Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học Lớp 6 (Có đáp án)

doc 20 trang Hoàng Sơn 19/04/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_tin_hoc_lop_6_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học Lớp 6 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 1 -TIN HỌC 6 Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC 1. Thông tin là gì? - Thông tin là tất cả những gì con người thu nhận được về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện...) và về chính mình. Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người. 2. Hoạt động thông tin của con người - Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. 3. Hoạt động thông tin và tin học: - Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử. BÀI 2. THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN 1. Các dạng thông tin cơ bản: Có 3 dạng thông tin cơ bản: - Dạng văn bản VD: Những bài văn, quyển truyện, tiểu thuyết - Dạng hình ảnh VD: Hình vẽ, tấm ảnh của bạn,. - Dạng âm thanh VD: Tiếng gọi cửa, tiếng nhạc, tiếng chim hót 2. Biểu diễn thông tin: -Biểu diển thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. * Vai trò biểu diễn thông tin: - Biểu diễn thông tin dưới dạng phù hợp cho phép người tiếp nhận hiểu thông tin ẩn chứa trong cách biểu diễn đó; lưu trữ và chuyển giao thông tin. - Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng. 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính: - Đối với máy tính thông dụng hiện nay, thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bít (còn gọi là dãy nhị phân) chỉ bao gồm hai kí hiệu 0 và 1 tương ứng cho hai trạng thái đóng mở của mạch điện. - Trong tin học, thông tin lưu giữ trong máy tính còn được gọi là dữ liệu. - Trong hoạt động thông tin, máy tính có các phận đảm nhận hai quá trình sau: + Biến đổi thông tin đưa vào trong máy tính thành dãy bit + Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người. BÀI 3. EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH 1. Một số khả năng của máy tính: - Khả năng tính toán nhanh. - Tính toán với độ chính xác cao - Khả năng lưu trữ lớn - Khả năng “làm việc” không mệt mỏi. 2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì ? * Thực hiện các tính toán: * Tự động hóa các công việc văn phòng: * Hỗ trợ công tác quản lý: 1
  2. * Công cụ học tập và giải trí: * Điều khiển tự động Robot. * Liên lạc, tra cứu và mua bán trc tuyến: 3. Máy tính và điều chưa thể - Tất cả sức mạnh của máy tính đều phụ thuộc vào con người v do những hiểu biết của con người quyết định. - Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là không có năng lực tư duy như con người. BÀI 4. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH 1. Cấu trúc chung của máy tính điện tử * Theo John Von Neumann cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm: -Bộ xử lí trung tâm -Thiết bị vào, thiết bị ra. -Bộ nhớ - Các khối chức năng này hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình. * - Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện. a. Bộ xử lí trung tâm (CPU) - CPU có thể được coi là bộ não của máy tính - CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình. b. Bộ nhớ - Bộ nhớ là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình. - Có hai loại bộ nhớ: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài * Bộ nhớ trong: dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy đang làm việc. Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. * Bộ nhớ ngoài: được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu VD: Ổ đĩa cứng, USB, CD, * Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte c.Thiết bị vào/ra: Giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sử dụng 2. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình. 3. Phần mềm và phân loại phần mềm * Phần mềm là gì ? Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lí kèm theo, người ta gọi các chương trình máy là phần mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm. * Phân loại phần mềm - Phần mềm được chia làm hai loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng - Phần mềm hệ thống: WINDOWS 98, xp, Win 7, Win 10 - Phần mềm ứng dụng: Chương trình đồ hoạ, tính toán, tra từ điển Anh Việt 2
  3. VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH 1. Vai trò của hệ thống điều khiển • Hệ thống đèn tín hiệu giao thông có vai trò quan trọng, phân luồng và điều khiển giao thông. • Thời khoá biểu đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động học tập nhà trường. • Nhận xét: vai trò quan trọng của các phương tiện điều khiển. 2. Cái gì điều khiển máy tính • Khi máy tính làm việc, có nhiều đối tượng (phần cứng hoặc phần mềm máy tính) cùng hoạt động và tham gia quá trình xử lí thông tin. • Các đối tượng có thể là phần cứng hoặc phần mềm và điều khiển bởi hệ điều hành. Bài 10: Hệ điều hành làm những việc gì? Hệ điều hành là gì? • Hệ điều hành không phải là một thiết bị được lắp ráp trong máy tính • Hệ điều hành là một phần mềm máy tính ◦ Là phần mềm đầu tiên được cài đặt trong máy tính, các phần mềm khác phải cài sau. ◦ Máy tính chỉ hoạt động sau khi cài tối thiểu một hệ điều hành ◦ Có nhiều hệ điều hành khác nhau, phổ biến nhất là Windows của Microsoft. 2. Nhiệm vụ chính của hệ điều hành a) Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính • Tài nguyên máy tính có hạn, các phần mềm sẽ tranh chấp tài nguyên để hoạt động • Nhờ hệ điều hành, hoạt động các phần mềm được điều khiển, hoạt động hệ thống trở nên nhịp nhàng. b) Cung cấp giao diện cho người dùng. • Giao diện là môi trường giao tiếp cho phép con người trao đổi thông tin với máy tính trong quá trình làm việc. c) Tổ chức và quản lý thông tin trong máy tính 3
  4. Bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính 1. Cấu trúc lưu trữ thông tin trong máy tính • Chức năng chính của máy tính là xử lý thông tin. • Để xử lý, máy tính truy cập thông tin tới thông tin. Nếu thông tin được tổ chức hợp lý thì việc xử lý sẽ diễn ra nhanh chóng. • Hệ điều hành tổ chức sắp xếp theo cấu trúc hình cây. 2. Tệp tin • Đơn vị lưu trữ thông tin được hệ điều hành quản lý. • Là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ. • Các tệp tin trên đĩa có thể là: ◦ Các tệp hình ảnh: hình vẽ, tranh ảnh, video ... ◦ Các tệp văn bản: sách, tài liệu, thư từ ... ◦ Các tệp âm thanh: bản nhạc, bài hát ... • Các chương trình: phần mềm học tập, phần mềm trò chơi ... • Tệp tin có thể rất nhỏ hoặc rất lớn. • Được phân biệt bằng tên tệp, tên tệp gồm: • Phần tên và phần đuôi được đặt cách nhau bởi dấu chấm. • Phần đuôi thường dùng để nhận biết kiểu của tệp (hình ảnh, âm thanh, video, ). 3. Thư mục • Hệ điều hành tổ chức các tệp trên đĩa thành các thư mục. Mỗi thư mục chứa các tệp và thư mục con khác, được tổ chức theo hình cây. • Thư mục ngoài là thư mục mẹ, chứa các thư mục con. • Thư mục chứa bên trong thư mục mẹ là thư mục con. • Thư mục ngoài cùng là thư mục gốc, được tạo ra đầu tiên trong đĩa. • Các Thư mục trong cùng một thư mục Mẹ thì không được trùng tên nhau và tên của thư mục không có phần mở rộng. • Các Tệp tin trong cùng một thư mục thì không được trùng tên nhau. 4
