KN của cả chương trình môn học. - Chuẩn KT-KN của từng lĩnh vực (phân môn). - Chuẩn KT-KN của từng chương/chủ đề trong chương trình môn học. - Chuẩn KT-KN của từng bài học, đơn vị kiến thức trong chương trình môn học. 3. Cấu trúc nội dung của chuẩn: gồm 3 cột: + Cột chủ đề. + Cột mức độ đạt được. + Cột ghi chú. 4. Sử dụng chuẩn kiến thức như thế nào:(P3) a. Sử dụng chuẩn trong xác định mục tiêu dạy học cho 1 tiết học: Các loại và thứ bậc của mục tiêu dạy học. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 23
- Phần II DẠY HỌC THEO CHUẨN KT- KN MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC. II. DẠY HỌC THEO CHUẨN KT-KN THÔNG QUA “DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ” Quan niệm về “dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” Là dạy và học dựa trên vấn đề thực tiễn có liên quan đến người học và/ đồng thời liên quan đến/ phạm vi nội dung học tập đã được quy định trong “chuẩn KT-KN” môn Công nghệ theo chương trình GDPT năm 2006. Về bản chất, đó là việc học mà kết quả của nó thu được từ kết quả của quá trình giải quyết các vấn đề. Do đó, vấn đề vừa là bối cảnh vừa là động lực cho việc học, quá trình giải quyết vấn đề là phương tiện đạt đến kết quả của việc học. Việc phát hiện/xây dựng vấn đề, tổ chức các hoạt động giải quyết vấn đề là nội dung trọng tâm của dạy học dựa trên giải quyết vấn đề. Ví dụ: Sử dụng tình huống thực tiễn ( miệng cống hình tròn chứ không phải hình khác) Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 25
- Phần II DẠY HỌC THEO CHUẨN KT- KN MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC - Chương trình cấp học, lớp với chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ trên các lĩnh vực lớn của học vấn phổ thông làm rõ mục tiêu đào tạo đối với từng cá nhân sau mỗi cấp học tạo điều kiện cho công tác quản lí, chỉ đạo, bồi dưỡng và đào tạo GV. 2. Nguyên tắc xây dựng chương trình môn Công nghệ. - Quán triệt mục tiêu giáo dục; - Đảm bảo tính khoa học và sư phạm; - Thể hiện tinh thần đổi mới PHDH; - Đảm bảo tính thống nhất; - Đáp ứng yêu cầu phát triển của từng đối tượng HS; - Đảm bảo tính liên thông giữa GDPT với giáo dục chuyên nghiệp; - Đảm bảo tính khả thi. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 27
- Phần II DẠY HỌC THEO CHUẨN KT- KN MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC 4.Sách giáo khoa môn Công nghệ (p4) Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông, Sách giáo khoa là tài liệu định hướng và hỗ trợ cho quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực của người học. • Các thông tin trong sách giáo khoa (qua kênh hình và kênh chữ) thường đa dạng, phong phú, đòi hỏi người học phải có tư duy linh hoạt, có đầu óc quan sát, phê phán mới phát hiện và giải quyết được vấn đề. • Sách giáo khoa không đơn giản là tài liệu thông báo các kiến thức có sẵn mà là tài liệu giúp học sinh tự học, tự phát hiện và giải quyết các vấn đề để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức mới một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo. • Sách giáo khoa môn Công nghệ ở cấp THCS được biên soạn theo các chủ đề của chuẩn kiến thức kỹ năng. - Đặc điểm của SGK Công nghệ: +Công khai mục tiêu các bài học; + Thực hiện yêu cầu giảm tải: +Tăng cường sử dụng kênh hình để hỗ trợ kênh chữ. + SGK môn Công nghệ thể hiện định hướng cho đổi mới phương pháp dạy học. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 29
