Đề cương ôn tập viết văn môn Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập viết văn môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_viet_van_mon_ngu_van_lop_9.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập viết văn môn Ngữ văn Lớp 9
- Chuyên đề: Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. I/ Thế nào là bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí? Là bàn về những tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người. Ví dụ: Lí tưởng sống, mục đích sống, lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, trung thực, dũng cảm, tình mẫu tử, tình anh em, tình thầy trò, tình bạn II/ Đề bài bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. Đề bài khá đa dạng: - Có thể nêu rõ yêu cầu nghị luận. VD: Nêu suy nghĩ của em về lòng khoan dung trong cuộc sống? - Có thể chỉ đưa ra vấn đề nghị luận mà không đưa ra yêu cầu cụ thể nào. VD: Đức tính trung thực. - Có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện. VD: Suy nghĩ của em về câu chuyện sau: Chuyện kể, một danh tướng có lần đi qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy,thầy còn nhớ con không ạ? Con là Người thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào III/ Cách làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. 1. Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này: - Sử dụng thao tác lập luận giải thích để làm rõ ý nghĩa vấn đề. - Sử dụng thao tác lập luận phân tích để chia tách vấn đề thành nhiều khía cạnh, nhiều mặt, chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề. - Sử dụng thao tác lập luận chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề. - Sử dụng thao tác lập luận so sánh, bình luận, bác bỏ để đối chiếu với các vấn đề khác cùng hướng hoặc ngược hướng, phủ định cách hiểu sai lệch, bàn bạc tìm ra phương hướng 2. Các bước làm bài bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý. Xác định các yêu cầu: - Yêu cầu về nội dung: + Vấn đề cần nghị luận là gì? + Có bao nhiêu ý cần triển khai? - Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính. - Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng. Bước 2: Lập dàn ý: a. Mở bài: 1
- - Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. - Nêu khái quát nội dung, ý nghĩa tư tưởng, đạo lí. b. Thân bài: Cần trình bày các ý chính sau: * Giải thích tư tưởng đạo lí cần bàn luận. + Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí, giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng( nếu có). + Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lí, quan điểm của tác giả qua câu nói( thường dành cho bài có tư tưởng, đạo lí được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ * Bàn luận: - Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí ( Thường trả lời câu hỏi: Tại sao nói như thế? Vấn đề đó có ý nghĩa gì?). - Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh: Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lí đối với đời sống xã hội. Chú ý: Lựa chọn dẫn chứng: + Từ thực tế cuộc sống, tư liệu lịch sử. Dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện, phù hợp vấn đề nghị luận. + Kèm theo dẫn chứng phải có lí lẽ phân tích. +Sắp xếp dẫn chứng thành hệ thống mạch lạc, chặt chẽ. Theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần * Mở rộng: - Mở rộng bằng cách đào sâu vấn đề ( tục ngữ có mặt hạn chế ). - Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề: người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề. Phủ nhận nó là công nhận cái đúng. c. Kết bài: - Liên hệ thực tế bản thân. - Rút ra bài học cho bản thân. Bài học nhận thức, hành động. IV/ Luyện tập. ĐỀ BÀI: Em có suy nghĩ như thế nào về lí tưởng sống của thanh niên? 1. Tìm hiểu đề - Vấn đề nghị luận: bàn về lí tưởng sống của thanh niên 2. Tìm ý: * Giải thích :+ Lí tưởng sống là gì?( Là mục đích sống cao đẹp của con người) + Người sống có lí tưởng luôn hướng tới vẻ đẹp chân, thiện, mĩ; luôn hướng tới sự chan hòa, chia sẻ, nhân ái, sống vì mọi người, muốn cống hiến tài năng, sức lực, vì quê hương, đất nước, thể hiện bản lĩnh bản thân. * Vì sao thanh niên cần phải sống có lí tưởng? - Tuổi trẻ không có lí tưởng như phiến đá vô dụng. - Sống không có mục đích, lí tưởng là tự đẩy ta vào ngõ cụt của cuộc sống. - Người sống có lí tưởng sẽ tự khẳng định được bản thân, được mọi người yêu quý, trân trọng. - Đất nước trở nên tốt đẹp, vững mạnh * Chứng minh 2
