Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_8.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 8
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 8 CHỦ ĐỀ TUẦN HOÀN Câu 1: Phân tích những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi loại mạch máu? Trả lời : Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của các loại mạch máu: a. Động mạch: lũng hẹp hơn tĩnh mạch, có thành dày nhất trong 3 loại mạch gồm 3 lớp (mô liên kết, cơ trơn, biểu bỡ), cú khả năng đàn hồi => phù hợp với chức năng nhận một lượng lớn máu từ tâm thất với vận tốc nhanh, áp lực lớn. b. Tĩnh mạch: có thành mỏng hơn ít đàn hồi hơn động mạch, có lũng rộng => phù hợp với chức năng nhận máu từ các cơ quan và vận chuyển về tim với vận tốc chậm, áp lực nhỏ; có các van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực. c. Mao mạch: có thành rất mỏng, phân nhánh nhiều. Cấu tạo chỉ gồm 1 lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng vận chuyển máu chậm để thực hiện sự trao đổi chất giữa máu và tế bào. * Các đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của động mạch: - Động mạch có chức năng mang máu từ tim đến các cơ quan, để phù hợp với chức năng này, thành cơ của động mạch dày và có nhiều sợi đàn hồi, có ý nghĩa: - Tạo lực co khá mạnh để hỗ trợ lực đẩy của tim đưa máu tuần hoàn. - Các sợi đàn hồi còn giúp động mạch co dãn ra để dễ dàng khi nhận máu từ tim. * Các đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tĩnh mạch: - Tĩnh mạch dẫn máu từ các cơ quan về tim, với hướng máu chuyển từ mạch nhỏ vào mạch lớn nên thành tĩnh mạch không có sợi đàn hồi. * Các đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mao mạch: - Mao mạch là nơi xảy ra trao đổi chất giữa máu và tế bào, có những đặc điểm cấu tạo phù hợp như: - Thành rất mỏng, chỉ có một lớp tế bào để giúp thuận lợi cho việc khuếch tán chất và khí. - Đường kính của mao mạch rất nhỏ làm máu di chuyển trong nó rất chậm, giúp máu và tế bào có đủ thời gian để trao đổi hết các chất và khí. Câu 2 : a) Em hãy nêu cấu tạo và chức năng sinh lý các thành phần của máu ? b) Sự khác nhau về trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ và trao đổi khí ở vòng tuần hoàn lớn? c) Giải thích vì sao Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi?
- Trả lời: a) Cấu tạo và chức năng sinh lí của các thành phần máu : 1. Hồng cầu: - Cấu tạo: Là những tế bào màu đỏ không có nhân, hình đĩa lõm hai mặt - Chức năng sinh lý: + Vận chuyển các chất khí : Vận chuyển O2 từ phổi đến các mô và CO2 từ các mô đến phổi để thải ra ngoài(do Hb đảm nhiệm). + Tham gia vào hệ đệm protein để điều hòa độ pH của máu 2. Bạch cầu: - Cấu tạo: + Tế bào bạch cầu có hình dạng và kích thước khác nhau, chia làm 2 nhóm Bạch cầu đơn nhân và Bạch cầu đa nhân. + Bạch cầu có số lượng ít hơn hồng cầu. - Chức năng sinh lý: + Thực bào là ăn các chất lạ hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. + Đáp ứng miễn dịch: Là khả năng sinh ra các kháng thể tương ứng đặc hiệu với kháng nguyên để bảo vệ cơ thể. + Tạo Interferon được sản sinh ra khi có có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, Interferon sẽ ức chế sự nhân lên của virut, hạn chế TB ung thư. 3. Tiểu cầu: - Cấu tạo: Kích thước nhỏ, hình dạng không ổn định, không nhân, không có khả năng phân chia. - Chức năng sinh lý: + Tham gia vào