Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lí 8 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Điến
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lí 8 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Điến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_vat_li_8_nam_hoc_2019_2020_nguy.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lí 8 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Điến
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 8 _ HỌC KÌ I (Năm học 2019 - 2020) I. LÝ THUYẾT 1. Chuyển động cơ học. - Thế nào là chuyển động cơ học? Tính tương đối của chuyển động và đứng yên? Các dạng chuyển động thường gặp? 2. Vận tốc. - Độ lớn của vận tốc cho biết gì? Công thức tính vận tốc? Đơn vị hợp pháp của vận tốc là gì? 3. Chuyển động đều và chuyển động không đều. - Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? - Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều? 4. Biểu diễn lực. - Nêu 3 yếu tố của lực? Tại sao nói lực là một đại lượng vectơ? - Cách biểu diễn một vectơ lực? 5. Sự cân bằng lực _ Quán tính. - Thế nào là hai lực cân bằng? Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động? - Giải thích các hiện tượng có liên quan đến quán tính. 6. Lực ma sát. - Khi nào có lực ma sát? Cho ví dụ về lực ma sát nghỉ, lăn, trượt? - Ý nghĩa của ma sát trong đời sống và kỹ thuật? 7. Ap suất. - Thế nào là áp lực? - Thế nào là áp suất? Đơn vị tính áp suất? - Công thức tính áp suất? - Vận dụng: + Tại sao đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi? + Tại sao mũi kim thì nhọn, còn chân ghế không nhọn? 8. Ap suất chất lỏng _ Bình thông nhau. - Chất lỏng gây ra áp suất theo phương nào? Công thức tính áp suất chất lỏng? 1
- - Nguyên tắc bình thông nhau? 9. Áp suất khí quyển. - Sự tồn tại của áp suất khí quyển? Độ lớn của áp suất khí quyển? - Nói áp suất khí quyển là 760mmHg có nghĩa là gì? - Vận dung: Áp suất khí quyển có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người khi lên cao hoặc xuống các hầm sâu? 10. Lực đẩy Acsimét _ Sự nổi. - Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó? Công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét? - Khi nào vật nổi, khi nào vật chìm? - Độ lớn của lực đẩy Acsimét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng? 11. Công cơ học. - Điều kiện để có công cơ học? Công thức tính công? Đơn vị của công? II. BÀI TẬP. Bài 1: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đưòng. Bài 2: Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h. a) Người nào đi nhanh hơn. b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút hai người cách nhau bao nhiêu km? Bài 3: Một ôtô chuyển động thẳng đều với vận tốc v 1 = 54km/h. Một tàu hoả chuyển động thẳng đều cùng phương với ôtô với vận tốc v 2 = 36km/h. Tìm vận tốc của ôtô so với tàu hoả trong hai trường hợp sau: a) Ôtô chuyển động ngược chiều với tàu hoả. b) Ôtô chuyển động cùng chiều với tàu hoả. Bài 4: Hai thành phố A và B cách nhau 300km. Cùng một lúc, ôtô xuất phát từ A với vận tốc 55km/h, xe máy xuất phát từ B với vận tốc 45km/h ngược chiều với ôtô. Hỏi : a) Sau bao lâu hai xe gặp nhau? 2
