Hệ thống kiến thức, câu hỏi và bài tập môn Tiếng Việt Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức, câu hỏi và bài tập môn Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
he_thong_kien_thuc_cau_hoi_va_bai_tap_mon_tieng_viet_lop_2.doc
Nội dung text: Hệ thống kiến thức, câu hỏi và bài tập môn Tiếng Việt Lớp 2
- HỆ THỐNG KIẾN THỨC, CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MễN TIẾNG VIỆT LỚP 2 A. Nội dung CT -TV2 gồm: Tập đọc, Chính tả, luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện, Tập viết, - Các phân môn đều có quy trình dạy như các lớp trên. Tuy nhiên phân môn tập đọc , chính tả, LT và câu, tập làm văn có một số điểm khác so với các lớp trên. Môn tập đọc chủ yếu là rèn đọc, phần khai thác nội dung thời gian chỉ chiếm 1 phần 3 tiết dạy. Chính tả thời gian viết kéo dài hơn, ta chú ý cho HS chuẩn bị bài viết thật chu đáo. LTvà câu KT phong phú nhng ở mức độ sơ giản và cụ thể so với các lớp trên. Riêng môn tập làm văn đảm bảo yêu cầu về KT và KN cơ bản chúng ta cần phải chú trọng rèn kĩ năng làm bài phù hợp với HS lớp 2 B. Về thời lượng 1.Tập đọc : - Chiếm thời lượng nhiều nhất. - Mỗi tuần: 4 tiết, trong đó có 3 tiết TĐ và 1 tiết rèn đọc. - Gồm các chủ điểm : học sinh, bạn bè, trường học, thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh em, bạn trong nhà, bốn mùa, chim chóc, muông thú, sông biển, cây cối, Bác Hồ, nhân dân 2.Chính tả: 2 tiết / 1 tuần 3.Luyện từ và câu: 1 tiết / 1 tuần 4.Tập làm văn: 1 tiết / 1 tuần. 5. Kể chuyện: 1 tiết/ 1 tuần 6. Tập viết: 2 tiết/ 1 tuần c. hướng dẫn cụ thể các phân môn i. Luyện từ và câu *Phân môn LTvà câu TV2 nhằm: -Mở rộng vốn từ cho HS theo các chủ điểm trong sách. -Cung cấp nhiều hiểu biết sơ giản về từ loại. -Rèn KN dùng từ đặt câu theo 1 số mẫu câu phổ biến. -Rèn KN nói và viết thành câu, dùng 1 số dấu câu phổ biến. *Sau đây là mảng KT về từ loại và câu kiểu trong CT. 1
- A.Từ loại 1.Từ chỉ sự vật. 2. Từ chỉ hoạt động, trang thái. 3. Từ chỉ đặc điểm, tính chất. *Mức độ yêu cầu: -Nhận biết ý nghĩa chung của từ: chỉ sự vật, chỉ hoạt động, trạng thái, chỉ hoạt động, tính chất *KT cần ghi nhớ 1. Từ chỉ sự vật -Từ chỉ sự vật là những từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối... -Từ chỉ sự vật thường TL cho CH là gì ? *Cách nhận biết từ chỉ sự vật: những từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối...là từ chỉ sự vật ngoài ra những từ thường kết hợp với: việc, sự, cuộc, nỗi, niềm...là từ chỉ sự vật. -VD 1 số từ chỉ sự vật trừu tượng nh: cuộc sống, niềm vui, nỗi buồn, thời thơ ấu, sóng biển, bầu trời... *Một số BT về từ chỉ sự vật. VD1. Viết các từ : a) Chỉ người. b) Chỉ đồ vật c) Chỉ con vật d) Chỉ cây cối VD2: Gạch chân dưới các từ chỉ sự vật ? Học sinh, yêu quý, tủ, đọc, cô giáo, trâu, voi, đỏ, cá sấu, sách, chôm chôm, tròn, bằng lăng, vui. VD3. Đánh dấu x vào ô trống trước từ không phải là sự vật xanh non khỉ sóng biển học cuộc sống quả bưởi quý mến mèo ca sĩ dài ghế VD4. Khoanh tròn vào chữ cái trước dòng chỉ có từ chỉ sự vật a)y tá, nhãn, lợn, vở, học bài b)na, bút, họa sĩ, vàng, chích chòe c) gà, cam, máy bay, sinh viên 2
