Đề cương ôn tập môn Sinh học 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Diễn

doc 44 trang Hoàng Sơn 18/04/2025 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh học 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Diễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_9_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Sinh học 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Diễn

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN DEN A. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM : + Di truyền: hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. + Biến dị: hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. + Di truyền và biến dị là 2 hiện tượng có biểu hiện mâu thuẫn nhau nhưng là 2 hiện tượng song song gắn liền với sinh sản. + Di truyền học: ngành sinh học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị . II. MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU CỦA DI TRUYỀN HỌC 1. Thuật ngữ + Tính trạng: Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể . + Cặp tính trạng tương phản:2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1 loại tính trạng. + Nhân tố di truyền ( gen) quy định các tính trạng của sinh vật. + Giống hay dòng thuần chủng : Là giống có đặc điểm di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước + Tự thụ hay tự phối: Lai các tế bào có nguồn gốc từ 1 cá thể( KG giống nhau) + Kiểu gen : Tập hợp toàn bộ các gen của cá thể. (Thực tế: khi nói đến KG người ta chỉ xét đến 1 hoặc 1 vài cặp gen liên quan đến tính trạng nghiên cứu). + Kiểu hình : Là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. (Thực tế: khi nói đến KH người ta chỉ xét đến 1 hoặc 1 vài tính trạng đang nghiên cứu). + Thể đồng hợp: Là kiểu gen mà mỗi cặp gen đều gồm 2 gen giống nhau. VD : AA, aa, bb, CC, AABB, bbcc, .... + Thể dị hợp: Là kiểu gen có ít nhất có 1 cặp gen gồm 2 gen khác nhau. Ví dụ Aa, Bb, Cc, AaBB, AaBb. + Giao tử thuần khiết: giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền tương ứng và chỉ một mà thụi. 2. Ký hiệu:( SGK) II. MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC 1. Cống hiến của Men Đen: - Đưa ra 2 quy luật di truyền:+ Quy luật phân li và Quy luật phân li độc lập - Đưa ra phương pháp di truyền độc đáo là phương pháp phân tích các thế hệ lai. 2. Nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai: B1: Cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ để tạo dòng thuần B2: Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc một số cặp tính trạng tương phản thuần chủng, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ . B3: Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng . 2. Đối tượng nghiên cứu của Men đen : 1
