Hệ thống các đơn vị kiến thức cơ bản môn Toán Lớp 5

doc 28 trang Hoàng Sơn 17/04/2025 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống các đơn vị kiến thức cơ bản môn Toán Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doche_thong_cac_don_vi_kien_thuc_co_ban_mon_toan_lop_5.doc

Nội dung text: Hệ thống các đơn vị kiến thức cơ bản môn Toán Lớp 5

  1. HỆ THỐNG CÁC ĐƠN VỊ KIẾN THỨC CƠ BẢN MÔN TOÁN – LỚP 5 Trong SGK toán lớp 5, kiến thức được chia thành 5 chương: - Chương I : Ôn tập và bổ sung về phân số. Giải toán liên quan đến tỉ lệ, bảng đơn vị đo diện tích , gồm 31 tiết - Chương II: Số thập phân, các phép tính với số thập phân , gồm 50 tiết và 1 tiết kiểm tra - Chương III: Hình học gồm 35 tiết - Chương IV : Số đo thời gian, toán chuyển động đều, gồm 17 tiết - Chương V: Ôn tập , gồm 36 tiết Mỗi chương đều có đủ các mạch kiến thức: số học , đơn vị đo lường, giải toán cơ lời văn, yếu tố hình học đan xen nhau. Vì vậy ở đây tôi trình bày hệ thống theo các nội dung kiến thức cơ bản cần cung cấp và rèn kĩ năng cho học sinh lớp 5: I/ Ôn tập và bổ sung về phân số : ( lớp 4) 1. Các tính chất cơ bản của phân số : - Rút gọn phân số . - Quy đồng mẫu số của các phân số. 2. So sánh các phân số : - phân số cùng mẫu số. - phân số không cùng mẫu số. 3. Phân số thập phân : 4. Các phép tính với các phân số a) Phép cộng và từ hai hay nhiều phân số có cùng mẫu số b) Phép cộng và trừ hai hai hay nhiều phân số không cùng mẫu số. c) Phép nhân và phép chia hai hay nhiều phân số. 5. Nhận biết được phân số thập phân. Biết đọc , viết các phân số thập phân., biết chuyển một số phân số thành phân số thập phân VD: Viết phân số sau thành phân số thập phân : 3/5 ; 1/4 6. Hỗn số. - Nhận biết được hỗn số và biết hỗn số có phần nguyên , phần phân số. Phần PS phải nhỏ hơn 1 -Biết đọc, viết hỗn số. Biết chuyển một hỗn số thành một phân số. -Thực hiện các phép tính hay biểu thức có chứa hỗn số * Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta làm như sau: - Lấy phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ta được tử số của phân số mới và giữ 5 2 8 5 21 nguyên mẫu số.Ví dụ: 2 8 8 8 - Muốn cộng, trừ, nhân, chia các phép tính có hỗn số ta cần chuyển đổi các hỗn số thành phân số hoặc số thập phân rồi mới thực hiện tính. 2 9 * Phân số thập phân là những phân số có mẫu số là: 10; 100; 1000;.....Ví dụ: ; 100 10 - Muốn chuyển phân số thập phân thành hỗn số ta lấy tử số chia cho mẫu số. Thương tìm được là phần nguyên, số dư là tử số và giữ nguyên mẫu số.
