Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi_t.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh
- Trường THCS An Vinh ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN : NGỮ VĂN 9 Năm học :2019-2020 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 Năm học 2019-2020
- PHẦN A : ÔN TẬP CÁC VẤN ĐỀ SAU: I/PHẦN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Nội dung đọc hiểu tác phẩm văn học trong ngữ văn 9, II/PHẦN TẬP LÀM VĂN: -Nghị luận xã hội (Nghị luận về sự vật hiện tượng, đời sống hoặc về một vấn đề tư tưởng đạo lý). -Nghị luận văn học (Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một đoạn thơ, bài thơ). PHẦN B : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU : Ôn tập củng cố kiến thức, luyện tập đề : - Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào giải các câu hỏi nhanh, chính xác và trình bày lời nói khúc triết, mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. - Đào sâu lý thuyết vận dụng vào luyện tập thực hành các dạng bài,các dạng đề - Hình thành cho học sinh thói quen tư duy nghị luận, phân tích, chứng minh. - Rèn kỹ năng cảm thụ, đánh giá, nhận xét và bảy tỏ quan điểm, chính kiến của mình về một vấn đề nghị luận : trong hiện tượng, đời sống, tư tưởng đạo đức hay trong tác phẩm truyện, thơ . PHẦN C: NỘI DUNG CỤ THỂ PHẦN ĐỌC HIỂU: I/ Phạm vi và yêu cầu của phần đọc hiểu 1/ Phạm vi: -Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật): - Vănbản nhật dụng . 2/ Yêucầu cơ bản của phần đọc – hiểu - Nhậnbiết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn,hình ảnh, các biện pháp tu từ, -Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ,câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ. -Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản -Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn. -Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn. II/ Những kiến thức cần cóđể thực hiện việc đọc – hiểu văn bản 1/ Kiến thức về từ: -Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ,từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt -Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩachuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái 2/ Kiến thức về câu: -Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp -Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp). -Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định, 3/ Kiến thức về các biệnpháp tu từ: -Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu chocâu, -Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm,nói tránh, thậm xưng,
- -Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, imlặng, 4/ Kiến thức về văn bản: -Các loại văn bản. -Các phương thức biểu đạt . III, Cách thức ôn luyện:Giúp học sinh : 1. Nắm vững lý thuyết: - Thế nào là đọc hiểu văn bản? - Mục đíchđọc hiểu văn bản ? 2 . Nắm được các yêu cầu vàhình thức kiểm tra của phần đọc hiểu trong bài thi quốc gia. a/ Về hình thức: - Phần đọchiểu thường là câu 2 điểm trong bài thi. - Đềra thường là chọn những văn bản phù hợp (Trong cả chương trình hoặc là một đọan văn, thơ, một bài báo, một lời phát biểu trong chương trìnhthời sự ở ngoài SGK ) phù hợp với trinh độ nhận thức và năng lực của học sinh. b/ Các câu hỏi phần đọc hiểu chủ yếu là kiếnthức phần Tiếng Việt. Cụ thể: - Về ngữpháp, cấu trúc câu, phong cách ngôn ngữ. - Kết cấu đọan văn; Các biện pháp nghệ thuật đặcsắc và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài. * Hoặc tập trung vào một số khíacạnh như: - Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản? - Ýnghĩa của văn bản? Đặt tên cho văn bản? - Sửalỗi văn bản . B/ NỘI DUNG ÔN TẬP: Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được: + Nội dung của văn bản. + Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng. + Ý đồ, mục đích? + Thấy được tư tưởng của tác giảgửi gắm trong tác phẩm. + Giá trị đặc sắc của các yếu tốnghệ thuật. + Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúcvăn bản. + Thể lọai của văn bản?Hình tượng nghệ thuật? II, Phong cách chức năng ngôn ngữ: Yêu cầu: - Nắm được có bao nhiêu loại? - Khái niệm. - Đặc trưng. - Cách nhận biết. III. Phương thức biểu đạt: Yêucầu: - Nắm được có bao nhiêu phương thức biểu đạt(6). - Nắm được: + Khái niệm. + Đặc trưng của từngphương thức biểu đạt. IIIPhương thức trần thuật:
- - Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp) - Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình. - Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu minh, nhưng điểmnhìn và lời kể lại theo giọnh điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trựctiếp) IV.Phép liên kết : V. Nhậndiện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện phápnghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản. Giáo viên cần giúp HS ônlại kiến thức về các biện pháp tu từ từvựng và các biện pháp nghệ thuật khác: - So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nóitránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấutrúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy - Có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từđược sử dụng trong 1 văn bản thơ hoặc văn xuôi và phân tích tốt giá trị củaviệc sử dụng phép tu từ ấy trong văn bản. VI.Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; Song hành;Quinạp VII. Các thể thơ: Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Songthất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ PHẦN LÀM VĂN 1/NGHỊ LUẬN XÃ HỘI. Ôn tập lí thuyết theo SGK -Bài tập thực hành: Viết mộtđoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử tốt đẹp trong quan hệ bạn bè. a.Yêu cầu về kĩ năng - Nắm phương pháp viết đoạn văn - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận ). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. b. Yêu cầu về kiến thức - Giới thiệu được vấn đề nghị luận - Cách ứng xử tốt đẹp là thái độ giao tiếp, cách đối đãi, đối xử ân tình, yêu thương, trân trọng đối với bạn bè. - Người đối xử tốt đẹp với bạn bè là người biết trân trọng bạn, yêu thương bạn, trong những va chạm thì luôn vị tha, nhân hậu, giúp bạn nhận ra khuyết điểm và sửa chữa - Lên án, phê phán những hiện tượng tiêu cực: không biết trân trọng, yêu thương bạn, đối xử thô bạo với bạn - Rèn lối sống, cách ứng xử tốt đẹp với bạn bè. VD đoạn văn nghị luận về vấn đề xã hội
- Đoạn văn nghị luận về vấn đề xã hội là đoạn văn đề cập tới một trong những vấn đề thuộc quan hệ xã hội, thuộc hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, giáo dục, đạo đức, môi trường, dân số, 1. Bài tập: Viết một đoạn văn tổng phân hợp 200 chữ , trong đó có sử dụng ít nhất hai phép liên kết ( khoảng 10 câu), trình bày quan điểm của em về cách cải tạo môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn. Đoạn văn tham khảo: “ Hãy cứu lấy môi trái đất!” là lời kêu gọi của các tổ chức môi trường thế giới về bảo vệ và cải tạo môi trường sống. Môi trường sống là tất cả những điều kiện tự nhiên và nhân tạo bao quanh chúng ta. Môi trường đang bị phá hoại nghiêm trọng và có nguy