Hệ thống kiến thức, câu hỏi và bài tập môn Tiếng Việt Lớp 5

doc 16 trang Hoàng Sơn 16/04/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức, câu hỏi và bài tập môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doche_thong_kien_thuc_cau_hoi_va_bai_tap_mon_tieng_viet_lop_5.doc

Nội dung text: Hệ thống kiến thức, câu hỏi và bài tập môn Tiếng Việt Lớp 5

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC, CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MễN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Phần I. Hệ thống chương trình A.Cấu trúc sgk: Gồm 2 quyển - Quyển 1: HK I có 18 tuần - Quyển 2: HK II có 18 tuần Hai quyển với 35 tuần chia làm 10 chủ điểm, cứ 3 tuần 1 chủ điểm. Mỗi chủ điểm được sắp xếp các phân môn theo thứ tự: Tập đọc 2t, chính tả1t, LTVC 2t, tập làm văn 2t, kể chuyện 1t. B.Kiến thức - kĩ năng và phương pháp giảng dạy. I.Phân môn tập đọc: 2 tiết / tuần. Quy trình dạy môn tập đọc: 1.KTBC: - Gọi HS đọc bài, kết hợp trả lời câu hỏi về ND bài đọc ( có thể cho HS điều hành) -GVNXC. 2.Tiến trình bài dạy. a.GTB: GV GT bài, ghi tên bài, HS đọc tên bài. b.Luyện đọc đúng: * 1HS khá đọc toàn bài. * Chia đoạn đọc bài. * HS đọc nối tiếp bài lần 1 kết hợp tìm từ ngữ khó đọc. - Một vài HS tìm từ khó đọc, vài HS phát âm. *HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giảI nghĩa từ khó phần chú giải. *Đọc đoạn trong N2 - N4. - Gọi 1-2 nhóm đọc bài, nhận xét. *GV đọc toàn bài c. Tìm hiểu bài( Có thể cho HĐN, HS điều hành). - YC HS đọc đoạn có ND cần tìm hiểu để TLCH( đọc thầm hoặc đọc thành tiếng). - GV kết hợp giảng nội dung. - GV đặt câu hỏi để tìm ND bài hoặc TLN tìm ND bài. 1
  2. d. Luyện đọc diễn cảm. * Luyện đọc câu: - Đưa câu khó - Gọi HS đọc,NX hoặc nêu cách đọc hay( ngắt, nghỉ, nhấn giọng) *Luyện đọc đoạn: - Đưa đoạn - TLN4 tìm cách đọc hay - Chia sẻ cách đọc hay đoạn văn. - Thi đọc hay đoạn văn. * Tìm giọng đọc cho toàn bài - 1-2 HS đọc toàn bài. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhắc lại tên bài, nội dung bài - Liên hệ - Dặn dò. II. Phân môn chính tả: 1tiết/ tuần; gồm 2 kiểu: Nghe- viết; nhớ -viết. *ND bài viết: Trích 1 đoạn trong bài tập đọc, hoặc bài ngoài. *Phần bài tập trong tiết chính tả: 1. Kì I: các BT tập trung ôn tập khắc sâu các nội dung: - quy tắc viết c/k/q; g/gh; ng/ngh - cấu tạo tiếng, phần vần của tiếng. - Quy tắc ghi dấu thanh. - phân biệt các cặp vần dễ lẫn: uô/ua; ươ/ ưa; iê/ia; ye/ya; ao/ au - Phân biệt các cặp âm đầu, âm cuối dễ lẫn: l/n; s/x; t/c; tr/ch; r/d/gi; v/d. 2.Kì II: - Ôn tập các quy tặc viết hoa đã học ở lớp 4: + Tên người, tên địa lí Việt Nam. + tên người, tên địa lí nước ngoài - Học mới: *Cách viết hoa các cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu. giải thưởng - Cách viết hoa: viết hoa chữ cáI đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó: VD: - Huân chương/ Sao vàng; Huân chương/ Độc lập/ hạng Nhất. 2
  3. - Anh hùng/ Lao động; Bà mẹ/Việt Nam/Anh hùng. - Giải thưởng/ Hồ chí Minh. * Cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức: cũng tương tự VD: -Công ti/ Giầy da/ Phú Xuân. - Trường/ Tiểu học/ An Ninh. III. Phân môn kể chuyện: 3 thể loại: xen kẽ 1-1-1 1. KC theo văn bản đã có trong phân phối CT: VD: KC: Lớp trưởng lớp tôi- tuần 29. 