Đề cương ôn tập học kỳ II môn Công nghệ 9
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Công nghệ 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_cong_nghe_9.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Công nghệ 9
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 9 HKII Câu 1: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn, mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn. (2đ) Câu 2: Dây dẫn điện và dây cáp có cấu tạo khác nhau như thế nào? Dây cáp được lắp đặt ở vị trí nào của mạng điện trong nhà ? (1đ) * Khác nhau: Dây dẫn điện thường có kích thước đường kính lõi nhỏ hơn dây cáp. Dây dẫn điện có thể không có lớp vỏ bảo vệ, dây cáp thì phải có lớp vỏ bảo vệ chịu nhiệt, chịu mặn, chịu ăn mòn, chống va đập và các chất hóa học * Sử dụng: Cáp được dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối gần nhất đến mạng điện trong nhà. Câu 3: Tại sao trên vỏ máy biến áp cần có vôn kế và ampe kế ? (1đ) - Vôn kế dùng để đo điện áp U; ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện I. - Nhờ hai đồng hồ này chúng ta biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện, phán đoán được những hư hỏng, sự cố kĩ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạng điện và đồ dùng điện. Câu 4: Dây dẫn điện trong nhà thường được nối với nhau bằng cách nào? Tại sao các mối nối cần hàn và được cách điện. (1đ) - Dây dẫn điện trong nhà thường được nối với nhau theo các cách: nối nối tiếp, nối phân nhánh, nối dùng phụ kiện. - Mối nối cần hàn để tiếp xúc điện tốt, tăng độ bền cơ học; quấn cách điện để đảm bảo an toàn về điện, cách điện với cơ thể người. Câu 5: Hãy trình bày quy trình lắp đặt mạch điện. (1đ) Vạch Khoan Kiểm tra Vẽ sơ đồ dấu vị trí lỗ lắp Lắp đặt mạch Vận lắp đặt lắp đặt đặt các TBĐ và điện hành TBĐ và TBĐ và dây dẫn theo yêu thử dây dẫn dây dẫn cầu Câu 6: Phân biệt sự khác nhau của sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện. (1đ) Sơ đồ lắp đặt khác sơ đồ nguyên lí ở chỗ: Sơ đồ lắp đặt thể hiện được vị trí lắp đặt các thiết bị điện trên bảng điện và vị trí của các đồ dùng điện trong mạch điện. Câu 7: Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện phụ thuộc vào những yếu tố nào và thực hiện theo các bước nào ? (1đ) * Trước khi vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện cần xác định một số yếu tố sau: - Mục đích sử dụng, vị trí lắp đặt bảng điện; - Vị trí, cách lắp đặt các phần tử của mạch điện; - Phương pháp lắp đặt dây dẫn: nổi hay ngầm. * Thực hiện theo 4 bước sau: - Vẽ đường dây nguồn. - Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn. - Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện. - Vẽ đường dây điện theo sơ đồ nguyên lí. Câu 8: Trình bày một số yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi. (1,5đ) - Đường dây phải song song với vật kiến trúc, cao hơn mặt đất 2,5m trở lên và cách vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm.
- Câu 16: Hãy so sánh ưu, nhược điểm của phương pháp lắp đặt dây dẫn kiểu nổi và kiểu ngầm. (2đ) KIỂU NỔI KIỂU NGẦM - Dễ lắp đặt và sửa chữa. - Khó lắp đặt và sửa chữa. - Thẩm mỹ khá. - Thẩm mỹ cao. - Giá thành thấp hơn. - Giá thành cao hơn. - Tránh tác động xấu của môi trường. - Tránh được tác động xấu của môi trường tốt hơn. - Lắp đặt sau khi xây dựng nhà. - Lắp đặt cùng lúc xây tường, đổ bê tông. Câu 17: Ta phải kiểm tra ổ cắm điện và phích cắm điện như thế nào? (2đ) - Phích cắm điện không bị vỡ vỏ cách điện, các chốt phải chắc chắn, đảm bảo tiếp xúc tốt với các cực của ổ cắm. - Các đầu dây nối của ổ cắm điện, phích cắm điện phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và an toàn điện để tránh bị chập mạch, đánh lửa. - Nếu mạng điện dùng nhiều cấp điện áp khác nhau thì nên dùng nhiều loại ổ cắm điện khác nhau để tránh nhầm lẫn. - Không nên đặt ổ cắm điện ở những nơi ẩm ướt, quá nóng hoặc nhiều bụi. Câu 18: Hãy mô tả cách đi dây và lắp đặt các thiết bị đóng – cắt, thiết bị bảo vệ của mạng điện lớp học. (2đ) Dây dẫn được truyền từ bảng điện chính đến bảng điện nhánh của lớp học. Dây dẫn đi qua cầu chì là thiết bị bảo vệ mạch điện đến công tắc điều khiển cùng lúc 4 bóng đèn mắc song song nhau, dây dẫn đặt dọc theo các vật kiến trúc như cột nhà, dọc theo song cửa đến 4 bóng đèn. Từ cầu chì dây dẫn nối đến hộp số quạt để điều khiển quạt trần, dây dẫn đi từ hộp số quạt dọc theo tường và dầm xà nối đến quạt trần ở giữa phòng học. Dây dẫn từ cầu chì đến ổ lấy điện để lấy điện cung cấp cho các đồ dùng điện khác như: máy cát-sét, đầu video, mạch điện thực hành Trên bảng điện lắp các thiết bị gồm: cầu chì, công tắc và ổ lấy điện. Câu 19: Tại sao cầu chì, công tắc phải lắp trên dây pha ? (1đ) Tại vì: Lắp trên dây pha, khi ngắt điện thì toàn bộ mạch điện sẽ bị ngắt, đảm bảo an toàn cho các thiết bị cũng như an toàn cho người sử dụng và sửa chữa điện. Câu 20: Hãy trình bày nguyên lí làm việc của mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn. (1đ) Khi đóng công tắc hai cực, nếu khoá K của công tắc ba cực nằm ở vị trí 1 thì dòng điện chạy qua đèn 1 đèn 1 sáng, còn nếu khoá K của công tắc ba cực nằm ở vị trí 2 thì dòng điện chạy qua đèn 2 đèn 2 sáng. Công tắc ba cực tắt – mở lần lượt từng bóng đèn. Câu 21: Hãy trình bày các tiêu chí để đánh giá một sản phẩm thực hành (một mạch điện). (1đ) - Chất lượng sản phẩm: hoạt động tốt, an toàn điện, thẫm mỹ. - Thực hiện theo quy trình. - Ý thức học tập: cẩn thận, tích cực làm việc, giữ trật tự. - Đảm bảo an toàn lao động và giữ vệ sinh nơi làm việc. Câu 22: Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi ? (1đ) Mạng điện lắp đặt kiểu nổi là dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện như puli sứ, khuôn gỗ hoặc lồng trong đường ống bằng chất cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm xà, Các thiết bị điện khác cũng được lắp đặt nổi bên ngoài các vật kiến trúc.