Báo cáo Tham luận Về việc dạy kiến thức Tiếng Việt và bài tập Tiếng Việt lý thú

doc 9 trang thungat 28/10/2022 4060
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Tham luận Về việc dạy kiến thức Tiếng Việt và bài tập Tiếng Việt lý thú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_tham_luan_ve_viec_day_kien_thuc_tieng_viet_va_bai_ta.doc

Nội dung text: Báo cáo Tham luận Về việc dạy kiến thức Tiếng Việt và bài tập Tiếng Việt lý thú

  1. Phòng giáo dục hữu lũng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường THCS Hoà Lạc Độc lập-Tự do-Hạnh phúc  báo cáo tham luận Về việc dạy kiến thức Tiếng Việt và bài tập Tiếng Việt lý thú Tổ: Văn – Sử Trường THCS Hoà Lạc Hoà Lạc, ngày 23 tháng 3 năm 2007
  2. việc bảo vệ tiếng nói của mình là trong khi kiên quyết không chấp nhận bất cứ ngôn ngữ nước ngoài nào như là ngôn ngữ chính thống của mình, thì đồng thời lại tỏ ra rất mềm dẻo và sáng tạo trong việc tiếp thu những cái quý báu, cái ưu việt của ngôn ngữ nước ngoài việt hóa chúng làm cho Tiếng Việt thêm giàu, thêm đẹp. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngày nay Tiếng Việt có địa vị giống như các ngôn ngữ phát triển trong số gần 5000 ngôn ngữ hiện có trên thế giới. Ngày hôm nay chúng ta luôn phải tự hào và gìn giữ vì Tiếng Việt là ngôn ngữ cộng đồng của dân tộc Việt, đồng thời là công cụ giao tiếp chung của các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Như Bác Hồ-vị cha già kính yêu của dân tộc đã khẳng định “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” (Hồ Chí Minh) II. Thực trạng dạy và học Tiếng Việt ở trường THCS Hòa Lạ c Mặc dù chúng ta luôn khẳng định với nhau rằng Tiếng Việt là ngôn ngữ của cộng đồng, là công cụ giao tiếp xong thực tế Tiếng Việt lại vô cùng phong phú. chính vì sự phong phú đó mà nhiều khi chúng ta gặp phải không ít khó khăn trong quá trình tìm hiểu, phân tích, tạo lập hệ thống ngôn ngữ trong giao tiếp hoặc tạo lập văn bản Nhìn nhận ở một góc độ nào đó việc học tập Tiếng Việt của các em học sinh gặp không ít khó khăn như: - Cơ sở vật chất: + Chưa có phòng chức năng rèn luyện cách phát âm, luyện nghe, đọc. + Ngoài sách giáo khoa các em không có điều kiện mua sắm sách tham khảo trong khi thư viện nhà trường hiện không có. + Sự quan tâm của các bậc cha mẹ chưa thật đầy đủ trong việc tạo điều kiện cho các em có nhiều thời gian học tập, chưa thật chú trọng rèn luyện kỹ năng phát âm, nói cho các em trong việc giao tiếp hàng ngày ở gia đình. - Về bản thân học sinh: + Một số em rất ngại và lười rèn kỹ năng Tiếng Việt trong nói và viết. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở các đối tượng học sinh có sức học trung bình-yếu: Thứ nhất lượng kiến thức Tiếng Việt của các em rỗng và hầu như các em chưa có ý thức tự trau dồi, sửa đổi.
  3. quy luật rất chặt chẽ của Tiếng Việt. Điều mà nhiều học sinh bỏ qua khi tiếp nhận kiến thức Tiếng Việt hay nói cách khác đó là những bài tập Tiếng Việt thường thức. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập (ngôn ngữ không biến hình) ngôn ngữ thanh điệu. Tiếng Việt có 10 đặc điểm để phân biệt với các ngôn ngữ khác (các đặc điểm của Tiếng Việt ). Âm tiết Tiếng Việt (ở dạng đầy đủ) gồm 5 thành phần: phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Hình vị là đơn vị gốc cấu tạo từ Tiếng Việt (có khoảng bốn vạn vỏ âm thanh để cấu tạo hình vị). Hình vị âm tiết có hình thức cấu tạo giống nhau, trùng nhau, có thể gọi là hiện tượng “ một đơn vị 3 chức năng”. Từ gồm có từ đơn (một hình vị), từ ghép (hai hình vị trở lên) từ ghép chia ra từ ghép nghĩa, từ ghép láy (từ láy), từ ghép tự do. Từ một hình vị còn gọi là từ đơn tiết, từ hai hình vị là từ song tiết, từ ba hình vị trở lên gọi là từ đa tiết (từ song tiết chiếm khoản 80% tổng số từ). Vốn từ Tiếng Việt bao gồm từ, thành ngữ, thuật ngữ (hiện nay có trên một triệu thành ngữ và danh từ chuyên môn). Trong số vốn từ Tiếng Việt có một bộ phận từ gốc Hán (chiếm 