Đề cương ôn tập cuối năm môn Địa lí 8
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối năm môn Địa lí 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_cuoi_nam_mon_dia_li_8.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối năm môn Địa lí 8
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI NĂM MÔN: ĐỊA LÍ 8 I. PHẦN LÍ THUYẾT Câu 1: Đặc điểm và đất liền và vùng biển Việt Nam: a. Phần đất liền: - Diện tích đất tự nhiên: 331.212 km2 - Kéo dài theo chiều Bắc – Nam: 1650km, tương đương với khoảng 15 vĩ tuyến - Nơi hẹp nhất theo chiều Đông – Tây: Quảng Bình ( 50 km) - Đường bờ biển uốn cong hình chữ S: dài 3260km - Đường biên giới trên đất liền dài: 4600 km b. Đặc điểm phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam: - Diện tích: 1 triệu km vuông - Mở rộng phía Đông - Đông Nam - Trên biển có nhiều của đảo, quần đảo. Các đảo xa nhất về phía Đông của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa ( Khánh Hòa) - Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế Câu 2: Đặc điểm vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên? Vị trí địa lý về mặt tự nhiên: - Vị trí nội chí tuyến - Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á - Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật Câu 3: Các quốc gia chung Biển Đông với Việt Nam: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines, Trung Quốc. Câu 4: Tại sao nói vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa? - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt: > 23o C Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền: biên độ nhiệt trong năm nhỏ - Chế độ gió: + Từ tháng 10 => 4 năm sau: gió ĐB chiếm ưu thế + Các tháng còn lại: gió TN chiếm ưu thế Ảnh hưởng tới dòng biển chảy theo mùa - Chế độ mưa: lượng mưa trên biển 1100 => 1300 mm/năm 1
- Câu 5: Đặc điểm hải văn - khí hậu của biển Việt Nam ? - Chế độ gió: + Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió Đông Bắc chiếm ưu thế + Các tháng còn lại: gió Tây Nam chiếm ưu thế. Riêng Vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng Nam - Chế độ nhiệt: + Mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn đất liền + Biên độ nhiệt trong năm nhỏ + Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt: > 23oC - Chế độ mưa: Lượng mưa ít hơn trên đất liền: 1100 => 1300 mm/năm - Dòng biển: + Mùa đông: có dòng biển chạy ven bờ từ ĐB => TN + Mùa hạ: có dòng biển chạy ven bờ từ TN => ĐB + Ngoài ra, còn có các vùng nước trồi, nước chìm vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng - Chế độ Triều: Vùng biển ven bờ có chế độ triều khác nhau Trong đó, chế độ nhật triều ( Mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống đều đặn) của Vịnh Bắc Bộ được xem là điển hình của thế giới o - Độ muối bình quân của Biển Đông là 30 => 33 /oo Câu 6: Nêu đặc điểm giai đoạn Tân kiến tạo? Giai đoạn Tân kiến tạo - Diễn ra trong thời gian tương đối ngắn Thời gian - Cách ngày nay: khoảng 25 triệu năm - Có cường độ mạnh, song không phá vỡ cấu trúc cổ. - Vận động quan trọng nhất là: Himalaya - Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện: cây hạt kín, động vật có vú mà đỉnh cao là sự xuất hiện của loài người. - Các quá trình tự nhiên: Đặc điểm + Nâng cao địa hình làm sông ngòi trẻ lại, đồi núi được nâng cao, mở rộng + Hình thành các cao nguyên bazan và đồng bằng phù sa trẻ + Mở rộng biển Đông, thành tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa, đồng bằng châu thổ + Quá trình tiến hóa của giới sinh vật Ý nghĩa, => Đánh dấu một thời đại trong lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam: vai trò Địa hình nâng cao; Sinh vật hoàn thiện và vẫn tiếp tục tiếp diễn 2
- Câu 7: Chứng minh khoáng sản Việt Nam phong phú, đa dạng? - Theo khảo sát, thăm dò Việt Nam có khoảng 5.000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau Với diện tích lãnh thổ vào loại trung bình của thế giới, Việt Nam được coi là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản, - Phần lớn trữ lượng vừa và nhỏ - Một số mỏ lớn: than, dầu mỏ, khí đốt, bôxit, sắt, đá vôi Câu 8: Nguyên nhân dẫn tới hậu quả làm cạn kiệt nhanh chóng, nguồn tài nguyên khoáng sản Việt Nam? Biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản? a. Nguyên nhân tài nguyên khoáng sản bị cạn kiệt nhanh chóng do: • - Quản lý lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi: than, vàng, sắt - Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải bỏ. - Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố - Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ở một số vùng làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Ví dụ: khai thác dầu khí, than đá ở Vũng Tàu, Hạ Long b. Biện pháp: - Cần khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản. - Thực hiện tốt Luật khoáng sản Câu 9: Trình bày đặc điểm chung (cơ bản) của địa hình Việt Nam? • Địa hình đa dạng song quan trọng nhất là địa hình đồi núi - Đồi núi: chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ song chủ yếu là đồi núi thấp. - Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ song bị chia cắt bởi đồi núi lan sát biển Ví dụ: đồng bằng duyên hải miền Trung • Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo nhiều bậc kế tiếp: - Vận động tạo núi Himalaya đã làm địa hình được nâng cao và phân nhiều bậc kế tiếp: núi => đồi => đồng bằng => thềm lục địa - Địa hình: thấp dần từ nội địa ra biển, trùng với hướng TB – ĐN • Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người: - Có nhiều hiện tượng xâm thực, xói mòn, cắt xẻ địa hình - Nước mưa hòa tan tạo địa hình cacxtơ độc đáo với nhiều hang động nổi tiếng - Dưới rừng cây rậm rạp là lớp đất phong hóa, vụn bở. - Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều: công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê đập Câu 10: Các đồng bằng châu thổ ở Việt Nam có thể xếp vào mấy nhóm chính ? Hai nhóm: + Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn: ĐBSH, ĐBSCL. + Đồng bằng ven biển: đồng bằng duyên hải miền Trung 3
- Câu 11: So sánh vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc: Đặc điểm Tây Bắc - Hữu ngạn sông Hồng Đông Bắc – Tả ngạn sông Hồng Phạm vi Từ dãy Con Voi => bờ biển Từ sông Hồng => sông Cả Quảng Ninh Độ cao trung Cao hơn Thấp hơn bình Đỉnh cao Phan-xi-păng: cao 3.143 m Tây Côn Lĩnh: cao 2.419 m nhất Hướng Dải núi cánh cung mở rộng ở TB-ĐN: chạy song song núi chính Đông Bắc, quy tụ ở Tam Đảo. Các dãy Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Hoàng Liên Sơn, Pu-Đen-Đinh núi chính Đông Triều Nham Đá vôi => Địa hình cácxtơ Đá vôi => Địa hình cácxtơ thạch Cảnh đẹp Sapa Vịnh Hạ Long Ảnh - Chắn gió ĐB và gió TN gây nên Đón gió mùa ĐB vào sâu hưởng khí hiệu ứng phơn mạnh => lạnh nhất cả nước hậu => khí hậu khô hạn - Hình thành vành đai theo chiều cao Câu 12: Chứng minh khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm? Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của Việt Nam được thể hiện qua các yếu tố: • Tính chất nhiệt đới: - Quanh năm nhận được lượng nhiệt dồi dào: + Số giờ nắng trong năm cao: 1.400 => 3.000 giờ/năm. + Bình quân: lãnh thổ nhận > 1 triệu Kcalo/m2. - Nhiệt độ trung bình: > 21oC trên cả nước và tăng dần từ Bắc vào Nam. • Tính chất gió mùa: chia hai mùa rõ rệt: - Mùa đông: gió mùa ĐB từ Áp cao Xi-bia xuống: lạnh, khô - Mùa hạ: gió mùa TN từ biển thổi vào: nóng, ẩm, mưa nhiều • Tính chất ẩm: - Lượng mưa quanh năm lớn: 1.500 => 2.000 mm/năm - Một số nơi mưa lớn: Bắc Quang( Hà Giang): 4.802 mm. Hoàng Liên Sơn( Lào Cai): 3.552 mm - Độ ẩm không khí: cao > 80% 4
- Câu 13: Những nhân tố làm thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng, thất thường? • Vị trí địa lí và lãnh thổ: - Nằm phía ĐN châu Á - Lãnh thổ kéo dài theo 15 vĩ tuyến thuộc nội chí tuyến, hẹp ngang - Đường bờ biển dài: 3.260 km: Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền • Địa hình: - 3/4 là núi: ảnh hưởng của đai cao - Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển - Hướng: + TB – ĐN Sườn đón gió: Mưa lớn + Vòng cung Sườn khuất gió: Mưa ít • Gió mùa: tạo sự khác biệt giữa các miền Câu 14: Chỉ ra nét độc đáo( dị thường, khác biệt) của khí hậu Việt Nam? - Nằm trong vùng nhiệt đới nhưng Việt Nam vẫn xuất hiện tuyết rơi, sương muối, sương giá - Ảnh hưởng của gió mùa: + Mùa đông: gió mùa ĐB với tính chất lạnh điển hình đã hạ thấp nền nhiệt độ của Việt Nam xuống + Mùa hạ: gió mùa TN với độ ẩm cao và lượng mưa lớn đã tăng cường hơi ẩm cho không khí Chính nhờ gió mùa mà khí hậu Việt Nam không bị nóng khô hạn như vậy Câu 15: Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam - Mạng lưới sông ngòi dày đặc (2360 con sông có chiều dài trên 10km). Phân bố rộng khắp, 93% là sông ngắn, nhỏ và dốc - Hướng chảy + Tây Bắc- Đông Nam: sông Hồng, sông Đà, sông Tiền.... + Vòng cung: sông Cầu, sông Gâm... - Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn trùng với 2 mùa khí hậu - Hàm lượng phù sa lớn 5