  2. - Tiến hành trên nhiều loại đối tượng nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là trên đậu hà lan . - Lý do Men đen chọn đậu hà lan: có nhiều ưu điểm: + Đậu hà lan là loài cây ngắn ngày, dễ trồng + Tự thụ khá nghiêm ngặt để tạo dòng thuần + Có hoa lưỡng tính + Các cặp tính trạng tương phản rõ ràng. III. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN 1. Thí nghiệm lai 1 cặp : a. Thí nghiệm - Lai 2 giống đậu hà lan thuần chủng khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản được thế hệ lai thứ nhất (F1). Cho F1 tự thụ phấn để được thế hệ thứ 2( F2) . Kết quả như sau : P F1 F2 Tỉ lệ KH ở F2 Hoa đỏ x hoa trắng Hoa đỏ 100% 705đổ : 224 trắng 3 :1 Thân cao x thân thấp Thân cao 100% 847 cao : 227 thấp 3 : 1 Hạt vàng x hạt lục Hạt vàng 100% 428 vàng : 152 lục 3 : 1 - Men đen gọi tính trạng xuất hiện ở F 1 là tính trạng trội, tính trạng đến F 2 mới xuất hiện là tính trạng lặn. Kết luận: Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F 1 đồng tính về tính trạng của bố hay mẹ( tính trạng trội) còn F 2 có sự phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn b. Men đen Giải thích thí nghiệm : Men đen giải thích DTH hiện đại giải thích - Men đen cho rằng mỗi tính trạng trên cơ thể do Xác nhận NTDT là gen 1 cặp nhân tố di truyền quy định. Các tính trạng không hòa lẫn vào nhau trong quá trình di truyền - Trong tế bào sinh dưỡng nhân tố di truyền tồn tại Xác nhận gen nằm trên NST, NST tồn thành từng cặp. tại thành từng cặp trong tế bào sinh dưỡng => Gen tồn tại thành từng cặp tương ứng - NTDT phân li trong quá trình phát sinh giao tử NST có sự phân li dẫn đến sự phân li và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh. của các gen trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh. - Ông dùng chữ cái in hoa để kí hiệu cho các nhân tố di truyền: + In hoa là NTDT trội quy định tính trạng trội +In thường để kí hiệu nhân tố di truyền lặn quy định tính trạng lặn. * Quy ước: A: Quy định thân cao, a: Quy định thân thấp P: Thân cao ( thuần chủng) x thân thấp ( thuần chủng) AA aa GP : A a F1 : Aa 100 % thân cao F1 x F1 : thân cao x thân cao 2
  3. A a Aa GF1: A,a a,a F2 : 1 AA : 2 Aa : aa kiểu hình: 3 thân cao: 1 thân thấp (3 trội : 1 lặn ) c.Ông đã phát minh ra quy luật phân li : Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P d. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật là : + Các cá thể bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai . + Tính trạng phải trội hoàn toàn + Số lượng cá thể lai phải đủ lớn + Mỗi gen quy định 1tính trạng e. Phép lai phân tích : - Định nghĩa : + Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp tử còn nếu kết quả phép lai phân tính thì cá thể mang tính trạng lặn có kiểu gen là dị hợp tử . Thí dụ : Ở đậu hà lan A hoa đỏ, a hoa trắng P : AA( hoa đỏ ) x aa( hoa trắng ) F1 : Aa (100% hoa trắng ) Vậy cá thể đem lai là đồng hợp tử trội P : Aa ( hoa đỏ ) x ( hoa trắng ) aa F1 : 1Aa : 1 aa (F1 phân tính 1 đỏ: 1 trắng). Vậy cá thể đem lai là dị hợp tử trội. - ý nghĩa của phép lai phân tích + giúp ta xác định cơ thể có kiểu hình trội là thuần chủng hay không thuần chủng + Khi chọn giống cần chọn những thể đồng hợp để tránh sự phân li tính trạng. f. Ý nghĩa của việc xác định tính trội lặn: - Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở sinh vật, trong đó tính trội thường là có lợi + Đa số các gen trội là gen tốt, các tính trạng lặn là xấu. Trong chọn giống cần phát hiện tính trạng trội và tập trung tính trạng đó vào 1 kiểu gen để tạo giống có giá trị kinh tế cao . + Sự phân