Đề cương ôn tập môn Tin học 6 - Nguyễn Thị Phương Thúy
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Tin học 6 - Nguyễn Thị Phương Thúy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_mon_tin_hoc_6_nguyen_thi_phuong_thuy.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Tin học 6 - Nguyễn Thị Phương Thúy
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TIN HỌC 6 Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Phương Thúy Tổ Khoa học tự nhiên - Trường TH & THCS Quỳnh Trang Chương I - Tin học và máy tính điện tử 1) Thông tin là gì? - Thông tin là tất cả những gì con người thu nhận được về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện...) và về chính mình. Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người. 2) Hoạt động thông tin của con người - Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. 3) Hoạt động thông tin và tin học: - Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử. 4) Các dạng thông tin cơ bản: Có 3 dạng thông tin cơ bản: - Dạng văn bản VD: Những bài văn, quyển truyện, tiểu thuyết - Dạng hình ảnh VD: Hình vẽ, tấm ảnh của bạn,. - Dạng âm thanh VD: Tiếng gọi cửa, tiếng nhạc, tiếng chim hót 6) Biểu diễn thông tin: -Biểu diển thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. * Vai trò biểu diễn thông tin: - Biểu diễn thông tin dưới dạng phù hợp cho phép người tiếp nhận hiểu thông tin ẩn chứa trong cách biểu diễn đó; lưu trữ và chuyển giao thông tin. - Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng. 7) Biểu diễn thông tin trong máy tính: - Đối với máy tính thông dụng hiện nay, thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bít (còn gọi là dãy nhị phân) chỉ bao gồm hai kí hiệu 0 và 1 tương ứng cho hai trạng thái đóng mở của mạch điện. - Trong tin học, thông tin lưu giữ trong máy tính còn được gọi là dữ liệu. - Trong hoạt động thông tin, máy tính có các phận đảm nhận hai quá trình sau: + Biến đổi thông tin đưa vào trong máy tính thành dãy bit + Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người. 8) Một số khả năng của máy tính: - Khả năng tính toán nhanh.
- - Tính toán với độ chính xác cao - Khả năng lưu trữ lớn - Khả năng “làm việc” không mệt mỏi. 9) Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì ? * Thực hiện các tính toán: * Tự động hóa các công việc văn phòng: * Hỗ trợ công tác quản lý: * Công cụ học tập và giải trí: * Điều khiển tự động Robot. * Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến: 10) Máy tính và điều chưa thể - Tất cả sức mạnh của máy tính đều phụ thuộc vào con người v do những hiểu biết của con người quyết định. - Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là không có năng lực tư duy như con người. 11) Cấu trúc chung của máy tính điện tử * Theo John Von Neumann cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm: - Bộ xử lí trung tâm - Thiết bị vào, thiết bị ra. - Bộ nhớ - Các khối chức năng này hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình. * Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện. a. Bộ xử lí trung tâm (CPU) - CPU có thể được coi là bộ não của máy tính - CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình. b. Bộ nhớ - Bộ nhớ là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình. - Có hai loại bộ nhớ: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài * Bộ nhớ trong: dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy đang làm việc. Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. * Bộ nhớ ngoài: được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu VD: Ổ đĩa cứng, USB, CD, * Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte c.Thiết bị vào/ra: Giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sử dụng 12) Máy tính là một công cụ xử lí thông tin Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình. 13) Phần mềm và phân loại phần mềm