- - Khi đất nước có chiến tranh: + lí tưởng sống của thanh niên là sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ, máu xương, tình yêu, hạnh phúc cá nhân vì độc lập tự do của Tổ quốc - Khi đất nước hòa bình: + Lí tưởng sống bắt đầu bằng những hành động: sẻ chia giúp đỡ đồng bào nghèo, đưa con chữ đến vùng sâu, vùng xa, hiến máu nhân đạo, các cuộc thi sáng tạo trẻ, Robocon , Olympic * Nâng cao:Bên cạnh những thanh niên sống có lí tưởng, mục đích sống cao đẹp vẫn còn một bộ phận thanh niên sống không có lí tưởng hoặc mục đích sống thấp hèn: lười học, lười lao động, ham chơi, sống thụ động 3. Dàn bài: Cuộc đời bao giờ cũng muôn hình vạn trạng. Trong bức tranh muôn vẻ ấy, có mặt tốt, mặt xấu, mặt tích cực, mặt tiêu cực và chắc chắn có người sống có lí tưởng và người sống không có lí tưởng. Thiết nghĩ đây là vấn đề đáng để thanh niên chúng ta quan tâm, bàn luận. Trước hết ta phải tìm hiểu thế nào là lí tưởng? Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp của con người. Người sống có lí tưởng luôn hướng tới vẻ đẹp chân, thiện, mĩ; luôn hướng tới sự chan hòa, sẻ chia, nhân ái, sống vì mọi người, muốn cống hiến tài năng, sức lực vì quê hương, đất nước. Trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới, thanh niên Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thanh niên Việt Nam là lực lượng có sức khỏe, có tri thức, có kĩ năng sống tốt nên dễ dàng tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại của nhân loại. Mặt khác còn mở ra cho chúng ta không ít vận hội lẫn nhiều thách thức khó lường. Bởi vậy mỗi thanh niên cần ý thức trách nhiệm của bản thân. Tuổi trẻ không có lí tưởng như phiến đá vô dụng. Khi ấy chúng ta không thể ngước mắt nhìn mà đui điếc về tâm hồn. Chúng ta chỉ biết sống với mục đích đê hèn, tầm thường, chỉ biết tô vẽ cho bề ngoài bản thân thì từ đó sinh ra thói ích kỉ, nhỏ nhen. Sống không có lí tưởng là tự đẩy ta vào ngõ cụt của cuộc sống. Còn nếu mục đích tầm thường thì cũng làm cho tâm hồn con người không cất cao lên được. Tuổi rrẻ Việt Nam luôn sống có lí tưởng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ có biết bao thanh niên ra đi vì lí tưởng cao đẹp của dân tộc. Họ ra đi với tiếng gọi thiêng liêng của hai chữ -hòa bình. Họ là những người vô danh không tên , không tuổi: Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm nên đất nước ( Nguyễn Khoa Điềm). Họ là Phan Đình Giót- người anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Là người anh hùng trẻ tuổi, quả cảm, quyết một lòng yêu nước, tin tưởng vào cách mạng- Nguyễn Văn Trỗi. Trong giờ phút cuối cùng ngã xuống dưới làn súng quân thù anh vẫn hô vang: “ Hồ Chí Minh muôn năm!/ Việt Nam muôn năm!”. Chúng ta hôm nay tạc dạ ghi ơn, kết nối truyền thống của thế hệ trẻ đi trước. 3
- Thanh niên Việt Nam ngày nay là thế hệ năng động, sáng tạo, giàu hoài bão bay cao, bay xa.Lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay bắt đầu bằng những hành động nhỏ nhặt nhất. Từ sẻ chia miếng cơm manh áo giúp đồng bào nghèo đến các chương trình lớn như đưa con nhữ đến vùng sâu, vùng xa, hiến máu nhân đạo, đến các cuộc thi sáng tạo trẻ, Robocon, Olympic Thanh niên Việt Nam luôn khẳng định được vị trí của mình trong khu vực cũng như trên thế giới. Tuổi trẻ Việt Nam luôn khao khát đỉnh vinh quang, nở nụ cười phất cao lá cờ Tổ quốc Việt Nam trên tay như Bùi Tiến Dũng, Phạm Quang Hải, Phạm Xuân Trường Tuy nhiên bên cạnh những thanh niên sống có lí tưởng, mục đích sống đẹp vẫn còn một bộ phận thanh niên sống không có lí tưởng hoặc mục đích sống thấp hèn. Ngày nay không ít thanh niên xem việc hưởng thụ là mục đích sống của bản thân. Vẫn còn những thanh niên luôn sống dựa dẫm, ỉ nại, ăn chơi lêu lổng, lười học. Có biết bao thanh niên chìm đắm trong cơn khoái lạc sau khi dùng ma túy, thuốc lắc không có gì không thể với họ. Hoặc lại có những thanh niên toan tính vụ lợi cá nhân. Lối sống như vậy nhất định sẽ bị xã hội đào thải. Là một thanh niên thời đại mới, mỗi thanh niên cần ý thức được trách nhiệm của bản thân- trong học tập cũng như trong lao động, lập cho mình kế hoạch rõ ràng và từng bước thực hiện để đạt được mục