Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Minh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_ngu_van_7_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi_minh.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Minh
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 NĂM 2019 – 2020 Phần I. Học kì I. A.TIẾNG VIỆT: 1. Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập ? và nghĩa của chúng?cho VD? - Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau.. - Từ ghép đẳng lập : không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ - Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính. - Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo ra nó - Từ ghép chính phụ : xe lam , cá thu - Từ ghép đẳng lập : ốm yếu, xăng dầu, tốt đẹp, ăn mặc , chờ đợi, máu mủ . 2. Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận ? Cho VD? - Láy toàn bộ : các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối( để tạo sự hài hòa về mặt âm thanh) - Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu . - Láy toàn bộ : đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, trăng trắng - Láy bộ phận: xấu xí , nhẹ nhàng , róc rách, lóc cóc 3. Thế nào là đại từ? Đại từ có mấy loại ?Đại từ giữ những chức vụ gì trong câu? - Đại từ: Đại từ dùng để trỏ người ,sự vật hoạt động , tính chất, ..được nói đến trong - Có 2 loại : Đại từ để trỏ và đại từ dùng để hỏi . một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. - Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như : CN, VN trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ . 4. Thế nào là Yếu tố HV ? Từ ghép Hán việt có mấy loại? - Yếu tố Hán Việt : là tiếng để cấu tạo nên từ HV gọi là yếu tố HV - 2 loại : Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập . 5. Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào? Cho VD:? - Tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính; Sắc thái tao nhã , lịch sự tránh gây cảm giác ghê sợ , thô tục ; Sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa . - Thiếu niên VN rất dũng cảm-> trang trọng - Hôm nay , ông ho nhiều và thổ huyết-> tránh sự ghê sợ - Không nên tiểu tiện bừa bãi mất vệ sinh -> Sắc thái tao nhã ,lịch sự - Hoa Lư là cố đô của nước ta ->Sắc thái cổ 6. Thế nào là quan hệ từ ? Các lỗi thường gặp về quan hệ từ ? - Biểu thị ý nghĩa quan hệ như : so sánh , sỡ hữu, nhân quả , tương phản .giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn - Thiếu quan hệ từ ; Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa; Thừa quan hệ từ; Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. 7. Thế nào là đồng nghĩa? có mấy loại từ đồng nghĩa? Cho VD? - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. - Có hai loại : 1
- + Từ đồng nghĩa hoàn toàn : Nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau. + Từ đồng nghĩa không hoàn toàn : Nghĩa giống nhau, sắc thái ý nghĩa khác nhau - VD: Đi tu phật bắt ăn chay Thịt chó ăn được , thịt cầy thì không ! 8. Có phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau được? - Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau. - Khi nói, khi viết cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện 9. Thế nào là từ trái nghĩa? Cho VD? - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau .Một từ nhiểu nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau. - Đất có chỗ bồi , chỗ lở, người có người dở , người hay. 10. Thế nào là từ đồng âm? Cho VD? - Từ đồng âm : là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. - “ Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng. Thầy bói gieo quẻ nói rằng, Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.” TL: - Lợi 1 : lợi ích, lợi lộc. - lợi 2: lợi của răng. 11. Thành ngữ là gì? VD? Chức vụ của thành ngữ? - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh - VD: Tham sống sợ chết, năm châu bốn biển, ruột để ngoài da, mẹ góa con côi - Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ 12. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: a. An phận thủ thường:bằng lòng với cuộc sống bình thường của mình, không đòi hỏi gì. b. Tóc bạc da mồi:Người tuổi cao c. Được voi đòi tiên : có được cái này còn đòi cái kia có giá trị hơn, chỉ người có tính tham lam . - > Lòng tham không có giới hạn, ngày càng quá đáng d. Nước mắt cá sấu : lúc nào cũng có thể chảy nước mắt như nước ở mắt con cá sấu, chỉ người có tính giả dối gian xảo, giả tạo, giả vờ tốt bụng, nhân từ của những kẻ xấu. B. VĂN BẢN: 1. Cổng trường mở ra- Lí Lan. ? Trong đoạn kết văn bản ,người mẹ nói: “bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì . - Nhà trường mang lại tri thức, hiểu biết ; Bồi dưỡng tư tưởng tốt đẹp, đạo lí làm người ;Mở ra ước mơ, tương lai cho con người.... 2. Mẹ tôi- E.Đ.Amixi. Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lấy nhan đề là “ Mẹ tôi” . - Tuy bà mẹ không xuất hiện nhưng đó lại là tiêu điểm, điểm nhìn ở đây xuất phát từ người bố . Qua cái nhìn mà thấy hình ảnh và phẩm chất của người mẹ ( nói lên công lao khó nhọc , sự hi sinh của người mẹ đối với con). . Tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà phải viết thư? 2
- - Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được , hơn nữa viết thư là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết vừa giữ được kín đáo, tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và ngoài xã hội. 3.Cuộc chia tay của những con búp bê- Khánh Hoài. . Trong vb “Cuộc chia tay của những con búp bê”, chúng ta thấy Thủy là một cô bé như thế nào. - Lòng hi sinh vị tha của Thủy, chấp nhận thiệt thòi về mình để anh luôn có Vệ Sĩ canh gác giấc ngủ, không nỡ để 2 con búp bê chia lìa nhau. 4. Sông núi nước Nam- Lí Thường Kiệt. Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nam quốc sơn hà” ( Sông núi nước Nam )(phiên âm , dịch thơ). Nêu nội dung bài thơ ? - Khẳng định chủ quyền , ranh giới đất nước Việt Nam đã định sẵn từ xưa. - Kẻ thù không được xâm phạm, nếu không sẽ nhận lấy thất bại. 5. Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương. - Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bánh trôi nước”, cho biết tác giả và nêu thể thơ ? - Bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương , tác giả muốn nói gì về người phụ nữ qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước ? 6.Qua đèo Ngang”- Bà Huyện Thanh Quan . - Đọc thuộc lòng bài thơ “ Qua đèo Ngang”( Bà Huyện Thanh Quan ) , nêu cảnh đèo ngang và tâm trạng của tác giả? - Cảnh thiên nhiên: núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng hoang sơ thanh vắng. - Tâm trạng của tác giả : Buồn , cô đơn , hoài cổ. - Bài thơ “ Qua Đèo Ngang ” được làm theo thể thơ nào ? Cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào ? 7. “ Bạn đến chơi nhà” - Nguyến Khuyến. Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” ( Nguyến Khuyến ), nêu hoàn cảnh và cách tiếp đãi bạn của tác giả? 8. Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya” ,phần phiên âm và phần dịch thơ của bài thơ “Rằm tháng giêng” (Hồ Chí Minh). - Nêu hoàn cảnh sáng tác của 2 bài thơ. - Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật. 9. Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh. - Thể thơ? Hoàn cảnh sáng tác? - Giá trị nội dung, nghệ thuật? 10. Một thứ quà của lúa non:cốm – Thạch Lam. - Kiểu bài? - Giá trị nội dung, nghệ thuật? 11. Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng. - Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? - Giá trị nội dung, nghệ thuật? 12. Sài Gòn tôi yêu- Minh Hương. - Kiểu bài? 3