- b) Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km? Bài 5: Một người đi xe đạp đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 12km/h, nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc v2 = 6km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường? Bài 6: Biểu diễn các vectơ lực sau đây: a) Trọng lực tác dụng lên một vật có khối lượng 5kg.Tỉ xích tuỳ chọn b) Lực kéo một vật là 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.Tỉ xích tuỳ chọn c) Lực kéo của xà lan là 20000N theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, tỉ xích 1cm ứng với 5000N. d) Trọng lưc tác dụng lên một vật có khối lượng 25000g theo tỉ xích tùy chọn. Bài 7: Một vật có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm x 6cm x 7cm. Lần lượt đặt ba mặt liên tiếp của vật đó lên mặt sàn nằm ngang. Biết khối lượng của vật đó là 0,84kg. Tính áp lực và áp suất mà vật đó tác dụng lên mặt sàn trong ba trường hợp? Bài 8: Một thùng cao 1,6m đựng đầy nước. Tính áp suấtcủa nước lên đáy thùng, lên điểm cách đáy 0,4m lên điểm cách mặt thoáng 0,6m. Bài 9: Một người thợ lặn, lặn ở độ sâu 40m so với mặt nước biển. a) Tính áp suất ở độ sâu đó. b) Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 180cm2. Tính áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích này. Biết trọng lượng riêng của nước biển 10300N/m3. Bài 10: Một đầu tàu hoả kéo toa tàu chuyển động đều với lực kéo là 5 000N. Trong 5 phút đã thực hiên được một công là 1 200kJ. Tính vận tốc của đoàn tàu. ĐỀ SỐ 1 I, TRẮC NGHIỆM(4 điểm): Chọn câu trả lời đúng: Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động cơ học? A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật D. Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí của vật Câu 2: Có 3 vật chuyển động với các vận tốc tương ứng: v1 = 54km/h; v2 = 10m/s; v3 = 0,02km/s. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng với thứ tự tăng dần của vận tốc. A. v1<v2<v3 B. v2<v1<v3 3
- C. v3<v2<v1 D. v2<v3<v1 Câu 3: Điều nào sau đây là đúng và đủ nhất khi nói về tác dụng của lực? A. Lực làm cho vật chuyển động B. Lực làm cho vật thay đổi vận tốc C. Lực làm cho vật biến dạng D. Lực làm cho vật thay đổi vận tốc hoặc làm cho vật biến dạng hoặc cả hai Câu 4: Trong các phương án sau đây, phương án nào có thể giảm được ma sát? A. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc C. Tăng độ nhẵn xủa mặt tiếp xúc D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc Câu 5: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị vận tốc? A. km/ph B. m/h C. ph/m D. km/h Câu 6: Một vật đang chuyển động, chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì: A. sẽ chuyển động nhanh hơn B. sẽ tiếp tục đứng yên C. sẽ chuyển động chậm dần D. sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều Câu 7: Khi đi trên mặt sàn trơn, ta bám chặt ngón chân xuống nền là để: A. Tăng áp lực của chân lên mặt đất B. Giảm áp lực của chân trên nền đất C. Tăng ma sát giữa chân với nền đất D. Giảm ma sát giữa chân với nền đất. Câu 8: Hai lực cân bằng là hai lực cùng phương, A. cùng chiều,cùng độ lớn B. ngược chiều,cùng độ lớn,cùng tác dụng lên 1 vật C. ngược chiều, cùng độ lớn D. cùng chiều, cùng độ lớn, cùng tác dụng lên 1 vật II, TỰ LUẬN: (6điểm) Câu 9: Biểu diễn các lực sau: a, Trọng lực của một vật có khối lượng 2kg (tỉ xích 1cm ứng với 5N) b,Vật chịu tác dụng của hai lực: Trọng lực P có độ lớn 300N; Lực kéo Fk có phương nghiêng 30o so với phương nằm ngang, chiều hướng lên trên, cường độ 200N. Câu 10: Một người đạp xe trên hai quãng đường, quãng đường một dài 300m hết 1 phút; quãng đường hai dài 7,5km hết 0,5 giờ. a,Tính vận tốc của người đó trên từng quãng đường. b, Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. 4
- ĐỀ SỐ 2 I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng rồi ghi vào bài làm Câu 1. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị ngả sang trái, khi đó ô tô A. tiếp tục đi thẳng; B. rẽ sang phải; C. rẽ sang trái; D. đang dừng lại; Câu 2. Đâu là biểu thức do áp suất của một vật rắn sinh ra A. p = d. h B. P = 10. m Câu 3. Khi biểu diễn một lực ta phải biểu diễn các yếu tố A. phương và chiều của lực B. điểm đặt của lực C. độ lớn của lực D. cả ba đáp án trên Câu 4. Một vật chuyển động với vận tốc trung bình 54 km/h nghĩa là vật chuyển động với vận tốc 5