đích. “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”. Bạn nghĩ thế nào về câu nói ấy của L.Tôn-xtôi? Đề bài: Cuộc sống mang lại cho ta nhiều điều thú vị, trong đó được cắp sách tới trường là một niềm hạnh phúc. * Xác định đề: - Dạng đề: Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Vấn đề: Được cắp sách tới trường là một niềm hạnh phúc. * Tìm ý: - Vì sao được cắp sách tới trường là một niềm hạnh phúc? + Đến trường , ta được học tập, được thầy cô truyền đạt kiến thức, sẵn sàng chia sẻ tâm sự + Ta còn được vui chơi, được sinh hoạt tập thể, được chia sẻ vui buồn với bạn bè + Tuy nhiên bên cạnh đó một số bạn không coi việc được cắp sách tới trường là hạnh phúc . * Dàn bài: 1. Mở bài: Cuộc sống có biết bao điều kì diệu, nó luôn ban tặng cho ta nhiều điều thú vị, nhiều bất ngờ. Nó cho ta cảm giác bình yên, vui vẻ, mở ra cho ta thế giới mới để khám phá. Nhưng điều hạnh phúc hơn cả là khi ta được cắp sách tới trường. 2. Thân bài. * Khi còn thơ bé được cha mẹ chăm sóc nuôi nấng, bế bồng, chiều chuộng, ta thấy thật hạnh phúc. Với ta lúc ấy, gia đình thực sự là thiên đường của hạnh phúc. Lớn hơn chút nữa, nhìn thấy các anh chị cắp sách tới trường với vẻ mặt tươi cười rạng rỡ, ta tò mò tự hỏi còn có nơi nào vui hơn thiên đường ở nhà? 4
- Rồi cũng đến ngày ta hồi hộp được mẹ đeo vào vai chiếc cặp nhỏ xinh, dắt tay tới trường. bàn chân nhỏ xíu của ta bước qua cánh cổng trường trước ánh mắt yêu thương, hi vọng của mẹ. Ta đọc được trong ánh mắt ấy lời động viên: “ Vững vàng lên con!Tự tin lên con! Một thế giới mới với bao điều kì diệu đang chờ con ở phía trước ” Thật vậy! Trong thế giới ấy, ta được học tập, được thầy cô truyền đạt kiến thức, sẵn sàng chia sẻ tâm sự Những lời hỏi han dịu dàng, ân cần, mỗi khi ta bị mệt, ốm hay gặp chuyện buồn đã cho ta thấy thầy cô luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho ta, là “Chuyên gia tâm lí” của ta. Và bất chợt, ta nhận ra: hạnh phúc đơn sơ và giản dị vô cùng. Tri thức loài người mênh mông như biển cả, mỗi người chúng ta chỉ là hạt cát nhỏ bé trong cái đại dương bao la ấy mà thôi. Dẫu chúng ta có miệt mài học tập suốt cả cuộc đời thì cũng chưa bao giờ khám phá hết kho tàng kiến thức của nhân loại. Vì vậy Lê-nin đã khuyên con người nên “ Học, học nữa, học mãi”. Đúng như vậy, con đường học vấn luôn mang đến cho ta những điều bổ ích và thú vị. Ta hãy nghĩ xem tại sao có những người thợ sau một ngày lao động vất vả và mệt nhọc mà vẫn đến trường. Rồi những người lính ở thao trường trở về vẫn miệt mài với những trang sách. Hay thầy Nguyễn Ngọc Kí- người bị liệt cả hai tay vẫn ham học tập, vẫn nuôi ước mơ trở thành nhà giáo. Sau bao nỗ lực khổ luyện viết bằng bàn chân, cuối cùng thầy đã thành công. Không những thế, tới lớp tới trường ta còn được vui chơi, được sinh hoạt tập thể, được chia sẻ buồn vui với bạn bè để quên hết những lo âu, mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng. Một câu chuyện cười của lũ bạn có thể làm cho ta vơi đi nỗi buồn mỗi khi bị điểm kém. Một món quà nhỏ của bạn nào đó có thể làm cho ngày 8/3 của ta hạnh phúc hơn, ý nghĩa hơn. Đặc biệt những trò chơi dân gian như kéo co hay nhẩy bao bố làm cho ta thấy vui hơn, thêm yêu trường lớp hơn. Và từ đó, ta thấy cuộc sống mới hạnh phúc và đáng yêu làm sao! Được cắp sách tới trường là một niềm hạnh phúc nhưng chưa chắc hạnh phúc đó là mãi mãi nếu như chúng ta không hiểu được giá trị của nó. Hiện nay, một số bạn trong chúng ta vẫn đang mải chìm đắm trong vui chơi, giải trí mà bỏ bê việc học hành. Thử hỏi tương lai các bạn ấy sẽ ra sao? Câu trả lời thật khó nhưng cũng dễ thấy. Thời gian không thể giúp chúng ta quay trở lại để làm lại từ đầu, nhưng thời gian có thể cho ta ý chí và nghị lực, giúp ta nhìn lại mình và tự cố gắng hoàn thiện mình. Nếu kí ức mỗi chúng ta mà không có mái trường, không được học tập và vui chơi bên bạn bè và thầy cô thân yêu thì thật đáng tiếc. Cuộc sống sẽ trống trải và vô vị biết bao. Chúng ta được đi học, được hưởng hạnh phúc. Vì vậy trách nhiệm của ta là phải giữ gìn, trân trọng niềm hạnh phúc ấy. Bằng cách nào ư? Chỉ cần ta học tập và rèn luyện tốt, phấn đấu trở thành người có ích thì niềm hạnh phúc sẽ mãi là vô biên. 5