  2. Bài tập áp dụng. Bài 1 : Chuyển phân số thành phân số thập phân: a) 9 b) 15 c) 18 d) 4 4 5 30 400 Bài 2:Chuyển các phân số thập phân sau thành hỗn số và số thập phân và sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Bài 3 : Chuyển các hỗn số sau thành phân số: 3 1 3 4 1 7 2 ; 7 ; 4 ; 5 ; 9 ; 3 5 2 8 11 12 9 Bài 4 : Tính: 1 5 2 3 3 1 1 a) 4 + 2 b) 7 - 2 c) 2 1 d) 5 : 3 3 6 3 7 4 3 5 Bài 5: Tìm x: 3 1 1 1 a) x - 1 = 2 b) 5 : x = 4 5 10 7 2 II. Số thập phân. a- Khái niệm: Mỗi số thập phân gồm có 2 phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy. Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân. b- Cách đọc và cách viết số thập phân: - Muốn đọc một số thập phân ta đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu phẩy sau đó đọc phần thập phân. - Muốn viết một số thập phân ta viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết viết phần nguyên, viết dấu phẩy sau đó viết phần thập phân. c- Cách chuyển một số phân số thành số thập phân: * Cách 1: Chuyển phân số đó thành phân số thập phân rồi viết về số thập phân. * Cách 2: Thực hiện phép chia tử số cho mẫu số. d- Muốn so sánh 2 số thập phân ta làm như sau: - Số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn. - Nếu phần nguyên của 2 số thập phân bằng nhau thì ta đi so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn,.... - Nếu phần nguyên và phần thập phân của 2 số đó đều bằng nhau thì 2 số đó bằng nhau. e- Muốn cộng 2 số thập phân ta làm như sau: - Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng được đặt thẳng cột với nhau, dấu phẩy đặt thẳng dấu phẩy. - Cộng như cộng các số tự nhiên. - Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
  3. g- Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau: - Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng được đặt thẳng cột với nhau, dấu phẩy được đặt thẳng với dấu phẩy. - Trừ như trừ các số tự nhiên. - Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với dấu phẩy của số bị trừ và số trừ. h- Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như sau: - Đặt tính và nhân như nhân các số tự nhiên. - Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số thì dùng dấu phẩy tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái. k- Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như sau: - Đặt tính và nhân như nhân các số tự nhiên. - Đếm xem trong phần thập phân của cả 2 thừa số có bao nhiêu chữ số thì dùng dấu phẩy tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái. m- Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm như sau: - Lấy các chữ số ở phần nguyên để chia trước giống như chia số tự nhiên. - Trước khi chuyển sang phần thập phân ta phải viết dấu phẩy vào thương rồi tiếp tục chia tiếp. n- Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như sau: - Đếm xem trong phần thập phân của số chia có bao nhiêu chữ số thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0. - Bỏ dấu phẩy ở số bị chia rồi chia như chia số tự nhiên. p- Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau: - Đếm xem trong phần thập phân của số chia có bao nhiêu chữ số thì dịch chuyển dấu phẩy của số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số. - Bỏ dấu phẩy cũ ở số bị chia và số chia rồi chia. q- Nhân nhẩm và chia nhẩm số thập phân: * Muốn nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000; ...... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, .... chữ số. * Muốn nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; ...... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, .... chữ số. * Muốn chia nhẩm một số thập phân cho 10; 100; 1000; ...... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, .... chữ số. * Muốn chia nhẩm một số thập phân cho 0,1; 0,01; 0,001; ...... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, .... chữ số. Chú ý: - Chia một số thập phân cho 0,5 ta lấy số đó nhân với 2. - Chia một số thập phân cho 0,25 ta lấy số đó nhân với 4. - Chia một số thập phân cho 0,125 ta lấy số đó nhân với 8. - Chia một số thập phân cho 0,1 ta lấy số đó nhân với 10. - Chia một số thập phân cho 0,01 ta lấy số đó nhân với 100. - Chia một số thập phân cho 0,001 ta lấy số đó nhân với 1000. Bài tập áp dụng Bài 1 :Viết số thập phân. a, Gồm 5 đơn vị, 3 phần mười, 4 phần trăm và 2 phần nghìn.
