Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Quỳnh Ngọc

doc 18 trang Hoàng Sơn 18/04/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Quỳnh Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_ngu_van_7_truong_thcs_quynh_ngoc.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Quỳnh Ngọc

  1. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Học kì II- Trường THCS Quỳnh Ngọc ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7- HỌC KÌ 2 A. Phần văn bản Văn bản 1: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất a. Tục ngữ về thiên nhiên Câu 1: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối” - Biện pháp nghệ thuật sử dung: Phép đối, nói quá: tháng 5 đêm ngắn, tháng 10 ngày ngắn - Ý nghĩa câu tục ngữ: giúp con người có ý thức chủ động nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc và chú ý đến sức khoẻ của mình vào những thời điểm khác nhau trong một năm: Câu tục ngữ còn giúp con người có ý thức về thời gian, làm việc theo mùa vụ. Tuy nhiên, do ra đời từ rất lâu, câu tục ngữ có lẽ chỉ đơn thuần là những quan sát thực tế có tính quy luật lặp đi lặp lại. Câu 2: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” - Ý nghĩa: Đêm sao dày dự báo ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa. => Đây là kinh nghiệm để đoán mưa, nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Câu 3: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” - Ý nghĩa câu tục ngữ: “Ráng mỡ gà” là ráng vàng tươi óng ánh. Có ráng mỡ gà xuất hiện ở trên bầu trời, lúc đó nhân dân ta biết trời sắp nổi gió to, sắp bão, cần phải chuẩn bị gìn giữ, chống đỡ, nhất là nhà tranh, vách nứa. => Đây là một kinh nghiệm dự đoán bão. Biết dự đoán bão sẽ có ý thức chủ động trong sản xuất, trong việc giữ gìn con người, nhà cửa, hoa màu, Câu 4: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt” - Ý nghĩa: Kiến ra nhiều vào thán 7 âm lịch sẽ có lụt nên đề phòng lũ lụt khi thấy hiện tượng trên. => Câu tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống lũ lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta. Câu 5: “Tấc đất tấc vàng” - Ý nghĩa: Cần hiểu “vàng” trong câu tục ngữ này có nghĩa đại diện, hoán dụ câu tục ngữ vì thế có thể hiểu rằng đất có giá trị rất lớn, đất được coi như vàng, quý như vàng. => So sánh đất quí như vàng: giá trị của đất đối với đời sống lao động sản xuất của người nông dân Câu 6: “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” - Ý nghĩa: Câu này nói về giá trị kinh tế khi thai thác ao, khai thác vườn, khai thác ruộng, cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi. 1
  2. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Học kì II- Trường THCS Quỳnh Ngọc => Nghề đem lại lợi ích nhiều nhất là nghề nuôi cá, sau đó là nghề làm vườn và cuối cùng là làm ruộng. Câu 7: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” - Ý nghĩa: Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta, quan trọng nhất là nước, thứ hai là phân, thứ ba là sự cần cù lao động và cuối cùng là giống lúa. => Giá trị của câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn. Câu 8: “Nhất thì, nhì thục” - Ý nghĩa: Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu; Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm. => Để có năng xuất cao thì cần đảm bảo đúng thời vụ và làm đất kĩ Văn bản 2: Tục ngữ về con người và xã hội 1. Câu 1 - Nghệ thuật: + đối lập: một – mười + Hoán dụ: mặt người - Câu tục ngữ đề cao giá trị con người, so với mọi thứ của cải, con người quý giá hơn nhiều lần - Là triết lí đúng đắn, phê phán thái độ sống sai lầm và đồng thời an ủi, động viên trường hợp mất mát về tài sản. 2. Câu 2 - Cái răng, cái tóc là một phần bên ngoài, thể hiện tính cách, nhân cách của con người - Mọi biểu hiện của một con người đều thể hiện phản ánh vẻ đẹp bên trong, nhân cách của người đó - Nhắc nhở con người phải biết giữu gìn răng và tóc cho sạch đẹp - Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân 3. Câu 3 - Nghệ thuật: tiểu đối ngắn gọn, ẩn dụ + Đói, rách: sự khó khăn, vất vả thiếu thốn trong cuộc sống 2