- VD5. Các từ: suối, thời thơ ấu, lớp học, cánh đồng. Chỉ gì ? a) Chỉ sự vật b) Chỉ hoạt động c) Chỉ đặc điểm VD6. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng? Từ chỉ sự vật là : a) sặc sỡ, mềm mại, to lớn b)ổi, mít, ngan, ti vi, sinh viên, c) cả 2 ý trên 2. Từ chỉ hoạt động, trạng thái. -Hoạt động là vận động, (hành động), cử động... của sự vật nhằm một mục đích nào đó. -Trạng thái : sự tồn tại của một vật xét về nhiều mặt đã ổn định, không thay đổi. * 1 số từ chỉ trạng thái như : vui, buồn, yêu ghét, nhớ, mong -Từ chỉ hoạt động thường TL cho CH làm gì ? -Từ chỉ trạng thái thường TL cho CH thế nào ? *Một số BT về từ chỉ hoạt động, trạng thái. BT1. Điền từ chỉ hoạt động vào chỗ chấm - Cô giáo ....... chúng em nhiều điều hay. -Khi gặp các thầy cô em phải........ -Cô giáo Vân .....môn Tiếng việt. BT2. Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật a)Chiếc vòi phun nước. b)Con voi kéo gỗ. c) Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ. BT3. Gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động,trạng thái thảo luận, trò chuyện, bầu trời, gặt lúa, vui, buồn, ham học, tặng, xanh, biếu, mua, bán, voi BT4. Xếp các từ sau vào nhóm thích hợp. Các từ: khuyên bảo, bộ đội, học tập, hứa, điện thoại, cá heo, xin lỗi, tặng, thưởng, học trò, phượng vĩ. a) Từ chỉ sự vật b) Từ chỉ hoạt động 3
- BT5. Đúng điền Đ, sai điền S.Từ nào chỉ hoạt động, trạng thái ? sâu thẳm giảng bài dừa tới trò chuyện học hỏi yêu thương bảng kính trọng bàng BT6. Các từ: mua, bán, tặng, biếu. Chỉ gì ? a) Chỉ sự vật b) Chỉ hoạt động c) Chỉ đặc điểm BT7. Khoanh tròn vào ô trống trước dòng chỉ có từ chỉ hoạt động a) Nai Nhỏ, hòn đá, cha, con b) xin phép, ngăn cản, hích vai c) thông minh, nhanh nhẹn, khỏe 3. Từ chỉ đặc điểm, tính chất -Từ chỉ đặc điểm: là những từ chỉ màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, tính nết, tính chất ...của sự vật. *Cách nhận biết từ chỉ đặc điểm, tính chất. -Đặc điểm: ta dễ cảm nhận được bằng các giác quan như màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị... -Nếu xét riêng về tính chất: Ta không dễ cảm nhận được bằng các giác quan bên ngoài thì được gọi là tính chất. -1số từ chỉ tính chất: sâu thẳm, long trọng, thiêng liêng.... -Từ chỉ đặc điểm, tính chất TL cho CH thế nào ? *Một số BTvề từ chỉ đặc điểm, tính chất BT1. Xếp các từ sau vào nhóm thích hợp ? *Các từ: đỏ tươi, béo, thảo luận, khỏe, giúp đỡ, chót vót, chăm chỉ, chăm sóc, học hỏi, mua. a) Chỉ hoạt động b) chỉ đặc điểm BT2. Dòng nào chỉ có các từ chỉ đặc điểm, tính chất ? ngoan, lười nhác, thật thà, tím, dài, bảng đen kính trọng, giỏi, xinh xắn, chăm chỉ, hiền lành giản dị, xanh ngắt, sâu thẳm, bao la, béo mập BT3.Các từ : khỏe, siêng năng, lười nhác. Thuộc từ: a,Chỉ tính chất b, Chỉ hoạt động c, Chỉ đặc điểm 4
- BT4.Tìm các từ chỉ đặc điểm trong các câu văn sau: -Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu vào cánh mà ngủ. BT5. Điền chữ S vào trước từ chỉ sự vật, chữ H vào trước từ chỉ hoạt động, chữ Đ vào trước từ chỉ đặc điểm. đỏ tươi, dài thượt, chăm chỉ, lười biếng, thơm ngon nhận lỗi, đùm bọc,học hỏi, trò chuyện, thảo luận Trâu, giường, hoa, táo, công an, xoài, bảng, khỉ B. Mẫu câu 1. Ai/ là gì ? 2. Ai/ làm gì ? 3. Ai/ thế nào ? *Mức độ yêu cầu: - Nhận biết mẫu câu, biết đặt câu theo mẫu: Ai/ Là gì ? ; Ai/ Làm gì ? ; Ai/ Thế nào ? 