Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Quỳnh Ngọc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Quỳnh Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_9_truong_thcs_quynh_ng.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Quỳnh Ngọc
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 Học kì II - Trường THCS Quỳnh Ngọc Đề cương môn Ngữ văn 9- Học kì II A. Phần văn bản I. Thơ văn Việt Nam 1/ Thơ 1. Con cò (HDĐT) - Chế Lan Viên- I. Kiến thức cơ bản 1. Tác giả Chế Lan Viên - Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan. - Quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, nhưng lớn lên ở Bình Định. - Cuộc đời Trước Cách mạng tháng Tám, 1945, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập “Điêu tàn” (1937). Với hơn 50 năm sáng tác, có nhiều tìm tòi ở những tập thơ gây được tiếng vang trong công chúng, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ hiện đại Việt Nam thế kỷ XX. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2. Tác phẩm Con cò a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Con cò” sáng tác năm 1962. In trong tập “Hoa ngày thường - Chim báo bão” (1967) của Chế Lan Viên. b. Bố cục - Bài thơ được chia làm 3 phần Phần 1: Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu. Phần 2: Đoạn 2: Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên mỗi chặng đường đời của con người. Phần 3: Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm, triết lí về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người. c. Giá trị nội dung • Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ Con cò của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của con người. d. Giá trị nghệ thuật Về thể thơ: Sử dụng thể thơ tự do, thể hiện tình cảm, cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thường được bắt đầu từ những câu thơ ngắn, cấu trúc giống nhau gợi âm hưởng lời ru mang giọng suy ngẫm, triết lý. Về sáng tạo hình ảnh: Sáng tạo vận dụng hình ảnh con cò trong ca dao sử dụng nhiều liên tưởng, tưởng tượng. II. Tìm hiểu chi tiết a. Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu - Trong lời hát ru của mẹ hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả giới thiệu cách tự nhiên, hợp lý qua lời ru. Lời ru ấy dần thấm vào tâm hồn con như bắt đầu từ vô thức, bản năng. Con cò bay la ...Cò sợ xáo măng 1
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 Học kì II - Trường THCS Quỳnh Ngọc - Hình ảnh con cò trong ca dao đã gợi lại ít nhiều sự phong phú về ý nghĩa hình ảnh con cò đó là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ, trong cuộc sống vất vả, nhọc nhằn. - Cách cò vừa gợi lên cuộc sống yên ả thanh bình "bay lả bay la" lại vừa gợi cuộc sống nhọc nhằn, bất trắc trong cuộc mưa sinh "Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mền lộn cổ xuống ao". - Có hai biểu tượng trong câu hát ru: "Ngủ yên..." đó là con cò yếu đuối và đứa con bé bỏng, lời mẹ ru con cò hòa lẫn lời ru con. Lòng mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé, đáng thương, đáng được che chở. ⇒ Lời ru vỗ về và giữ yên giấc ngủ trẻ thơ, hình ảnh con cò qua lời ru đã đến với tâm hồn tuổi thơ. Đứa trẻ qua âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru đón nhận bằng trực giác, vô thức tình yêu và sự che chở của mẹ. Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống: "Ngủ yên, ngủ yên,...” b. Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ trên chặng đường đời mỗi con người - Hình ảnh con cò từ trong lời ru của mẹ đẫ đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi, thân thiết và sẽ theo con người trong suốt cuộc đời, trên mỗi chặng đường. - Biểu tượng cánh cò bầu bạn "Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi Cánh cò trắng bay theo gót đôi chân" → Đó là những hình ảnh đẹp được xây dựng bằng trí tưởng tượng, gợi cuộc sống ấm áp, tươi sáng của tuổi thơ, được che chở, nâng nui, dìu dắt của mẹ từ khi được nằm trong nôi cho đến tuổi tới trường. Cách cò trở thành người bạn đồng hành trên suốt đường đời cho đến lúc trưởng thành. Lúc trưởng thành Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ, Trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn... - Cánh cò và tuổi thơ, cánh cò và tình mẹ, cánh cò và cuộc đời, con người có sự hòa quyện, khó phân biệt, gắn với cuộc đời con người trên mỗi bước đường lớn khôn, trưởng thành. → Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng của lòng mẹ, dìu dắt, nâng đỡ con suốt cuộc đời. c. Suy ngẫm và triết lý về lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người - Đoạn thơ cho thấy hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt đời. "Dù ở gần con...Cò mãi yêu con". → Lời ru chứa đựng cả lòng nhân ái, bao dung rộng lớn của cuộc đời với mỗi số phận. Những câu cuối trở lại với âm hưởng lời ru, lời thơ thấm đượm triết lý trữ tình, trong cánh cò kia chứa đựng cả nhưng nông sâu của cuộc đời. 2. Mùa xuân nho nhỏ - Tác giả: Thanh Hải I. Kiến thức cơ bản 1. Tác giả Thanh Hải - Tên thật: Phạm Bá Ngoãn (1930 – 1980) 2
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 Học kì II - Trường THCS Quỳnh Ngọc - Quê: Phong Điền – Thừa Thiên Huế - Cuộc đời: Hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp Là người có công xây dựng nền văn hóa cách mạng ở Miền Nam trong giai đoạn đầu. Sáng tác: “Những đồng chí trung kiên”, “Huế mùa xuân”. 2. Tác phẩm a. - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời. b. Bố cục: chia thành 4 phần Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước Khổ 2 +3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước Khổ 4 +5: Ước nguyện của tác giả Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế c. Giá trị nội dung Bài thơ bộc lộ cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho đời d. Giá trị nghệ thuật Bài thơ theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo. II. Tìm hiểu chi tiết a. Khổ 1: Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời - Thiên nhiên mùa xuân: “Dòng sông xanh”, “hoa tím”, “chim hót”: màu sắc hài hòa gợi cảm, âm thanh náo nức. Nghệ thuật đảo ngữ, động từ “mọc” đứng trước chủ ngữ tạo sự đột ngột. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. - Cảm xúc của tác giả “Giọt long lanh”, “Tôi đưa tay tôi hứng”: sự chuyển đổi cảm giác (thính giác à thị giác) diễn tả cảm xúc say mê, ngây ngất sự nâng niu trân trọng vẻ đẹp đất trời. Nghệ đảo ngữ, hình tượng hóa tiếng chim. Cảnh thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp và tâm trạng ngây ngất, say sưa của tác giả trước cảnh đất nước vào xuân. b. Khổ 2: Mùa xuân của đất nước “Người cầm súng”, “người ra đồng”, “lộc giắt quanh lưng”. “lộc trải dài nương mạ”: sức sống mạnh mẽ, khí thế đi lên của dân tộc. Nghệ thuật: láy “hối hả”, “xôn xao”, điệp từ “tất cả” nhịp thơ nhanh, gấp, Không khí tương bừng, khẩn trương, niềm vui rạo rực lòng người. So sánh “Đất nước như vì sao”: nâng đất nước lên tầm cao mới. Mùa xuân của đất nước nhộn nhịp, hối hả, khẩn trương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. c. Khổ 3: Tâm niệm của tác giả 3