- Hướng dẫn về nhà ĐỀ BÀI: Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thức quý giá khác nữa” (Sách Dám thành công) 1. Tìm hiểu đề - Tìm ý * Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Nghị luận về tư tưởng đạo lý - Nội dung nghị luận: niềm tin và ý nghĩa của nó đối với đời sốngcủa con người - Phạm vi nghị luận: trong đời sống xã hội * Tìm ý: - Giải thích câu nói: +Niềm tin vào bản thân ? + Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân? - Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói: +Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác? - Đánh giá, bàn bạc: 2. Dàn ý a.Mở bài: - Dẫn dắt: Một câu danh ngôn nổi tiếng đã nói: Mất tiền còn có thể tìm lại được nhưng mất niềm tin là mất tất cả. - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Đúng vậy! Nói về niềm tin của mỗi người trong cuộc sống đã có rất nhiều ý kiến nói về điều đó: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thức quý giá khác nữa” (Sách Dám thành công). Vậy niềm tin có ý nghĩa như thế nào với mỗi con người trong cuộc sống? b. Thân bài: * Giải thích câu nói: 6
- - Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống. - Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là bản lĩnh, là phẩm chất, là năng lực của mỗi người, là nền tảng của niềm yêu sống và mọi thành công. Khi đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả. * Chứng minh ý nghĩa câu nói: Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác? - Bởi niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin. Nó không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công. Để đạt được điều đó, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công. - Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ không có ý chí, nghị lực để vươn lên và tất nhiên: “Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại” (Bovee). - Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình. Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội thậm chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc. * Chứng minh - Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả. Tấm gương Nguyễn Ngọc Kí, Nick Vujicic ( anh từng giới thiệu: khác biệt với hầu hết mọi người, tôi không tay, không chânngay từ lúc lọt lòng. Hoàn cảnh nghiệt ngã 7
- tưởng đã có lúc nhấn chìm tôi nhưng rồi khát vọng sống mãnh liệt, niềm tin, niềm hi vọng, tình yêu, lòng dũng cảm đã giúp tôi chiến thắng số phận) * Đánh giá, bàn bạc: - Phê phán: Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất bại lần đầu nhưng không làm chủ được mình, không tin vào mình có thể gượng dậy mà từ đó dẫn đến thất bại: + Một học sinh nhút nhát, e sợ, không tin vào năng lực bản thân mình khi đi thi sẽ dẫn đến làm bài không tốt. Cũng có những học sinh thi trượt, tỏ ra chán nản, không còn niềm tin vào bản thân nên sẽ dễ bỏ cuộc. + Một người khi làm việc, không tự tin vào mình, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện theo ý kiến tham khảo của nhiều người khác thì dẫn đến tình trạng “đẽo cày giữa đường”, “lắm thầy thối ma”. + Có những người từ nhỏ được sống trong nhung lụa, mọi việc đều có người giúp việc hoặc bố mẹ lo , khi gặp khó khăn họ có thể làm chủ được bản thân, tự mình độc lập để vượt qua? - Khẳng định: Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại. Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và được mọi người quý trọng. - Bài học nhận thức, hành động: Học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi phải làm gì để xây dựng niềm tin trong cuộc sống? Phải cố gắng học tập và rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học phải đi đôi với hành, dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân. c. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa, giá trị của niềm tin trong cuộc sống - Liên hệ bản thân HỆ THỐNG ĐỀ LUYỆN TẬP: 1. "Uống nước nhớ nguồn?" Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang, nhiều câu ca dao, tục ngữ thấm nhuần nhiều đạo lí làm người. Qua đó, chúng khuyên bao thế hệ người Việt Nam 8