cơ de doạ cuộc sống của con người: tầng ô dôn bị suy giảm, nhiệt độ trái đất tăng lên, Do đó, việc bảo vệ và cải tạo môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của chúng ta. Trước hết, chúng ta cần khai thác hợp lí tài nguyên rừng để bảo vệ rừng nguyên sinh, hạn chế lũ lụt tàn phá, hạn chế hoang mạc hoá. Mặt khác, chúng ta cần xử lí các chất thải trong hoạt động sản xuất, công nghiệp và đời sống con người để không làm ô nhiễm bầu không khí, đất và nước, gây tác hại đến sức khoẻ con người, để lại hậu quả cho các sinh vật trên trái đất. Cần làm công tác tuyên truyền thật tốt để tất cả mọi người đều luôn luôn nêu cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và đặc biệt là cải tạo môi trường sống. Mỗi cá nhân trong môi trường học tập, lao động của mình cần có những hành động cụ thể, thiết thực góp phần cải tạo môi trường sống. Mỗi tập thể dù quy mô lớn nhỏ khác nhau, điều kiện hoạt động và môi trường sống khác nhau đều phải có chương trình cải tạo môi trường sống một cách thiết thực. Mỗi quốc gia nhất định phải có chính sách, chương trình về cải tạo môi trường cho hiện tại và cho tương lai. Cải tạo cho môi trường “ xanh, sạch, đẹp” là nhiệm vụ của tôi, của bạn và của mỗi chúng ta; bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta và muôn đời sau. II/NGHỊ LUẬN VĂN HỌC : 1/Ôn tập văn nghị luận Ôn tập lí thuyết theo SGK -Ôn tập kiến thức theo nội dung văn bản sau đây; Hệ thống nội dung chính(luận điểm) các văn bản Phần :Văn bản chính luận Bài 1:Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) 1.Con đường hình thành nên phong cách Hồ Chí Minh. 2.Những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh(Giản dị và thanh cao) Nghệ thuật văn bản:kết hợp giữa tự sự và bình luận,dẫn chứng tiêu biểu,nghệ thuật đối lập ;giản dị ><vĩ đại... Nghị luận xã hội: Bác là lãnh tụ ví đại,anh hùng giải phóng dân tộc,danh nhân văn hóa thế giới.Em hãy phát biểu cảm nghĩ của em về người. Bài 2:Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới(Vũ Khoan). 1.Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới quan trọng là chuẩn bị hành trang con người 2.Bối cảnh của thế giới và nhiệm vụ nặng nề của đất nước. 3.Những điểm mạnh và ddiiemr yếu của con người Việt Nam khi bước vào nề kinh tế mới. Nghệ thuật:Ngôn ngữ của văn bản là ngôn ngữ báo chí,dùng từ giản dị trực tiếp dễ hiểu,nhiều thành ngữ sinh động,ý vị sâu sắc ngắn gọn. Bài tập nghị luận xã hội: 1.Suy nghĩ về nếp nghĩ sùng ngoại bài ngoại. 2.Suy nghĩ về việc: Trong thế kỉ mới việc chuẩn bị hành trang con người là quan trọng nhất. 3.Suy nghĩ về lối học chay học vẹt nặng nề.Hoặc chạy theo những môn học thời thượng.
- Bài 3:Tiếng nói của văn nghệ(Nguyễn Đình Thi) 1.Nội dung phản ánh của văn nghê( phản ánh hiện thực khách quan và còn nói lên những điều mới mẻ) 2.Tiếng nói của văn nghệ rất con thiết với dời sống con người nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu ,sản xuất vô cùng khó khăn gian khổ của dân tộc ta những năm đầu kháng chiến. 3.Văn nghệ có khả năng cảm hóa con người bởi nó tác động lên tình cảm ,tư tưởng của con người. Nghệ thuật văn bản (bố cục chặt chẽ,cách viết giàu hình ảnh,dẫn chứng thuyết phục,giọng văn chân thành thể hiện niềm say sưa ca ngợi sức mạnh lì dieeuj của văn nghệ). Phần Văn học trung đại Bài 1.Chuyện người con gái Nam Xương 1.Vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương.(So sánh với Thị Kính,Thúy Kiều ,người mẹ Tà ôi,người phụ nữ ngày này vẻ đẹp của họ đã được đề cao và tỏa sáng) 2.Số phận bất hạnh của Vũ Nương. 