Hệ thống kiến thức cần ghi nhớ và câu hỏi học kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 5

docx 65 trang Hoàng Sơn 16/04/2025 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống kiến thức cần ghi nhớ và câu hỏi học kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhe_thong_kien_thuc_can_ghi_nho_va_cau_hoi_hoc_ky_1_mon_tieng.docx

Nội dung text: Hệ thống kiến thức cần ghi nhớ và câu hỏi học kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 5

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ VÀ CÂU HỎI MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 HỌC KỲ 1 PHẦN I : TẬP ĐỌC Các chủ điểm ở lớp 5: 1.Việt Nam – Tổ quốc em 2. Cánh chim hòa bình 3. Con người với thiên nhiên 4. Giu lấy màu xanh 5. Vì hạnh phúc con người PHẦN II: CHÍNH TẢ 1. Rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho Hs. a) Chính tả đoạn, bài . b) Chính tả âm, vần. c) Chính tả viết hoa. 2. Kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho Hs. 3. Mở rộng hiểu biết về cuộc sống , con người, góp phần hình thành nhân cách con ngưới mới. PHẦN III: LUYỆN TỪ VÀ CÂU I. MỞ RỘNG, HỆ THỐNG HÓA VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM . 1. MRVT: Tổ quốc Câu 1/ Mức 1 Tìm trong bài Thư gửi các học sinh hoặc Việt Nam thân yêu những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc. Gợi ý: Tổ quốc có nghĩa là đất nước, được bao đời trước xây dựng và gìn giữ. Trả lời: a) Thư gửi các học sinh: nước nhà, non sông. b) Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương. Câu 2/ Mức 2 Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc. Trả lời: Những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc: đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương. Câu 3/ Mức 3 Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước. Em hãy tìm thêm những từ chứa tiếng quốc. Trả lời: 1
  2. Những từ chứa tiếng quốc: ái quốc, quốc gia, quốc ca, quốc khánh, quốc huy, quốc kì, quốc ngữ, quốc phòng, quốc tế, quốc sử, quốc dân... Câu 4/ Mức 4 Đặt câu với một trong những từ dưới đây: a) Quê hương b) Quê mẹ c) Quê cha đất tổ d) Nơi chôn rau cắt rốn Trả lời: a) Quê hương: Quê hương em ở thành phố Hồ Chí Minh – một thành phố sầm uất và náo nhiệt. b) Quê mẹ: Quê mẹ có rừng cọ, đồi chè xanh bạt ngàn. c) Quê cha đất tổ: Cho dù đi đâu, về đâu chúng ta cũng phải nhớ về quê cha đất tổ. d) Nơi chôn rau cắt rốn: Mỗi lần trở về thăm nơi chôn rau cắt rốn, ông nội lại bồi hồi, xúc động. 2. MRVT: Nhân dân Câu 1/ Mức 1 Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là "cùng"). M : - đồng hương (người cùng quê) - đồng lòng (cùng một ý chí) Câu 2/ Mức 2 Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới đây: a) Công nhân d) Quân nhân b) Nông dân e) Trí thức c) Doanh nhân g) Học sinh (giáo viên, đại uý, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, học sinh tiểu học, học sinh trung học, bác sĩ, kĩ sư, tiểu thương, chủ tiệm) Gợi ý: Em đọc kĩ các từ trong ngoặc đơn và xếp vào nhóm nghề nghiệp thích hợp. Trả lời: - Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí. - Nông dân: thợ cấy, thợ cày. - Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm. 2
