Hệ thống kiến thức, câu hỏi, bài tập Tiếng Việt Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức, câu hỏi, bài tập Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
he_thong_kien_thuc_cau_hoi_bai_tap_tieng_viet_lop_3.docx
Nội dung text: Hệ thống kiến thức, câu hỏi, bài tập Tiếng Việt Lớp 3
- HỆ THỐNG KIẾN THỨC, CÂU HỎI, BÀI TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 3 TẬP ĐỌC CHÍNH TẢ TẬP VIẾT LTVC TẬP LÀM VĂN *Tập đọc * Nghe- viết * Ôn các mẫu * Mở rộng vốn *Điền vào giấy in sẵn *Tập đọc -kể * Nhớ- viết chữ hoa từ ngữ theo * Viết đơn chuyện * Tập chép chủ điểm * Viết báo cáo * 2 biện pháp * Kể chuyện Nghệ thuật * Viết thư * Các mẫu câu * Các dấu câu PHÂN MÔN TẬP ĐỌC: A. TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN: - Thời lượng: 2 tiết / tuần. - Cấu trúc: ¾ thời gian tập đọc, ¼ thời gian kể chuyện. - Các bước tiến hành: I. Phần tập đọc: (58 phút) 1. KTBC: Đọc bài tiết trước và trả lời câu hỏi về nội dung, từ. ý, . 2. Bài mới: a) Giới thiệu: + Chủ điểm- tranh minh họa chủ điểm (nếu có) + Bài đọc b) Luyện đọc: - Gv đọc mẫu toàn bài, hs lắng nghe. - Hs đọc nối tiếp câu - Phát hiện từ cần luyện phát âm (âm đầu, vần) và cách ngắt, nghỉ, giọng đọc toàn bài - Luyện phát âm: cá nhân, lớp - Hs đọc nối tiếp đoạn - Tìm hiểu nghĩa các từ phần chú giải: giải nghĩa từ, đặt câu, tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa. 1
- - Hs luyện đọc theo nhóm đôi. - 2 hoặc 3 nhóm đọc trước lớp. - Lớp và gv nhận xét, dánh giá. - Lớp đọc đồng thanh cả bài. c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Gv tổ chức cho hs đọc thầm hoặc gọi 1 số em đọc thành tiếng từng đoạn và lần lượt trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung của bài. - Rút ra nội dung bài đọc. d) Luyện đọc lại: Gv lựa chọn đoạn cần luyện (có thể chép ra bảng phụ) - Gv đọc mẫu hoặc gọi 1, 2 hs đọc hay đọc mẫu đoạn đó. - Lớp phát hiện cách ngắt nghỉ, giọng đọc của đoạn. - Hs luyện đọc theo nhóm đôi hoặc nhóm 4 tùy theo từn bài gv yêu cầu. - 2 hoặc 3 nhóm thi đọc trước lớp. - Lớp và gv nhận xét, dánh giá. II. Kể chuyện: (18 phút) 1. Hs đọc và nêu yêu cầu phần kể chuyện. 2. Hướng dẫn kể chuyện (theo yêu cầu tùng bài) - Mời 1 em khá giỏi kể mẫu. - Hs kể chuyện theo nhóm 3 hoặc 4. - Một số nhóm thi kê chuyện trước lớp. III. Phần củng cố- dặn dò: (2 phút) - Nêu lại nội dung câu chuyện. - Dặn hs tiếp tục luyện đọc và kể lại câu chuyện cho người thân nghe. * Lưu ý: Tùy theo nội dung từng phần, từng thời điểm trong tiết học, GV lồng ghép kiến thức kĩ năng sống hoặc mở rộng, liên hệ thực tế cho hs, không được phép bỏ qua vì mỗi bài học là một câu chuyện đã được lựa chọn phù hợp với chủ điểm, mang tính giáo dục rõ nét. B. TẬP ĐỌC- HỌC THUỘC LÒNG: - Thời lượng: 1 tiết/ tuần. - Cách tiến hành tương đương như phần tập đọc ở trên, chỉ có chuyển từ phần luyện đọc lại sang phần hướng dẫn học thuộc lòng (nếu bài có yêu cầu học thuộc lòng) và thời gian luyện đọc ở phần đầu tiết và phần tìm hiểu bài ngắn đi do các bài đọc này ngắn hơn truyện đọc ỏ các bài Tập đọc- Kể chuyện. 2