- Phần II DẠY HỌC THEO CHUẨN KT- KN MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC • 5.QUAN HỆ GIỮA CT, CHUẨN KT-KN VÀ SGK(p5) • Chương trình giáo dục phổ thông, chuẩn kiến thức kỹ năng và yêu cầu thái độ, sách giáo khoa có quan hệ thống nhất trong quá trình xây dựng tài liệu học tập ở các trường phổ thông. • Chương trình môn Công nghệ cấp THCS là căn cứ để xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng. Căn cứ vào chủ đề, nội dung quy định trong chương trình để xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng với các mức độ mục tiêu tối thiểu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ (nếu có). • Chuẩn KT-KN là bộ phận của chương trình giáo dục phổ thông là định hướng quan trọng để biên soạn SGK, tài liệu hướng dẫn giảng dạy, lựa chọn PPDH, biên soạn câu hỏi, đề kiểm tra thường xuyên, định kỳ, học kỳ. • Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng GV xác định đúng mục tiêu bài học, đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc vào SGK. Đảm bảo mức độ khai thác sâu kiến thức, kỹ năng trong sách giáo khoa phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. • Căn cứ vào chuẩn KT-KN GV lựa chọn PPDH phù hợp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của HS. • Rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự NC, tạo niềm vui, niềm tin, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 31
- Phần II DẠY HỌC THEO CHUẨN KT- KN MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC • Nội dung SGK Công nghệ: • Sách giáo khoa Công nghệ là tài liệu minh họa những nội dung khoa học cụ thể của các chủ đề, nội dung của chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ. • Có nhiều cách tiếp cận và giải quyết các nội dung của môn Công nghệ quy định trong chuẩn kiến thức, kỹ năng. • Sách giáo khoa Công nghệ không phải là tài liệu duy nhất để thực hiện các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ mà chỉ là một trong những phương án để tiếp cận nội dung kiến thức. • Nội dung sách giáo khoa phải căn cứ vào chương trình và chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ. • Chú ý: SGK có một số vấn đề cần chú ý như sau: • Để HS có thể hiểu được những nội dung trong chương trình và chuẩn kiến thức, kỹ năng khi biên SGK khoa cần phải có những nội dung để dẫn dắt, để đảm bảo mạch kiến thức không bị ngắt quãng, đột ngột. • Do hạn chế về thời lượng quy định nên một số nội dung có phần “bổ sung kiến thức”. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 33
- Phần II DẠY HỌC THEO CHUẨN KT- KN MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC II.SỬ DỤNG CHUẨN KT-KN XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI DẠY • Hiểu và phân tích được chương trình giáo dục phổ thông, chương trình môn học CN về các khía cạnh: Nội dung, trọng tâm; mạch kiến thức; liên thông giữa môn CN với các môn học khác liên quan, giữa môn CN ở các cấp học, các lớp trong cùng một cấp. • Hiểu được mục tiêu cần đạt, đáp ứng được mục tiêu của môn Công nghệ. • Từ mục tiêu cần đạt của mỗi chủ đề và nội dung của chuẩn, giáo viên so sánh với mục tiêu mỗi bài trong sách giáo khoa để đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng. Xác định mục tiêu bài học dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng: Mức độ mục tiêu của chuẩn kiến thức kiến, kỹ năng đã được cụ thể hóa trong tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Công nghệ”. Thông thường mức độ mục tiêu cần đạt của mỗi chủ đề của chuẩn kiến thức kỹ năng thường được cụ thể hóa bằng mức độ mục tiêu cần đạt được của các nội dung thuộc chủ đề của chuẩn. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 35
- Phần II DẠY HỌC THEO CHUẨN KT- KN MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC • IV.CHỈ ĐẠO DẠY HỌC THEO CHUẨN KT-KN • Cán bộ chỉ đạo chuyên môn, hiệu trưởng cần nắm vững chuẩn KT-KN các bộ môn, hiểu được cấu trúc của chuẩn; nhận thức được ý nghĩa, vai trò của chuẩn KT-KN trong dạy học để đánh giá GV dạy, soạn đề kiểm tra, đề thi bám sát chuẩn hay không? • Chỉ đạo tổ chuyên môn, hỗ trợ GV nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn mình phụ trách, lập kế hoạch dạy học dựa vào chuẩn KT-KN; • Hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học theo chuẩn KT-KN • Cách phối hợp sử dụng chuẩn KT-KN, sách giáo khoa và các tài liệu giảng dạy; • Cách thiết kế bài học dựa vào chuẩn: xác định mục tiêu bài học; thiết kế hoạt động dạy học; • Điều khiển tiến trình dạy học trên lớp; đánh giá kết quả học tập của học sinh • Chỉ đạo đánh giá chất lượng dạy học theo chuẩn KT-KN: (xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng giờ dạy theo chuẩn; giám sát, dự giờ, đánh giá giờ dạy theo chuẩn KT-KN). • Chỉ đạo đánh giá kết quả học tập theo chuẩn KT-KN (Lập kế hoạch đánh giá; chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả học tập; khảo sát chất lượng đầu vào, đầu ra dựa theo chuẩn KT-KN); Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 37
- Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn KTKN 1. Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức, kỹ năng, năng lực, ý thức, thái độ, hành vi của học sinh. 2. Đảm bảo độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của học sinh, của các cơ sở giáo dục. 3. Đảm bảo tính khả thi: Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện học sinh, cơ sở giáo dục, phù hợp với mục tiêu theo từng môn học. 4. Đảm bảo yêu cầu phân hóa: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của học sinh, cơ sở giáo dục; cần đảm bảo dải phân hóa rộng đủ cho phân loại đối tượng. 5. Đảm bảo hiệu quả: Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá học sinh, cơ sở giáo dục, thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 39
- CHÚ Ý TRONG HOẠT DẠY – HỌC THEO CHUẨN KTKN 1. Tạo điều kiện giúp GV nhận thức đầy đủ, sâu sắc về mục tiêu, nội dung dạy học; chuẩn KTKN của các môn học; 2. Quan tâm tạo điều kiện để GV nâng cao chất lượng hồ sơ giảng dạy, thiết kế bài dạy; 3. Chỉ đạo các tổ bộ môn, GV thực hiện đúng CT, phù hợp với điều kiện của trường. 4. Khuyến khích GV tự học tập, bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy học; Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 41
- THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PPDH THEO CHUẨN KTKN 2. Trách nhiệm đối với việc đổi mới PPDH: - Nắm vững, gương mẫu thực hiện đổi mới PPDH; - Có định hướng thực hiện đổi mới PPDH; - Định kỳ lấy ý kiến phản hồi từ GV và HS về chất lượng giảng dạy, giáo dục để có điều chỉnh phù hợp - Đánh giá đúng, thực chất chất lượng giáo dục của môn học; - Có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 43
- THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PPDH THEO CHUẨN KTKN 3. Trách nhiệm của tổ chuyên môn: - Xây dựng GV cốt cán về đổi mới PPDH; - Thường xuyên tổ chức dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm, sinh hoạt CM với nội dung phong phú, thiết thực; GD ý thức cầu thị, tự học tập, bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm; - Đánh giá đúng năng lực, trình độ GV trong tổ và định hướng phát huy, giúp đỡ GV thực hiện đổi mới PPDH hiệu quả. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 45
- THỰC HIỆN ĐỔI MỚI KTĐG THEO CHUẨN KTKN 5. Định hướng đổi mới KT, ĐG: - Bám sát mục tiêu môn học; - Căn cứ vào đổi mới nội dung CT, SGK cấp học, môn học - Coi trọng tính toàn diện về KT, KN và TĐ của mục tiêu; - Luôn theo quan điểm tích cực hóa hoạt động của HS; - Đa dạng hóa các hình thức KT, ĐG; - Đảm bảo sự phù hợp với đối tượng HS, tính vùng miền; - Phân loại được trình độ nhận thức của HS; - Chú ý ra câu hỏi mở để tăng cường kĩ năng vận dụng. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 47
- THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PPDH THEO CHUẨN KTKN 7. Thực trạng và những vấn đề cần quan tâm: - GV chưa quen và chưa nắm vững kỹ thuật ra đề thi/ kiểm tra trắc nghiệm, kết hợp giữa TL với TNKQ; - Vận dụng máy móc các hình thức KT, ĐG; - Chưa nắm vững cách ra đề KT bám sát chuẩn KT, KN; - Chưa thường xuyên thực hiện đổi mới KT, ĐG; - Kỹ thuật xử lý thông tin còn hạn chế; - Việc sử dụng kết quả KT, đánh giá để định hướng cho hoạt động dạy, học, giáo dục còn hạn chế. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 49