- * Phần mềm là gì ? Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lí kèm theo, người ta gọi các chương trình máy là phần mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm. * Phân loại phần mềm - Phần mềm được chia làm hai loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng - Phần mềm hệ thống: WINDOWS 98, xp, Win 7, Win 10 - Phần mềm ứng dụng: Chương trình đồ hoạ, tính toán, tra từ điển Anh Việt Chương II - Phần mềm học tập 1)Làm quen với chuột máy tính Chuột là công cụ quan trọng thường đi liền với máy tính. Thông qua chúng ta có thể thực hiện các lệnh điều khiển hoặc nhập dữ liệu vào máy tính một cách thuận tiện 2) Cách cầm, giữ chuột máy tính Dùng tay phải để giữ chuột, ngón trỏ đặt lên nút trái, ngón giữa đặt lên nút phải chuột. 3) Các thao tác với chuột máy tính - Di chuyển chuột - Nháy nút trái chuột - Nháy nút phải chuột - Nháy đúp chuột - Kéo thả chuột - Xoay nút cuộn 4) Luyện tập sử dụng chuột với phần mềm Mouse Skills 5) Bàn phím máy tính - Khu vực chính của bàn phím gồm 5 hàng phím: + Hàng phím số + Hàng phím trên + Hàng phím cơ sở (có 2 phím gai) + Hàng phím dưới + Hàng phím chứa các phím cách (Spacebar) 6) Tư thế ngồi, cách đặt tay gõ phím và lợi ích của việc gõ mười ngón a) Tư thế ngồi - Ngồi thẳng lưng, đầu thẳng không ngửa ra sau, không cúi về phía trước. - Mắt nhìn thẳng vào màn hình, có thể nhìn chếch xuống một góc nhỏ - Chân ở tư thế ngồi thoải mái - Bàn phím ở vị trí trung tâm, hai tay để thả lỏng trên bàn phím, bàn tay thẳng với cổ tay b) Cách đặt tay gõ phím: Hai bàn tay đặt lên bàn phím sao cho hai ngón cái đặt lên phím cách, các ngón còn lại đặt lên các phím xuất phát của hàng phím cơ sở c) Ích lợi của việc gõ mười ngón
- - Tốc độ gõ nhanh hơn - Gõ chính xác hơn 7) Luyện Tập gõ mười ngón với phần mềm Typing Master 8) Quan sát Trái đất và các vì sao trong hệ Mặt trời a) Giao diện chính của phần mềm b) Quan sát trái đất - Quan sát trái đất - Ngày và đêm - Các mùa trên trái đất c) Quan sát mặt trăng - Trăng tròn, trăng khuyết - Nhật thực, nguyệt thực d) Quan sát mặt trời - Quan sát mặt trời - Quan sát quỹ đạo chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời e) Quan sát các hành tinh của hệ mặt trời Chương III - Hệ điều hành 1) Hệ điều hành là gì? Nhiệm vụ chính của hệ điều hành là gì? Hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay cho máy tính để bàn là gì, của hãng nào, ông chủ của hãng là ai? Kể tên các phiên bản hệ điều hành đó mà em biết? *Hệ điều hành là gì ? - Hệ điều hành là một phần mềm máy tính. - Hệ điều hành một phần mềm hệ thống, được cài đặt đầu tiên trong máy tính. - Tất cả các phần mềm khác chỉ có thể hoạt động được sau khi máy tính được cài đặt một hệ điều hành. * Có nhiều hệ điều hành khác nhau nhưng thông dụng nhất là hệ điều hành Windows, của hàng Microsoft, ông chủ của hãng này là Bill Gate. * Kể tên các phiên bản của hệ điều hành windows: 95,98,xp,2000,vista,7,8,10. * Nhiệm vụ chính của Hệ điều hành: - Điều khiển phần cứng, tổ chức thực hiện các chương trình máy tính. - Cung cấp giao diện cho người dùng. - Tổ chức , quản lí thông tin trong máy tính. 2) Bộ nhớ là gì? Bộ nhớ được chia thành mấy loại? Kể tên một số thiết bị nhớ ngoài mà em biết? - Bộ nhớ: là nơi lưu trữ chương trình và dữ liệu. - Bộ nhớ được chia làm 2 loại là bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong. - Các thiết bị nhớ ngoài: Ổ đĩa cứng, USB, thẻ nhớ, CD.