- PHÂN MÔN CHÍNH TẢ: * Nội dung kiến thức: Nghe- viết, Nhớ - viết hoặc Tập chép Phân biệt chính tả: âm đầu, vần hoặc dấu thanh. * Các bước tiến hành: 1. KTBC: - Hs viết bảng 1 số từ hoặc chữ dễ lẫn ở tiết trước. - Gv nhận xét bài viết trước. 2. Bài mới: a) Giới thiệu: b) Hướng dẫn hs nghe- viết: - GV đọc bài viết: + 1 hoặc 2 em đọc lại + Gv đặt câu hỏi về nội dung, hs trr lời - Hướng dẫn cách trình bày: + Nhận xét chính tả (nhận biết các chữ cần viết hoa, cách viết lời nhân vật, lời trích dẫn, tên tác giả, ) + Cách trình bày bài viết. - Hướng dẫn hs phân biệt cách viết các từ dễ lẫn: + Gv nên cho hs tìm các tiếng ghép với tiếng dễ lẫn vừa để phân biệt, vừa để mở rộng vốn từ. VD: im lặng/ nặng (nhọc, nề, cân, ) Chăn dắt/ trăn (con, rắn, trở, ) + Lớp đọc lại các từ dễ lẫn vừa phân biệt. - Hs viết bài ( Gv lưu ý nhắc nhở hs tư thế ngồi, cách cầm bút, ) - Soát lỗi. c) Chấm, chữa bài (Gv chấm tại lớp khoảng ¼ số hs cả lớp, Gv cho hs nhận xét). d) Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả: (theo yêu cầu từng tiết, tùng bài). - Gv có thể cho hs làm bài vào SGK hoặc vở bài tập. - Ở phần này, Gv cần cho hs đọc lại các tiếng, từ sau khi đã điền đúng chính tả. - Cần lưu ý dạng bài tập: Tìm từ có tiếng có bộ phận dễ lẫn bao giờ cũng phải đảm bảo hai yêu cầu: + Phải chưa tiếng có âm, vần hay dấu thanh cần phân biệt. + Đúng với nghĩa đã cho. 3. Củng cố- dặn dò - Hs nhắc lại cách trình bày đoạn viết hoặc tìm 1 số tiếng, từ cần phân biệt trong bài. 3
- - Dặn hs viết lại các chữ viết sai, ghi nhớ chính tả. * Tiết chính tả Nhớ- viết và tập chép tiến hành tương tự, chỉ khác ở nộ dung: - Tiết nhớ- viết, hs nhớ và viết lại bài. - Tiết tập chép, hs nhìn bài gv đã chép trên bảng để chép vào vở. PHÂN MÔN TẬP VIẾT: * Mục đích, yêu cầu: Ôn lại cách viết các chữ hoa đã học ở lớp 2. * Các bước tiến hành: 1. KTBC: - Lớp viết bảng con, 1 số hs lên viết trên bảng lớp chữ hoa và từ đã học ở tiết trước. - Gv nhận xét về bài viết tiết trước của học sinh. 2. Bài mới : a) Giới thiệu: Gv nêu mục đích, yêu cầu tiết học. b) Hướng dẫn hs viết trên bảng con: + Luyện viết chữ hoa: - Hs nêu các chữ hoa có trong bài - GV treo mẫu chữ hoa cần luyện lên bảng, yêu cầu hs quan sát và nêu cấu tạo chữ, các nét. - Gv viết mẫu, vừa viết vừa pân tích, hướng dẫn cách viết. - Hs viết chữ hoa vào bảng con, 1 số em lên viết trên bảng. - Gv nhận xét, chỉnh sửa cho hs. + Luyện viết từ ứng dụng - Hs đọc từ ứng dụng. - Tìm hiểu nghĩa của từ ứng dụng. - Hs viết từ ứng dụng vào bảng con, 1 số em lên viết trên bảng. + Luyện viết câu ứng dụng - Hs đọc câu ứng dụng. - Tìm hiểu nội dung câu ứng dụng - Hs nhận xét về chiều cao, khoảng cách giữa các con chữ, giữa các tiếng trong câu. - Hs viết các tiếng có chứa chữ hoa vào bảng con, 1 số em lên viết trên bảng. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho hs. c) Hướng dẫn hs viết vở tập viết: 4
- - Gv nêu yêu cầu viết vở. - Nhắc hs tư thế ngồi, cách cầm bút, - Hs viết bài vào vở theo yêu cầu. - Gv theo dõi chỉnh sửa cho hs. d) Chấm bài, nêu nhận xét. (gv chấm tại lớp khoảng ¼ số hs cả lớp, nêu nhận xét) 3. Củng cố- dặn dò - Nêu lại cách viết chữ hoa trong bài. - Dặn hs tiếp tục luyện tập. PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU A. 2 BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT SO SÁNH VÀ NHÂN HÓA I. Biện pháp so sánh: - Cấu tạo: Gồm có 4 yếu tố: SV1 + Đặc điểm so sánh + từ so sánh + SV2 (Sv được so sánh) ( SV để so sánh) - Có 2 kiểu so sánh: So sánh ngang bằng So sánh hơn kém - Cách nhận biết: Căn cứ vào các từ so sánh: + So sánh ngang bằng có các từ so sánh: giống, là, tựa, như, giống