  4. b, Gồm 1 đơn vị, 1 phần trăm và 1 phần vạn. c, Gồm 32 đơn vị, 32 phần nghìn và 32 phần triệu. d, Gồm 2 đơn vị, 0,02 đơn vị và 0,0002 đơn vị. Bài 2 : Cho 4 chữ số 3, 0, 4, 1. a, Viết tất cả các số thập phân bé hơn 1 có mặt đủ bốn chữ số đã cho. b, Viết tất cả các số thập phân có mặt đủ bốn chữ số dã cho, mà phần nguyên có hai chữ số. Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất. a, 28,3 – 13,6 – 4,4 = b, 218,76 – (18,26 + 30,5) = c, 94,57 – 38,75 – 43,35 + 18,75 – 21,22 = d, 29,45 0,2 5 = e, 40 201,5 1,25 0,2 = f, 42,46 19,75 57,54 19,75 = g, 7,8 : 1,5 + 9,7 : 1,5 – 2,5 :1,5 = Bài 4 : Tính nhanh giá trị biểu thức. Bài 5 : Tính nhanh các tổng sau. a, M = 0,01 +0,02 + 0,03+ +0,098 + 0,99 b, N = 0,1 + 1,2 + 2,3 + + 8,9 + 9,10 + 10,11 + 18,19. Bài 6 :Hãy sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự từ lớn đến bé: a. 0,12 ; 31,191 ; 45,102 ; 0,121 ; 45,09 ; 31,1909 ; 45,091 b. 3,8009 ; 2,09 ; 3,79 ; 2,1 ; 2,101 ; 2,001 ; 3,8012 Bài 7 :Thay * bởi chữ số thích hợp để cho: a.5,14 < 5,1*9 < 5,158 b. 13,98*** < 13,98001 Bài 8 : Viết 5 số thập phân khác nhau mà mỗi số có 4 chữ số ở phần thập phân nằm giữa 2 số: a. 21, 3709 và 21,3715 b. 13, 9125 và 19,9125 Bai 9 : Hãy tìm 15 số thập phân khác nhau nằm giữa 2 số: a. 0, 15 và 0,1 b. 10,34 và 10,4 Bài 10 : Hãy viết 12 số thập phân nằm giữa 2 số 1,6 và 1,7 Bài 11: Điền dấu thích hợp vào ô trống bằng cách nhanh nhất: b. 123,123 21,7 12312,3 2,17 c. 3173,17 717,171 71,7171 31731,7 313,131 323,32 29,2929 33333,3 Bài 12: Hãy sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé: 39,235 ; 123,103 ;123,093 ;39,2 ;123,091 Bài 13: Thay a bởi những chữ số thích hợp để: 0,15 < 0, 1a7 < 0 ,165 Bài 14: Điền chữ số thích hợp thay cho các chữ số sau: d4,1c – c1,4d = 8a,ba
  5. Bài 15: Tuổi cô năm nay gấp 7, 5 lần tuổi Hoa. 16 năm sau tuổi cô gấp 2, 3 lần tuổi Hoa. Tính tuổi của hai cô cháu khi tuổi cô gấp 3 lần tuổi Hoa. Bài 19: Tuổi bố năm nay gấp 2,2 lần tuổi con. 25 năm về trước, tuổi bố gấp 8,2 lần tuổi con. Hỏi khi tuổi bố gấp 3 lần tuổi con thì con bao nhiêu tuổi. Bài 20: Cho bốn chữ số: 0; 1; 2; 3. Hãy viết tất cả các số thập phân lớn hơn 3 nhưng nhỏ hơn 13, sao cho mỗi chữ số đã cho xuất hiện trong cách viết đúng một lần. Sau đó sắp xếp các số viết được theo thứ tự từ lớn đến bé. Bài 21: Khi bỏ quên dấu phẩy của một số thập phân có hai chữ số ở phần thập phân thì số đó tăng thêm 308,88 đơn vị. Tìm số thập phân đó. III. Đại lượng và đo đại lượng. A.Hệ thống một số kiến thức cần ghi nhớ: I.Các đại lượng đo và mối quan hệ giữa các đơn vị đo của các đại lượng. 1.