quá trình đông máu: Bằng cách giải phóng ra chất tham gia vào quá trình đông máu. + Làm co các mạch máu + Làm co cục máu. 4. Huyết tương: - Cấu tạo: Là một dịch thể lỏng, trong, màu vàng nhạt, vị hơi mặn, 90% là nước, 10% là vật chất khô, chứa các hưu cơ và vô cơ ngoài ra còn có các loại enzim, hoocmon, vitamin - Chức năng sinh lý: + Là môi trường diễn ra các hoạt động sinh lý của cơ thể + Cung cấp vật chất cho tế bào cơ thể b)Sự khác nhau giữa trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn:
- - Trao đổi khí ở vòng tuân hoàn nhỏ: Trao đổi khi ở phổi lấy O 2 và thải CO 2 ra ngoài - Trao đổi khí ở vòng tuần hoàn lớn: Trao đổi khi ở mô tế bào máu vận chuyển O 2 đến cung cấp cho mô tế bào đồng thời nhận CO2 thải ra ngoài ở phổi. c) Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi là vì: Vì thời gian làm việc “Tim đập” và thời gian nghỉ ngơi là bằng nhau: + Thời gian nghỉ ngơi 0,4s: pha giãn chung 0,4s + Thời gian làm việc 0,4s bằng pha nhĩ co(0,1s) cộng pha thất co (0,3s) Câu 3 : Cấu trúc nào của tim, mạch đảm bảo máu chỉ vận chuyển một chiều trong hệ tuần hoàn ? Trình bày vai trò của các cấu trúc đó. Trả lời: Tim có cấu tạo gồm 4 ngăn, giữa các ngăn có các van tim đảm bảo cho máu không chảy ngược trở lại. Mặt khác giữa tâm thất và động mạch có van tổ chim. Tĩnh mạch có van một chiều, do sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra, do sự co các cơ quanh thành tĩnh mạch. Câu 4: Hãy trình bày cấu tạo của tim phù hợp với chức năng? Trả lời: - Cấu tạo tim phù hợp với chức năng co bóp tống máu đi, nhận máu về. + Tim là một khối cơ rỗng cấu tạo từ mô cơ tim. + Tim gồm 4 ngăn, hai tâm nhĩ ở trên, hai tâm thất ở dưới. Tâm nhĩ và tâm thất thông với nhau nhờ các van tim (van tim chỉ cho máu di chuyển một chiều). Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ. + Tâm thất thông với động mạch, tâm nhĩ thông với tĩnh mạch. + Trong khoang tim có hạch thần kinh tự động. - Tim co bóp đẩy máu gián đoạn nhưng máu chảy thành dòng trong mạch là do. + Thành mạch có tính đàn hồi khi tim co Lượng máu tống vào động mạch dãn thành mạch. + Khi tim dãn, thành động mạch co lại một cách thụ động làm máu vận chuyển tiếp. + Có van đóng mở một chiều. Câu 5: a.Huyết áp là gì ? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ? b. trong hệ mạch huyết áp ở đâu là thấp nhất? Cao nhất ? Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại được chảy liên tục trong hệ mạch ? Trả lời :
- a. Huyết áp là áp lực của dòng máu tác dụng lên thành mạch khi di chuyển Nguyên nhân là thay đổi huyết áp : -Nguyên nhân do tim : Tim co bóp mạnh thì huyết áp tăng và ngược lại - Tim co bóp mạnh là nhiều nguyên nhân như sau : Lao động, TDTT, cảm xúc mạnh, nồng độ 1 số hoà nhất trong máu như - Nguyên nhân tăng do máu : a. Huyết áp cao nhất động mạch chủ b. Huyểt áp thấp nhất tĩnh mạch chủ Vì dòng máu khi chảy từ động mạch chủ sang mao mạch tĩnh mạch chủ có huyết áp giảm dần, động mạch chủ có huyết áp cao nhất và tĩnh mạch chủ có huyết áp thấp nhất. Sự chênh lệch và huyết áp làm cho máu vẫn chảy khi tim nghỉ. Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 87,5ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kì co, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co thất. Hỏi: a) Số lần mạch đập trong một phút. b) Thời gian hoạt động của chu kì tim. c) Thời gian của mỗi pha: Co tâm nhĩ, co tâm thất và dãn chung. II.Bài tập: Bài 1: a. Ở người có mấy nhóm máu? Nêu đặc điểm của từng nhóm máu? b. Người chồng có nhóm máu O, người vợ có nhóm máu B. Huyết thanh của một bệnh nhân làm ngưng kết máu của người chồng mà không làm ngưng kết máu của người vợ. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích? Hướng dẫn: Ở người có 4 nhóm máu A, B, AB, O Nhóm máu A: Hồng cầu có kháng nguyên A, huyết tương có kháng thể Nhóm máu B: Hồng cầu có kháng nguyên B, huyết tương có kháng thể Nhóm máu AB: Hồng cầu có cả kháng nguyên A và B, huyết tương không có cả lẫn
- Nhóm máu O: Hồng cầu không có cả kháng nguyên A và B, huyết tương có cả lẫn - Trong đó là kháng thể tương ứng của kháng nguyên A, là kháng thể tương ứng của kháng nguyên B - Nguyên tắc khi truyền máu là “không cho kháng nguyên kháng thể tương ứng gặp nhau”. - Ta có sơ đồ nguyên tắc truyền máu như sau: A A O O AB AB B B Theo sơ đồ nguyên tắc truyền máu và bài ra rừ ràng người bệnh có nhóm máu B vỡ nhúm mỏu này khi truyền sẽ làm ngưng kết người có nhóm máu O (người chồng) nhưng không làm ngưng kết nhóm máu B (người vợ). Bài 2: Khi kiểm tra sức khỏe ở người trưởng thành bác sĩ kết luận: Huyết áp tối đa là 120mmHg, huyết áp tối thiểu là 80mmHg. Em hiểu thế nào về kết luận trên. Tại sao người bị cao huyết áp thường dẫn tới suy tim. Hướng dẫn: - Huyết áp là áp lực của dòng máu khi chảy trong hệ mạch. - Huyết áp sinh ra do lực co của tâm thất, lúc tâm thất co ta có huyết áp tối đa, lúc tâm thất dãn ta có huyết áp tối thiểu.Càng xa tim huyết áp càng nhỏ do vận tốc máu giảm dần dẫn đến áp lực giảm. - Huyết áp 120/80 chứng tỏ sức khỏe người đó bình thường. Lúc tâm thất co huyết áp tối đa là 120, lúc tâm thất dãn huyết áp tối thiểu là 80. - Người bị cao huyết áp thường dẫn đến suy tim vì tim phải tăng cường độ làm việc để đẩy máu vào động mạch, lâu ngày làm mỏi tim dẫn đến suy tim.
- CHỦ ĐỀ: CÁC HỆ CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ I.Lý thuyết Câu 1: - Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi. - Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ? Trả lời : 1- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi. - Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. - Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra. - Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng. - Số lượng phế nang lớn có tới 700 – 800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi. 2- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ? - Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng. - Giái thích: Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng - Hô hấp tế bào tăng Tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic Nồng dộ cacbonic trong máu tăng đó kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp. Câu 2: So sánh sự TĐK ở phổi và TĐK ở tế bào? Trả lời: TĐK ở phổi TĐK ở tế bào Giống nhau Các chất khí trao đổi theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Khác nhau Là sự khuếch tán O2 từ không Là sự khuếch tán của O2 từ máu