  5. 4. Đường dẫn • Để truy cập được một tệp hay thư mục nào đó, cần phải biết đường dẫn của nó. • Đường dẫn là dãy tên các thư mục lồng nhau đặt cách nhau bởi dấu \, bắt đầu từ một thư mục xuất phát nào đó và kết thúc bằng một thư mục hoặc tệp để chỉ ra đường tới thư mục hoặc tệp tương ứng. Ví dụ: đường dẫn đến thư mục Drive là: E:\Setup\After setup. 5. Các thao tác chính với tệp và thư mục • Hệ điều hành cho phép người dùng có thể thực hiện các thao tác sau đối với các thưc mục và tệp tin: ◦ Xem thông tin về các tệp và thư mục. ◦ Tạo mới. ◦ Xóa. ◦ Đổi tên. ◦ Sao chép. ◦ Di chuyển. Bài 12: Hệ điều hành Windows • Là hệ điều hành của hãng phần mềm Microsoft, phiên bản đang sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới là Windows XP (theo SGK – hiện nay là Windows 10). 1. Màn hình nền: • Các chương trình ứng dụng thường có biểu tượng riêng. • Muốn chạy chương trình nào ta nháy đúp chuột vào biểu tượng tương ứng của chương trình đó. 2. Bắt đầu làm việc với Windows • Khi nháy nút Start, một bảng được xuất hiện và gọi là bảng chọn Start. • Bảng chọn này chứa mọi lệnh cần thiết để sử dụng Windows. • Mỗi chương trình có một biểu tượng và xuất hiện trong bảng này. • Để chạy chương trình, nhấn chuột vào biểu tượng tương ứng. 5
  6. 3. Thanh công việc • Thanh công việc thường nằm ở dưới đáy màn hình. • Khi chạy một chương trình, biểu tượng được chứa ở trên thanh công việc. • Có thể chuyển đổi nhanh giữa các chương trình đang bằng cách nháy chuột vào biểu tượng chương trình tương ứng. 4. Cửa sổ làm việc • Trong Windows, mỗi chương trình được thực hiện trong một cửa sổ riêng; người sử dụng giao tiếp (ra lệnh hay nhận thông tin) với chương trình thông qua cửa sổ đó (Windows). • Các hệ điều hành Windows đều có điểm chung sau: • Mỗi cửa sổ đều có một tên được hiển thị trên thanh tiêu đề của nó. • Có thể dịch chuyển cửa sổ bằng cách kéo thả thanh tiêu đề. • Nút thu nhỏ dùng để thu nhỏ cửa sổ thành biểu tượng trên thanh công việc. • Nút phóng to dùng để phóng to cửa sổ trên màn hình nền. • Nút đóng dùng để đóng của sổ và kết thúc chương trình hiện thời. • Thanh bảng chọn chứa các nhóm lệnh chương trình. • Thanh công cụ chứa biểu tượng các lệnh chính của chương trình. 6
  7. Bài 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN 1. Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản - Microsoft Word là phần mềm soạn thảo văn bản rất thông dụng do hãng Microsoft phát hành chạy trong môi trường hệ điều hành Windows. - Microsoft Word có rất nhiều phiên bản như : Microsoft Word 95, Microsoft Word 2000, Microsoft Word 2003, Microsoft Word 2007, Microsoft Word 2010 2. Khởi động word: 3. Có gì trên cửa sổ của Word? a)Thanh bảng chọn (Thanh Menu): Gồm nhiều bảng chọn cho phép chúng ta lựa chọn các chức năng làm việc. b) Các thanh công cụ: Chứa các nút lệnh cho phép làm việc trực tiếp từ các công cụ này. - Khu vực soạn thảo : cho phép soạn thảo nội dung văn bản. Ngoài ra còn có con trỏ văn bản, thanh cuộn ngang, cuộn dọc, thanh trạng thái 4. Mở và lưu văn bản: * Mở văn bản: 1. Nháy nút lệnh (Open) trên thanh công cụ; 2. Nháy chọn tên tệp; 3. Nháy nút Open để mở * Lưu văn bản: 1. Nháy nút lệnh (Save) trên thanh công cụ; 2. Gõ tên tệp văn bản vào ô File name; 3. Nháy nút Save để lưu. * Kết thúc: - File/ Exit. Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 1. Các thành phần của văn bản - Kí tự: là con chữ, số, kí hiệu. - Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải. - Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành một đoạn văn bản. Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản. - Trang: Phần văn bản trên một trang in được gọi là trang văn bản. 2. Con trỏ soạn thảo - Con trỏ soạn thảo: là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào. 3. Quy tắc gõ văn bản trong Word ? + Các dấu câu như: ?,!,; phải được đặt sát vào từ đứng trước nó. 7