Đại lương đo độ dài: Bảng đơn vị và mối quan hệ giữa các đơn vị: + Bảng đơn vị đo độ dài: Lớn hơn m m Bé hơn m km hm dam dm cm mm 1km 1hm 1dam 1m 1dm 1cm 1mm = 10hm =10dam =10m =10dm =10cm =10mm = 1 cm = 1 km = 1 hm = 1 dam = 1 m = 1 dm 10 10 10 10 10 10 + Mối quan hệ giữa các đơn vị: - Hai đon vị kề cạnh nhau gấp kém nhau 10 lần. - Mỗi đơn vị ứng với 1 chữ số(chữ số hàng đơn vị của số đo bao giờ cũng gắn với tên đơn vị của số đó). 2.Đại lương đo khối lượng: Bảng đơn vị và mối quan hệ giữa các đơn vị: + Bảng đơn vị đo khối lượng: Lớn hơn kg kg Bé hơn kg tấn tạ yến hag dag g 1tấn 1tạ 1yến 1kg 1hag 1dag 1g = 10tạ =10yến =10kg =10hag =10dag =10g = 1 dag = 1 tấn = 1 tạ = 1 yến = 1 kg = 1 hag 10 10 10 10 10 10 + Mối quan hệ giữa các đơn vị: - Hai đon vị kề cạnh nhau gấp kém nhau 10 lần. - Mỗi đơn vị ứng với 1 chữ số(chữ số hàng đơn vị của số đo bao giờ cũng gắn với tên đơn vị của số đó). 3. Đại lương đo diện tích: Bảng đơn vị và mối quan hệ giữa các đơn vị: + Bảng đơn vị đo diện tích : Lớn hơn m2 m2 Bé hơn m2
  6. km2 hm2(ha) dam2(a) dm2 cm2 mm2 1km2 1hm2(ha) 1dam2(a) 1 m2 1dm2 1cm2 1mm2 2 2 2 2 2 2 =100hm =100dam (a) =100m =100 m 1dm 1cm = 1 cm2 = 1 km2 = 1 hm2 = 1 dam2 = 1 m2 = 1 dm2 100 100 100 100 100 100 + Mối quan hệ giữa các đơn vị: - Hai đon vị kề cạnh nhau gấp kém nhau 100 lần. - Mỗi đơn vị ứng với 2 chữ số(chữ số hàng đơn vị của số đo bao giờ cũng gắn với tên đơn vị của số đó). 4. Đại lương đo thể tích : Bảng đơn vị và mối quan hệ giữa các đơn vị: + Bảng đơn vị đo thể tích : Lớn hơn m3 m3 Bé hơn m3 km3 hm3 dam3 dm3(lít) cm3 mm3 1m3 1dm3(lít) 1cm3 1mm3 3 =1000dm (lít) = 1 m3 = 1 dm3 = 1 cm3 1000 1000 1000 + Mối quan hệ giữa các đơn vị: - Hai đon vị kề cạnh nhau gấp kém nhau 1000 lần. - Mỗi đơn vị ứng với 3 chữ số (chữ số hàng đơn vị của số đo bao giờ cũng gắn với tên đơn vị của số đó). 5. Đại lương đo thời gian: + Các đơn vị đo thời gian: thế kỷ; năm; tháng; tuần lễ; ; ngày; giờ; phút; giây. + Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian(không tuân theo quy luật nhất định): 1thế kỷ = 100 năm; 1năm = 12tháng; 1 năm thường có 365 ngày; 1 năm nhuận có 366 ngày; 1 tháng có 30; 31; 28 hay 29 ngày( tháng 1; 3; 6;7;8; 10; 12 có 31 ngày; tháng 4;6;9;11 có 30 ngày riêng tháng 2 năm thường có 28 ngày năm nhuận có 29 ngày) Những năm có 2 chữ số cuối cùng tạo thành 1 số chia hết cho 4 là năm nhuận( năm có 2 chữ số 0 ở cuối nếu bỏ 2 chữ số 0 đó mà còn lại số chia hết cho 4 là năm nhuận, nếu không chia hết thì năm đó là năm thường). 1 tuần lễ = 7 ngày; 1 ngày = 24 giờ; 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây; 6. Đại lương đo vận tốc: + Khái niệm về vận tốc: Vận tốc của một động tử là quãng đường đi được của động tử đó trên một đơn vị thời gian.