- Câu 16: Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam? Chứng minh rằng nước ta có sự giàu có về thành phần loài sinh vật và sự đa dạng về hệ sinh thái • Đặc điểm chung: Sinh vật nước ta phong phú và đa dạng về thành phần loài, về kiểu hệ sinh thái do những điều kiện sống cần và đủ cho sinh vật ở nước ta thuận lợi • Nước ta giàu có về thành phần loài sinh vật - Có 14600 loài thực vật trong đó có 350 loài quý hiếm - Có 11200 loài và phân loại động vật, có 365 loài quý hiếm • Nước ta có sự đa dạng về hệ sinh thái.Các hệ sinh thái ở nước ta đa dạng và phân bố rộng khắp mọi miền - Vùng bãi triều, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, chạy suốt chiều dài bờ biển và ven các hải đảo. - Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm với nhiều biến thể, rừng kín thường xanh (Cúc Phương, Ba Bể), rừng rụng lá vào mùa khô (Tây Nguyên), rừng ôn đới núi cao vùng Hoàng Liên Sơn - Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia (Ba Bể, Tam Đảo, Ba Vì, Cát Bà, Bạch Mã, Côn Đảo, Tràm Chim...) - Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên Câu 17: Nêu đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam? Đặc điểm chung - Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm ✓ Biểu hiện trong mọi thành phần của cảnh qua tự nhiên nước ta, tập trung nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm mưa, nhiều. ✓ Tuy nhiên có nơi, có mùa lại bị khô hạn, lạnh giá với mức độ khác nhau. - Việt Nam là một nước ven biển ▪ Biển Đông rộng lớn ảnh hưởng đến toàn bộ thiên nhiên nước ta. ▪ Sự tương tác giữa đất liền và biển đã tăng cường tính ẩm, gió mùa. - Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi ▪ ¾ diện tích đồi núi, chiếm ưu thế trong cảnh quan chung của thiên nhiên. ▪ Cảnh quan vùng núi thay đổi nhanh chống theo quy luật đai cao. - Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp ▪ Trong lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ và trong từng thành phần tự nhiên. ▪ Phân hóa theo không gian (bắc-nam, đông-tây, thấp cao), thời gian (theo mùa). 6
- Câu 18: Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ ? - Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc và trung tâm châu Á tràn xuống. -Ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến Á nhiệt đới Hoa Nam. - Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. các dãy núi hình cánh cung, thung lũng mở rộng về phía Bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió mùa Đông Bắc lạnh dễ dàng lấn sâu vào Bắc Bộ. Câu 19: Tại sao Miền Bắc và Đồng Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất nước ta ? - M.B và ĐBBB là nơi đón những đợt gió mùa ĐB đầu tiên do vị trí nằm xa nhất về phía bắc. - Địa hình là những cánh cung như những cánh tay đón gió => GMĐB dễ dàng vào sâu trong nội địa - Miền bắc và ĐBBB có mùa Đông đến sớm và k. Thúc muộn - Nửa đầu mùa đồng có dạng thời tiết lạnh khô ( Do GMĐB đi trên lục địa trước khi thổi vào nước ta). Nửa cuối mùa đông có dạng thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn ( Do GMĐB đi qa VBB bị biến tính, tăng độ ẩm) 7
- II. Phần bài tập Câu 1: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét. - Đất feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên - Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên - Đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU DIỆN TÍCH CỦA BA NHÓM ĐẤT CHÍNH CỦA NƯỚC TA Đất feralit đồi núi thấp 24% Đất mùn núi cao 11% 65% Đất phù sa * Nhận xét - Đất nước ta rất đa dạng, phong phú với sự phân bố không đồng đều + Đất feralit đồi núi thấp chiếm diện tích lớn nhất (65%), gấp gần 6 lần diện tích đất mùn núi cao + Đất phù sa chiếm 24%, gấp hơn 2 lần diện tích đất mùn núi cao + Diện tích đất mùn núi cao chiếm tỉ lệ thấp nhất (11%) Câu 2: Cho bảng số liệu về diện tích rừng Việt Nam (đơn vị triệu ha) Năm 1943 1993 2001 Diện tích rừng 14.3 8.6 11.8 a. Tính tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (diện tích đất liền của nước ta làm tròn là 33 triệu ha) Năm 1943 1993 2001 Tỉ lệ che phủ(%) 43,3 26,1 35,8 b. Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đã tính c. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam * Diện tích rừng nước ta từ năm 1943-2005 có sự biến động: + Giai đoạn 1943-1993: diện tích rừng giảm mạnh : 17,2% và giảm 1,66 lần. + Từ 1993-2001: Diện tích rừng nước ta đã tăng 9,7% . Do sự quan tâm và các chính sách của Đảng và nhà nước về việc đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng. Đặc biệt là vốn đầu tư về trồng rừng. 8