- THỰC HIỆN ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ DỰA VÀO CHUẨN KTKN 8. Quy trình ra đề kiểm tra : 1) Nghiên cứu, xác định nội dung, hình thức kiểm tra; 2) Thiết lập ma trận hai chiều: a) Lập bảng 2 chiều gồm: Nội dung và mức độ mục tiêu cần đạt; b) Xác định các chuẩn KT, KN, TĐ cần kiểm tra tương ứng trong các ô của ma trận; c) XD trọng số điểm cho từng nội dung (đơn vị kiến thức): - Điểm cho từng mạch nội dung; - Điểm cho từng mức độ mục tiêu cần đạt được (lưu ý đến trình độ HS để XD trong số điểm theo đa số HS trung bình) Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 51
- Ví dụ về lập kế hoạch bài dạy bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng Yêu cầu: ➢So sánh mục tiêu bài dạy với mục tiêu của chuẩn KTKN và mục tiêu cần đạt trong TL HDTH chuẩn KTKN. ➢Xác định nội dung kiến thức trong SGK và nội dung trọng tâm. ➢Chọn và soạn câu hỏi đúng mục tiêu bài dạy Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 53
- Liên hệ giữa chuẩn và HD thực hiện chuẩn KTKN ND, MT MỤC TIÊU CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CHUẨN b) Hiểu b1) Hiểu khái niệm hình chiếu được * Yêu cầu học sinh đạt được mục tiêu trên, cụ thể: khái - Giải thích được khái niệm về hình chiếu, các phép chiếu. niệm - Giải thích và biểu diễn được các hình chiếu vuông góc: hình + Các mặt phẳng chiếu; chiếu, vị trí các + Các hình chiếu. hình * Nội dung kiến thức chiếu - Khái niêm về hình chiếu; - Khái niệm về tia chiếu; - Khái niệm về mặt phẳng chiếu (mặt phẳng hình chiếu); - Định nghĩa hình chiếu của vật thể; - Khái niệm về các phép chiếu: phép chiếu xuyên tâm; phép chiếu song song; phép chiếu vuông góc. - Các hình chiếu vuông góc: Các mặt phẳng chiếu; các hình chiếu. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 55
- Liên hệ giữa chuẩn và hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN và sách giáo khoa MT, ND SGK HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. N.dung chính Các nội dung cần dạy: -Bản vẽ kỹ thuật - Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật: diễn tả chính xác đối với sản xuất. -Bản vẽ kỹ thuật hình dạng, kết cấu của sản phẩm theo quy tắc thống đối với đời nhất. sống. - Vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong đời sống nhằm sử - Bản vẽ dùng dụng hiệu quả, an toàn thiết bị kỹ thuật. trong các lĩnh - Bản vẽ kỹ thuật được sử dụng trong các ngành, lĩnh vực kỹ thuật. vực kỹ thuật theo đặc trưng riêng. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 57
- Liên hệ giữa chuẩn và hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN và sách giáo khoa - Bản vẽ kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong các ngành nghề, lĩnh vực của đời sống và sản xuất: Cơ khí, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, điện lực, kiến trúc, quân sự (GV yêu cầu HS lấy các ví dụ để minh họa). - Củng cố kiến thức đã học; - Có khái niệm cơ bản về bản vẽ kĩ thuật. - Giúp học sinh hứng thú học tâp môn Vẽ kĩ thuật. - HS học phần ghi nhớ. - Tìm hiểu vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống. - Trả lời câu hỏi trong SGK, trang 7. - Để chuẩn bị cho bài 2, yêu cầu HS xem truớc và ghi nhân những ý kiến thắc mắc (nếu có) để trao đổi với GV. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 59
- BÀI 1. VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG • Mức độ cần đạt của mục tiêu trong chuẩn 1. Kiến thức:Biết vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong SX và đời sống; 2. Thái độ: Hình thành ý thức học tập nghiêm túc, tạo niềm say mê học tập, yêu thích bộ môn. Định hướng được nghề nghiệp trong tương lai cho bản thân. • Mục tiêu trong sách giáo khoa Biết được vai trò của vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất; Ý nghĩa của bản vẽ kĩ thuật với đời sống và sản xuất. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 61
- QUAN HỆ GiỮA CHUẨN KTKN – SGK VỚI MỤC TIÊU BÀI DẠY NỘI DUNG GiẢNG DẠY CHUẨN KTKN SÁCH GIÁO KHOA KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HD THỰC HIỆN CHUẨN KTKN Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 63