li các tính trạng làm xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng đến năng xuất, phẩm chất của vật nuôi và cây trồng nên để tránh sự phân li thì cần con giống phải thuần chủng. + Trong thực tiễn người ta thường không dùng cơ thể lai F1 để làm giống vì F1 là cơ thể lai có nhiều cặp gen dị hợp nên khi đem lai có sự phân li hình thành tính trạng lặn(o) có lợi 2. PHÉP LAI 2 CẶP TÍNH TRẠNG : a. Thí nghiệm của Men đen Men đen cho lai 2 thứ đậu hà lan khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản : hạt vàng trơn và hạt xanh nhăn . Thu F1 100% hạt vàng trơn . Ông cho F1 tự thụ phấn được F2 có tỉ lệ: 9 vàng trơn, 3 vàng nhăn, 3 xanh trơn, 1 xanh nhăn. Tiến hành trên nhiều thí nghiệm khác còng thu kết quả tương tự tỉ lệ phân tính 9:3:3:1 ở F2 từ đó ông đưa kết luận: Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau thì F2 có tỉ lệ Kh bằng tích tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành nó. b. Giải thích thí nghiệm :Theo Men đen: - Mỗi gen quy định một tính trạng: Quy ước: Gen A: Hạt vàng, a: hạt xanh, B: Hạt trơn, b: hạt nhăn 3
  4. - NTDT tồn tại thành từng cặp trong tế bào sinh dưỡng. Do đó P: hạt vàng trơn: AABB, xanh nhăn: aabb - Các cặp NTDT đã phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh sơ đồ lai P : AA BB x aabb hạt vàng, trơn hạt xanh, nhăn GP: AB ab F1 AaBb (100% hạt vàng trơn) Các gen trong cơ thể F1 phân li ngẫu nhiên( phân li độc lập ) trong giảm phân tạo ra 4 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau. F1 x F1 : AaBb x AaBb Vàng trơn vàng trơn GF1 AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab Khi thụ tinh sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử ( tổ hợp tự do ) taọ ra 4 x 4 = 16 tổ hợp ở F2 G AB Ab aB ab AB AABB AAbb AaBB Aabb Ab AABb AAbb AaBb Aabb a B AaBB AaBb aaBB aaBb a b AaBb Aabb aaBb aabb Tỉ lệ KG: 1 AABB: 1 AAbb:1 aaBB:1 aabb 2 AABb:2 AaBB: 2 Aabb:2 aaBb 4 AaBb Tỉ lệ KH: 9A-B-: 3A-bb: 3aaB-: 1aabb 9 Vàng trơn: 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn: 1 xanh nhăn c. Nội dung quy luật : Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử . d. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập: Giải thích một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp e. Điều kiện nghiệm đúng cuả định luật : + Cặp bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai . + Tính trạng trội phải hoàn toàn. + Số cá thể thu được ở đời con lai phải đủ lớn + Mỗi gen quy định 1 tính trạng + Các cặp gen quy định các tính trạng phải phân li độc lập ( tức là phải nằm trên các cặp NST khác nhau) . f. BIẾN DỊ TỔ HỢP a. Khái niệm: Là loại biến dị xuất hiện do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của thế hệ bố mẹ thông qua sinh sản hữu tính . Biểu hiện: là sự tổ hợp lại những tính trạng vón có của bố mẹ làm xuát hiện những tính trạng mới. b. Cơ chế của biến dị này : + Cơ chế: - Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân và thụ tinh. 4