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 Học kì II - Trường THCS Quỳnh Ngọc “Ta làm”: khẳng định sự tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời. “Ta làm con chim hót”, "làm cành hoa”, “một nốt trầm”: tác giả khao khát hóa thâm thành những thứ bình dị để làm đẹp cho cuộc đời. Đại từ “Ta”: vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều: vừa diễn tả niềm riêng và cái chung. “Dù là tuổi hai mươi”, “Dù là khi tóc bạc”: sự cống hiến không kể tuổi tác. “Lặng lẽ dâng cho đời”: ước nguyện khiêm nhường, nhỏ bé, thầm lặng. Ước nguyện dâng hiến cách khiêm nhường, nhỏ bé và lặng lẽ của tác giả. d. Khổ 4: Lời ca ngợi quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế Cách gieo vần: bình, minh, tình: thể hiện chất nhạc dân ca xứ Huế. Cách gieo vần phối âm khá độc đáo và có dụng ý câu đầu và câu cuối kết thúc bằng hai thanh trắc: hát, Huế. Lời tự biệt, thân tình, ấp áp đầy xúc động của người con xứ Huế sắp xa quê mãi mãi làm rung động lòng người. 3. Viếng lăng Bác - Tác giả: Viễn Phương I. Kiến thức cơ bản 1. Tác giả Viễn Phương - Viễn Phương (1928 – 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, - Quê quê ở tỉnh An Giang. - Cuộc đời Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ , là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Namthời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường. Tác phẩm tiêu biểu: Mắt sáng học trò (1970); Như mây mùa xuân (1978); Phù sa quê mẹ(1991); 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam,đất nước vừa được thống nhất. In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978) b. Bố cục - Bài thơ được chia làm 4 phần Phần 1: Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác Phần 2: Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác. Phần 3: Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng. Phần 4: Khổ 4: Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác. c. Giá trị nội dung Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. d. Giá trị nghệ thuật Sử dụng hình ảnh kỳ vĩ, lớn lao. 4
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 Học kì II - Trường THCS Quỳnh Ngọc Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng thể hiện tình cảm mến thương đối với Bác Hồ. Âm hưởng khỏe khắn, hào hùng, lạc quan Tham khảo thêm: Soạn bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương II. Tìm hiểu chi tiết 1. Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác - Từ Miền Nam thăm lăng Bác: Đất nước thống nhất tác giả từ miên Nam - mảnh đất mấy chục năm chiến đấu gian khổ ra thăm Bác. - Cách xưng hô: Con - Bác: Gần gũi, thân thiết. - Hình ảnh cây tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam. Thể hiện sự kiên cường bất khuất của dân tộc với sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam. 2. Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác - "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng": Mặt trời tự nhiên, là nguốn sáng cho trái đất. - "Mặt trời trong lăng rất đỏ": hình ảnh ẩn dụ, đây chính là mặt trời soi sán cho dân tộc Việt Nam sưởi ấm tim người dân Việt Nam. - Nhà thơ đã đặt mặt trời ẩn dụ với Bác sóng đôi, trường tồn cùng với mặt trời tự nhiên: Tỏa sức sáng sưởi ấm bằng tình yêu thương của Bác. - Hình ảnh "dòng người": Tạo nhịp thơ chậm, trang nghiêm, điệp từ "ngày ngày" sợi cảm giác về sự lặp đi lặp lại liên tục. - Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" thể hiện sự tôn kính thiêng liêng, sự ngưỡng mộ chân thành của nhân dân và của nhà thơ đối với Bác. - Hình ảnh Bác trong lăng: "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên, Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền". - Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ. → Cuộc đời của Bác như mặt trời, giấc ngủ của Bác như vầng trăng. Bác trở nên bất tử, hòa nhập với trời xanh. Tác giả sử dụng những hình ảnh kỹ vĩ: Vầng trăng, trời xanh nối tiếp nhau làm nỗi bật sự cao cả, vĩ đại của Người. - Với sự đối lập: Trời xanh...mãi mãi...nghe nhói: Thấy sự mâu thuẫn giữa tình cảm lý trí, đó chính là nỗi tiếc thương vô hạn, lời thơ nghẹn ngào diễn tả sự mất mát, sự nhớ thương không gì bù đắp được trong lòng tác giả. 3. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác - Mai về Miền Nam thương trào nước mắt: sự lưu luyến bịn rịn khi phải rời xa Người. Đó là tình cảm chân thành, xúc đọng của tác giả. - Mong ước làm con chim, làm cây tre, làm đóa hoa để hót quanh lăng Bắc, để trung hiếu và để tỏa hương thơm. - Sử dụng điệp ngữ, khẳng định sự gắn bó của đồng bào Miền Nam đối với Bác. Hình ảnh cây tre được lặp lại ở cuối khổ thơ, sự mong muốn trong tâm tưởng luôn được ở bên Bác 4. Sang thu - Tác giả: Hữu Thỉnh I. Kiến thức cơ bản 1. Tác giả Hữu Thỉnh - Tên thật: Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 5
