Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án)

doc 6 trang Hoàng Sơn 18/04/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 PHẦN I Câu 1. Nêu các cách giúp em tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ? Trả lời : Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là biết : + Giữ gìn vệ sinh cá nhân, +Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng...(chú ý an toàn thực phẩm). + Hằng ngày tích cực luyện tập TDTT. +Tích cực phòng bệnh, + Khi mắc bệnh tích cực chữa chạy triệt để. +Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác. Câu 2:Thế nào là siêng năng kiên trì?Dể siêng năng kiên trì trong cuộc sống em cần phải làm gì? Trả lời : +Siêng năng là thể hiện sự cần cù, miệt mài trong công việc, làm việc thường xuyên, đều đặn không tiếc công sức. + Kiên trì là quyết tâm thực hiện công việc đến cùng, không bỏ dở giữa chừng. mặc dù khó khăn gian khổ hoặc trở ngại. Để trở thành người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải: + Chăm chỉ học hành, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập, như: đi học đều, học bài và làm bài đầy đủ, gặp bài khó không nản long + Tham gia lao động, làm những công việc phù hợp với sức lực của mình, sống gọn gàng ngăn nắp, tích cực tham gia các hoạt động do trường, lớp và địa phương tổ chức. Câu 3Thế nào là tiết kiệm? Em đã làm gì để thực hành tiết kiệm ? Trả lời : * Tiết kiệm là sử dùng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.( 1 đ) * Thực hành tiết kiệm : ( 1 đ) + Ăn mặc giản dị. + Tận dụng đồ củ để sử dụng . + Giữ gìn bàn ghế. + Tắt điện,khoá nước khi ra về. + Tiết kiệm điện, nước. + Thu gom giấy vụn. Câu 4:Thế nào là lễ độ? Để là người có phẩm chất lễ độ, em cần phải ứng xử như thế nào với mọi người trong khi giao tiếp? Trả lời : - Lễ độ là cách cư xử đứng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. Khi giao tiếp với người khác em cần có thái độ, cử chỉ, lời nói,.. phù hợp với yêu cầu của tính lễ độ. Ví dụ như: lời nói nhẹ nhàng, thưa gửi đúng lúc, đúng đối tượng, biết cám ơn, biết xin lỗi, biết nhường bước trong những trường hợp cần thiết, có thái độ đúng mực, khiêm tốn ở những nơi công cộng Câu 5: Tôn trọng kỉ luật là gì ?Vì sao cân phải tôn trọng kỉ luật? Trả lời : -tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành các quy định chung của gia đình, tập thể -Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống của gia đình, xã hội có nề nếp, kỉ cương, bảo vệ quyền lợi cho mọi người và lợi ích của bản thân Câu 6: Biết ơn là một truyền thống đạo lý của dân tộc ta, em hiểu thế nào về lòng biết ơn? Nêu 2 việc làm thể hiện lòng biết ơn của em đối với mọi người. 1
  2. Trả lời: Biết ơn là một truyền thống đạo lý của dân tộc ta, em hiểu về biết ơn -Bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm. -Làm những việc đền ơn, đáp nghĩa *) 2 việc làm thể hiện lòng biết ơn - Biết ơn cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục thể hiện bằng việc học tập tốt để làm vui lòng cha mẹ - Biết ơn thầy cô đã dạy dỗ ta nên người thể hiện bằng việc lễ phép, chăm học và văng lời thầy cô Câu 7:Thiên nhiên bao gồm những gì? Vì sao chúng ta cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên? Trả lời :. * Thiên nhiên: Bao gồm không khí, bầu trời,sông, suối, rừng cây,đồi núi,động thực vật . * Con người cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên là vì : - Thiên nhiên rất cân thiết cho cuôc sống của con người . - Thiên nhiên nhiên cung cấp cho con nguươì phương, tiện điều kiên để sinh sống. - Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì cuộc sống con người sẽ bị đe doạ (xảy ra lũ lụt,hạn hán ) Câu 8: Sống chan hòa là gì ? vì sao chúng ta cần phải sống chan hòa với mọi người ? - Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích - Sống chan hòa được mọi người quý mến, giúp đỡ, xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Câu 9 : Lịch sự, tế nhị là gì ? Vì sao phải lịch sự, tế nhị? Trả lời : Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp Tế nhị là sự khéo léo sử dụng cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp • Vì lịch sự, tế nhị thể hiện sự tôn trọng những người xung