  7. + Lưu ý: đơn vị đo vận tốc liên quan đến đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian, do vậy để xác định mối quan hệ giữa các đơn vị đơn đo vận tốc cần dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và đo thời gian. + Các đơn vị đo vận tốc thường dùng: km/giờ; km/phút; km/giây; m/phút; m/giây. B. Các dạng bài tập và hướng dẫn cách giải: I. Các bài toán về chuyển đổi đơn vị đo: 1. Đổi danh số đơn ra danh số đơn: a) Từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn: - Các bước giải: Cách 1: B1: Xác đinh 2 đơn vị cần chuyển đổi. B2: Tìm tỷ số giữa 2 đơn vị cần chuyển đổi(ta quy ước tỷ số của 2 đơn vị là giá trị của đơn vị lớn chia cho đơn vị bé). B3: Ta chia số phải đổi cho tỷ số của 2 đơn vị đớ. VD1: 5 mm = ? m B1: 2 đơn vị cần chuyển đổi là mm và m. 1m B2: Tìm tỷ số giữa 2 đơn vị cần chuyển đổi = = 1000 1mm B3: 5 : 1000 = 0,005. Vậy 5mm = 0,005m. VD2: 72 giây = ? phút. Vì 1 phút = 60 giây; 72: 60 = 1,2. Vậy 72 giây = 1,2 giờ. 2 2 VD3: 7 m = ? dam (a). Vì 1m2 = 100dm2 ; 7 : 100 = 0,07 . Vậy 7m2 = 0,07dam2 = 0.07a. VD4 : 805g = ? kg. Vì 1kg = 1000g; 805 : 1000 = 0,805. Vậy 805g = 0,805kg. 3 VD5 : 500 cm = ? lít. Vì 1 lít(dm3) = 1000 cm3; 500 : 1000 = 0,5. Vậy 500 cm3 = 0,5 lít. Cách 2: Thực hiện tách số: Mỗi chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo độ dài và khối lượng); 2 chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo diện tích) ; 3 chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo thể tích)và chữ số hàng đơn vị của số đo bao giờ cũng gắn với tên đơn vị của số đó nên có thể suy luận : VD1: 5 mm = ? m 0(m) 0(dm) 0(cm) 5(mm), vậy 5mm = 0,005 m VD2: 805g = ? kg 0(kg) 8(hg) 0(dag) 5(g), vậy 805g = 0,805kg 2 2 VD3: 7 m = ? dam (a). 0(dam2) 07(m2), vậy 7m2 = 0,07dam2 = 0.07a. 3 VD4 : 5 cm = ? lít. 0(dm3) 005cm3, vậy 5 cm3 = 0,005(dm3) = 0,005 lít (Riêng đại lượng đo thời gian không áp dụng với cách này) b) Từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ: - Các bước giải: Cách 1: B1: Xác đinh 2 đơn vị cần chuyển đổi.