- A. 54 m/s; B. 54000 m/s; C. 15 m/s; D. 25 m/s. II. TỰ LUẬN (8 điểm) Bài 1. (3 điểm) Tại sao nói “chuyển động và đứng yên có tính tương đối”? Lấy ví dụ làm sáng tỏ câu nói trên? Bài 2. (4 điểm) Một bình cao 2 mét đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10. 000 N/m3. Hãy tính áp suất do cột nước tác dụng lên các điểm sau: a) Điểm A ở đáy thùng. b) Điểm B ở cách mặt nước 0,5 mét. c) Điểm C ở cách đáy thùng 0,7 mét. Bài 3. (1 điểm) Một động tử chuyển động trên đoạn đường thẳng AB. Nửa quãng đường đầu, động tử chuyển động với vận tốc trung bình là 8 km/h, nửa quãng đường sau động tử chuyển động với vận tốc trung bình là 12 km/h. Tính vận tốc trung bình của động tử đó trên cả đoạn đường AB. . . . ... . . . Hết . . . . 6
- Đáp án đề thi I: TRẮC NGHIỆM: Chọn mỗi đáp án đúng cho 0,5 điểm. Câu hỏi 1 2 3 4 Đáp án đúng B C D C II: TỰ LUẬN Bài Nội dung bài làm Điểm - Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: Một vật có thể chuyển động so 1,5 1 với vật này nhưng lại đứng yên so với vật kia và ngược lại. - Lấy ví dụ đúng 1,5 - Tóm tắt đúng 0,5 a) Áp suất do cột chất lỏng sinh ra tác dụng lên điểm A ở đáy thùng là: ADCT: pA = d. hA 0,5 pA = 10000. 2 = 20000(Pa) 0,5 b) Áp suất do cột chất lỏng sinh ra tác dụng lên điểm B ở cách mặt nước 0,5 mét là: 2 ADCT: pB = d. hB 0,5 pB = 10000. 0,5 = 5000(Pa) 0,5 c) Áp suất do cột chất lỏng sinh ra tác dụng lên điểm C ở cách đáy thùng 0,7 mét là: - Tính được hC = 2 – 0,7 = 1,3m 0,5 ADCT: pC = d. hC 0,5 pC = 10000. 1,3 = 13000(Pa) 0,5 7
- - Gọi chiều dài quãng đường AB là s - Chiều dài nửa quãng đường đầu và quãng đường sau là s1=s2=s/2 - Thời gian vật đi hết nửa quãng đường đầu là: t1 = 0,25 - Thời gian vật đi hết nửa quãng đường sau là: t2 = 0,25 3 - Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB là: ADCT: vtb = 0,25 vtb = 9,6km/h 0,25 ĐỀ SỐ 3 I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Câu nào sau đây nói về áp suất của chất lỏng là đúng? A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống. B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất chất lỏng. C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng. Câu 2: Tại sao khi lặn, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn? A. Vì khi lặn sâu, nhiệt độ rất thấp. B. Vì khi lặn sâu, áp suất rất lớn. C. Vì khi lặn sâu, lực cản của nước rất lớn D. Vì khi lặn sâu, áo lặn giúp cơ thể dễ dàng chuyển động trong nước 2. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. Câu 3: Chuyển động đều là chuyển động mà(1) . của vận tốc (2) .. theo thời gian. Câu 4: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên 1 vật có (3)....................... bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều (4)............................... II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 5 (1 điểm). Áp suất là gì? Nêu công thức và đơn vị của áp suất? 8
- Câu 6 (2 điểm). Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 108 km. Tính vận tốc của Ô tô ra km/h và m/s? Câu 7 (2 điểm). Nêu 1 ví dụ về lực ma sát trượt? Nêu 1 ví dụ về lực ma sát lăn? Câu 8 (3 điểm). Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết rằng trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3. a) Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu? b) Nếu cho tàu lặn sâu thêm 0,03km nữa, độ tăng áp suất tác dụng lên thân tàu là bao nhiêu? An Thanh , ngày ......tháng .....năm 2020 Phê duyệt của BGH: Người biên soạn: Nguyễn Thị Điến 9