Đề cương ôn tập môn Tin học 7 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thu Hà

doc 7 trang Hoàng Sơn 19/04/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Tin học 7 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_tin_hoc_7_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi_t.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Tin học 7 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thu Hà

  1. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà Trường Tiểu học và THCS Quỳnh Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TIN HỌC 7 Chương I: Chương trình bảng tính Chủ đề 1. Phần mềm bảng tính: 1. Tìm hiểu về phần mềm bảng tính. - Phần mềm bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin( thường gọi là dữ liệu được xử lý) dưới dạng bảng biểu, thực hiện các tính toán giúp làm nổi bật dữ liệu bằng các biểu đồ và đồ thị nhiều màu sắc. 2. Bảng tính và trang tính là gì? - Bảng tính ( workbook): Còn gọi tập tin bảng tính, có phần mở rộng mặc định .xlsx. - Trang tính( worksheet): Gồm hàng và cột, là vùng làm việc chính của bảng tính. - Tính năng chung của chương trình bảng tính là: + Màn hình làm việc đều có dạng bảng (bao gồm cột, hàng và ô). + Có khả năng lưu trữ và xử lí nhiều loại dữ liệu như dạng số, văn bàn, ngày tháng, tiền tệ,... + Khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn. + Sắp xếp và lọc dữ liệu. + Tạo biểu đồ dựa vào dữ liệu có sẵn trong bảng. 3. Những công cụ đăc trưng của màn hình Excel là: + Bảng chọn Data và thanh công thức : gồm các lệnh dùng đê thực hiện các phép tính với các số và xử lí dữ liệu + Trang tính : được chia thành các hàng và các cột là miền làm việc chính của bảng tính. Vùng giao nhau giữa 1 cột và 1 hàng là ô tính dùng để chứa dữ liệu 4. Các thành phần chính của trang tính gồm: + Hàng, cột, ô tính. + Hộp tên: ô bên trái thanh công thức hiển thị địa chỉ của ô được chọn + Khối: là 1 nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật + Địa chỉ khối. + Thanh công thức: Cho biết nội dung của ô được chọn Chủ đề 2. Các đặc trưng của chương trình bảng tính Đề cương ôn tập học kỳ I 1 Năm học 2019-2020
  2. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà Trường Tiểu học và THCS Quỳnh Nguyên 1. Các dạng dữ liệu trên trang tính. Kiểu dữ liệu có thể nhập vào trang tính là: - + Dữ liệu kiểu số: Là các số dương hay các số âm: 0,-1,2,... - + Dữ liệu kí tự : Là các chữ số, ký hiệu và công thức: a, tinhoc,... 2. Thao tác với trang tính. + Nhập và sửa dữ liệu. Bước 1: Nháy chọn ô cần nhập( sửa dữ liệu) Bước 2: Nhập dữ liệu. Bước 3: Nhấn phím enter để kết thúc + Di chuyển trên trang tính. . Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển đến ô muốn làm việc( ô hiện hành) . Sử dụng chuột và các thanh cuốn để di chuyển trang tính lên/xuống hoặc sang trái/phải. + Thay đổi độ rộng của cột và độ cao của hàng. Độ rộng cột Độ cao hàng + Chọn các đối tượng trên trang tính. - Chọn cột: Nháy chuột tại tên cột cần chọn. - Chọn hàng: Nháy chuột tại tên hàng cần chọn. - Chọn ô: Đưa con trỉ chuột tới ô đó và nháy chuột. - Chọn khối : Kéo thả chuột từ 1 ô góc đến ô ở góc đối diện. Ô chọn đầu tiên sẽ là ô kích hoạt. + Chèn thêm hoặc xóa cột/ hàng. Chèn: Bước 1: Chọn một cột/hàng. Bước 2: Chọn thẻ lệnh Home trong nhóm lệnh Cell chọn Insert. Xóa: Bước 1: Chọn cột/hàng cần xóa. Đề cương ôn tập học kỳ I 2 Năm học 2019-2020
  3. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà Trường Tiểu học và THCS Quỳnh Nguyên Bước 2: Chọn thẻ lệnh Home trong nhóm lệnh Cell chọn Delete. + Sao chép dữ liệu trong bảng tính. Bước 1 : Chọn ô hoặc các ô có dữ liệu cần sao chép. Bước 2: Nháy nút Copy trên thanh công cụ. Bước 3: Chọn ô em muốn đưa dữ liệu được sao chép vào. Bước 4: Nháy nút Paste trên thanh công cụ. + Sao chép công thức. B1: Chọn ô cần sao chép. B2: Nháy nút copy trên thẻ lệnh Home hoặc nháy chuột phải chọn copy B3: Chọn ô hoặc khối ô muốn đưa dữ liệu sao chép vào. B4: Sau đó nháy nút lệnh Past trên thẻ lệnh Home hoặc ( Ctrl + V). + Di chuyển dữ liệu: Giả sử khối cần di chuyển là A2:B4, khối nhận dữ liệu di chuyển là ô A6:B8, để di chuyển bằng cặp lệnh Cut – Paste và kết thúc việc di chuyển, thao tác cần thực hiện như thế nào? Giả sử khối cần di chuyển là A2:B4, khối nhận dữ liệu di chuyển là ô A6:B8, để di chuyển bằng cặp lệnh Cut – Paste và kết thúc việc di chuyển, thao tác cần thực hiện như sau: Bước 1. Chọn khối A2:B4 và nháy nút lệnh Cut Bước 2. Chọn ô A6 và nháy nút lệnh Paste. Bước 3. Nhấn phím ESC (huỷ đường nét đứt bao quanh khối A2:B4) 3.Thao tác với các bảng tính. + Tạo bảng tính mới. C1: Vào File/ New/Blank workbook. C2: Nháy vào nút lệnh trên thanh công cụ truy cập nhanh. C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+N + Lưu bảng tính. Đề cương ôn tập học kỳ I 3 Năm học 2019-2020