quanh, thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người. Câu10 : Thế nào là tích cực ? thế nào là tự giác ? Nêu lợi ích của việc tích cực tự giác trong hoạt động tập thể ? Trả lời : Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó,kiên trì học tập,làm việc và rèn luyện Tự giác là chủ động làm việc, học tập,không cần ai nhắc nhở giám sát. * Lợi ích : - Mở rộng hiểu biết về mọi mặt - Rèn luyện những kỹ năng cần thiết - Góp phần xây dựng quan hệ tập thể,tình cảm thân ái. - Được mọi người yêu quý. Câu 11: Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì? Để đạt được mục đích đã đề ra, học sinh cần phải làm gì? Trả lời : * Mục đích học tập của học sinh: Là phải nổ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ,người công dân tốt . Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao đông để tự lập nghiệp và góp phầ xây đựng quê hương đất nước bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa . * Phương hướng để đạt mục đìch học tâp đề ra : - Cần phải tu dưỡng đạo đức, học tâp tốt. - Tích cực tham gia các hoạt độngtâp thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách. Câu 12: Liªn lµ häc sinh giái cña líp 6A nh­ng Liªn kh«ng tham gia c¸c ho¹t ®éng cña líp, cña tr­êng v× sî mÊt thêi gian, ¶nh h­ëng ®Õn kÕt qu¶ cña b¶n th©n. 2
  3. a. Em h·y nhËn xÐt hµnh vi cña Liªn? b. NÕu lµ b¹n Liªn em sÏ lµm g×? Trả lời :a. NhËn xÐt - Hµnh vi cña Liªn lµ kh«ng ®óng, lµ Ých kØ. - NÕu ai còng nh­ Liªn th× mäi ho¹t ®éng cña líp sÏ bÞ ngõng trÖ. b. NÕu lµ b¹n cña Liªn em sÏ - Khuyªn Liªn nªn tham gia c¸c ho¹t ®éng cña líp, cña tr­êng. - Gi¶i thÝch ®Ó Liªn hiÓu lîi Ých cña viÖc tham gia c¸c ho¹t ®éng tËp thÓ: më mang hiÓu biÕt, x©y dùng ®­îc quan hÖ, rÌn luyÖn kh¶ n¨ng giao tiÕp øng xö, hîp t¸c tæ chøc. - Cïng c¸c b¹n trong líp vËn ®éng vµ t¹o c¬ héi ®Ó Liªn tham gia c¸c ho¹t ®éng cña líp. Câu13. Cho tình huống sau. Tuấn rủ Phương đi xem bóng đá để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không muốn đi vì muốn ngủ. Tuấn phải đi rủ các bạn khác.a Em có nhận xét gì về việc làm của Tuấn và sự từ chối của Phương? b.Theo em, là học sinh chúng ta phải có ý thức như thế nào trong việc tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức? Trả lời : a. Tuấn là người tích cực, tự giác tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, còn Phương là người không tích cực, tự giác trong các hoạt động do nhà trường tổ chức. b. Là học sinh phải có ý thức tự giác tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức. Vì tham gia các hoạt động đó giúp bản thân rèn được những kỹ năng sống cần thiết cho bản thân, mở rộng được sự hiểu biết về mọi mặt... Câu14: Tình huống: Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Hải bảo: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt”. Câu hỏi:Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải không? Vì sao? Trả lời :: Không đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải, vì Hải đã để nước chảy tràn lan, gây lãng phí không cần thiết. Hải đã không có đức tính tiết kiệm Dù giá nước có rẻ cũng không nên sử dụng một cách tùy tiện, vì Nhà nước đang yêu cầu nhân dân tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn tài nguyên nước. 3
  4. PHẦN II I. TRẮC NGHIỆM Chọn 1 đáp án đúng: Câu 1: Công ước về quyền trẻ em đã được Đại hội Liên hợp quốc thông qua ngày, tháng, năm nào? A. Ngày 02 - 09 - 1990 B. Ngày 26 - 01 - 1990 C. Ngày 01 - 10 - 1954 D. Ngày 20 - 11 - 1989 Câu 2: Việt Nam là nước thứ mấy ký và phê chuẩn công ước ? A. Nước đầu tiên B. Nước thứ hai C. Nước thứ ba D. Nước thứ tư . Câu 3: Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước ? A. Hình dáng người. B. Tiếng nói. C. Quốc tịch. D. Màu da. Câu 4: Theo quy định của pháp luật nước ta độ tuổi nào có nghĩa vụ hoàn thành bậc giáo dục tiểu học? A. Từ 6 đến 11 tuổi. B. Từ 6 đến 12 tuổi. C. Từ 6 đến 13 tuổi. D. Từ 6 đến 14 tuổi. Câu 5: Điều nào sau đây vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập của trẻ em? A. Ở xã X có nhiều trẻ em khuyết tật có trường riêng cho các em. B. Trường tiểu học dân lập Tư thục thu phí 180. 