- khí ở phế nang vào máu và vào tế bào và CO2 từ tế bào vào CO2 từ máu vào phế nang máu. Câu 3: Trình bày sự liên quan giữa 3 giai đoạn trong quá trình hô hấp? Trả lời: - Sự thở:giúp thông khí ở phổi để duy trì nồng độ CO2 và O2 trong không khí ở phế nang ở mức thích hợp cho sự TĐK ở phổi. - Sự TĐK ở phổi: Giúp cho O2 trong phế nang khuếch tán vào máu và CO2 theo chiều ngược lại làm cho máu ra khỏi phổi về tim mang nhiều O2 và CO2 ít hơn tạo điều kiện thuận lợi cho sự TĐK ở TB. - Sự TĐK ở TB: Giúp O2 khuếch tán từ mao mạch máu vào nước mô rồi vào TB và CO2 khuếch tán theo chiều ngược lại. Câu 4: Hút thuốc lá có hại như thế nào đối với hệ hô hấp của cơ thể? Trả lời: - CO: Chiếm chỗ của oxi trong hồng cầu làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu oxi đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh. - NOx: Gây viêm, sưng lớp niêm mạc cản trở trao đổi khí ó thể gây tử vong nếu bị tác động liều cao. - Nicotin: Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí có thể gây ung thư phổi. Câu 4: Nêu tác dụng của cơ hoành? Trả lời: -Cơ hoành co dãn làm thay đổi lồng ngực. Khi cơ hoành co thể tích lồng ngực lớn, áp suất giảm, không khí tràn vào phổi( hít vào) Khi cơ hoành dãn, thể tích lồng ngực giảm, áp suất tăng, không khí từ phổi tràn ra ngoài. Câu 5: Hoạt động hô hấp ở người diễn ra như thế nào? Cần phải rèn luyện thế nào để có hệ hô hấp khỏe mạnh? Trả lời: Hoạt động hô hấp ở người diễn ra như sau: - Sự thở: Nhờ hoạt động phối hợp của các cơ hô hấp làm thể tích lồng ngực thay đổi mà ta thực hiện được sự hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới, đảm bảo nồng độ O2 và CO2 trong không khí phế nang thích hợp cho sự trao đổi khí ở phổi. - Sự trao đổi khí ở phổi: Nhờ nồng độ O 2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu nên O2 đã khuếch tán từ phế nang vào máu và liên kết với Hb (Hê mô glô bin)
- trong hồng cầu. Ngược lại, nồng độ CO 2 trong máu cao hơn trong phế nang nên CO2 đã khuếch tán từ máu ra phế nang. - Sự trao đổi khí ở tế bào: Máu giàu O2 và nghèo CO2 từ mao mạch phổi được trở về tim rồi đi tới tất cả các tế bào của cơ thể. Tại mao mạch máu quanh các tế bào, nhờ nồng độ O2 trong máu cao hơn trong nước mô và trong tế bào (vì Tế bào đã sử dụng O2 để Ôxi hóa các chất để tạo ra năng lượng) nên O 2 đã khuếch tán từ máu vào nước mô rồi vào tế bào. Ngược lại, CO 2 đã khuếch tán từ tế bào vào nước mô rồi vào máu. * Biện pháp rèn luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh: - Tích cực tập thể dục, thể thao, phối hợp tập thở sâu để giảm số nhịp thở. - Tập thường xuyên, đều đặn từ bé.... II. Bài tập: Một người hô hấp bình thường 18 lần / nhịp, mỗi nhịp hít vào với 1 lượng 400 ml khí. Khi hô hấp sâu 12 lần / nhịp , mỗi nhịp hít vào 1 lượng 600 ml khí. Tính lượng khí lưu thông, khí hữu ích, khí vô ích trong mỗi trường hợp trên? Ý nghĩa của việc hô hấp sâu? Ngày soạn :17/2/ 2017 CHỦ ĐỀ: CÁC HỆ CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ HỆ TIÊU HÓA I. Lý thuyết Câu 1: Thức ăn được chia làm mấy loại? Là những laoị nào? Chúng được biến đổi như thế nào trong quá trình tiêu hóa ? Trả lời: -Thức ăn được chia làm 2 loại: + Các chất hữu cơ : gluxit, Pr, lipit, axit Nu, vitamin. + Các chất vô cơ : muối khoáng,nước - Quá trình biến đổi của thức ăn : + Gluxit → đường đơn. + Lipit → glixerin + axit béo + Pr → aa + a xit Nu → các thành phần của Nu + Vitamin → vitamin + Muối khoáng →muối khoáng + Nước → Nước Câu 2. Cấu tạo hệ tiêu hóa ? Câu 3: Thực chất biến đổi lí học trong khoang miệng là gì? Là sự cắt nhỏ, nghiền cho mềm nhuyễn, đảm trộn cho thức ăn thấm đẫm nước bọt.