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 Học kì II - Trường THCS Quỳnh Ngọc - Quê: Tam Dương – Vĩnh Phúc - Cuộc đời: Năm 1963 nhập ngũ, trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. Ông tham gia hội nhà văn Việt Nam khóa III, IV, V. Năm 2000 ông là tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam. - Sáng tác: “Những đồng chí trung kiên”, “Huế mùa xuân”. 2. Tác phẩm Sang thu a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời gần cuối năm 1977 khi đất nước mới thống nhất hòa bình, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố” b. Bố cục: 3 phần Khổ 1: Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về Khổ 2: Cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu Khổ 3: Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu c. Giá trị nội dung Từ cuối hạ sang đầu mùa thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt, Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh quen thuộc giàu sức biểu cảm. Bài thơ cũng nói lên cuộc sống và con người từng trải. d. Giá trị nghệ thuật Thể thơ năm chữ, gần với các nàn điệu dân ca. Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng khái quát và cảm xúc. Câu từ chặt chẽ, sự thay đổi tự nhiên của đất trời từ mùa hạ sang mùa thu với các phép tu từ đặc sắc. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đoạn 1: Cảm nhận không gian làng quê sang thu - Cảm nhận về khứu giác và xúc giác “Hương ổi + cái se lạnh của gió” -> lan tỏa trong không gian vườn quê thôn xóm, bằng mùi hương quen thuộc, bình dị. “Phả” : tỏa vào, trộn lẫn hương thơm như sánh lại, luồn vào trong gió. - Cảm nhận bằng thị giác “Bỗng”: sự ngạc nhiên, đột ngột, bất ngờ khi nhận ra dấu hiệu mùa thu về. “Hình như”: Cảm giác mơ hồ mong manh chưa rõ ràng. - Sự giao thoa của tạo vật, cảm xúc ngỡ ngàng, xao xuyến của tác trước những biến đổi không gian của mùa thu. 2. Cảm nhận không gian đất trời sang thu - Sự thay đổi của tạo vật: Nghệ thuật đối: “Sương chùng chình>< Chim vội vã". Sông không ào ạt cuộn chảy như mùa hè mà lặng lẽ, phẳng lặng. Những cánh chim cũng vội vã bay về phương Nam tránh rét. - Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu”: Nghệ thuật nhân hóa, hình dung như một dải lụa treo trên bầu trời. Nhưng nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu. - Cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên. 6
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 Học kì II - Trường THCS Quỳnh Ngọc 3. Cảm nhận thời tiết sang thu bằng tâm tưởng, suy tư - “Vẫn còn”, “vơi dần”, “bớt”: Từ chỉ mức độ. Cảnh vật thời tiết thay đổi, những dấu hiệu mùa hạ vẫn còn nhưng mức độ giảm dần, còn mùa thu thêm đậm nét hơn. ⇒ Quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm. - “Sớm bất ngờ”, “hàng cây đứng tuổi” Tả thực: Sang thu sấm thư và nhỏ dần, không đủ sức lay động hàng cây đã lớn tuổi. Nghệ thuật nhân hóa: “bất ngờ”, “đứng tuôi” trạng thái của con người. Hình ảnh ẩn dụ: Con người từng trải sẽ vững vàng, bình tĩnh hơn trước. - Hai câu thơ cuối không chỉ tả cảnh sang thu mà chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc sống. 5. Nói với con - Tác giả: Y Phương I. Kiến thức cơ bản 1. Tác giả Y Phương - Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948. - Quê ở huyện Trùng Khánh, tình Cao Bằng (dân tộc Tày). - Cuộc đời Năm 1968 ông xin gia nhập ngũ và phục vụ trong quân đội đến năm 