3.Ý nghĩa các chi tiết kì ảo 4.Chi tiết chiếc bóng trong truyện. 5.Suy nghĩ về cách kết thúc truyện (- Tóm lược về kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ + Kết thúc truyện: ngừng hoàn toàn sau diễn biến câu chuyện 2. Trình bày suy nghĩ về hai ý kiến: Mỗi ý kiến là một góc nhìn về việc khám phá dụng ý của nhà văn Nguyễn Dữ : * Truyện kết thúc có hậu:- Kết thúc có hậu: kết thúc tốt đẹp, hơn hẳn so với trước - Truyện Chuyện người con gái Nam Xương kết thúc có hậu: thể hiện ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời, người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá. Vũ Nương đẹp người đẹp nết (dẫn chứng) bị nghi oan (dẫn chứng) cuối cùng được sống ở chốn tiên, một cuộc sống mơ ước (dẫn chứng về cảnh và người thủy cung) khác biệt với cuộc sống trần thế và được trở về trong một không gian rực rỡ, tràn đầy ánh sáng. * Kết thúc truyện làm tăng tính bi kịch:- Tính bi kịch: thể hiện sự éo le, trắc trở, đau thương- Câu chuyện kết thúc có hậu song vẫn tiềm tàng tính bi kịch: người tốt mà vẫn phải chịu oan khiên mãi. Vũ Nương mãi mãi không thể trở về trần gian, vì trần thế đầy rẫy bất công khi còn có những người như Trương Sinh. Chế độ nam quyền độc đoán đã không cho người phụ nữ quyền hưởng hạnh phúc. Cuộc sống hạnh phúc mà nàng có nơi làng mây cung nước chỉ là ảo ảnh, như cái bóng loang loáng của nàng trên dòng nước. Hạnh phúc mât đi không thể lấy lại được. * Kết thúc truyện còn mang nhiều ý nghĩa khác: - Cách kết thúc ấy đã làm hoàn thiện thêm vẻ đẹp ở nhân vật Vũ Nương : + Đối với chồng con: nàng là người phụ nữ độ lượng, vị tha, ân tình, nhân hậu. + Đối với Linh Phi: nàng là người trọng tình, trọng nghĩa giữ trọn lời hứa. - Hình ảnh Vũ Nương trở về trên kiệu hoa rực rỡ là hình ảnh đặc sắc nhất thể hiện đặc trưng của thể loại truyền kì làm truyện thêm sâu sắc, hấp dẫn. 3. Đánh giá chung:Phần kết thúc truyện Chuyện người con gái Nam Xương mang dâu ấn sáng tạo của Nguyễn Dữ, đã thỏa mãn tâm lí người đọc mà vẫn không làm giảm đi tính bi kịch cho câu chuyện. Qua đó cho thấy tài năng và tấm lòng của nhà văn. Bài 2:Truyện Kiều *Chị em Thúy Kiều 1.Bốn câu đầu:Giới thiệu khái quát về 2 chị em Thúy Kiều 2.Bốn câu tiếp :Gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân (Nhan sắc qua nghệ thuật:ước lệ,thủ pháp liệt kê,sử dụng từ ngữ đa nghĩa) 3.12 câu tiếp theo tả vđẹp Thúy Kiêu(Sắc,tài,tâm hồn)qua nghệ thuât đòn bẩy,ước lệ,nét bút chấm phá miêu tả đôi măt Thúy Kiều,thành ngữ,liệt kê tài năng của nàng...) 4.4 câu cuối:Nhận xét chung về vẻ đẹp của hai chị em
- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du:Đề cao những giá trị của con người(ca ngợi vẻ đẹp của họ,qua nghệ thuật lí tưởng hóa nhân vật hoàn toàn phụ hợp với cảm hứng ngưỡng mộ ngợi ca con người).Qua nghệ thuật miêu tả nhân vật bằng bút pháp cổ điển(Ước lệ,chấm phá,lí tưởng hóa nhân vật). *Cảnh ngày xuân. 4 câu đầu:Khung cảnh mùa xuân -Thời gian, không gian mùa xuân (Ngày xuân..sáu mươi) -Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân(Cỏ non...bông hoa). Nghệ thuật:Tả cảnh thiên nhiên qua bút pháp ước lệ, sử dụng thành ngữ,hoán dụ,ẩn dụ,nhân hóa,đảo ngữ,từ ngữ giàu chất tạo hình nét bút chấm phá... :So sánh mở rộng với vẻ đẹp trong thơ cổ Trung Quốc:Phương thảo liên thiên bích-Lê chi sổ điểm hoa) 8 câu giữa:Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh -Tiết thanh minh(Thanh minh...