  5. - Do sự trao đổi chéo của các croomatit khác nguồn trong các cặp NST kép đồng dạng khi chúng tiếp hợp trong giảm phân, qua thụ tinh sẽ làm xuất hiện tổ hợp gen mới c. Ý nghĩa: - Là nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hóa - Trong chọn giống chủ động chọn cặp bố mẹ đem lai để tạo ra các tổ hợp tình trạng mong muốn B. CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Giống và khác nhau cơ bản của 2 quy luật di truyền của Men đen * Giống nhau : + Sự di truyền các tính trạng đều dựa vào cơ chế phân li của các cặp gen trong giảm phân và tổ hợp lại trong thụ tinh tạo hợp tử . * Khác nhau Định luật phân li ( Lai 1 cặp ) Định luật phân li độc lập ( lai 2 cặp ) Phản ánh sự di truyền 1 cặp tính trạng Phản ánh sự di truyền 2 cặp tính trạng F1 dị hợp 1 cặp gen tạo ra 2 loại giao tử F1 dị hợp 2 cặp gen tạo ra 4 loại giao tử F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 1 F2 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9 : 3 :3 : 1 F2 có 4 tổ hợp và 3 kiểu gen F2 có 16 tổ hợp và 9 kiểu gen F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp F2 xuất hiện biến dị tổ hợp 2. Biến dị tổ hợp xuất hiện nhiều ở hình thức sinh sản hữu tính vì : Đây là hình thức sinh sản phải dựa vào 2 quá trình giảm phân và thụ tinh.Trong giảm phân sự phân li các cặp gen tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau và các loại giao tử mang gen khác nhau. Trong thụ tinh có sự tổ hợp lại các giao tử làm xuất hiện nhiều loại hợp tử khác nhau do đó tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. Trong sinh sản vô tính không có hiện tượng trên nên ít tạo ra biến dị tổ hợp . C. BÀI TẬP I- Lai mét cÆp tÝnh tr¹ng 1. Dạng 1: Xác định loại giao tử, số kiểu gen, kiểu hình khi lai 1 cặp tính trạng Kiểu gen Số giao tử, loại giao tử Kiểu hình AA 1 loại : A Trội aa 1oại : a Lặn Aa 2 loại: 1A, 1 a Trội Lai các cơ thể P được F1 có KG, KH như sau: Số tổ hợp giao tử P KG của F1 KH của F1 AA x AA 1 x 1 = 1 AA 100% Trội AA x aa 1 x 1 = 1 Aa 100% Trội aa x aa 1 x 1 = 1 aa 100% lặn AA x Aa 1 x 2 = 2 1AA :1 Aa 100% Trội Aa x aa 2 x 1 = 2 1Aa :1aa 1 Trội : 1 Lặn Aa x Aa 2 x 2 = 2 1AA :2Aa:1aa 3 Trội : 1 Lặn Dạng 2: Lai thuận 5
  6. Biết kiểu gen, kiểu hình của P, yêu cầu xác định kiểu gen kiểu hình F1, F2 Cách giải: - B1: Quy ước gen - B2: Xác định KG,KH của P. - B3: Viết sơ đồ lai - B4: Xác định KG, KH của F1, F2 Vd: ở Đậu Hà lan tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng . Cho cây có hoa đỏ thuần chủng thụ phấn với cây có hoa trắng thuần chủng. a. Xác định kết quả thu được ở F1, F2. b. Nếu cho cây F1, F2 có hoa đỏ nói trên lai với nhau thì kết quả sẽ như thế nào? Giải Theo bài ra: Ta quy ước: Gen A: Quy định tính trạng hoa đỏ Gen a: Quy định tính trạng hoa trắng a.Xác định kết quả F1, F2: Cây P có hoa đỏ thuần chủng mang KG: AA. Cây P có hoa trắng thuần chủng mang KG: aa. Ta có sơ đồ lai: P : AA( Hoa đỏ ) x aa( hoa trắng) GP : A a F1 : Aa KH : 100% hoa đỏ F1 : Aa ( hoa đỏ ) x Aa( hoa trắng) GF1 : A,a A,a F2 : 1:AA: 2 Aa: 1aa KH : 3: hoa đỏ: 1 hoa trắng b. Nếu lai những cơ thể F1 và F2 có hoa đỏ với nhau: Cây hoa đỏ ở F1 có KG: Aa ; Cây hoa đỏ ở F2 có các KG: AA, Aa Có hai phép lai xảy ra: 1. P: AA x Aa và P: Aa x Aa - Phép lai 1: P : AA( Hoa đỏ ) x Aa( hoa trắng) GP : A A, a F1 : 1:AA: 1Aa KH : 100% hoa đỏ - Phép lai 