  4. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà Trường Tiểu học và THCS Quỳnh Nguyên C1: Vào File/ Save. C2: Nháy vào nút lệnh trên thanh công cụ truy cập nhanh. C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+S. + Mở bảng tính đã có. C1: Vào File/ Open. C2: Nháy vào nút lệnh trên thanh công cụ truy cập nhanh. C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+O. + Đóng bảng tính. C1: Vào File/ Close. C2: Nháy vào nút lệnh trên thanh công cụ truy cập nhanh. C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F4. + Đóng phần mềm bảng tính. C1: Vào File/ Exit. C2: Nháy vào nút lệnh trên thanh công cụ truy cập nhanh. C3: Nhấn tổ hợp phím Alt+F4. Chủ đề 3. Tính toán trên trang tính 1. Phép toán và cài đặt công thức tính toán. + Phép toán. + Công thức tính toán. Công thức được cài đặt để tính toán bao gồm các con số, phép toán hoặc các hàm và địa chỉ ô. + Nhập công thức vào ô tính: Đề cương ôn tập học kỳ I 4 Năm học 2019-2020
  5. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà Trường Tiểu học và THCS Quỳnh Nguyên B1: Chọn ô cần nhập công thức. B2: Gõ dấu =. B3: Gõ công thức. . B4: Nhấn Enter. 2. Sử dụng địa chỉ ô như thế nào? Có thể tính toán bằng các địa chỉ ô trong công thức, khi dữ liệu trên trang tính thay đổi thì các công thức này sẽ tự động cập nhật và tính ra kết quả mới. - Lơi ̣ ích của viêc ṣử dung đ ia ch ỉô tính trong công thức là: + Thực hiện nhanh và chính xác. + Kết quả sẽ tự động cập nhật khi giá trị trong ô tính thay đổi. Chủ đề 4. Sử dụng các hàm để tính toán 1. Hàm trong bảng tính. Trong phần mềm bảng tính hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể. Sử dụng các hàm có sẳn giúp việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng hơn. 2..............................Cách sử dụng hàm B1: Chọn ô cần nhập hàm B2: Gõ dấu =. B3: Gõ hàm theo đúng cú pháp B4: Nhấn Enter. 3. Tìm hiểu một số hàm thông dụng. + Hàm SUM: ( Hàm tính tổng) SUM( number1,[ number2],..) VD: =SUM(A2,B2,D4) + Hàm AVERAGE ( Hàm tính trung bình cộng) AVERAGE( number1,[ number2],.) VD: = AVERAGE (A2,B1,D4) Đề cương ôn tập học kỳ I 5 Năm học 2019-2020
  6. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà Trường Tiểu học và THCS Quỳnh Nguyên + Hàm MAX ( Hàm xác định giá trị lớn nhất) MAX( number1,[ number2],..) VD: =MAX(A5,B2,D4) + Hàm MIN ( Hàm xác định giá trị nhỏ nhất) MIN( number1,[ number2],..) VD: =MIN(A5,B4,D4) Chủ đề 5: Định dạng trang tính 1. Định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ. a) Thay đổi phông chữ: Chọn ô (hoặc các ô) cần định dạng. - Nháy mũi tên ở ô Font. - Chọn phông chữ thích hợp b.Thay đổi cỡ chữ: Chọn ô (hoặc các ô) cần định dạng. - Nháy mũi tên ở ô Size. - Chọn cỡ chữ thích hợp. c.Thay đổi kiểu chữ: - Chọn ô (hoặc các ô) cần định dạng. - Nháy vào nút B (Bold) để chọn chữ đậm. - Nháy vào nút I (Italic) hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+I để chọn kiểu chữ nghiêng. - Nháy vào nút U (Underline) hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+U để chọn kiểu chữ gạch chân. 2. Định dạng màu chữ - Chọn ô (hoặc các ô) cần định dạng. - Nháy vào nút Font Color. - Nháy chọn màu 3. Căn lề trong ô tính Để căn lề trong ô tính, ta thực hiện các bước như sau: - Chọn ô (hoặc các ô) cần định dạng. Đề cương ôn tập học kỳ I 6 Năm học 2019-2020
  7. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà Trường Tiểu học và THCS Quỳnh Nguyên - Nháy vào nút Center để căn thẳng giữa ô tính. Tương tự cho các nút Align left để căn trái và nút Align Right để căn phải.  Muốn căn chỉnh nội dung vào giữa bảng điểm, ta thực hiện như thế nào: - Chọn các ô cần căn dữ liệu vào giữa. - Nháy vào nút Merge and Center . 4.Tăng họăc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số. - Chọn ô hoặc (các ô) cần tăng giảm chữ số thập phân. - Nháy nút Increase Decimal Tăng thêm một chữ số thập phân. - Nháy nút Decrease Diecimal Giảm bớt một chữ số thập phân. 5.Tô màu nền và kẻ đường biên của các ô tính. * Tô màu nền : - Chọn ô (hoặc các ô) cần tô màu nền. - Nháy vào nút Fill Colors để chọn màu nền. - Chọn màu nền thích hợp. * Kẻ đường biên : - Chọn các ô cần kẻ đường biên. - Nháy nút border để chọn kiểu vẽ đường biên. - Nháy chọn kiểu kẻ đường biên. Đề cương ôn tập học kỳ I 7 Năm học 2019-2020