1. Ai/ là gì ? -Có 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất TL cho CH:Ai. Bộ phận thứ 2 TLcho CH : là gì ? 2. Ai/ làm gì ? -Có 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất TL cho CH : Ai. Bộ phận thứ 2 TL cho CH: làm gì ? 3. Ai/ thế nào ? -Có 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất TL cho CH: Ai. Bộ phận thứ 2 TL cho CH: thế nào ? Phần giảng dạy về mẫu câu: Ai/ là gì ? -1HDHS -HS đọc câu : Em là học sinh lớp 2. Cái bút là đồ dùng của em. Con mèo là con vật em thích nhất. ? Tìm bộ phận TL cho CH : Ai ? Tìm BP TL cho CH : Là gì ? -HSTL: Em là học sinh lớp 2. Cái bút là đồ dùng của em. Con mèo là con vật em thích nhất. ? Câu theo mẫu: Ai /là gì ? Có mấy bộ phận ? Là những BPnào ? ? Nhận xét BP thứ nhất ? Nhận xét BP thứ 2 ? *KL : 5
- Có 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất TL cho CH:Ai(Hoặc cái gì, con gì ?...). Bộ phận thứ 2 TLcho CH : là gì ? Phần giảng dạy về mẫu câu: Ai/ làm gì ? *HDHS -HS đọc câu : a) Chi đến trường tìm bông cúc màu xanh. b)Cây xòa cành ôm cậu bé. ? Tìm bộ phận TL cho CH : Ai ? ? Tìm BP TL cho CH : Làm gì ? -HSTL : a) Chi đến tìm bông cúc màu xanh. b) Cây xòa cành ôm cậu bé. ?Câu theo mẫu: Ai /làm gì ? Có mấy bộ phận ? Là những BPnào ? ? Nhận xét BP thứ nhất ? Nhận xét BP thứ 2 ? *KL : Có 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất TL cho CH:Ai(Hoặc cái gì, con gì ?...). Bộ phận thứ 2 TL cho CH : làm gì ? -BPTL thứ 2 TL cho CH làm gì ? (Vì có từ chỉ hoạt động.) Phần giảng dạy về mẫu câu: Ai/ thế nào ? -HDHS -HS đọc câu : Mái tóc của ông em bạc trắng. ? Tìm bộ phận TL cho CH : Ai ? Tìm BP TL cho CH : thế nào ? -HSTL : Mái tóc của ông em bạc trắng. -Nhận xét: ?Câu theo mẫu: Ai /thế nào? Có mấy bộ phận ? Là những BP nào ? ? Nhận xét BP thứ nhất ? Nhận xét BP thứ 2 ? *KL : Có 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất TL cho CH:Ai(Hoặc cái gì, con gì ?...). Bộ phận thứ 2 TL cho CH : thế nào ? -BP thứ 2 TL cho CH thế nào ? (Vì có từ chỉ đặc điểm) 6
- *Một số BTvề mẫu câu BT1. Điền vào chỗ trống bộ phận câu thích hợp ? a)......................là lớp trưởng lớp em. b)Sông Hồng và sông Cửu Long là............. c).Lớp em là.................................... BT2. Đặt CH cho bộ phận câu được in đậm a) Em là học sinh lớp 2A5. b) Môn học em thích nhất là Toán. c) Chú mèo bắt chuột. d) Bạn Vân rất ngoan. BT3.Tìm các bộ phận câu trả lời cho từng CH : Ai, làm gì ? - Cây xòa cành ôm cậu bé. - Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo. - Chiếc vòi phun nước. BT4. Sắp xếp các từ trong 3 nhóm sau thành câu ? 1 2 3 Anh Chị che chở anh Em giúp đỡ chị Anh em chăm sóc em Chị em nhường nhịn nhau BT5 . Đặt câu a) Theo mẫu : Ai/ là gì ? b) Theo mẫu : Ai/ làm gì ? c) Theo mẫu : Ai/thế nào ? BT6 . Đặt câu theo mẫu : Ai, là gì ? a)Nói về học sinh. b)Nói về cây cối. c)Nói về đồ dùng học tập của em . 7