2: P : Aa( Hoa đỏ ) x Aa( hoa đỏ) GP : A,a A,a F1 : 1:AA: 2 Aa: 1aa KH : 3: hoa đỏ: 1 hoa trắng Lưu ý:* Nếu bài chưa cho KG của P thì dựa vào KH của P mà xác định được KG. Vd:- Nếu bài cho P thuần chủng trội thì phải xác định được P có KG là AA - Nếu bài cho P thuần chủng lặn thì phải xác định được P có KG là aa. - Nếu bài không cho P có thuần chủng hay không thì phải liệt kê được: + P mang tính trạng trội có một trong các KG là :AA hoặc Aa + P mang tính trạng lặn có KG : aa 6
  7. * Nếu bài cho P có hiện tượng trội không hoàn toàn thì giải bài tập như trội hoàn toàn nhưng kết quả khác( đã thống kê trong bảng 1 ) BÀI TẬP ÁP DỤNG: Bài 1: Ở lúa tính trạng cây thấp trội hoàn toàn so với tính trạng cây cao . Cho cây có thân thấp thuần chủng thụ phấn với cây có thân cao thuần chủng. a. Xác định kết quả thu được ở F1, F2. b. Nếu cho cây F1, F2 có cây thân cao nói trên lai với nhau thì kết quả sẽ như thế nào? Bài 2: Ở cà chua tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng . Cho cây có quả đỏ thuần chủng thụ phấn với cây có quả vàng thuần chủng. a. Xác định kết quả thu được ở F1, F2. b. Hãy xác định KG, KH của con lai trong các trường hợp sau: - Trường hợp 1: P: Quả đỏ x Quả đỏ - Trường hợp 3: P: Quả vàng x Quả vàng - Trường hợp 2: P: Quả đỏ x Quả vàng Bài 3: Cho biết ở Ruồi giấm gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST thường, và mắt đỏ là trội hoàn toàn so với mắt đen. Khi cho giao phối gữa 2 ruồi P mắt đỏ với nhau thu được các con lai F1: a. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai. b. Lai phân tích F1 kết quả sẽ như thế nào? viết sơ đồ minh hoạ. c. Tiếp tục cho các con lai F1 giao phối P mắt đen . Hãy xác định các trường hợp xảy ra, viết sơ đồ lai minh hoạ. Bài 4: Cho biết ở dâu tây tính trạng quả đỏ trội không hoàn toàn so với tính trạng quả trắng, quả hồng là tính trạng trung gian. a. Khi cho giao phấn giữa hai cây có quả màu đỏ với quả màu trắng được F1. Xác định KG, KH cuả F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn được F2, Viết sơ đồ lai và xác định KG,KH của F2. b. Viết sơ đồ lai trong các trường hợp sau: - P:Cây có quả đỏ x Cây có quả đỏ - P:Cây có quả hồng x Cây có quả hồng - P:Cây có quả đỏ x Cây có quả trắng - P:Cây có quả trắng x Cây có quả trắng - P:Cây có quả đỏ x Cây có quả hồng Bài 5: Biết ở bí tính trạng quả tròn trội không hoàn toàn so với tính trạng quả dài, quả bầu dục là tính trạng trung gian. a. Khi cho giao phấn giữa hai cây có quả tròn với quả dài được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn được F2, Viết sơ đồ lai và xác định KG,KH của F1, F2. b. Lai phân tích cây F1 và những cây có quả bầu dục ở F 2 thì kết quả sẽ như thế nào? Viết sơ đồ minh hoạ. định. 2. Dạng 3: Lai nghịch Biết KG,KH F1,F2, yêu cầu xác định kiểu gen kiểu hình F1, F2 Cách giải: 7