đạp thanh) -Cảnh chuân bị du xuân(Gần xa...Chơi xuân) -Cảnh trảy hội(Dập dìu...như nêm) -Cảnh làm lễ (Ngổn ngang...giấy bay) Nghệ thuât:Miêu tả trực tiếp cảnh sinh hoat của con người đó là cảnh lễ hội qua hệ thống từ láy,và từ ghép,sử dụng hệ thống từ loại:danh động tính từ đa dạng khéo léo. 6 câu cuối:Khung cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. -Không gian -Con người:Chị em Thúy Kiều trơ về qua cử chỉ,hành động ,tâm trang. Nghệ thuât:Sử dụng từ láy,từ ghep,Tả cảnh ngụ tình...) *Kiều ở lầu Ngưng Bích: 6 câu đầu:Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều; Nơi ở của Thúy Kiều (Nơi giam lỏng:khóa xuân) Vị trí lầu:cao trơ trọi,chơi vơi giữa mênh mang trời nước Không gian bao la, rợn ngợp ,mênh mông, hoang vắng.(non cao,trăng gần,bát ngat,cát vàng,cồn nọ .bụi hồng...) Thời gian tuần hoàn khép kín (Mây sớm đèn khuya) Tâm trạng nàng:Bẽ bàng,lòng nàng như cắt ra đau đớn. Nghệ thuât:miêu tả thiên nhiên,.hình ảnh mang tính ước lệ(non xa trăng gần,cát,cồn có thể là hình ảnh thật cũng là hình ảnh mang tính ước lệ gọi sự mênh mông của không gian qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của nàng Kiều). 8 câu giữa:nỗi nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của nàng Kiều(Sự thủy chung/lòng hiếu thảo,đức hi sinh,lòng vị tha của nàng) 4 câu:Nỗi nhớ chàng Kim : sự thủy chung 4 câu:Nỗi nhớ cha me :Lòng hiếu thảo Nghệ thuật:Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm.(Dùng từ ngữ chọn lọc:tưởng,xót:thành ngữ,điển tích... 8 câu cuối:Tâm trạng đau buồn lo âu của nàng thể hiện qua cách nhìn cảnh vật Cặp 1:Sự cô đơn thân phận nổi nênh vô định nơi đất khách quê người Cặp 2:cuộc đời lưu lạc vô vọng của Kiều Cặp 3:Tương lai mờ mịt Cặp 4:Giông bão,tai họa sắp đổ ập xuống đời nàng. Nghệ thuật:Tả cảnh ngụ tình(sử dụng hệ thống từ láy đắc địa,Điệp ngữ buồn trông, cảnh được nhìn từ xa đến gần,màu sắc từ đậm đến nhạt âm thanh từ tĩnh đến động,nỗi buồn từ man mác –lo âu-kinh sợ.) Bài 3:Hoàng Lê nhất thống chí 1.Phân tích hình ảnh Quang Trung (5 đặc điểm).Nghệ thuật miêu tả nhânvật,lối kể chuyện hấp dẫn,giọng điệu hả hê sung sướng)
- 2.Phân tích lời dụ binh (Từ ngữ sắc sảo,giọng điệu đanh thép,hùng hồn thathiết,luận luận chặt chẽ thuyết phục,nhịp điệu trầm bổng,.. 3.Cảm nhận 4 trận đánh (Sông Gián-Hà Hồi-Ngọc Hồi-bờ đê Yên Duyên). Phần Văn học hiện đại (Thơ) Bài 1;Đồng chí 7câu đầu:Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính. -Tình đồng chí được hình thành từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó(Quê hương...sỏi đá) -Tình đồng chí được hình thành từ cơ sở (đồng ngũ,cung chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu.(Tôi với anh...bên đầu)) -Tình đồng chí được hình thành trên cơ sở đồng cảm (nảy nở trong sử chan hòa ,chia sẻ gian lao cũng như niềm vui nỗi buồn (đêm rét...tri kỉ) Tất cả kết tinh thành tình đồng chí. Nghệ thuật:Lời thơ mộc mac,ngôn ngữ giản dị,giong điwiệu tha thiết,hình ảnh thơ sóng đôi,câu thơ “Đồng chí” có cấu trúc đặc biệt tạo ra bản lề của bài thơ và sự hàm súc trong diễn đạt. 10 câu giữa:Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở người lính. -Biểu hiện của tình đồng chí là sự thấu hiểu ,sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau.(Ruộng nương anh...ra lính) -Biểu hiện của tình đồng chí là cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính.(Anh với tôi biết...