  8. B2: Tìm tỷ số giữa 2 đơn vị cần chuyển đổi(ta quy ước tỷ số của 2 đơn vị là giá trị của đơn vị lớn chia cho đơn vị bé). B3: Ta nhân số phải đổi cho tỷ số của 2 đơn vị đớ. VD1: 3 năm = ? tháng B1: 2 đơn vị cần chuyển đổi là năm và tháng. 1 n a m B2: Tìm tỷ số giữa 2 đơn vị cần chuyển đổi = = 12 1t h a n g B3: 3 x 12 = 36. Vậy 3 năm = 36 tháng. 1 1 1 VD2: giờ = ? phút. Vì 1 giờ = 60 phút; x 60 = 20 phút. Vậy giờ = 20 phút. 3 3 3 2 2 2 2 2 2 VD3: 7 hm = ? dam (a). Vì 1hm = 100dam ; 7 x 100 = 700 . Vậy 7hm = 700dam = 700a. VD4 : 80,5hg = ? g. 1hg = 100g; 80,5 x 100 = 8050. Vậy 80,5hg = 8050g. 2 3 3 3 VD5 : 5,32lít = ?cm . Vì 1 lít(dm ) = 1000 cm ; 5,32 x 1000 = 5320. Vậy 5,32lít = 5320cm . Cách 2: Cũng tương tự thực hiện tách số: Mỗi chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo độ dài và khối lượng); 2 chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo diện tích) ; 3 chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo thể tích)và chữ số hàng đơn vị của số đo bao giờ cũng gắn với tên đơn vị của số đó nên có thể suy luận : 3 3 VD1: 17 cm = ? mm 17(cm3) 000mm3, vậy 17 cm3 = 17000 mm3 2 2 VD2 5km = ? dam (a). 5(km2) 00(hm2) 00 dam2(a), vậy 5km2 = 50000 dam2(a). 2. Đổi từ danh số đơn ra danh số phức: - Các bước giải: Cách 1: B1: Xác đinh 2 đơn vị cần chuyển đổi. B2: Tìm tỷ số giữa 2 đơn vị cần chuyển đổi(ta quy ước tỷ số của 2 đơn vị là giá trị của đơn vị lớn chia cho đơn vị bé). B3: Ta tìm thương và số dư của phép chia số phải đổi cho tỷ số của 2 đơn vị đớ và giá trị thương là giá trị của số của đơn vị lớn và số dư là giá trị số của đơn vị bé cần chuyển đổi. VD1: 35 tháng = ? năm ? tháng B1: 2 đơn vị cần chuyển đổi là năm và tháng. 1năă B2: Tìm tỷ số giữa 2 đơn vị cần chuyển đổi : = 12 1tháng B3: 35 : 12 = 2 dư 11. Vậy 35 tháng = 2 năm 11 tháng. VD2: 79giây = ? phút ? giây. Vì 1 phút = 60 giây; 72: 60 = 1 dư 12. Vậy 72 giây = 1 phú 12 giây. 2 2 2 2 2 VD3:237 hm = ? km ? hm .Vì 1km =1000hm ;237 : 1000 =0 dư 237. Vậy 237hm2 =0km2273hm2 Cách 2: Cũng tương tự thực hiện tách số: Mỗi chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo độ dài và khối lượng); 2 chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo diện tích) ; 3 chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo thể tích) và chữ số hàng đơn vị của số đo bao giờ cũng gắn với tên đơn vị của số đó nên có thể suy luận : VD1: 723g = ? kg ? g = ? hg? g
  9. 0(kg) 7(hg) 2(dag) 3(g), vậy 723g = 0 kg 723 g = 7 hg 23 g 2 2 2 2 2 2 VD2: 123 m = ? km ? m = ? hm ? dam ? m 0(km2) 00 (hm2) 01(dam2) 23m2, vậy 123 m2 = 0 km2 123 m2 = 0 hm2 1dam2 23 m2 3. Đổi từ danh số phức ra danh số đơn: Cách đổi: Đem số đơn vị lớn nhân với tỷ số rồi cộng với số đơn vị nhỏ còn lại. VD1: 3 năm 7 tháng =? tháng. 