  8. - B1: Từ kết quả, KH F 1, F2 xác định được quy luật, định luật di truyền tác động đến kết quả. - B2: Từ quy luật, định luật di truyền, xác định được tính trội, lặn, hiện tượng di truyền của các cặp tính trạng. - B3: Quy ước gen, xác định được KG, KH của P. - B4: Viết sơ đồ lai. Lưu ý: Giải bài tập dạng nghịch khi đã biết KG, KH của F1, F2, HS cần lưu ý :  Nếu bài chưa cho KG của F thì dựa vào KH của F mà xác định được phép lai tuân theo quy luật di truyền nào : Vd: - Tỉ lệ KH F 2là : 3 :1 thì đây là tỉ lệ của ĐLphân tính => F 1 Dị hợp tử , P thuần chủng khác nhau một cặp tính trạng tương phản - Tỉ lệ KH F là 100% trội : thì đây là tỉ lệ của ĐL đồng tính => P thuần chủng khác nhau một cặp tính trạng tương phản.  Nếu kết quả của bài không giống tỉ lệ của định luật nào thì ta giải theo cách xác định giao tử sinh ra của P : Vd *Nếu F2 sinh ra 4 tổ hợp ta xác định : 4 tổ hợp ở con = 2 loại giao tử của bố x 2loại giao tử của mẹ. Do đó cả bố, mẹ đều sinh ra 2 loại giao tử. Vậy cả bố ,mẹ đều dị hợp tử về một cặp gen. * Nếu F2 sinh ra 2 tổ hợp ta xác định : 2 tổ hợp ở con = 2 loại giao tử của bố ( hoặc mẹ) x 1giao tử của mẹ ( hoặc bố ). Do đó bố hoặc mẹ sinh ra 2 loại giao tử nên dị hợp tử về một cặp gen, còn cơ thể kia sinh ra 1 loại giao tử -Nếu tỉ lệ KH là 100% thì cơ thể kia có KG AA -Nếu tỉ lệ KH là 1: 1 thì cơ thể kia có KG aa  Nếu bài cho có hiện tượng trội không hoàn toàn thì giải bài tập như trội hoàn toàn nhưng kết quả khác( đã thống kê trong bảng 1 ) Ví dụ: Ở chuột, gen quy định hình dạng lông nằm trên NST thường. Cho giao phối giữa hai chuột P với nhau thu được F1 ở nhiều lứa đẻ là 75 chuột lông xù: 25 chuột lông thẳng. . Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai Giải Chuột lông xù 75 = = Xét kết quả ở F1 cóChu : ột lông thẳng 25 3 lông xù: 1 lông thẳng F1 có tỷ lệ của ĐL phân tính. Suy ra lông xù trội hoàn toàn so với lông thẳng Quy ước gen A quy định tính trạng lông xù, Gen a quy định tính trạng lông thẳng. Theo bài ra: F1 có tỷ lệ 3: 1 suy ra P mang kiểu gen dị hợp Aa( lông xù ) Ta có sơ đồ lai: P : Aa( lông xù ) x Aa (lông xù ) GP : A,a A,a F1 : 1:AA: 2 Aa: 1aa 8
  9. KH : 3: Lông xù: 1 Lông thẳng BÀI TẬP ÁP DỤNG : Bài 6, Bài 12:( SGK) Bài 7: Ở một dạng bí, cặp tính trạng về hình dạng quả biểu hiện bằng hai kiểu hình là quả tròn và quả dài. Có 3 nhóm HS tiến hành thí nghiệm a. Nhóm 1: Thực hiện giao phấn 2 cây bí với nhau, thu được F 1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 thụ phấn được F2 xuất hiện 452 cây cho quả tròn và 151cây cho quả dài. b. Nhóm 1:Cho cây có quả tròn lai với nhau, được F1 có tất cả 620 cây đều có quả tròn c. Nhóm 3: Do sơ xuất trong lúc thống kê số liệu, người ta chỉ còn nhớ KG của cây bố là dị hợp tử và KH ở con là một nửa số cây có quả tròn và một nửa số cây có quả dài. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai ở 3 nhóm TN trên. Bài 8: Khi nghiên cứu một giống thực vật, thấy cặp tính trạng màu quả biểu hịên thành hai KH khác nhau và do 1 cặp gen quy định. Khi cho giao phấn giữa hai cây với nhau, người ta thu được ở F1 : 120 cây có quả đỏ: 238 cây có quả hồng : 121 cây có quả xanh. a. Nhận xét đặc điểm di truyền của tính trạng màu quả nói trên. b. Giải thích tính chất của tỉ lệ trên và viết sơ đồ lai. c. Nếu cho những cây F1 thu được tự thụ phấn thì kết quả ở F2 sẽ như thế nào? Bài 9: Trên cơ thể ruồi giấm, gen D quy định đốt thân dài trội hoàn toàn so với d quy định đốt thân ngắn. Cho một cặp