000đ/tháng. C. Trường tiểu học Kim Đồng miễn phí cho mọi học sinh. D. Hội phụ huynh lớp 6A tổ chức quyên góp tiền giúp đỡ học sinh nghèo. Câu 6: Hành vi đúng khi tham gia giao thông là: A. Điều khiển xe đạp bằng hai tay. B. Đi xe đạp trên hè phố. C. Ngồi trên xe đạp điện, xe máy điện đội mũ bảo hiểm không cài quai. D. Đá bóng, thả diều dưới lòng đường. Câu 7:. Hãy khoanh tròn vào việc làm thể hiện quyền trẻ em? A. Tổ chức việc làm cho trẻ em gặp khó khăn B. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái C. Bắt trẻ em làm việc nặng, quá sức D. Không tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em Câu 8:Người đi bộ và người đi xe đạp phải đi như thế nào mới đúng quy định ? A. Người đi xe đạp đi dàn hàng 3, hàng 4 4
  5. B.Người đi bộ đi trên vỉa hè C.Người đi bộ đi giữa lòng đường D.Người đi xe đạp đi vào đường dành cho xe thô sơ Câu 9: Theo em những việc làm sau đây là sai ? A. Mẹ cho phép em xem điện thoại B. Đọc trộm tin nhắn của bạn vì thấy hay C. Nhận thư của bạn rồi trâo tận tay cho bạn. D. Điện thoại của bố mẹ không được xem , khi chưa cho phép. Câu 10. Trường hợp nào sau đây không phải là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Người dưới 18 tuổi có quốc tịch Việt Nam. B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai. C. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, định cư và nhập quốc tịch nước ngoài. D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội bị phạt tù giam. Câu 11: Điền vào chỗ trống ( ) kiến thức phù hợp. Câu 12. Quốc tịch là: Câu 13. Công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Câu 14. Hãy nối những ý sau với quyền tương ứng sao cho phù hợp. Biểu hiện Nối Quyền tương ứng 1. Không ai được phép khám chỗ ở của 1 - .... a. Quyền học tập người khác 2. Thư của người thân nhất cũng không 2- .... b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính được tự ý mở ra xem mạng, danh dự, sức khỏe. 3. Không ai được xúc phạm, đánh nhau 3 - .... c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở với người khác. 4. Công dân được học dưới nhiều hình 4- .... d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thức thư tín, điện thoại. II – PHẦN TỰ LUẬN: Câu 15: Em hãy nêu ý nghĩa của việc học tập đối với bản thân? * - Giúp có kiến thức, có hiểu biết. - Được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội Câu 16:Trẻ em gồm mấy nhóm quyền ? Đó là những nhóm quyền nào ? Hãy nêu nhóm quyền phát triển ? 5
  6. *-Trẻ em gồm 4 nhóm quyền: Nhóm quyền sống còn, Nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia. - Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật... Câu 17: Bản thân em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông? *- Thực hiện đúng qui định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. - Khi đi bộ phải đi sát mép đường bên tay phải - Khi đi xe đạp không lạng lách, đánh võng - Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. - Phê phán tố cáo những hành vi vi phạm luật giao thông Câu 18: Để đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người, pháp luật nước ta đã có những quy định như thế nào đối với người đi bộ, người đi xe đạp? *- Người đi bộ: Đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. - Người đi xe đạp: Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh. Câu 19: Công dân là gì ? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước ? Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người như thế nào ? *- Công dân là người dân của một ngước - Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước - Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam Câu 20: Cho tình huống sau: Tâm năm nay mười 14 tuổi. Một hôm đi sinh nhật bạn, Tâm đã mượn chiếc xe máy của mẹ để chở hai bạn cùng đi. Vì muộn nên cả ba bạn không kịp đội mũ bảo hiểm, đi xe phóng nhanh. a. Em có nhận xét gì về việc làm của Tâm? b. Theo em, Tâm đã mắc phải những lỗi gì khi đi đường? c. Từ tình huống trên em hãy cho biết trẻ em dưới bao nhiêu tuổi không được lái xe gắn máy?a. Việc làm của Tâm sai. b. Những lỗi Tâm mắc phải: - Đi xe mô tô chưa đủ tuổi. - Đi xe không đội mũ bảo hiểm. - Đi xe mô tô chở 3 quá người quy định . - Đi xe mô tô quá tốc độ. c. Trẻ em dưới 16 tuổi không lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 6