  3. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Học kì II- Trường THCS Quỳnh Ngọc + Sạch, thơm: những điều con người cần phải đạt được, phải giữ gìn, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn - Câu tục ngữ khuyên con người dù khó khăn, vất vả, thiếu thốn vẫn phải sống cho thanh sạch, cao đẹp, vẫn luôn phải giữ gìn phẩm chất cao đẹp của mình. ⇒ Giáo dục con người có lòng tự trọng 4. Câu 4 - Nghệ thuật: + Bốn vế câu đồng đẳng, bổ sung ý nghĩa cho nhau + Điệp từ: học - Nội dung: Ăn, nói, gói, mở thực chất là chỉ lối ứng xử của con người trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, con người cần học cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống 5. Câu 5 - Câu tục ngữ khẳng định vai trò, công lao to lớn của người thầy đối với mỗi người: không được sự dạy dỗ của thầy thì không thể thành công trong bất cứ việc gì, trong sự học của mỗi người không thể thiếu sự quan tâm, chỉ bảo của thầy - Khuyên nhủ mỗi người cần phải biết kính trọng, biết ơn thầy và tìm đến thầy để học hỏi thêm nhiều điều hay, lẽ phải 6. Câu 6 - Nghệ thuật: so sánh. Câu tục ngữ với hai vế câu so sánh. Hai vế câu bổ sung ý nghĩa cho nhau – vừa nhấn mạnh việc học thầy, vừa nhấn mạnh việc học bạn - Nội dung: Câu tục ngữ đề cao việc học bạn của mỗi người 7. Câu 7 - Nghệ thuật: so sánh - Nội dung: + Câu tục ngữ khuyên con người cần phải biết yêu thương, quan tâm, những người xung quanh như yêu thương chính bản thân mình. + Đề cao tinh thần đồng loài, là bài học về tình nhân đạo 8. Câu 8 - Nghệ thuật: ẩn dụ 3
  4. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Học kì II- Trường THCS Quỳnh Ngọc - Nội dung: câu tục ngữ khuyên con người khi được hưởng thành quả thì cần phải biết ơn, nhớ tới công lao của người đã giúp đỡ mình 9. Câu 9 - Nghệ thuật: đối lập, ẩn dụ + Một cây: sự đơn độc, một mình + Ba cây: chỉ sự đoàn kết, liên kết với nhau - Câu tục ngữu khuyên con người cần phải sống đoàn kết với nhau bởi lẽ đoàn kết thì sẽ thành công còn nếu chia rẽ, sống đơn lử thì sẽ khó có thể làm nên việc gì Văn bản nghị luận 1 Tinh Dân ta có một lòng nồng nàn -Xây dựng luận điểm Truyền thống thần yêu yêu nước đó là truyền thống quý ngắn gọn xúc tích, lập yêu nước của nước của báu. Truyền thống ấy được thể luận chặt chẽ, dẫn chứng nhân dân ta nhân dân hiện trong lịch sử chống giặc toàn diện, tiêu biểu , cần được phát ta ( Hồ ngoại xâm và trong cuộc chiến chọn lọc. Từ ngữ gợi huy trong chí đấu ngày hôm nay. Nhiệm vụ cảm. Câu văn nghị luận hoàn cảnh minh) của đảng và nhà nước là phải có hiệu quả. lịch sử mới phát huy hơn nữa tinh thần yêu - Sử dụng biện pháp liệt để bảo vệ đất nước của toàn dân kê , nêu các biểu hiện nước. lòng yêu nước của nhân dân ta. 2 Đức tính - Đức tính giản dị của Bác được Có dẫn chứng cụ thể, lí - Ca ngợi giản dị thể hiện trong đời sống, trong lẽ bình luận sâu sắc, có phẩm chất của Bác quan hệ với mọi người, trong lời sức thuyết phục. Lập cao đẹp,đức Hồ ( nói và bài viết. luận theo trình tự hợp lí. tính giản dị Phạm -Đức tính giản dị thể hiện phẩm của Chủ Tịch Văn chất cao đẹp của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh. Đồng) với đời sống tinh thần phong - Bài học về phú, hiểu biết sâu sắc quí trọng việc học tập lao động, với tư tưởng và tình và rèn luyện cảm làm nên tầm vóc văn hóa noi theo tấm của người. gương đạo đức Hồ Chí Minh 3 Ý nghĩa - Nguồn gốc cốt yếu của văn - Có luận điểm rõ Văn bản thể văn chương là tình cảm, lòng ràng,được luận chứng hiện quan chương ( thương người và muôn vật, minh bạch đầy sức niệm sâu sắc Hoài muôn loài. thuyết phục. của nhà văn Thanh) - Văn chương là hình ảnh của sự - Có cách nêu dẫn chứng về văn 4