- - Nhà văn đã viết gì về mảnh đất và con người Sài Gòn? - Tình cảm của nhà văn dành cho Sài Gòn là gì? C. TẬP LÀM VĂN: 1. Đề 1: Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo mà em yêu quý . 2. Đề 2: Loài cây em yêu 3. Đề 3: Cảm nghĩ về người thân của em ( ông ,bà , bố ,mẹ , anh, chị...) DÀN BÀI GỢI Ý 1. Đề 1: Đề : Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo mà em yêu quý . a. Mở bài - Tình cảm của em với tất cả thầy cô giáo như thế nào ? - Trong số những thầy cô đó, em yêu quí nhất là ai ? Lí do . b. Thân bài - Nêu đặc điểm về ngoại hình ( Kết hợp kể, tả, biểu cảm và các phương pháp so sánh, liên tưởng, tưởng tượng .) : Tuổi, dáng người, khuôn mặt, đôi mắt, nụ cười, giọng nói, cách ăn mặt, nước da . - Biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, công việc - Thầy cô gắn bó với em trong cuộc sống như thế nào?( trong học tập, sinh hoạt , khi vui , khi buồn, ...) - Kỉ niệm giữa em và cô =>đây là phần quan trọng nhất, em có thể sáng tạo ra nhiều câu chuyện như: Học yếu, thiếu tự tin, mặc cảm sau đó được cô động viên, tạo điều kiện ; gia đình có chuyện buồn, không thiết tha học, học tập sa sút, chán nản cô biết chuyện, động viên, kể câu chuyện về tấm gương, mua tặng đồ, thường ghé nhà thăm hỏi, khích lệ ; mới chuyển trường, xa lạ, không có bạn bè, tự ti cô giúp đỡ vượt qua khó khăn ) - Biểu cảm trực tiếp: + Tình cảm, cảm nhận , suy nghĩ của em về thầy cô. + Tình cảm của thầy cô dành cho em như thế nào ? - Em sẽ làm những gì để thể hiện tình yêu của mình với thầy cô ? - Thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó mà không gặp được thầy cô thì em sẽ có thái độ và suy nghĩ gì ? c. Kết bài - Tình cảm của em với thầy cô trong hiện tại và mong ước gì cho thầy cô trong tương lai. - Những việc làm , hành động mà em có thể làm để đền đáp công ơn (noi gương) thầy cô. 2. Đề 2: Loài cây em yêu a. Mở bài - Tình cảm của em với các loài cây như thế nào? - Em yêu thích nhất loài cây nào trong số đó? Vì sao? b. Thân bài - Tả những nét nổi bật của loài cây đó khiến em ấn tượng và yêu thích: thân , cành ,lá , hoa , quả... - Tình cảm, cảm xúc của em đối với loài cây đó thay đổi như thế nào theo thời gian? 4
- + Ban đầu khi nhìn thấy loài cây đó em có suy nghĩ , tình cảm gì? + Trải qua năm tháng, thời gian tình cảm của em có thay đổi không? Em có thấy gắn bó và coi cây đó như một người bạn không? - Em đã có những kỉ niệm nào đáng nhớ với loài cây ấy chưa? Đó là kỉ niệm gì? - Em đã làm những gì để thể hiện tình yêu của mình đối với loài cây ấy? Thử tưởng tượng nếu một ngày không còn loài cây ấy thì em sẽ có thái độ và suy nghĩ gì? c. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai 3. Đề 3: Cảm nghĩ về người thân của em ( ông ,bà , bố ,mẹ , anh, chị...) a. Mở bài - Tình cảm của em với những người thân như thế nào? - Trong số những người thân đó, em yêu quí nhất là ai? Lí do. b.Thân bài - Những đặc điểm ngoại hình và tính nết nào ở người đó khiến em ấn tượng và có nhiều cảm xúc ? Cảm xúc đó như thế nào ?(Nêu ngoại hình, tính cách , việc làm, hành động , lời nói, cử chỉ). - Người đó gắn bó với em trong cuộc sống như thế nào?