Áo anh rách vai...chân không giày). -Biểu hiên của tình đồng chí là tình thương thầm lặng mà các anh dành cho nhau (Thương nhau ...bàn tay). -Sức mạnh của tình đồng chí qua cử chỉ (năm lấy bàn tay)người lính như được tiệp thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. Nghệ thuật:Các câu thơ sóng đôi trong từng câu,từng căp đã diễn tả được sự gắn bó chia sẻ,sự giống nhau của mọi cảnh ngộ người lính,khai thác chất liệu hiện thực từ đời sống chiến đấu con nhiều khó khăn,gian khổ qua hình ảnh,ngôn ngữ giản dị mộc mạc,giọng thơ thiết tha trầm lắng. 3 câu cuối: Là bức tranh đẹp về tình đồng chí và là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sỹ. -Thời gian:đêm nay (chỉ là một trong 3000 đêm Điện Biên lịch sử). -Không gian:rừng hoang sương muối. -Tình đồng chí:kề vai sát cánh:đứng cạnh bên nhau.(giúp họ vượt lên cái khắc nghiệt của thời tiết,và mọi gian khổ, thiếu thốn.Tình đồng chí đã sưởi ấm họ giữa cảnh rừng hoang sương muối,người lính trong đêm phục kích còn có người bạn nữa là vầng trăng. -Tư thế: chủ động hiên ngang (chờ giặc tới). Trong đêm phục kích trăng trên cao xuống thấp dần và có lúc nó như treo lơ lửng trên đầu mũi súng- Nhưng nó còn là một hình ảnh thơ độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú sâu xa. + "Súng " biểu tượng cho chiến tranh , cho hiện thực khốc liệt. "Trăng" biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn. + Hai hình ảnh "súng" và "trăng" kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính : chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến- một nền thơ giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn.Cũng thể hiện tâm hồn người lính mang vẻ đẹp lãng mạn cách mạng:Trong lúc cuộc kháng chiến còn đang diễn ra ác liệt tâm hồn người lính đã mơ tới ánh hòa bình...
- Nghệ thuật:Hình ảnh thơ giản dị mộc mạc nhưng giàu tính biểu tượng đặc biệt là hình ảnh Đầu súng trăng treo.bút pháp hiện thưc kết hợp vời bút pháp lãng mạn. Đề :Vẻ đẹp người lính trong bài thơ -Vẻ giản di môc mạc của người lính xuất thân từ nông dân.(áo rách,quần vá,... -Vẻ đẹp của lí tưởng yêu nước(Tự phương trời,thái độ ra đi mặc kệ...) -Vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội bình dị thiêng liêng cao cả.(chia sẻ gian lao ,gắn bó...) Vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm (chờ giăc,)và tâm hồn lãng mạn lạc quan, niềm tin vào chiến thắng(đầu súng trăng treo) Đánh giá nghệ thuật xây dựng hình ảnh người lính:xây dựng qua chi tiết,ngôn ngữ,hình ảnh giản dị,chân thực,cô đọng mà giàu sức biểu cảm,hướng về khai thác đời sống nội tâm.Vẻ đẹp người lính trong bài thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp người lính cụ Hồ. Bài 2:Bài thơ về tiểu đội xe không kính. 1Khæ 1:Khắc họa h×nh ¶nh nh÷ng chiÕc xe kh«ng kÝnh vµ t thÕ ung dung,hiªn ngang cña ngêi chiÕn sÜ l¸i xe. 2.Khổ 2:Tiếp tục thể hiện tư thế bình tĩnh,hiên ngang của của lính khi phải đối mặt với những khó khăn nguy hiểm trên dường ra trận. 3.Khổ 3:Thái độ bất chấp khó khăn nguy hiểm,và sự lạc quan sôi nổi của người lính . 4.Khổ 4:Tiếp tục thể hiện những thử thách mới song người lính vân chấp nhận và dũng cảm ,vui vẻ vượt qua. 5.Khổ 5+6:Tình đồng chí đồng đội bình di thiêng liêng trong khoảnh khắc dừng chân trên đường ra trận. 5 Khổ cuối:Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đề thi:Vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe. *Từ việc khắc họa hình ảnh chiếc xe không kính để làm nổi bật người lính lái xe với các vẻ đẹp sau: -Tư thế hiên ngang ra trận. -Lòng dũng cảm và tinh thần bất chấp khó khăn gian khổ. -Sự trẻ trung,lạc quan, sôi nổi,yêu đời. -Tình đồng chí đồng đội bình dị thiêng liêng cao cả. -Tình yêu nước và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đánh