  5. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Học kì II- Trường THCS Quỳnh Ngọc sống và sáng tạo ra sự sống, gây đa dạng: khi trước, khi chương cho ta những tình cảm mới, sau,khi hòa vào luận luyện những tình cảm vốn có điểm, khi là một câu làm cho đời sống tình cảm con chuyện ngắn người trử nên phong phú và sâu - Diễn đạt bằng lời văn rộng hơn nhiều. giản dị , giàu cảm xúc. - Đời sống của con người sẽ rất nghèo nàn nếu không có văn chương. Truyện Hiện đại Việt Nam 1 Sống - Tác phẩm làm tái hiện bức - Xây dựng tình huống Phê phán thói chết mặc tranh hiện thực: tương phản – tăng cấp và bàng quan vô bay + Về tình cảnh của nhân dân kết thúc bất ngờ, ngôn trách nhiệm ( Phạm trong nạn lụt được miêu tả với ngữ đối thoại ngắn gọ, vô lương tâm Duy nhiều chi tiết chân thực, nói lên rất sinh động. đến mức góp Tốn) tình thế căng thẳng cấp bách đe - Lựa chọn ngôi kể phần gây ra dọa cuộc sống của người dân. khách quan. nạn lớn cho + Sự lạnh lùng vô trách nhiệm - Lựa chọn ngôn ngữ kể, nhân dân của của bọn quan lại trong đó đáng tả, khắc họa chân dung quan phụ chú ý nhất là quan phụ mẫu. nhân vật sinh động. mẫu- đại diện - Thể hiện sự đồng cảm, thương cho nhà cầm xót người dân trong thiên tai quyền thời hoạn nạn do thiên tai đồng thời Pháp thuộc; lên án thái độ tàn nhẫn của bọn đồng cảm xót quan lại trước tình cảnh ngàn xa với tình sâu muôn thảm của nhân dân. cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. Văn bản nhật dụng 1 Ca Huế Ca Huế một hình thức sinh hoạt - Viết theo thể bút kí. Ghi chép lại trên sông văn hóa – âm nhạc thanh lịch và - Sử dụng ngôn ngữ giàu một buổi ca Hương( tao nhã; một sản phẩm tinh thần hình ảnh, giàu biểu cảm, Huế trên sông Hà Ánh đáng chân trọng cần được bảo thấm đẫm chất thơ. hương, tác Minh) tồn và phát triển - Miêu tả âm thanh, cảnh giả thể hiện Văn bản vật con người sinh động. lòng yêu nhật mến, niềm tự dụng hòa đối với di 5
  6. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Học kì II- Trường THCS Quỳnh Ngọc sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc B. Phần Tiếng Việt T Câu Khái niệm Tác dụng Ví dụ T 1 Rút - Khi nói hoặc viết, có - Làm cho câu gọn hơn, - Nuôi lợn ăn cơm gọn thể lược bỏ một số vừa thông tin nhanh hơn, nằm, nuôi tằm ăn câu thành phần của câu tạo vừa tránh lặp lại những từ cơm đứng. thành câu rút gọn ngữ đã xuất hiện ở phía - Bao giờ cậu đi Hà trước Nội ? - Ngụ ý hành dộngđặc - Ngày mai. điểm nói trong câu là của chung mọi người( Lược bỏ CN) 2 Câu - Câu đặc biệt là câu - Xác định thời gian nơi - Chim sâu hỏi chiếc đặc không cấu tạo theo mô chốn diễn ra sự việc được lá: biệt hình chủ ngữ vị ngữ nói đến trong đoạn; - Lá ơi! Hãy kể - Liệt kê thông báo về sự chuyện cuộc đời bạn tồn tại của sự vật hiện cho tôi nghe đi! tượng - Bình thường lắm, - Bộc lộ cảm xúc; gọi đáp chẳng có gì đáng kể đâu. 4 Thêm - Về ý nghĩa : TN được - Công dụng: -Mùa xuân, cây gạo trạng thêm vào câu để xác - Xác định hoàn cảnh , gọi đến bao nhiêu là ngữ định thời gian nơi chốn điều kiện diễn ra sự việc chim ríu rít. cho câu , nguyên nhân, mục nêu trong câu,góp phần - Về mùa đông, lá đích cách thức diễn ra làm cho nội dung câu bàng đỏ như màu sự việc trong câu. được đầy đủ chính xác; đồng hun - Về hình thức:TN có - Nối kết các câu, các thể đứng ở đầu câu, đoạn với nhau, góp phần cuối câu hay giữa làm cho đoạn văn, bài văn câu.Giữa TN và CN và được mạch lạc. VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. 