  3. - Quân nhân: đại úy, trung sĩ. - Trí thức: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư. - Học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học. Câu 3/ Mức 3 Các thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên những phẩm chất gì của người Việt Nam ta ? a) Chịu thương chịu khó. b) Dám nghĩ dám làm. c) Muôn người như một. d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của). e) Uống nước nhớ nguồn. Gợi ý: Em đọc kĩ các câu thành ngữ, tục ngữ và chỉ ra nội dung chính của mỗi câu. Trả lời: - Chịu thương chịu khó: nói lên phẩm chất của người Việt Nam ta cần cù, chẳng ngại khó khăn gian khổ. - Dám nghĩ dám làm: táo bạo, mạnh dạn có nhiều ý kiến và dám thực hiện sáng kiến. - Muôn người như một: mọi người đoàn kết, thống nhất một lòng. - Trọng nghĩa khinh tài: coi trọng nhân nghĩa, đạo lý, xem thường tiền bạc. - Uống nước nhớ nguồn: ca ngợi đức tính sống có trước, có sau, luôn luôn biết ơn người đi trước. Câu 4/ Mức 4 Đặt câu có sử dụng 1 trong các thành ngữ ở bài 3. 3. MRVT: Hòa bình Câu 1/ Mức 1 Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ hòa bình? a) Trạng thái bình thản. b) Trạng thái không có chiến tranh. c) Trạng thái hiền hòa, yên ả. Gợi ý: Em đọc kĩ các đáp án và chỉ ra nghĩa đúng của từ hòa bình. Trả lời: Dòng b: Trạng thái không có chiến tranh nêu đúng ý nghĩa của từ hòa bình. 3
  4. Câu 2/ Mức 2 Những từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ hòa bình? - Bình yên - Bình thản - Lặng yên - Thái bình - Hiền hòa - Thanh thản - Thanh bình - Yên tĩnh Gợi ý: Em hãy phân biệt ý nghĩa của các từ và tìm từ có nghĩa giống với hòa bình. Trả lời: Các từ đồng nghĩa với hòa bình: bình yên, thanh bình, thái bình Câu 3/ Mức 3 Đặt câu với các từ đồng nghĩa với từ hòa bình ở bài tập 2. Câu 4/ Mức 4 Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà em biết 4. MRVT: Hữu nghị- Hợp tác Câu 1/ Mức 1 Xếp những từ có tiếng hữu đã cho dưới đây thành hai nhóm a và b Hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng. a) Hữu có nghĩa là “bạn bè” b) Hữu có nghĩa là “có” Trả lời: a) Hữu có nghĩa là “bạn bè”: hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu. b) Hữu có nghĩa là “có”: hữu hiệu, hữu tình, hữu ích, hữu dụng. Câu 2/ Mức 2: Tìm các từ đồng nghĩa với từ hợp tác Các từ đồng nghĩa là: hợp nhất, hợp lực... Câu 3/ Mức 3 Đặt một câu với mỗi từ ở bài tập 1 và một câu với mỗi từ ở bài tập 2. Câu 4/ Mức 4 Đặt câu với một trong những thành ngữ dưới đây 4
  5. a) Bốn biển một nhà. b) Kề vai sát cánh. c) Chung lưng đấu sức. Gợi ý: Em hãy suy nghĩ về ý nghĩa của mỗi câu thành ngữ và đặt câu hoàn chỉnh. Trả lời: a) Nên đùm bọc, thương yêu như thể anh em bốn biển một nhà. b) Trong mọi công việc chung, chúng tôi luôn kề vai sát cánh với nhau. c) Họ chung lưng đấu sức để cùng nhau vượt qua khó khăn, gian khổ. 5. MRVT: Thiên nhiên ( 2 tiết) Câu 1/ Mức 1 Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên? a) Tất cả những gì do con người tạo ra. b) Tất cả những gì không do con người tạo ra. c) Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người. Trả lời: Ý (b) - Tất cả những gì không do con người tạo ra. Câu 2/ Mức 2 Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ sau những từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên a) Lên thác xuống ghềnh. b) Góp gió thành bão. c) Nước chảy đá mòn. d) Khoai đất lạ, mạ đất quên. Trả lời: Các từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên: a) Thác, ghềnh b) Gió, bão c) Nước, đá d) Khoai, mạ, đất Câu 3/ Mức 3 5