( trong học tập, sinh hoạt , khi vui , khi buồn...) - Kỉ niệm nào với người đó khiến em nhớ nhất và có cảm xúc nhiều nhất? - Tình cảm của người đó dành cho em như thế nào và tình cảm của em dành cho người đó như thế nào? - Em đã làm những gì để thể hiện tình yêu của mình với người ấy? Thử tưởng tượng nếu một ngày người ấy không còn thì em sẽ có thái độ và suy nghĩ gì? c. Kết bài - Tình cảm của em với người đó trong hiện tại và mong ước gì cho người đó trong tương lai. - Những việc làm , hành động mà em có thể làm để đền đáp công ơn/ noi gương người Phần II. Học kì II. A. Phần văn bản tt Văn bản Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa Tục ngữ -Những câu tục ngữ nói về cách -Sử dụng cách diễn đạt Không ít những câu 1 về thiên đo thời gian dự báo thời tiết quy ngắn gọn cô đúc, kết cấu tục ngữ về thiên nhiên và luật nắng mưa, gió bão Mùa diễn đạt theo kiểu đối nhiện và lao động lao động vụ kĩ thuật cấy trồng chăn nuôi xứng, nhân quả, hiện sản xuất là những sản xuất thể hiện sự đúc kết những tượng ứng sử và cần bài học quý giá của kinh nghiệm quý báu của nhân thiết, tạo vần nhịp cho nhân dân ta. dân ta về thiên nhiên và lao câu văn dễ nhớ dễ vận động sản xuất dụng 2 Tục ngữ - Tục ngữ thể hiện sự tôn vinh -Sử dụng cách diễn đạt Không ít những câu về con giá trị con người như đạo lí,lẽ ngắn gọn cô đúc, Sử tục ngữ là những người và sống nhân văn dụng các phép so sáh, ẩn kinh nghiệm quý 5
- xã hội -Tục ngữ còn là những bài dụ đối, điệp ngữ, tạo vần báu của nhân dân ta học,lời khuyên về cách ứng xử nhịp cho câu văn dễ nhớ về cách sống và cho con người ở nhiều lĩnh vực dễ vận dụng cách đối nhân xử như: đấu tranh xã hôi, quan hệ thế xã hội. 3 Tinh Dân ta có một lòng nồng nàn -Xây dựng luận điểm Truyền thống yêu thần yêu yêu nước đó là truyền thống quý ngắn gọn xúc tích, lập nước của nhân dân nước của báu. Truyền thống ấy được thể luận chặt chẽ, dẫn chứng ta cần được phát nhân dân hiện trong lịch sử chống giặc toàn diện, tiêu biểu , huy trong hoàn cảnh ta ( Hồ ngoại xâm và trong cuộc chiến chọn lọc. Từ ngữ gợi lịch sử mới để bảo chí đấu ngày hôm nay. Nhiệm vụ cảm. Câu văn nghị luận vệ đất nước. minh) của đảng và nhà nước là phải có hiệu quả. phát huy hơn nữa tinh thần yêu - Sử dụng biện pháp liệt nước của toàn dân kê , nêu các biểu hiện lòng yêu nước của nhân dân ta. 4 Đức tính - Đức tính giản dị của Bác được Có dẫn chứng cụ thể, lí - Ca ngợi phẩm chất giản dị thể hiện trong đời sống, trong lẽ bình luận sâu sắc, có cao đẹp,đức tính của Bác quan hệ với mọi người, trong lời sức thuyết phục. Lập giản dị của Chủ Hồ ( nói và bài viết. luận theo trình tự hợp lí. Tịch Hồ Chí Minh. Phạm -Đức tính giản dị thể hiện phẩm - Bài học về việc Văn chất cao đẹp của Hồ Chí Minh học tập và rèn luyện Đồng) với đời sống tinh thần phong noi theo tấm gương phú, hiểu biết sâu sắc quí trọng đạo đức Hồ Chí lao động, với tư tưởng và tình Minh cảm làm nên tầm vóc văn hóa của người. 5 Ý nghĩa - Nguồn gốc cốt yếu của văn - Có luận điểm rõ Văn bản thể hiện văn chương là tình cảm, lòng ràng,được luận chứng quan niệm sâu sắc chương ( thương người và muôn vật, minh bạch đầy sức của nhà văn về văn Hoài muôn loài. thuyết phục. chương Thanh) - Văn chương là hình ảnh của sự - Có cách nêu dẫn chứng sống và sáng tạo ra sự sống, gây đa dạng: khi trước, khi cho ta những tình cảm mới, sau,khi hòa vào luận luyện những tình cảm vốn có điểm, khi là một câu làm cho đời sống tình cảm con chuyện ngắn người trử nên phong phú và sâu - Diễn đạt bằng lời văn rộng hơn nhiều. giản dị , giàu cảm xúc. - Đời sống của con người sẽ rất nghèo nàn nếu không có văn chương. 6 Sống - Tác phẩm làm tái hiện bức - Xây dựng tình huống Phê phán thói bàng chết mặc tranh hiện thực: tương phản – tăng cấp và quan vô trách nhiệm bay + Về tình cảnh của nhân dân kết thúc bất ngờ, ngôn vô lương tâm đến ( Phạm trong nạn lụt được miêu tả với ngữ đối thoại ngắn gọ, mức góp phần gây 6