1981, ông chuyển công tác về Sở Văn hóa - thông tin Cao Bằng. Năn 1993 ông được bầu là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng. Thơ của ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy hình ảnh của con người miền núi. 2. Tác phẩm Nói với con a. Bài thơ ra đời: vào năm 1980 – khi đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn. b. Bố cục - Bài thơ được chia làm 2 phần Phần 1: Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”: Người cha nói với con cội nguồn sinh dưỡng: Con lớn lên trong tình yêu thương,sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương. Phần 2: Còn lại: Đức tính tốt đẹp của người đồng mình: Người cha bộc lộ lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy c. Giá trị nội dung Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng. Ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. d. Giá trị nghệ thuật Từ ngữ giàu hình ảnh, sức gợi cảm. Cách nói phù hợp với người miền núi. Thể thơ tự do, thể hiện cách nói của người miền núi phóng khoáng, cụ thể, giàu sức khái quát, vừa mộc mạc nhưng giàu chất thơ. Các phép tu từ so sánh, điệp ngữ. 7
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 Học kì II - Trường THCS Quỳnh Ngọc II. Tìm hiểu chi tiết 1. Tình yêu thương của cha mẹ Chân phải bước tới cha. ...Hai bước tới tiếng cười. - Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể đặc sắc trong tư duy và cách diễn đạt của người miền núi. - Tả đứa con ngây thơ lẫm chẫm tập đi, tập nói trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. ⇒ Không khí gia đình tuy nhỏ bé nhưng thật ấm áp, êm đềm, hạnh phúc. - Người đồng mình: cách nói riêng độc đáo mang tính địa phương của người dân tộc Tày. - Hình ảnh Đàn lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát. - Đây là hình ảnh đẹp. Động từ ken, cài, ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên tình cảm gắn bó quấn quýt trong lao đọng, làm ăn của đồng bào quê hương. - Hình ảnh: Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Diễn tả rừng núi quê hương đẹp, thơ mộng, trữ tình đã che chở nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống. ⇒ Đoạn thơ khẳng định con lớn lên trong sự nuôi dưỡng của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương bản làng. 2. Những đức tính của người đồng mình và mơ ước của cha - Hình ảnh Sống trên đá, không chê đá gập ghềnh ....Lên thác xuống ghềnh. - Người đồng mình sống nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt với chí cao, luôn tự hào và gắn bó với quê hương. Người đồng mình thô sơ da thịt. Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con. - Người đồng mình sống mạnh mẽ, giàu chí khí, giàu niềm tim. Tuy thô sơ da thịt, ăn mặc giản dị áo chàm, khăn phiêu nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, nghị lực và khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình chống bão, lũ lụt,... Họ sáng tạo và lưu truyền phong tục, tập quán tốt đẹp riêng của mình. ⇒ Người cha mong muốn con biết tựu hào với truyền thống quê hương dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời. 2/. Truyện 1. Bến quê (HDĐT) - Tác giả: Nguyễn Minh Châu I.Kiến thức cơ bản 1. Tác giả Nguyễn Minh Châu 8
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 Học kì II - Trường THCS Quỳnh Ngọc - Tên khai sinh là Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) - Quê quán: ở huyện Quỳnh Châu, tỉnh Nghệ An. - Cuộc đời: Là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông trong thời kì kháng chiến chống Mỹ là những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học thời kỳ này. Sau năm 1975, các truyện ngắn của ông thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng, nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước nhà từ những năm 80 của thể kỉ XX đến nay. Năm 2000 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. 