  6. Tìm những từ ngữ miêu tả không gian. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được. a) Tả chiều rộng. M: Bao la b) Tả chiều dài (xa). M: Tít tắp c) Tả chiều cao. M: Cao vút d) Tả chiều sâu. M: hun hút Gợi ý: Dựa vào những từ gợi ý, em hãy suy nghĩ thêm những từ khác dùng để tả không gian và đặt câu hoàn chỉnh. Trả lời: a) Tả chiều rộng: bao la, mênh mông, bát ngát, vô tận, vô cùng, bất tận... b) Tả chiều dài (xa): tít tắp, tít mù khơi, muôn trùng, thăm thẳm, vời vợi, ngút ngát,... (dài) dằng dặc, lê thê, loằng ngoằng, dài ngoẵng,... c) Tả chiều cao: chót vót, cao vút, chất ngất, vời vợi,.... d) Tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm, hoăm hoẳm,... Đặt câu: - Ơn nghĩa sinh thành như trời cao vời vợi, như biển rộng mênh mông. - Trước mắt chúng tôi, con đường lên đỉnh núi vẫn dài dằng dặc. - Mùa thu, bầu trời xanh cao vời vợi. - Đứng từ mỏm đá trông xuống là vực sâu hun hút. Câu 4/ Mức 4 Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở. Gợi ý: Em hãy viết đoạn văn tả cảnh đẹp quê mình, trong đó có sử dụng những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa và so sánh để khiến đoạn văn thêm sinh động. 6. MRVT: Bảo vệ môi trường Câu 1/ Mức 1 Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp: a) Hành động bảo vệ môi trường. b) Hành động phá hoại môi trường. (phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, phủ xanh đồi trọc, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã) Trả lời: a) Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc. 6
  7. b) Hành động phá hoại môi trường: chặt cây, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắt thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã. Câu 2/ Mức 2 Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó: Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp. Trả lời: Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp. Câu 3/ Mức 3 Ghép tiếng bảo (có nghĩa "giữ, chịu trách nhiệm") với mỗi tiếng sau để tạo thành từ phức và tìm hiểu nghĩa của mỗi từ đó (có thể sử dụng Từ điển tiếng Việt)): đảm, hiểm, quản, tàng, toàn, tồn, trợ, vệ Trả lời: 1) bảo đảm: Cam đoan chịu trách nhiệm về một việc gì đó. 2) bảo hiểm: Giữ, phòng để khỏi xảy ra tai nạn nguy hiểm. 3) bảo quản: Giữ gìn, trông nom để khỏi hư hỏng, hao hụt. 4) bảo tàng: Sưu tầm, lưu giữ, bảo quản những hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, văn minh. 5) bảo toàn: Giữ nguyên vẹn như vốn có, không để mất mát, hư hỏng trong quá trình vận hành. 6) bảo tồn: Giữ nguyên hiện trạng, không để mất đi. 7) bảo trợ: Trợ giúp, đỡ đầu. 8) bảo vệ: Giữ gìn chống sự xâm phạm để khỏi bị hư hỏng, mất mát. Câu 4/ Mức 4 Chọn một trong các cụm từ ở bài tập 2 làm đề tài (M: phủ xanh đồi trọc), em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó. 7. MRVT: Hạnh phúc Câu 1/ Mức 1 Chọn ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ hạnh phúc: a) Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên. b) Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. c) Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc. Trả lời: Chọn câu b) Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Câu 2/ Mức 2 Tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc: Trả lời: - Từ đồng nghĩa: sung sướng, vui sướng, mãn nguyện, toại nguyện - Từ trái nghĩa: bất hạnh, đau khổ, đau buồn, sầu thảm, bi thảm, tuyệt vọng Câu 3/ Mức 3 Trong từ hạnh phúc, tiếng phúc có nghĩa là "điều may mắn, tốt lành". Tìm thêm những từ ngữ chứa tiếng phúc. M: phúc đức 7