- Duy nhiều chi tiết chân thực, nói lên rất sinh động. ra nạn lớn cho nhân Tốn) tình thế căng thẳng cấp bách đe - Lựa chọn ngôi kể dân của quan phụ dọa cuộc sống của người dân. khách quan. mẫu- đại diện cho + Sự lạnh lùng vô trách nhiệm - Lựa chọn ngôn ngữ kể, nhà cầm quyền thời của bọn quan lại trong đó đáng tả, khắc họa chân dung Pháp thuộc; đồng chú ý nhất là quan phụ mẫu. nhân vật sinh động. cảm xót xa với tình - Thể hiện sự đồng cảm, thương cảnh thê thảm của xót người dân trong thiên tai nhân dân lao động hoạn nạn do thiên tai đồng thời do thiên tai và thái lên án thái độ tàn nhẫn của bọn độ vô trách nhiệm quan lại trước tình cảnh ngàn của kẻ cầm quyền sâu muôn thảm của nhân dân. gây nên. 7 Ca Huế Ca Huế một hình thức sinh hoạt - Viết theo thể bút kí. Ghi chép lại một trên sông văn hóa – âm nhạc thanh lịch và - Sử dụng ngôn ngữ giàu buổi ca Huế trên Hương( tao nhã; một sản phẩm tinh thần hình ảnh, giàu biểu cảm, sông hương, tác giả Hà Ánh đáng chân trọng cần được bảo thấm đẫm chất thơ. thể hiện lòng yêu Minh) tồn và phát triển - Miêu tả âm thanh, cảnh mến, niềm tự hòa Văn bản vật con người sinh động. đối với di sản văn nhật hóa độc đáo của dụng Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc B. Phần tiếng Việt TT Câu Khái niệm Tác dụng Ví dụ 1 Rút - Khi nói hoặc viết, có - Làm cho câu gọn hơn, - Nuôi lợn ăn cơm nằm, gọn thể lược bỏ một số vừa thông tin nhanh hơn, nuôi tằm ăn cơm đứng. câu thành phần của câu tạo vừa tránh lặp lại những từ - Bao giờ cậu đi Hà Nội ? thành câu rút gọn ngữ đã xuất hiện ở phía - Ngày mai. trước - Ngụ ý hành dộngđặc điểm nói trong câu là của chung mọi người( Lược bỏ CN) 2 Câu - Câu đặc biệt là câu - Xác định thời gian nơi - Chim sâu hỏi chiếc lá: đặc không cấu tạo theo mô chốn diễn ra sự việc được - Lá ơi! Hãy kể chuyện biệt hình chủ ngữ vị ngữ nói đến trong đoạn; cuộc đời bạn cho tôi nghe - Liệt kê thông báo về sự đi! tồn tại của sự vật hiện - Bình thường lắm, chẳng tượng có gì đáng kể đâu. - Bộc lộ cảm xúc; gọi đáp 4 Thêm - Về ý nghĩa : TN được - Công dụng: -Mùa xuân, cây gạo gọi trạng thêm vào câu để xác - Xác định hoàn cảnh , đến bao nhiêu là chim ríu ngữ định thời gian nơi chốn điều kiện diễn ra sự việc rít. cho câu , nguyên nhân, mục nêu trong câu,góp phần - Về mùa đông, lá bàng đỏ đích cách thức diễn ra làm cho nội dung câu như màu đồng hun 7
- sự việc trong câu. được đầy đủ chính xác; - Về hình thức:TN có - Nối kết các câu, các thể đứng ở đầu câu, đoạn với nhau, góp phần cuối câu hay giữa làm cho đoạn văn, bài văn câu.Giữa TN và CN và được mạch lạc. VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. 5 Chuyển - Câu chủ động là câu -Việc chuyển đổi câu chủ -Tập thể phê bình nó-> Câu đổi câu có chủ ngữ chỉ người, động thành câu bị động( chủ động. chủ vật thực hiện một hoạt và ngược lại chuyển đỏi - Nó bị tập thể phê bình-> động động hướng vào câu bị động thành câu chủ Câu bị động. thành người,vật khác( chủ thể động )ở mỗi đoạn văn đều câu bị của hoạt động) nhằm liên kết các câu động - Câu bị động là câu có trong đoạn văn thành một chủ ngữchỉ người, vật mạch thống nhất. được hoạt động của người vật khác hướng vào( chỉ đối tượng hoạt động) 6 Cách Có hai cách: - Một nhà sư vô danh đã chuyển -Chuyển từ( Hoặc cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ đổi câu lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau XIII CĐ từ(cụm từ) ấy. -> Ngôi chùa ấy được nhà thành - Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động lên sư vô danh xây từ thế kỉ câu BĐ đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ(cụm từ)chỉ XIII. chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt -> Ngôi chùa ấy xây từ thế buộc trong câu. kỉ XIII. 7 Dùng -Khi nói hoặc viết, có - Các thành phần câu như - Chị Ba đến, khiến tôi rất cụm thể dùng nhữngcụm từ chủ ngữ, vị ngữ và các vui và chủ vị có hình thức giống câu phụ ngữ trong cụm anh vững tâm. để mở đơn bình thường, gọi là từ, tính từ đều có thể được rộng cụm chủ-vị( C-V)làm cấu tạo bằng C-V. - Ông lão cứ nghĩ là câu thành phần của câu mình còn chiêm bao. hoặc cụm từ để mở rộng câu. 8 Liệt kê - Liệt kê là sắp xếp - Xét theo cấu tạo có thể - Trong lớp em có nhiều đồ hàng loạt từ hay cụm phân biệt liệt kê theo từng vật: bảng, bàn, ghế, từ cùng loại để diễn tả cặp và liệt kê không theo xô,chậu.....-> Liệt kê không được đầy đủ hơn, sâu từng cặp. theo từng cặp, không tăng sắc hơn những khía - Xét theo ý ngĩa có thể tiến.. cạnh khác nhau của phân biệt kiểu liệt kê tăng - .-> Liệt kê theo từng cặp. thực tế hay của tư tiên với liệt kê không tăng - Lòng yêu nước trước hết tưởng, tình cảm. tiến. là yêu gia đình, làng xóm...-> Liệt kê tăng tiến. 8
- 9 Dấu - Dấu chấm lửng được dùng để: - Cơm áo, vợ con , gia chấm - Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa được liệt kê đình... bó buộc y. lửng hết. -Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng; - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm. 10 dấu - Đánh dấu danh giới giữa các vế trong một câu - Dưới ánh trăng này, dòng chấm ghép có cấu tạo phức tạp; thác nước sẽ đổ xuống làm phẩy - Đánh dấu danh giới giữa các bộ phận trong một chạy máy phát điện; ở giữa phép liệt kê phức tạp biển rộng, cờ đỏ bay phất phới trên những con tàu lớn. 11 Dấu - Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận giải thích, chú - Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - gạch thích trong câu; mùa xuân của Hà Nội thân ngang - Đạt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của yêu. nhân vật hoặc để liệt kê; - Tàu Hà Nội – Vinh khởi - Nối các từ nằm trong một liên danh. hành lúc 21 giờ. C. Tập làm văn - Văn nghị luận chứng minh. - Văn nghị luận giải thích. * Một số đề tham khảo: VĂN CHỨNG MINH ĐỀ BÀI :01 Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Bằng những dẫn chứng lịch sử trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, em hãy chứng minh câu tục ngữ đó . Dân tộc ta rất coi trọng tinh thần đoàn kết. Sức mạnh đoàn kết là niềm tin là sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân ta. Chính vì thế ông bà cha mẹ luôn luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ và thực hiện đúng câu tục ngữ “Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Thật vậy: “một cây”chỉ số ít sống trơ trọi, đơn lẻ thì không thể làm nên “non” làm nên rừng xanh được “ba cây”chỉ số lượng lớn, biết chụm lại gắn bó với nhau vì thế mới có thể làm nên “hòn núi cao Câu ca dao đã mượn hình ảnh ẩn dụ “một cây”; “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”nhân dân khẳng định và đề cao một bài học sống: sống đơn lẻ thì yếu, biết đoàn kết xẽ làm nên sức mạnh to lớn Đúng như vậy đoàn kết để tạo nên sức mạnh dân tộc để xây dựng Tổ quốc.Được thể hiện trong lịch sử chống ngoại xâm sức mạnh đoàn kết đã làm nên chiến thắng vĩ đại của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Sức mạnh đoàn kết ấy còn được phát huy trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mĩ của dân tộc ta. 9
