Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 10: Ôn tập Tiếng Việt - Năm học 2019-2020

doc 5 trang Hoàng Sơn 18/04/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 10: Ôn tập Tiếng Việt - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_10_on_tap_tieng_viet_nam_hoc_2019.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 10: Ôn tập Tiếng Việt - Năm học 2019-2020

  1. TUẦN 10 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ( TỪ ĐỒNG NGHĨA, QUAN HỆ TỪ, TỪ TRÁI NGHĨA ) Ngày soạn : 25/10/2019 Ngày dạy : A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Giúp HS nắm chắc kiến thức về : + Quan hệ từ : thế nào là quan hệ từ ; cách sử dụng QHT, tránh các lỗi thường gặp khi dùng QHT + Từ đồng nghĩa : khái niệm, các loại từ đồng nghĩa, cách sử dụng trong văn cảnh. + Từ trái nghĩa : khái niệm ; sử dụng từ trái nghĩa. 2.Kĩ năng - Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt : chính xác, tinh tế, phù hợp văn cảnh. B. NỘI DUNG I.Từ đồng nghĩa 1.Thế nào là từ đồng nghĩa * Khái niệm : Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. VD : xe lửa, tàu hỏa Nhìn, ngắm, liếc, nhòm -> nghĩa cơ bản giống nhau, hoặc gần giống nhau. 2. Các loại từ đồng nghĩa a. Từ đồng nghĩa hoàn toàn : các từ có nét nghĩa hoàn toàn giống nhau. VD : máy bay, tàu bay, phi cơ b. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn : Các từ có nét nghĩa chính giống nhau nhưng có sắc thái ý nghĩa khác nhau ( sắc thái biểu cảm, sắc thái mức độ, cách thức ) VD : hi sinh, tạ thế, từ trần, chết ( khác nhau sắc thái biểu cảm ) ăn, xơi, nốc, chén ( khác nhau về cách thức ) chạy, phi, lồng, lao ( khác nhau về mức độ ) 3. Sử dụng từ đồng nghĩa * Cần lựa chọn, sử dụng từ đồng nghĩa đúng với nhóm từ, phù hợp sắc thái ý nghĩa để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. VD : 1.Anh ấy đã ngã xuống trong một trận đánh. 2. Tên cướp đã chết trong loạt đạn đầu tiên. * Người ta chọn dùng từ đồng nghĩa nhằm mục đích sau : 1. Giúp câu văn tránh lỗi diễn đạt nặng nề, nhàm chán
  2. VD : Ăn ở với nhau được đứa con trai lên hai thì chồng chết. Cách máy tháng sau đứa con lên sài bỏ đi để chị ở lại một mình. 2. Làm cho ý câu nói được phong phú, đầy đủ. VD : Tin chiến thắng làm cho mọi người nức lòng, phấn khởi. 4. Bài tập * Bài tập 1: Đọc đoạn thơ: Người ta bảo không trông Ai cũng nhủ đừng mong Riêng em thì em nhớ ( Thăm lúa – Trần Hữu Thung ) • Tìm các từ đồng nghĩa? • Chỉ ra các nét nghĩa của mỗi từ đó? Gợi ý: • Từ đồng nghĩa: - trông , mong, nhớ -bảo, nhủ b. Các nét nghĩa * trông: mong, nhớ * mong: nhớ, chờ đợi * nhớ: luôn nghĩ về * bảo: nói với người khác *nhủ: nói với chính mình * Bài tập 2: Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau: rộng, chạy, cần cù, lười, thưa Gợi ý: • Rộng: mênh mông, bát ngát • Chạy: phi, lao, vọt • Cần cù: chăm chỉ, siêng năng •Lười: nhác * Bài tập 3: Viết đoạn văn trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa. - HS tự viết đoạn văn - ND: tự chọn ( tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, ý nghĩa trường học ) - HT: đoạn văn 7-10 câu. Có sử dụng từ đồng nghĩa.PTBĐ: miêu tả; biểu cảm. II.Quan hệ từ • Thế nào là quan hệ từ • QHT là từ biểu thị ý nghĩa quan hệ VD : QH so sánh ; sở hữu ; tương phản ; nhân quả ; giả thiết-hệ quả