  8. Trả lời: - phúc phận: điều may mắn được hưởng do số phận. - phúc đức: điều tốt lành để lại cho con cháu. - phúc hậu: có lòng thương người hay làm điều tốt. - phúc bất trùng lai: điều may mắn không đến liền nhau. - phúc lộc: gia đình yên ấm, tiền của dồi dào. - phúc thẩn: vị thần chuyên làm những việc tốt. Câu 4/ Mức 4 Viết một đoạn văn nói về một gia đình hạnh phúc theo quan niệm của em. II. NGHĨA CỦA TỪ 1. Từ đồng nghĩa a. Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. VD : siêng năng, chăm chỉ, cần cù - Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau trong lời nói. VD : hổ, hùm, cọp - Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng. VD : ăn, xơi, chén, (biểu thị thái độ) mang, khiêng, vác (biểu thị cách thức) b. Bài tập: Câu 4/ Mức 4 Tìm các từ đồng nghĩa: a, Chỉ màu xanh c, Chỉ màu trắng b, Chỉ màu đỏ d, Chỉ màu đen Câu 4/ Mức 4 Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa: bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang. Đáp án: Chia thành 3 nhóm như sau: n1: bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang. n2: lung linh. long lanh, lóng lánh, lấp lánh n3: vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt Câu 4/ Mức 4 : Đặt câu với một từ đồng nghĩa em biết. VD: Quê hương em rất tươi đẹp. 8
  9. Bạn Hà rất xinh. Câu 4/ Mức 4: Viết một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu , trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2. 2. Từ trái nghĩa a. Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. VD : cao – thấp, phải – trái, ngày - đêm, sáng – tối Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái, đối lập nhau. b. Bài tập: Câu 4/ Mức 4: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau: a, Gạn đục khơi trong b, Gần mực thì đen, gần đèn thì thì rạng c, Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, giở hay đỡ đần. đục – trong đen - rạng Câu 4/ Mức 4: Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau: a, Hẹp nhà bụng b, Xấu người nết c, Trên kính nhường Đáp án: a, rộng b, đẹp c, dưới Câu 4/ Mức 4: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: a, Hòa bình b, Thương yêu c, Đoàn kết d, Giu gìn Đáp án: a, Chiến tranh, bạo loạn, loạn lạc b, Ghét bỏ, căm ghét, c, Chia rẽ, xung đột,.. d, Phá hoại, phá phách.. 9
  10. Câu 4/ Mức 4: Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 3. VD: 1. Dân tộc ta rất yêu chuộng hòa bình. 2. Chúng em ghét chiến tranh. 3. Từ đồng âm a. Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn về nghĩa. VD : cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng Dùng từ đồng âm để chơi chữ : Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều ý nghĩa, gây bất ngờ, thú vị cho người đọc, người nghe. b. Bài tập: Câu 1/ Mức 1: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau đây: a, Cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng b, Hòn đá – đá bóng c, Ba và má – ba tuổi Đáp án: a) Đồng trong cánh đồng: là khoảng đất rộng bằng phẳng dùng để cày cấy trồng trọt. + Đồng trong tượng đồng: là kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi dùng làm dây điện và chế hợp kim. + Đồng trong 1 nghìn đồng: đvị tiền VN. Các ý sau làm tương tự. Câu 2/ Mức 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước Vd:+ Bố em mua một bộ bàn ghế rất đẹp. + Họ đang bàn về việc sửa đường. + Nhà cửa ở đây được xây dựng hình bàn cờ. Câu 3/ Mức 3: Các câu sau đã sử dụng những từ đồng âm nào để chơi chữ ? a, Ruồi đậu mâm xôi đậu. b, Kiến bò đĩa thịt bò. c, Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. d, Bác bác trứng, tôi tôi vôi. e, Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa. Câu 4/ Mức 4: Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở bài tập 1. - Bé lại bò, còn con bò lại đi. - Em học lớp chín là đã biết nấu chín thức ăn. 4. Từ nhiều nghĩa 10