- Trong lao động sản xuất thì tinh thần đoàn kết được thể hiện ở hình ảnh những con sông Hồng, sông Thái Bình vững trãi ngăn nước lũ, lũ lụt, bảo vệ mùa màng, tài sản, con người của cha ông ta. Bằng sức lao động và tinh thần đoàn kết trong xây dựng Tổ Quốc. nhân dân ta dã biến những con sông thành các công trình: thủy điện Sông Đà, Trị An,thủy điện YALY phục vụ công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đoàn kết dân tộc là nhân tố hàng đầu để công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Tinh thần đoàn kết còn thể hiện sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong học tập lao động của chúng ta ngày hôm nay đó chính là những hoạt động học tập, lao động . Tóm lại tinh thần đoàn kết dân tộc được hun đúc hàng nghìn năm dựng nước và gữi nước, phát huy cao độ thành sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam .Đoàn kết thì sống chia rẽ thì chết. Hạnh phúc được xây dựng và vun đắp trong tình thương, tinh thần đoàn kết dân tộc . Học sinh phải biết yêu thương đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập . ĐỀ BÀI:02 Nhân dân ta thường khuyên nhau:Có công mài sắt có ngày nên kim Em hãy chứng minh lời khuyên trên. Đúc kết kinh nghiệm học tập và lao động nhân dân ta có câu “Có công mài sắt có ngày lên kim”nhằm khẳng định thành quả đạt được là nhờ đức tính kiên trì, nhẫn nại của con người. Chiếc kim được làm bằng sắt, trông nó hỏ bé, đơn sơ nhưng để làm ra nó, người ta phải mất nhiều công sức. nói một cách khácthanh sắt to lớn xù xì nếu có công mài cũng sẽ thành một cái kim bé nhỏ, sáng loáng. Ở câu tục ngữ này người xưa muốn mượn hình ảnh sắt ,kim để nói về đức tính kiên trì của con người. Con người có lòng kiên trì thì việc gì cũng có thể làm được. kiên trì là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống. Không có đức tính kiên trì con người không thể làm được gì. Thật vậy trong cuộc sống những người có đức tính kiên trì đều thành công . Xưa có ông Nguyễn Hiền nhà nghèo, phải dùng vỏ trứng thả đom đón vào trong làm đèn để học, Chăm chỉ học và ông đã đỗ trạng nguyên . Ông Cao Bá Quát nổi tiếng thế kỉ XIX vì văn hay chữ đẹp. Nhưng ban đầu chữ ông rất xấu. ông đã kiên trì luyện chữ suốt mấy năm nên chữ viết mới đẹp.Những năm 20 của thế kỉ XX, Bác Hồ khi đó lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, sống ở Pa- ri. Người bắt tay vào viết báo bằng tiếng Pháp. Bài đầu tiên Bác viết vài dòng, chép làm hai bản, một bản gửi tòa soạn, một bản gữi lại để so sánh rút kinh nghiệm xem tòa soạn sửa chỗ nào. Dần dần Bác viết dài hơn Nhờ kiên trì, quyết tâm và khổ luyện, Bác đã thành công. Bút danh Nguyễn Ái Quốc, tác giả của hàng trăm bài báo, đã trở thành quen thuộc với bạn đọc nhiều tờ báo lớn ở Pa- ri thời đó. Bên cạnh đó thì đức tính kiên trì lại giúp chúng ta vượt qua mọi trở ngại tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Ông Nguyễn ngọc Kí bị liệt cả hai tay từ khi còn rất nhỏ. Ông đã quyết tâm tập viết và làm nhiều việc khác bằng hai chân. Nhờ kiên trì, khổ công, ông đã thành công. Ông viết sách làm thơ, dạy học. Ông đã vinh dự được nhà nước trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Ngày nay trong cuộc sông cũng có rất nhiều tấm gương kiên trì luyện tập vượt khó khăn ddeerr đi tới thành công đó là những bạn học sinh nghèo vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống thường ngày vươn lên trong học tập để đạt được học bổng đèn đom đóm. 10