2. Tác phẩm Bến quê a. Hoàn cảnh sáng tác: - Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. b. Bố cục - Bài thơ được chia làm 3 phần Phần 1: Từ đầu đến "bậc gỗ mòn lõm”: Cuộc trò chuyện với Liên. Phần 2: Tiếp theo đến "một vùng nước đỏ”: Nhĩ nhờ con trai đi qua bên kia sông. Phần 3: Còn lại: Hành động cố gắng cuối cùng của Nhĩ. c. Giá trị nội dung Cuộc sống chứa đầy những bất thường nghịch lí vượt ngoài dự định và toan tính của con người. Trên đường đời, khó trách khỏi những vòng vèo hoặc chùng chình để rồi vô tình không nhận ra những vẻ đẹp gần gũi, bình dị trong cuộc sống. Thức tỉnh sự trân trọng giá trị cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương d. Giá trị nghệ thuật - Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. - Nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. - Miêu tả nội tâm nhân vật. - Ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư. 2. Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê I. Kiến thức cơ bản 1. Tác giả Lê Minh Khuê - Lê Minh Khuê sinh 1949 quê ở Thanh Hoá. - Từng là thanh niên xung phong tuyến đường Trường Sơn đánh Mĩ - Nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn, vois ngòi bít miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo và tinh tế.. - Viết văn vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX. - Đề tài chủ yếu Trước 1975: Cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường trường Sơn Sau 1975: Bám sát vào những biến chuyển trong đời sống con người. 2. Tác phẩm 9
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 Học kì II - Trường THCS Quỳnh Ngọc a. Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. - Xuất xứ: Trích trong tập truyện ngắn có cùng nhan đề "Những ngôi sao xa xôi" (NXB Kim Đồng) b. Mạch truyện: phát triển theo dòng ý nghĩ, cảm xúc nhân vật đan xen hiện tại và quá khứ. c. Chủ đề: Ca ngợi tinh thần yêu nước của dân tộc mà đặc biệt là những tấm gương nữ anh hùng. d. Thể loại: truyện ngắn d. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận. e. Ngôi kể và người kể Ngôi kể 1: "tôi", Nhân vật chính của truyện. Người kể: Phương Định → Tạo thuận lợi để tác giả miêu tả nội tâm, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. g.Tóm tắt văn bản Truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong Nho, Thao và Phương Định làm thành một tổ trinh sát mặt được tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm nhưng họ đều có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những phút giây thanh thản và mơ mộng. Họ yêu thích công việc, yêu thích những người đồng đội của mình. Trong một lần phá bom, Nho bị thương; Thao và Phương Định hết lòng chăm sóc. Một cơn mưa đá bất chợt rơi trên cao điểm khiến ba cô hết sức vui thích. Phương Định ngồi nhớ về thành phố quê nhà. h. Bố cục: 3 phần Phần 1 (Từ đầu...."ngôi sao trên mũ"): Hoàn cảnh sống, làm việc của tổ trinh sát Phần 2 (Tiếp...."chị Thao bảo"): Một trận phá bom, Nho bị thương Phần 3 (Còn lại): Mưa đá trên cao điểm. - Tên tác phẩm mang ý nghĩa ẩn dụ: "Ngôi sao xa xôi" chính là những nữ thanh niên hồn nhiên, quả cảm. i. Ý nghĩa văn bản: Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt k. Giá trị nội dung Họ đều trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc Có lòng dũng cảm, không sợ hy sinh Tình đồng đối gắn bó Dễ xúc động, nhiều mộng mơ l. Giá trị nghệ thuật Sử dụng phương thức trần thuật, với ngôi kể thứ nhất, lựa chọn nhân vật người kể chuyện đồng thời là nhân vật trong truyện. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật đặc sắc bằng miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật. Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên, phù hợp với nhân vật kể chuyện. Câu văn ngắn, nhịp nhanh, hình ảnh so sánh được sử dụng nhiều 10