60% vốn từ ngoại lai, trong đó có khoảng 25% đã được Việt hóa hoàn toàn) và một số ít mượn tiếng Pháp và các ngôn ngữ khác. Từ loại Tiếng Việt có thể phân chia ra thành: thực từ, hư từ, tình thái từ. + Thực từ gồm: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ. + Hư từ gồm: Phó từ, quan hệ từ + Tình thái từ: trợ từ và thán từ. Từ và cụm từ là các đơn vị cấu tạo nên câu, câu được cấu tạo các vị tính vị ngữ. Câu phân chia ra thành: câu đơn (một đơn vị tính vị ngữ), câu trung gian (hai đơn vị tính vị ngữ, trong đó một đơn vị này phụ thuộc vào một thành phần đơn vị kia), câu phức hợp (hai đơn vị tính vị ngữ độc lập trở lên có quan hệ với nhau) Phong cách Tiếng Việt gồm phong cách ngôn ngữ nói và phong cách ngôn ngữ viết với nhiều loại phong cách khác nhau và các biện pháp tu từ. Trên đây là một hệ thống kiến thức Tiếng Việt cơ bản mà các em học sinh cần nắm chắc trong việc học phân môn Tiếng Việt ở trường THCS. Để các em có thể thực hiện thành thạo hơn nữa kỹ năng Tiếng Việt chúng tôi muốn đưa ra một số ví dụ mà theo chúng tôi nó gây hứng thú cho học sinh học Tiếng Việt.
  4. Vậy trọng tài cho ai thắng cuộc đây? - Lan thắng cuộc. Nếu thế là bạn đã có khẳ năng làm trọng tài rồi đấy. Hòa đã nhầm lẫn giữ âm “Cờ” (C) và âm “Chờ”(Ch). Bây giời chuyển sang một trò chơi khác. mời các bạn làm “giám khảo” chấm giúp những bài tập sau: Đề ra: hãy tìm những từ hai tiếng có chung một âm đầu. Bài làm: + Đảm đang, đì đùng, bì bõm, đung đưa, đu đưa , đường đất, đê điều, độc đáo, đền đài, đen đủi, đơn đặt, đá đỏ, đá đổ + Lung lay, lay lắt, lúng liếng, lọc lừa , lạnh lắm, lá liễu, lòng lợn, lênh láng, lu loa, loang lổ, lơ là, lú lấp, lạnh lùng, lầm lạc, lây lan + Côi cút, ca cẩm, con cá, con cua, cái chai, cô quạnh, cò kèm quê kệch, còm cõi, cong queo, quả chanh, cà chua, cà cuống “Giám khảo” bắt được bao nhiêu lỗi ? Nhớ chữa và giải thích chỗ sai cho “Học sinh” nhé! Để kết thúc phần âm đầu này, tôi xin phép tặng các bạn một bài thơ của nhà thơ Tú Mỡ: “ Mêng mông muôn mẫu một màn mưa Mỏi mắt miên mang mãi mịt mờ Mộng mị mỏi mòn mai một một Mĩ miều may mắn mấy mà mơ” Bạn có nhận xét gì về phụ âm đầu trong bài thơ không ? 2. Những bài tập lý thú về vần (âm đệm) Âm đệm là âm xuất hiện giữa âm đầu và âm chính (nguyên âm) nó dóng vai trò của một âm lướt, một bán nguyên âm , tức là âm vị không làm đình của âm tiết. âm đệm có chức năng tu chỉnh âm sắc của âm tiết chứ không phải tạo nên âm sắc chủ yếu của âm tiết. Cho nên âm đệm không có tính âm tiết.
  5. Thầy ra đề vần oe Khó quá tôi buồn teo Bỗng dưng một chú mèo Nhìn tôi kêu meo meo Bực mình tôi tung cước Đá chú bay cái vèo Chú mèo kêu meo meo Em tôi chạy lại: eo! Các bạn đừng cười vì bài thơ đó nhé. Nó không hay nhưng có thể dùng làm ví dụ đấy. III. Kết thúc Nói chung các biện pháp tu từ trong Tiếng Việt rất đa dạng mỗi cách tu từ có một nét riêng, được sử dụng trong các phong cách ngôn ngữ khác nhau chúng làm cho sự diễn đạt ý tưởng phong phú, sinh động , bóng bẩy, tế nhị, giàu sắc thái biểu cảm, làm cho sự giao tiếp Tiếng Việt đạt hiêu quả cao. Các biện pháp tu từ còn giúp chúng ta phát triển trí tuệ, chúng là công cụ cho mỗi người phát triển tài năng sáng tạo trong công việc sử dụng ngôn ngữ. Bởi vì trình độ phát triển ngôn ngữ thể hiện trình độ phát triển tư duy. Lẽ tất nhiên, trước hết mỗi chúng ta phải dày công học tập nâng cao vốn từ vựng, nắm vững các chuẩn mực Tiếng Việt, nói đúng, viết đúng, từ đó nói hay viết hay, giữ gìn và phát triển sự trong sáng của Tiếng Việt. Kính thưa các quý vị chúng tôi mong muốn rằng ý kiến chúng tôi đưa ra đây sẽ được các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí chuyên viên, các thầy cô giáo góp ý kiến cho chúng tôi để chúng tôi, một đơn vị xa trung tâm có cơ hội được giao lưu học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn xin cảm ơn các đồng chí chú ý lăng nghe. Hoà Lạc, ngày 23 tháng 3 năm 2007 Người viết tham luận Triệu Thị Huyền