như, tựa như, y như, y hệt, hệt như, giống hệt, y như là, hệt như là, giống y như, chẳng khác, chẳng khác chi, chẳng khác gì, + So sánh hơn- kém có các từ so sánh: hơn, kém, chẳng như, chẳng bằng, chẳng giống, * Lưu ý: Có 1 số câu văn dạng khẳng định hay phỏng đoán dễ bị nhầm lẫn là câu có hình ảnh so sánh ngang bằng, VD: Em là hs lớp Ba. (câu khẳng định) Hình như gió cũng thèm ăn quả. (câu phỏng đoán) - 4 dạng so sánh: + Sự vật với sự vật. VD: Trăng tròn như quả bóng + Con người với sự vật. VD: Bà như quả ngọt chín rồi. + Âm thanh với âm thanh. VD: Tiếng suối trong như tiếng hát xa. + Hoạt động với hoạt động. VD: Lá cờ bay như reo. - Các dạng bài tập về biện pháp so sánh: Bài tập 1: Tìm hình ảnh so sánh trong câu, đoạn văn? 5
- Ông em tóc bạc Trắng muốt như tơ. - Hình ảnh so sánh phải là: Tóc ông em bạc, trăng muốt như tơ. Bài tập 2: Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong câu, đoạn văn? Cánh diều như dấu “á”. SV1 SV2 Bài tập 3: Tìm đặc điểm mà 2 sự vật được so sánh với nhau trong câu, đoạn văn? Bản đồ Việt Nam cong cong như hình chữ ét- sì. ( Bản đồ Việt Nam và chữ ét- sì được so ánh với nhau về đặc điểm cong cong) Bài tập 4: Viết câu văn có hình ảnh so sánh: ( Cần đảm bảo về nội dung và hình thức của câu) II. Biện pháp nhân hóa - Giúp học sinh hiểu thế nào là nhân hóa? - Các cách nhân hóa: Cách 1: Gọi sv bằng từ ngữ như gọi người VD: Cố gió chăn mây trên đồng. Cách 2: Tả sự vật bằng từ ngữ tả hoạt động, đặc điểm của người. VD: Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi. Cách 3: Để cho sự vật tự xưng như con người VD: Tớ là chiếc xe lu. Cách 4: Nói với sự vật thân mật như nói với người VD: Xuống đi nào mưa ơi! Cách 5: Tả sự vật bằng từ ngữ tả bộ phận của người VD: Cây đào trước cửa lim dim mắt cười. * Lưu ý: Cách 1 và 2 được sử dụng thường xuyên, thông dụng. - Các dạng bài tập về biện pháp nhân hóa: + Tìm hình ảnh nhân hóa trong câu, trong đoạn văn. + Viết câu văn có hình ảnh nhân hóa trong các dạng nhân hóa nêu trên. + Nhận biết từ ngữ chỉ sự nhân hóa của sự vật. + Nhận biết biện pháp nhân hóa sử dụng trong câu, trong đoạn văn. Các dạng bài tập * Dạng 1 : Tìm hình ảnh nhân hóa trong câu, trong đoạn văn. Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau: Chị lúa phất phơ bím tóc 6
- Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò áo trắng Khiêng nắng Qua sông Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi. (Em kể chuyện này - Trần Đăng Khoa) Tìm hình ảnh nhân hóa trong đoạn thơ sau? Bài tập 2: Tìm hình ảnh nhân hoá trong đoạn thơ sau: Nghe thì thầm rặng duối Há miệng đòi uống sương Nghe hàng chuối vườn em Gió giở mình trăn trở Cây cau nó bức quá Phành phạch quạt liên hồi. (Nửa đêm tỉnh giấc - Trần Đăng Khoa) Bài tập 3: Tìm hình ảnh nhân hóa trong đoạn văn sau? Cơn dông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường: từng loạt, từng loạt một, những bông gạo tung bay vào gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.(Vũ Tú Nam) *Dạng 2: Viết câu văn có hình ảnh nhân hóa trong các dạng nhân hóa nêu trên. Bài tập 1: Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm của con người, điền vào chỗ trống cho thích hợp để hoàn thành câu văn có hình ảnh nhân hóa. a) Dòng sông b) Mặt trời c) Bông hoa 7