  3. • Sử dụng quan hệ từ : • Có trường hợp bắt buộc dùng QHT • Có trường hợp không bắt buộc dùng QHT • Các lỗi cần tránh khi dùng quan hệ từ • Thiếu QHT • Thừa QHT • Dùng QHT không có tính liên kết • Dùng QHT không thích hợp về nghĩa • Bài tập Bài1. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ, trường hợp nào không thể bỏ? a. Khuôn mặt của cô gái b. Lòng tin của nhân dân c. Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua d. Nó đến trường bằng xe đạp e. Giỏi về toán g. Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây h. Làm việc ở nhà i. Quyển sách đặt ở trên bàn Trả lời: Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ là: (a), (c), (e), (i). Còn lại đều buộc phải có quan hệ từ Bài 2. Tìm các quan hệ từ cùng cặp với những quan hệ từ sau đây và chỉ ra ý nghĩa quan hệ của mỗi cặp. Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ ấy. • Nếu ... • Vì ... • Tuy ... • Hễ ... • Sở dĩ ... Các quan hệ từ cùng cặp với nhau: • Nếu ... thì ... • Vì ... nên ... • Tuy ... nhưng ... • Hễ ... thì ... • Sở dĩ ... vì ... Đặt câu: • Nếu trời mưa tôi sẽ không đi chơi nữa. • Vì chưa học bài nên Lan bị điểm kém • Tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng chúng tôi vẫn cố gắng học tập tốt
  4. • Hễ có phim hoạt hình thì cậu gọi tớ nhé • Sở dĩ có kết quả học tập tốt vì anh ấy đã cố gắng rất nhiều Câu 4.Viết đoạn văn chủ đề tự chọn. Trong đoạn văn có sử dụng QHT • Gợi ý: Chủ đề đoạn văn tự chọn, đoạn văn có thể viết theo lối biểu cảm hoặc miêu tả, tự sự không nên viết quá dài. • VD: Bữa tối nhà em « Nhà em có 4 người : ba mẹ, anh em và em. Ban ngày ba mẹ đi làm còn anh em và em đi học. Vì vậy cả nhà chỉ có dịp quây quần bên nhau vào buổi tối. Những giờ phút ấy thật vui, thật hạnh phúc. Chuyện trò nổ như ngô rang. Ba mẹ kể chuyện công việc ở cơ quan. Còn hai anh em kể chuyện học ở trường. Cả chú chó mực và cô mèo mướp cũng vênh tai nghe lỏm. Em mong ước những giờ phút ấy không bao giờ trôi qua ” IIITừ trái nghĩa 1. Thế nào là từ trái nghĩa? - Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau. * VDa. Các cặp từ trái nghĩa: ngẩng - cúi (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh); trẻ - già, đi - trở lại (Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê). b) Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già: trẻ - già trái nghĩa với nhau về tuổi tác; già – non trái nghĩa về thời gian gieo trồng, thu hái 2. Sử dụng từ trái nghĩa - Sử dụng trong nghệ thuật đối - Tạo hình tượng tương phản - Nhấn mạnh ý 3.Luyện tập - Bài 1 a. Về cặp từ trái nghĩa ngẩng - cúi trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. Tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ (cử đầu / đê đầu, vọng / tư), tính từ / tính từ (minh / cố), danh từ / danh từ (nguyệt / hương). Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi... b.Cặp từ trẻ - già, đi - trở lại trong Hồi hương ngẫu thư Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi (Trẻ đi, già trở lại nhà) Hương âm vô cải, mấn mao tồi (Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu) Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Li gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời; thiếu tiểu đối với lão,
  5. vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ; lão: về già; vô cải: không thay đổi; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu và lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải và tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà. c. Hãy tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ sau và cho biết tác dụng biểu đạt của chúng. • Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng • Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay • Điếc tai cày, sáng tai họ Gợi ý: Các từ trái nghĩa chủ yếu được sử dụng nhằm tạo mối liên hệ tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. C.HƯỚNG DÂN HỌC • Nắm chắc các đơn vị kiến thức đã ôn tập • Vận dụng trong nói, viết • Vận dụng trong đọc hiểu văn bản •Sưu tầm các ví dụ tiêu biểu trong các văn bản được học, được đọc.