5 Chuyển - Câu chủ động là câu -Việc chuyển đổi câu chủ -Tập thể phê bình nó- đổi câu có chủ ngữ chỉ người, động thành câu bị động( > Câu chủ động. chủ vật thực hiện một hoạt và ngược lại chuyển đỏi - Nó bị tập thể phê 6
  7. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Học kì II- Trường THCS Quỳnh Ngọc động động hướng vào câu bị động thành câu chủ bình-> Câu bị động. thành người,vật khác( chủ thể động )ở mỗi đoạn văn đều câu bị của hoạt động) nhằm liên kết các câu động - Câu bị động là câu có trong đoạn văn thành một chủ ngữchỉ người, vật mạch thống nhất. được hoạt động của người vật khác hướng vào( chỉ đối tượng hoạt động) 6 Cách Có hai cách: - Một nhà sư vô danh chuyển -Chuyển từ( Hoặc cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động đã xây ngôi chùa ấy đổi câu lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ thế kỉ XIII CĐ từ(cụm từ) ấy. -> Ngôi chùa ấy thành - Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động lên được nhà sư vô danh câu BĐ đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ(cụm từ)chỉ xây từ thế kỉ XIII. chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt -> Ngôi chùa ấy xây buộc trong câu. từ thế kỉ XIII. 7 Dùng -Khi nói hoặc viết, có - Các thành phần câu như - Chị Ba đến, khiến cụm thể dùng nhữngcụm từ chủ ngữ, vị ngữ và các tôi rất vui và chủ vị có hình thức giống câu phụ ngữ trong cụm anh vững tâm. để mở đơn bình thường, gọi là từ, tính từ đều có thể được rộng cụm chủ-vị( C-V)làm cấu tạo bằng C-V. - Ông lão cứ nghĩ là câu thành phần của câu mình còn chiêm hoặc cụm từ để mở bao. rộng câu. 8 Liệt kê - Liệt kê là sắp xếp - Xét theo cấu tạo có thể - Trong lớp em có hàng loạt từ hay cụm phân biệt liệt kê theo từng nhiều đồ vật: bảng, từ cùng loại để diễn tả cặp và liệt kê không theo bàn, ghế, xô,chậu.....- được đầy đủ hơn, sâu từng cặp. > Liệt kê không theo sắc hơn những khía - Xét theo ý ngĩa có thể từng cặp, không cạnh khác nhau của phân biệt kiểu liệt kê tăng tăng tiến.. thực tế hay của tư tiên với liệt kê không tăng - .-> Liệt kê theo tưởng, tình cảm. tiến. từng cặp. - Lòng yêu nước trước hết là yêu gia đình, làng xóm...-> Liệt kê tăng tiến. 9 Dấu - Dấu chấm lửng được dùng để: - Cơm áo, vợ con , chấm - Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa được liệt kê gia đình... bó buộc y. lửng hết. -Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng; - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài 7
  8. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Học kì II- Trường THCS Quỳnh Ngọc hước châm biếm. 10 dấu - Đánh dấu danh giới giữa các vế trong một câu - Dưới ánh trăng này, chấm ghép có cấu tạo phức tạp; dòng thác nước sẽ đổ phẩy - Đánh dấu danh giới giữa các bộ phận trong một xuống làm chạy máy phép liệt kê phức tạp phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ bay phất phới trên những con tàu lớn. 11 Dấu - Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận giải thích, chú - Đẹp quá đi, mùa gạch thích trong câu; xuân ơi - mùa xuân ngang - Đạt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của của Hà Nội thân yêu. nhân vật hoặc để liệt kê; - Tàu Hà Nội – Vinh - Nối các từ nằm trong một liên danh. khởi hành lúc 21 giờ. * Luyện các bài tập trong SGK. C. Tập làm văn - Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. - 2 dạng: + Văn nghị luận chứng minh. + Văn nghị luận giải thích. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH Đề: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý a) Xác định yêu cầu chung của đề. Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng đắn b) Câu tục ngữ khẳng định điều gì? - Chí là hoài bão, ý chí, nghị lực, sự kiên trì - Ai có chí thì sẽ thành công. c) Chứng minh: - Về lí lẽ: Bất cứ việc gì như việc học ngoại ngữ nếu không kiên tâm thì có học được không? Nếu gặp khó khăn mà không có ý chí vượt lên thì không làm được gì? - Về thực tế là những tấm gương tiêu biểu (đọc lại bài văn Đừng sợ vấp ngã để lấy dẫn chứng). 2. Lập dàn bài 8
  9. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Học kì II- Trường THCS Quỳnh Ngọc a) Mở bài: Câu tục ngữ đúc rút một chân lí: có ý chí, nghị lực trong cuộc sống sẽ thành công. b) Thân bài: - Xét về lí: + Chỉ cho con người vượt trở ngại. + Không có chí sẽ thất bại. - Xét về thực tế: + Những tấm gương thành công của những người có chí. + Chí giúp con người vượt qua những chướng ngại lớn c) Kết bài: - Phải tu dưỡng chí. - Bắt đầu chuyện nhỏ sau này là chuyện lớn. 3. Viết bài. - HS luyện viết từng phần 4. Đọc lại và sửa lỗi Một số đề luyện tập văn nghị luận chứng minh Đề 1: Chứng minh tục ngữ là túi khôn dân gian vô tận thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. Đề 2. Viên quan phủ trong văn bản “Sống chết mặc bay là kẻ lòng lang dạ thú”. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ĐỀ 3: Gần đây, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập, em hãy viết một bài văn để thuyết phục các bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Dàn ý: 1. Mở bài: - Việc học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. - Không có tri thức sẽ không làm được việc gì có ích. - Chúng ta phải hiểu rằng: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. 2. Thân bài: 9
  10. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Học kì II- Trường THCS Quỳnh Ngọc a. Giải thích thế nào là học: - Học tập là tiếp thu tri thức vốn có của nhân loại: + Học ở nhà trường: Kiến thức căn bản: Toán, Lý....tự học thêm bổ sung kiến thức chuyên sâu... + Ngoài xã hội: lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn... - Mục đích của việc học tập là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhầm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn. +Thời đại khoa học kĩ thuật phát triển, không học sẽ lạc hậu, không theo kịp công nghệ... +Học là tất yếu. b. Giải thích tại sao nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích: - Không học hành đến nơi đến chốn thì sẽ không có kiến thức để bước vào đời. + Công việc cần trình độ. + Tư duy nhạy bén. - Trình độ học vấn thấp dẫn đến trình độ suy nghĩ, tiếp thu kém, do đó không có khả năng làm tốt mọi công việc. + Không đáp ứng được nhu cầu công việc. - Trong thời đại khoa học phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học, chúng ta sẽ không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. + Không đủ kiến thức sẽ bị đào thải. Hiện trạng: -Một số học sinh lơ là học hành: ham chơi, giao du bạn xấu, bỏ học.... -Mất nhân cách, không có khả năng làm việc, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội... Mỗi cá nhân tự ý thức tầm quan trọng của việc học: - Vận dụng kiến thức phổ thông vào thực tiễn sẽ đạt được thành quả về: + Tinh thần + Vật chất + Làm giàu cho cuộc sống bản thân, gia đình, xã hội 3. Kết bài: -Học là nghĩa vụ, là quyền lợi của mỗi con người. 10