giá nghệ thuât:Với thể thơ 7 chữ 8 chữ tạo cho bài thơ có điệu thơ gần với lời nói tự nhiên sinh động.Hình ảnh thơ giản dị,chân thực được chắt ra từ đời sống hiện thực,giọng điệu ngang tàng,giàu tính khẩu ngữ tự nhiên khỏe khoắn. Bài 3:Đoàn thuyền đánh cá Khổ 1+2:Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá Khổ 1:Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong không gian tráng lệ lúc hoàng hôn. Khổ 2:Người dân chài cất cao tiếng hát ngọi ca sự giàu đẹp của biển khơi và hát bài ca gọi cá vào. Khổ 3+4+5+6:Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển
- -Khổ 3:Tư thế làm chủ cuộc sống mới,làm chủ lao động,làm chủ biển trời của những ngư dân tiến ra khơi xa thả lưới, buông câu đánh cá. -Khổ 4:Sau khi thả lưới buông câu người ngư dân ngắm biển và ca ngợi sự giàu đẹp của biển khơi. -Khổ 5:Người dân chài cất cao tiếng hát gọi cá vào lưới,và thể hiện lòng biết ơn biển. -Khổ 6:Cảnh kéo lưới căng khỏe đẹp với những mẻ cá bội thu. Khổ 7.Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong niềm vui phơi phới với mẻ cá bội thu. ĐỀ :Vẻ đẹp người lao đọng qua Đoàn thuyền đánh cá. *Hoàn cảnh lao động :Biển xa đầy nguy hiêm Vẻ đep:-Tư thế làm chủ - Tình yêu lao đông,say sưa cống hiến - Niềm lạc quan ,yêu đời... Bài 4:Bếp lửa Khổ 1:Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc về bà Khổ 2:Người cháu hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.(Khi chấu lên 4 tuổi) Khỏ 3(Trong tám năm ròng sống với bà) Khổ 4:(Năm giặc đốt làng) Khỏ 5;Từ hình ảnh bếp lửa người cháu cảm nhận về ngọn lửa lòng bà , Khổ 6:Người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà. Khổ 7.Giờ cháu đã đi xa nhưng vẫn không nguôi nhớ về bà. Nghệ thuật:(Ghi nhớ SGK) Đề:Hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa -Bà như bao người phụ nữ Việt Nam lam lũ tảo tần khuya sớm. -Bà giàu nghị lực ,giàu niềm tin vào Cách mạng. -Bà giàu tình yêu thương con cháu . -Bà còn là người nhóm lửa,giữu lửa và truyền lửa. Bài 5:Ánh trăng(Nguyễn Duy) Ba khổ đầu:Kí ức của nhà thơ về vầng trăng trong quá khứ. Khổ 1:Là dòng hoài niệm thiết tha của nhà thơ với vầng trăng trong quá khứ(hồi nhỏ và hồi chiến tranh) Khổ 2:Tiếp tục làm rõ hơn cuộc sống và mối quan hệ giwua con người và vầng trăng. Khổ 3:Tình cảm và mối quan hệ giữa con người và vầng trăng hồi con người trở về thành phố. Ba khổ sau:Suy ngẫm của nhà thơ về vầng trăng trong hiện tại Khổ 4:Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong một tình huống đặc biệt khi con ngườisống ở thành phố hoa lệ. Khổ 5:Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm của tuổi thơ và những năm tháng gian lao trong quá khứ. Khổ 6:Trước vẻ đẹp viên mãn của vầng trăng (tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ nghĩa tình) con người đã nhận ra sự vô tình của mình và đã rưng rưng sám hối. Nghệ thuât;Ghi nhớ SGK. Bài 5:Mùa xuân nho nhỏ Khổ 1:Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên,đất trời. Khổ 2+3:Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước của Cách mạng. -Khổ 2: mùa xuân của đất nước đầy sinh lực và mới mẻ tinh khôi. -Khổ 3:sức sống mùa xuân trong khí thế đi lên của đất nước. Khổ 4+5 Những suy ngẫm và tâm niêm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước. -Khổ 4+5:Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước,cống hiến phần tốt đẹp –dù nhỏ bé của mình cho cuôc đời chung cho đất nước. Khổ 6:Là lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. NGhệ thuât:Ghi nhớ SGK.