  8. + Các dấu ngoặc phải được đặt sát vào bên phải ký tự cuối cùng của từ ngay trước đó. + Giữa các từ chỉ dùng một ký tự trống để phân cách. + Ấn phím Enter để kết thúc đoạn văn bản chuyển sang đoạn văn bản mới. Ví dụ: Nước Việt Nam ( thủ đô là Hà Nội). Nước Việt Nam(thủ đô là Hà Nội). 4. Gõ văn bản chữ Việt - Để gõ được chữ Việt bằng bàn phím ta phải dùng chương trình hỗ trợ. (VietKey hoặc Unikey) Bài 15 : CHỈNH SỬA VĂN BẢN 1. Xóa và chèn thêm văn bản: * Xóa văn bản - Backspace: xóa ký tự trước con trỏ soạn thảo. - Delete: xóa ký tự sau con trỏ soạn thảo. * Chú ý: Kiểm tra kỹ nội dung trước khi xoá. * Chèn thêm văn bản - Di chuyển con trỏ soạn soạn vào vị trí cần chèn và gõ thêm nội dung vào 2. Chọn phần văn bản: - Các bước chọn phần văn bản: + Nháy chuột tại vị trí bắt đầu. + Kéo thả chuột đến cuối phần văn bản cần chọn. - Nháy nút lệnh (Undo) để khôi phục lại trạng thái ban đầu. 3. Sao chép + Chọn phần văn bản muốn sao chép + Nháy nút (Copy) trên thanh công cụ. + Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần sao chép rồi nháy nút (Paste). * Lưu ý: có thể nháy nút Copy 1 lần và nháy nút Paste nhiều lần để sao chép nội dung vào nhiều vị trí khác nhau. 4. Di chuyển + Chọn phần văn bản muốn di chuyển + Nháy nút Cut trên thanh công cụ. + Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí mới rồi nháy nút (Paste). Bài 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN 1. Định dạng văn bản Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang. * Định dạng văn bản gồm 2 loại: - Định dạng kí tự. - Định dạng đoạn văn bản. 8
  9. 2. Định dạng kí tự. - Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự. Bài 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN 1. Định dạng văn bản Khái niệm: Là thay đổi các tính chất của đoạn văn bản. Các tính chất: - Kiểu căn lề. - Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang. - Khoảng cách lề của dòng đầu tiên. - Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới. - Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn . 2. Sử dụng nút lệnh định dạng đoạn văn bản. 3. Sử dụng hộp thoại Paragraph định dạng Bài 18: TRÌNH BÀY VĂN BẢN VÀ IN 1. Trình bày trang văn bản • Các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản gồm: • Chọn hướng trang: trang đứng hay trang nằm ngang. • Đặt lề trang: lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới. • Lưu ý: không nhầm lề trang với lề đoạn văn. Lề đoạn văn được tính từ lề trang và có thể “thò” ra ngoài lề trang. • Việc trình bày trang có tác dụng đến mọi trang khác của văn bản. 2. Chọn hướng trang và đặt lề trang • Vào File → Page Setup → Xuất hiện hộp thoại, chọn thẻ Margin. Trong đó: • Portrait: Trang đứng. • Landscape: Trang nằm ngang. • Top: Lề trên. • Bottom: Lề dưới. • Left: Lề trái. • Right: Lề phải. • OK để chấp nhận. 9
  10. Lưu ý: em có thể xem hình minh hoạ góc dưới bên phải hộp hội thoại để xem trước tác dụng. 3. In văn bản • Em chỉ cần sử dụng nút lệnh Print là toàn bộ văn bản sẽ được in trên máy in. 10