- 3) Tệp tin là gì? Kể tên các kiểu tệp tin? Đọc thông tin của tệp được chọn trong hình ảnh sau * Khái niệm tệp tin: Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ. * Các kiểu của tệp tin: - Các tệp hình ảnh: hình vẽ, tranh ảnh, video... - Các tệp văn bản: sách, tài liệu, thư từ... - Các tệp âm thanh: bản nhạc, bài hát... - Các chương trình: phần mềm học tập, phần mềm trò chơi... 4) Thư mục là gì? Cây thư mục là gì? Chỉ rõ một thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con, thư mục rỗng (nếu có) trên cây thư mục sau - Thư mục là một hình thức sắp xếp trên đĩa để lưu trữ từng nhóm các tệp tin có liên quan với nhau. - Cây thư mục: là các thư mục tổ chức phân cấp và các thư mục có thể lồng vào nhau. THỰC HÀNH 1) Tạo thư mục 2) Sao chép tệp tin 3) Tìm kiếm thông tin trên Internet 4) Tải hình ảnh từ một trang web về máy tính./. Chương IV - Soạn thảo văn bản 1) Em hãy nêu các thao tác để định dạng một phần văn bản có phông chữ: Time New Roman, cỡ chữ: 20pt, Kiểu chữ: chữ đậm, chữ nghiên, chữ gạch chân và màu chữ: đỏ. 2) Định dạng kí tự là gì? Em hãy nêu tính chất của định dạng kí tự?. 3) Em hãy nêu các bước tìm kiếm từ hoặc cụm từ trong văn bản Word? 4) Hãy phân biệt lề trang và lề của đoạn văn. Trình bày các thao tác cài đặt trang với: Hướng giấy dọc Lề trên: 2,5 cm Lề dưới: 2,0 cm Lề trái: 1,5 cm Lề phải: 1,75 cm 5) Hãy nêu quy tắc gõ văn bản trên máy tính. Hãy viết dãy kí tự cần gõ trên máy tính theo kiểu TELEX để có được câu sau: Máy tính là một thiết bị không thể thiếu trong công việc văn phòng hiện nay. 6) Giả sử trong tệp văn bản của em có nhiều từ “Hà Nội” và muốn thay thế từ đó thành “Thủ đô Hà Nội ” có được không? Hãy trình bày các bước thực hiện? 7) Hình ảnh được chèn vào văn bản có mục đích gì? Em hãy nêu các kiểu bố trí hình ảnh trên văn bản.
- 8) Em hãy nêu các bước chèn ảnh vào văn bản Word? 9) Em chỉ chọn một phần của đoạn văn bản và thực hiện một lệnh định dạng đoạn văn. Lệnh có tác dụng với toàn bộ đoạn văn bản không? Tại sao? 10) Em hãy giải thích các hiện tượng: ngày và đêm, nhật thực, nguyệt thực. 11) Theo em khi nào ta cần trình bày một phần nội dung văn bản dưới dạng bảng? Hãy nêu một ví dụ cụ thể. 12) Theo em có máy cách để tạo bảng trang văn bản? Hãy nêu các bước tạo bảng trong văn bản. 13) Nêu cách chèn thêm hàng và cột trong bảng? 14) Nêu ý nghĩa của các nút lệnh được đánh số trên hộp thoại Font sau: 15) Theo em về nguyên tắc có thể xóa một đoạn văn bản mà không cần chọn đoạn văn bản đó được không? Hãy nêu các bước để định dạng đoạn văn bản bàng hộp thoại Paragrap. THỰC HÀNH. 1) Khởi động Word và gõ nội dung bài thơ “Tre xanh” sau vào trang soạn thảo văn bản của em. Tre xanh Tre xanh Xanh tự bao giờ
- Chuyện ngày xưa ... đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu! Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không sợ đết nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. 2) Em hãy thực hiện các thao tác định dạng đã học để định dạng bài thơ trên có kết quả như sau: Tre xanh Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa ... đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu! Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không sợ đết nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. 3) Cho văn bản sau: HOA SEN Trong đầm gì đẹp bằng sen. Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Yêu cầu: • Tạo trang văn bản với nội dung như trên.
- • Chèn hình ảnh và bố trí hợp lí. 4) Cho bài thơ sau: Bác Hồ ở chiến khu Một nhà sàn đơn sơ vách nứa Bốn bên nước chảy cá bơi vui Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa Ánh đèn khuya còn sáng trên đồi Nơi đây sống một người tóc bạc Người không con mà có triệu con Nhân dân ta gọi Người là Bác Cả đời Người là của nước non. • Em hãy trình bày lại nội dung văn bản trên trong phần mềm soạn thảo Microsoft Word. • Em hãy định dạng nội dung cả đoạn văn trên với: - Font (phông Times New Roman). - Font Size ( kích cở của phông là 14) - Định dạng cho câu “Bác Hồ ở chiến khu” với font Color (màu chữ) là màu đỏ và Font Style (kiểu chữ) nghiêng. c. Lưu nội dung văn bản trên vào máy tính với tên “Bac Ho.doc”