- BT7 . Đặt câu theo mẫu : Ai, làm gì ? a)Nói về việc làm tốt của em. b)Nói về việc làm tốt của bạn em. BT8 . Đặt câu theo mẫu : Ai, thế nào ? a)Nói về bạn em. b)Nói về lớp em. c)Nói về Bác Hồ. BT9. Câu nào thuộc mẫu: Ai/ thế nào? a) Bác Hồ chia kẹo cho thiếu nhi. b) Bác Hồ sống rất giản dị. c) Người em tôn kính nhất là Bác Hồ. BT10.Câu: Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt. Thuộc mẫu câu nào ? a) Ai/ làm gì b) Ai/ thế nào ? c) Ai/ là gì ? ii. Tập làm văn *Tập làm văn lớp 2 có nhiều điểm mới về nội dung và phương pháp dạy học -Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu. -Thực hành về 1 số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày. -TH rèn luyện, diễn đạt(nói, viết) nh: kể ngắn về người, vật, sự việc, cây cối... -TH rèn luyện KN nghe như kể lại câu chuyện em được nghe. *ở từng BT HDHS theo 2 bước: - Chuẩn bị: Xác định yêu cầu của bài, tìm hiểu nội dung và cách làm bai, suy nghĩ để tìm từ, chọn ý... -Làm bài: TH nói và viết theo yêu cầu của BT. I. Kể ngắn về một người A.Xác định đề: -HS đọc đề bài. ? Nêu yêu cầu của đề bài ? B.Hướng dẫn hS làm bài theo gợi ý sau. *Gợi ý: 1 Giới thiệu về một người ? ( Tên, tuổi, hình dáng, tính tình...) 2.Kể về hoạt động chính của người đó ? Người đó có những điểm gì nối bật ? 8
- 3. Người đó quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ ...em ra sao ? 4. Tình cảm của em dành cho người đó thế nào ? II. Kể về người thân Đề : Kể về một người thân trong gia đình em A.Xác định đề: -HS đọc đề bài. ? Nêu yêu cầu của đề bài ? B.Hớng dẫn hS làm bài theo gợi ý sau. *Gợi ý : 1.Giới thiệu về một người thân của em ? Người thân của em là ai ?( Tên, tuổi, hình dáng, tính tình...) 2. Người thân của em làm nghề gì ? ở đâu ? Hàng ngày người đó làm việc như thế nào ? Công việc người đó mang lại kết quả gì ? 3.Người thân quan tâm, chăm sóc em thế nào ? Em thấy tình cảm của người thân dành cho em ra sao ? 4. Tình cảm của em dành cho người thân thế nào ? III. Kể ngắn về loài vật Đề: Kể về một con vật nuôi mà em biết. A.Xác định đề: -HS đọc đề bài. ? Nêu yêu cầu của đề bài ? B.Hướng dẫn hS theo gợi ý sau: Gợi ý: 1. Giới thiệu về một con vật: Con vật đó là con gì ? Của nhà ai ? Nuôi từ bao giờ ? 2.Nêu đặc điểm nổi bật, đáng yêu của con vật ?(Về hình dáng, tính nết, hoạt động...) 3.Con vật đó có ích lợi gì ? Em có tình cảm gì với nó ? Em quan tâm, chăm sóc em thế nào ? IV. Kể ngắn về bốn mùa Đề : Kể về một mùa mà em thích A.Xác định đề: -HS đọc đề bài. ? Nêu yêu cầu của đề bài ? 9
- B.Hướng dẫn HS làm bài theo gợi ý sau: *Gợi ý : 1. Giới thiệu về một mùa mà em thích? Mùa đó là mùa nào? Mùa đó bắt đầu từ tháng nào ? Kết thúc vào tháng nào ? 2.Thời tiết mùa đó nh thế nào ?(Bầu trời, nắng, gió, không khí...) 3.Cây cối, hoa trái mùa đó ra sao ? ( Cây , hoa, quả đặc trưng của mùa) 4. Mùa đó em thường làm gì ? Nêu cảm nghĩ của em về mùa đó ? V. Kể ngắn về việc tốt Đề : Kể về một việc tốt em đã làm A.Xác định đề: -HS đọc đề bài. ? Nêu yêu cầu của đề bài ? B.Hớng dẫn HS làm bài theo gợi ý sau: *Gợi ý: 1. Giới thiệu về một việc tốt em đã làm ? Việc đó là việc gì ? Em làm bao giờ ? 2.Diễn biến của việc đó ra sao ? Kết quả của việc đó nh thế nào Việc làm của em mang lại ích lợi gì ?/... 3.Nêu cảm nghĩ của em khi làm việc tốt ? VI. Kể ngắn về cây cối VD: Đề. Kể về một cây ở trờng em A.Xác định đề: -HS đọc đề bài. ? Nêu yêu cầu của đề bài ? B.Hớng dẫn HS làm bài theo gợi ý sau: *Gợi ý: 1. Giới thiệu về một cây ? Cây đó là cây gì ? Trồng ở đâu ? 2.Nêu đặc điểm về hình dáng của cây ? ( gốc, thân, cành, lá, hoa quả...) (Nêu 1 số đặc điểm nổi bật, Gắn với yếu tố thiên nhiên) 3.Cây có ích lợi gì ? 10