ruồi giấm giao phối với nhau thu được F1 có 50 % có đốt thân dài: 50 % đốt thân ngắn. a. Lập sơ đồ lai b. Nếu cho F1 tiếp tục giao phối hãy xác định có bao nhiêu kiểu giao phối có thể có và tỷ lệ của mỗi kiểu giao phối đó trên tổng số các phép lai là bao nhiêu phần trăm? c. Lập sơ đồ lai và xác định tỷ lệ KG, KH của mỗi kiểu giao phối. Bài 10: Khi cho giao phấn giữa hai cây có hoa đỏ( là tính trạng trội) với cây hoa trắng ( là tính trạng lặn ) thu được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F 1 tự thụ phấn được F 2 có 180 cây hoa đỏ: 360 cây hoa hồng và 180 cây hoa trắng. a. Hãy giải thích đặc điểm di truyền của tính trạng và lập sơ đồ lai. c. Muốn F1 có 50% số cây có hoa hồng và 50 % số cây có hoa trắng thì phải chọn bố mẹ như thế nào?. Lập sơ đồ lai? II/ LAI 2 CẶP TÍNH TRẠNG: Lai hai cơ thể P với nhau ta có một số phép lai sau cơ bản ( Bảng 2 ) P KG của F1 KH của F1 AABB x AABB AABB 100% Trội AAbbx aaBB AaBb 100% Trội AABB x aabb AaBb 100% Trội 9A-B- : AaBb x AaBb 3A-bb: 3aaB-: 9:3:3:1 1 aabb aabb x aabb aabb 100% lặn Dạng 3: Lai thuận : Biết KG,KH của P Yêu cầu xác định KG, KH của con lai. Cách giải: - B1: Quy ước gen 9
  10. - B2: Xác định KG,KH của P. - B3: Viết sơ đồ lai - B4: Xác định KG, KH của F1, F2 VD: Cho biết ở Đậu Hà lan, các gen phân li độc lập. Hãy lập sơ đồ lai để xác định KG,KH của con lai khi cho lai ở mỗi cặp P như sau: a. P: Thân cao, hạt xanh x Thân thấp, hạt vàng b.P: Thân cao, hạt vàng thuần chủng x thân thấp hạt xanh. Biết thân cao, hạt vàng là các tính trạng trội trội hoàn toàn so với thân thấp, hạt xanh. Giải Theo bài ra: Ta quy ước: Gen A: Quy định tính trạng thân cao, gen a: Quy định tính trạng thân thấp. Gen B :Quy định tính trạng hạt vàng, gen b Quy định tính trạng hạt xanh Cây thân cao , hạt vàng có các KG: AAbb hoặc Aabb Cây thân thấp , hạt vàng có KG: aaBB hoặc aaBb. Cây thân cao , hạt vàng thuần chủng có KG: AABB Cây thân thấp, hạt xanh thuần chủng có KG: aabb a. Khi cho lai P: Thân cao hạt xanh x thân thấp hạt vàng Ta có 4 phép lai: 1. P: AAbb x aaBB 2. P: AAbb x aaBb 3. P: Aabb x aaBB 4. P: Aabb x aaBb - Phép lai 4: P: Aabb x aaBb ( Thân cao, hạt xanh ) ( Thân thấp, hạt vàng ) GP: Ab,ab aB, ab F1: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb KH: 1 Thân cao, hạt vàng: 1 thân cao, hạt xanh: 1 thân thấp hạt vàng: 1 thân thấp hạt xanh. b. Lai P: thâp cao, hạt vàng thuần chủng x thân thấp hạt vàng thuần chủng ta có sơ đồ lai: P: AABB x aabb ( Thân cao, hạt vàng ) ( Thân thấp, hạt xanh) GP: AB ab F1: AaBb KH: 100% thân cao, hạt vàng Lưu ý: Giải bài tập dạng 3: Nếu bài yêu cầu xác định và liệt kê số KG, KH có thể có khi tổ hợp các tính trạng, thì chúng ta giải bằng cách xét riêng từng cặp tính trạng, sau đó tổ hợp lại ( dùng phép nhân toán học giữa các đa thức có nhiều nhân tử) VD: Đậu HL có hai cặp tính trạng: Màu hạt và hình dạng hạt. Về KH:Xét riêng cặp tính trạng về màu hạtcó 2 KH là Hạt vàng và hạt xanh. Xét riêng cặp tính trạng về hd hạt có 2 KH là Hạt trơn và hạt nhăn Tổ hợp lại hai cặp tính trạng trên suy ra có tất cả: 4 KH = 2x2= ( Hạt vàng, hạt xanh) x (hạt trơn, hạt nhăn )= 4 Kiểu tổ hợp : 10