3 x 12 + 7 = 43. Vậy 3 năm 7 tháng = 43 tháng. VD2: 13 kg 73g = ? g 13 x 1000 + 73 = 13073. Vậy 13 kg 73g = 13073g. Cách 2: Cũng tương tự thực hiện tách số: Mỗi chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo độ dài và khối lượng); 2 chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo diện tích) ; 3 chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo thể tích) và chữ số hàng đơn vị của số đo bao giờ cũng gắn với tên đơn vị của số đó nên có thể suy luận : 2 2 2 2 VD1: 3m 2dm = ? dm = ? cm 3(m2) 02dm200cm2, vậy 3m2 2dm2 = 302dm2 = 30200 cm2 4. Chuyển đổi đơn vị đo đối với đại lượng đo vân tốc: Cách đổi; B1: Xác định tỷ số giữa 2 đơn vị thời gian(đơn vị thời gian đã cho với đơn vị thời gian cần đổi) và tỷ số giữa hai đơn vị độ dài(đơn vị quãng đường đã cho với đơn vị quãng đường cần đổi) B2: Ta nhân số phải đổi với tỷ số 2 đơn vị quãng đường rồi chia cho tỷ số 2 đơn vị thời gian. VD1: 600 m/ phút = ? km/giờ 1 Tỷ số 2 đơn vị thời gian là: = 60 1m Tỷ số 2 đơn vị quãng đường là: = 0,001 1km 600 x 0,001: 1 = 36, vậy 600 m/ phút= 36 km/giờ 60 VD2: 6 km/ giờ = ? m/phút Tỷ số 2 đơn vị thời gian là: 60 Tỷ số 2 đơn vị quãng đường là: 1000 6 x 1000: 60 = 100, vậy 6 km/ giờ = 100m/phút . VD3: 600 m/ phút = ? km/giây Tỷ số 2 đơn vị thời gian là: 60 Tỷ số 2 đơn vị quãng đường là: 0,001 600 x 0,001 : 60 = 0,01km/ giây II. Một số bài toán luyện tập: a)- Độ dài 1.Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 75 dm = .cm b) 4550 cm = ..dm 16 m = ...cm 7400 cm = m 25 km = ..m 15600 mm = ..dm 102 km = m 28000 m = .km
  10. c) 7 m 5cm = cm d) 6753 cm = m cm 19 km 37 m = m 6502 mm = .m .mm 7 km 5 hm = m 18036 m = km ...m 2.Viết phân số hoăc hỗn số thích hợp vào chỗ chấm: a) 37 cm = ..m b) 12m 7dm = m 9 dm = .m 8 m 3 cm = m 68 m = km 17 m 53 mm = m 804 m = km 29 km 4 m = km c) 875cm = .m 5034 m = ..km 7305 mm = .m 36276 m = km 3. Điền dấu lớn, dấu bé thích hợp vào chỗ chấm: 45m 5dm 4dam 54dm 18km 64m .18 064m 650 mm 4 m 3 km ..705 m 5 4 4. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: a, 15 m 4dm = m b, 34 km 7 hm = km 6m 53 cm = m 3km 403 m = km 8 m24 mm = m 7 km 7m = km 16 dm 7 cm = m 2hm 35 m = km 5. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: a, 901 m = km b, 1975 m = km 50 m = km 3410 dam = km 5 km 12 m = km 4709 hm = km 2hm 2m = km 307 m = km 6. Một hình chữ nhật có chu vi 22dm 6cm, chiều rộng kém chiều dài 15 cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó? b) Đơn vị đo khối lượng: 1.Viết số hoặc đơn vị đo thích hợp vào chỗ chấm: a) 5 yến = . kg 7 kg = 700 .. 1 yến = ..kg 2 7 tạ = .kg 900 kg = . 3 tạ = ...yến 1200 kg = 12 1 tạ = ..kg 4 6 tấn = tạ 4000 kg = 40 .. 9 tấn = kg 5000 kg = 5 . 1 tấn = .kg 5 b) 4 yến 3kg = .kg 55 kg = 5 .5 . 6 tạ 7kg = . yến 406 kg = 4 ..6 5 tạ 70kg = ..yến 372 tạ = 37 .2 . 4 tấn 3 tạ = .tạ 435 kg = 4 3 5 . 3 tấn 4 kg = .kg 5021 kg = 5 2 ..1 2. Điền dấu lớn, dấu bé thích hợp vào chỗ chấm: 3 tạ 20kg ..302kg 37 tạ x 5 .98 tạ + 89 tạ