- Bài tập 2: Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm. a)Những bông hoa nở trong vườn xuân. b) Con chim non đang hót líu lo trên cành cây. c) Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc. Bài tập 3: Viết 2 câu sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để tả hình dáng. *Dạng 3: Nhận biết từ ngữ chỉ sự nhân hóa của sự vật. Bài tập 1: Đọc bài Vè chim (vè dân gian) dưới đây và trả lời câu hỏi: Có con chim vành khuyên nhỏ Dáng trông thật ngoan ngoãn quá Gọi “dạ”, bảo “vâng” Lễ phép ngoan nhất nhà. Chim gặp bác Chào Mào, “chào bác” Chim gặp cô Sơn Ca, “chào cô” Chim gặp anh Chích Chòe, “chào anh” Chim gặp chị Sáo Nâu, “Chào chị”. Chỉ ra các từ ngữ được dùng để nhân hóa trong đoạn thơ trên? Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và chỉ ra những từ ngữ được nhân hóa: Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa khi khóc. Bài tập 3: Chỉ ra các từ ngữ được dùng để nhân hóa trong đoạn văn dưới đây: Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của kẻ thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! Bài tập 4: Cho đoạn thơ: Em thương làn gió mồ côi Không tìm thấy bạn ngồi vào trong cây Em thương sợi nắng đông gầy 8
- Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng. (Em thương- Nguyễn Ngọc Ký) Những sự vật nào được nhân hóa trong đoạn thơ? Từ ngữ nào thể hiện phép nhân hóa? Bài tập 5: Đọc đoạn thơ sau và cho biết: Cây tre được nhân hoá qua những từ ngữ nào? Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành. Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm. Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người. (Tre Việt Nam- Nguyễn Duy) Bài tập 6: Đọc đoạn thơ sau và chỉ ra những từ ngữ được nhân hóa: Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng Tiếng chim vỗ cánh bầy ong Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm. (Tiếng chim buổi sáng - Định Hải) *Dạng 4: Nhận biết biện pháp nhân hóa sử dụng trong câu, trong đoạn văn. Bài tập 1: Trong đoạn thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Đồng làng vương chút heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim Hạt mưa mải miết trốn tìm Cây đào trước cửa lim dim mắt cười. (Tháng giêng của bé - Đỗ Quang Huỳnh) 9
- Bài tập 2: Đọc đoạn thơ sau và cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Vì sao em biết? Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành. Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm. Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc, tre nhường cho con. (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) Bài tập 3: Đọc đoạn văn sau và cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Vì sao em biết? Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa khi khóc. (Biển- Khánh Chi) B. TỪ NGỮ I. Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm + Cấu trúc: 1 tiết/ 1 chủ điểm, sắp xếp ở tuần thứ hai của chủ điểm. + Mục đích: Cung cấp, mở rộng vốn từ ngữ, làm phong phú vốn từ ngữ của hs khi diễn đạt, khi viết văn, II. Từ loại 1. Từ chỉ sự vật: Là những từ dùng để gọi tên người, sự vật, hiện tượng, cây cối, VD: ông, bà, cha, mẹ, sách, vở, cây cối, sống núi, màu xanh, trường học, câu lạc bộ, nhà văn hóa, tình yêu thương, . - Cách nhận biết: Thường đi với từ chỉ số đếm. 2. Từ chỉ hoạt động: Là những từ dùng để chỉ các hoạt động của người, sự vật, . VD: nghe, đọc, viết, so sánh, chạy nhảy, tiến lên, .. 10