- Câu 4: Hãy nêu quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non ? Trả lời: * Quá trình tiêu hoá ở ruột non: Gồm quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa học. + Quá trình tiêu hóa cơ học ở ruột non: Là do các tác động co thắt của cơ vòng và cơ dọc đẩy thức ăn xuống phần tiếp theo của ruột, giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa : Các tác động cơ học - Co thắt từng phần của ruột non - Cử động qủa lắc của ruột non - Cử động nhu động của ruột non Cử động nhu động ngược của ruột non + Quá trình tiêu hoá hóa học ở ruột non: - Muối mật trong dịch mật cùng với các hệ Enzim trong dịch tụy và dịch ruột phối hợp hoạt động cắt nhỏ dần các đại phân tử thức ăn thành các phân tử chất dinh dưỡng cơ thể có thể hấp thu được. Tinh bột, đường đôienzim Đường đôi enzim Đường đơn Prôtêin enzim Peptít enzim Axit amin Dịch mật Lipít các giọt lipít nhỏ enzim Axit béo và Glixêrin Câu 5: a) Đặc điểm cấu tạo của ruột non thích nghi với vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? b) Giải thích vì sao Protein trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng Protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ? Câu 6. Sự tiêu hóa ở dạ dày gồm những hoạt động nào? Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày còn những loại thức ăn nào cần tiêu hóa tiếp? Sự tiêu hóa hoàn toàn các loại thức ăn này thành những chất dinh dưỡng nào? TL: a. Các hoạt động tiêu hóa ở dạ dày: - Tiết dịch vị: thức ăn chạm vào lưỡi và chạm vào dạ dày kích thích tiết dịch vị làm hũa loóng thức ăn. - Biến đổi lí học: sự phối hợp của các cơ dạ dày giúp cho thức ăn được đảo trộn và thấm đều với dịch vị. - Sự biến đổi hóa học: + Một phần nhỏ tiếp tục được phân giải bởi emzim thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.
- + Một phần protein chuỗi dài được enzim pepsin phân cắt thành các protein chuỗi ngắn. - Sự đẩy thức ăn từ dạ dày vào ruột: thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày được đẩy xuống ruột non để tiêu hóa tiếp tục. b. Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non là gluxit, protein, lipit. c. Các chất dinh dưỡng sau khi được tiêu hóa hoàn toàn: - Tinh hột được enzim biến đổi thành glucozo. - Protein được enzim phân cắt thành các axit anim. - Lipit được nhủ tương rồi biến đổi thành glixerin và axit béo. Câu 7: So sánh tiêu hóa ở dạ dày và ruột non ? Khác biệt cơ bản giữa tiêu hóa ở dạ dày và ruột non là gì ? TL: a.Giống nhau - Biến đổi lý học có các hoạt động giống nhau: Co bóp nhờ các lớp cơ, tiết enzim có tác dụng để đảo trộn thức ăn thấm enzim, hòa loãng thức ăn (0.25đ) - Biến đổi hóa học với sự tham gia của các enzim tiêu hóa phân cắt thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn b.Khác nhau: Điểm so sánh Tiêu hóa dạ dày Tiêu hóa ở ruột non Biến đổi lý học - Hoạt động: Mạnh nhờ có 3 lớp dày Yếu hơn vì chỉ có 2 lớp cơ mỏng - Kết quả: Thức ăn được co bóp mạnh nên Không có tác dụng làm nhỏ nhỏ thức ăn Biến đổi hóa học -Hoạt động: Chỉ có emzim pepsin phân cắt Có đầy đủ các loại enzim protein và enzim amilaza nước phân cắt các loại thức ăn bọt hoạt động trong giai đoạn -Kết quả: đầu phân cắt tinh bột Chỉ có protein chuỗi dài thành Tất cả các loại thức ăn đều chuỗi ngắn 3-10axit amin và một được phân cắt thành các phân phần tinh bột thành đường đôi tử chất dinh dưỡng. Các sản trong giai đoạn đầu. Các sản phẩm này có khả năng hấp thụ