- những lời khuyên bổ ích cho việc làm người. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" thể hiện lòng biết ơn đối với những ai đã tạo nên thành quả cho người đời sau hưởng thụ. Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội và tất cả những thành quả mà con người được hưởng bao gồm cả con người, lịch sử, truyền thống. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có, do đó, người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy thành quả của người làm ra chúng. Câu tục ngữ như lời khuyên răn biết bao thế hệ sau về việc nhớ đến những người đã làm ra những thành quả cho mình hưởng thụ ngày nay. Cuộc đời có nhiều loại người cùng chung sống. Không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ dữ tợn, giả dối, vong ân bội nghĩa người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa của mình nhằm khuyên răn những kẻ “khỏi vòng cong đuôi”, “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “khỏi rên quên thầy”, “ăn cháo đá bát”, Như ta đã biết, đất nước Việt Nam ta ngày xưa đã có những vị anh hùng lịch sử, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung, đến Phan Bội Châu,Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ đã giúp giải phóng đất nước thoát khỏi chiến tranh cũng như duy trì nền hoà bình dân tộc bền vững và đồng thời giúp đất nước ta tiến bộ, bắt nhịp theo thời đại. Họ là người có công với đất nước, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Do đó, nhân dân ta ngày xưa đã nhắc nhở: “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã chú ý rất nhiều đến chính sách xã hội để làm sao cho tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với cải thiện đời sống của đại đa số nhân dân lao động cũng như kết hợp với xóa đói, giảm nghèo. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ. Cùng với các chuyến hành hương thăm lại chiến trường xưa, tổ chức lễ cầu siêu cho các linh hồn liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước, nhiều hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, để rồi trở thành phong trào tri ân trong toàn xã hội, trở thành đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước, nhớ nguồn”... Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy - chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ. Từ khi mới lọt lòng, mỗi người đều đã ở trong vòng tay của mẹ. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời. Dù khôn lớn nhường nào, trong mắt cha mẹ, các con luôn là những đứa trẻ, luôn cần sự bảo bọc, 9
- che chở. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Họ trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất. Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, bền vững biết bao. Đây là đạo lý cần có ở mỗi người, nó luôn có sẵn trong mỗi người, thể hiện tuỳ vào từng người. Mỗi khi nhận định một người, người ta vẫn hay quan tâm đến cách thực hiện và thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” ở người ấy. Bởi vì đó là chuẩn mực quan trọng để đánh giá một con người có đạo đức tốt đẹp. Mỗi khi được hưởng một thành quả nào do người khác làm nên, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy chúng. Không chỉ có thế, mỗi người còn cần tự cố gắng, cống hiến bằng chính sức lực của mình cho đất nước để trở thành một con người có ích cho xã hội. Có như thế, xã hội mới phát triển, đó là cách “nhớ nguồn” thiết thực. “Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị. Nhưng chính nó là một chân lí muôn đời. Nó là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa đến mai sau. Nếu chúng ta biết thực hành tốt lời dạy này, ta sẽ sống đẹp, sống có nhân cách, góp phần làm đẹp truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta. Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta luôn phải gồng mình chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Ði liền với những vinh quang đó phải kể đến những tổn hại hết sức to lớn về người và của. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây". 2.Viết một đoạn văn nghị luận ( không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “ Có chí thì nên” . GỢI Ý : 1/ Mở bài: Đi từ chung đến riêng hoặc đi từ khái quát đến cụ thể. 2/ Thân bài: a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: - "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại. - "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc. - "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn,ngạiđểđiđếnthànhcông. b/ Giải thích cơ sở của chân lí: Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công? - Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này 10