2.KC đã nghe, đã đọc theo các chủ điểm : Việt Nam- Tổ quốc em; Cánh chim hòa bình; Con người với thiên nhiên; Giữ lấy màu xanh; 3.KC được chứng kiến hoặc tham gia: cũng gắn với 10 chủ điểm VD: Kể một câu chuyện em đã được chứng kiến hoặc tham gia có nội dung nói về bảo vệ môi trường. IV. Phân môn Luyện từ và câu. 1.Dạng 1:Mở rộng vốn từ theo chủ điểm * Kì 1: có 7 tiết: - MRVT: Tổ Quốc; Nhân dân; Hòa bình; Hữu nghị- hợp tác; Thiên nhiên; Bảo vệ môI trường; hạnh phúc. * Kì 2: có 10 tiết - MRVT: công dân 2T; Trật tự- an ninh 2T;Truyền thống 2T; Nam- nữ 2T; Trẻ em 1T; Quyền và bổn phận 1T. Hệ thống vốn từ ngữ theo chủ điểm: Chủ điểm 1: Việt Nam Tổ quốc em- MRVT: Tổ quốc, nhân dân Chủ điểm 2: Cánh chim hoà bình- MRVT: Hữu nghị- hợp tác Chủ điểm 3: Con người với thiên nhiên- MRVT: Thiên nhiên Chủ điểm 4: Giữ lấy màu xanh- MRVT: Bảo vệ môi trường Chủ điểm 5: Vì hạnh phúc con người- MRVT: Hạnh phúc Chủ điểm 6: Người công dân- MRVT: Công dân Chủ điểm 7: Vì cuộc sống thanh bình- MRVT: Trật tự - an ninh Chủ điểm 8: Nhớ nguồn- MRVT: Truyền thống Chủ điểm 9: Nam và nữ- MRVT: Nam và nữ Chủ điểm 10: Những chủ nhân tương lai-MRVT: Trẻ em- Quyền và bổn phận * một số tiết cuối kì II tập trung ôn tập các kiến thức về từ loại ( DT, ĐT, TT); về các dấu câu( Dấu phẩy, chấm, chấm hỏi, chấm than, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép) 3
  4. - KThức này đã có trong tư liệu chuyên đề lớp 4 của Đc Hiền ( xem lại). 2.Dạng2: Nghĩa của từ:( kiến thức trọng tâm ở lớp 5). 1-Từ đồng nghĩa: Dạng 1: Đồng nghĩa hoàn toàn Dạng 2: Đồng nghĩa không hoàn toàn. * Từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau trong lời nói: Ví dụ: hổ, cọp ,hùm,... *Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: khi dùng những từ này cần phải cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp với văn cảnh và tình cảm của người viết: VD: Ăn, xơi, chén...:biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau với người đối thoại hoặc người được nói đến. Mang, khiêng, vác,..: biểu thị những cách thức, hành động khác nhau. 2- Từ trái nghĩa: Nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau VD: chết > < vui,... * TD: việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau nhằm làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,... đối lập nhau. - VD: Xấu người đẹp nết..... 3- Từ nhiều nghĩa: 1 từ có duy nhất một nghĩa gốc, có nhiều nghĩa chuyển. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển có nét nghĩa liên quan đến nhau. 4- Từ đồng âm: Giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau hoàn toàn về nghĩa. -VD: a. Ông ngồi câu cá. b. Đoạn văn này có 5 câu. Câu (a); Câu(b) là 2 từ đồng âm: Giống nhau về âm( cách đọc, cách viết); Khác hẳn nhau về nghĩa: + Câu(a): Bắt cá tôm,... bằng móc sắt nhỏ ,thường có mồi buộc ở dầu 1 sợi dây. + Câu(b): Đơn vị của lời nói diễn đạt 1 ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng 1 chữ cái viết hoa, kết thúc bằng 1 dấu ngắt câu. * Cách nhận biết từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: - Từ đồng âm: Dấu hiệu 1: Hình thức ngữ âm giống nhau ( đọc, viết giống nhau) Dấu hiệu 2: Khác nhau hoàn toàn về nghĩa ( xác định nghĩa dựa vào văn cảnh) VD: Đá 1bóng- hòn đá2. Đá 1, Đá 2: Cách đọc, cách viết hoàn toàn giống nhau. xét về nghĩa chúng khác nhau hoàn toàn Đá 1( ĐT): Chân tác động vào vật Đá 2 (DT): sự vật có trong thiên nhiên, cứng, có màu xanh xám kết thành hòn, tảng KL: Đá 1, đá 2 là 2 từ đồng âm. *Dùng từ đồng âm để chơi chữ: là hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa , gây bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. 4
  5. VD: Hổ mang bò lên núi. Có thể hiểu câu trên theo 2 cách. + C1: (Con rắn) hổ mang(đang) bò lên núi. + C2: (Con) Hổ (đang) mang (con )bò lên núi. - Có thể hiểu câu trên theo nhiếu cách như trên vì dựa vào hiện tượng đồng âm: có từ hổ đồng âm vừa được hiểu là tên 1 loài thú (con hổ) vừa là tên 1 loài rắn(rắn hổ mang); Thứ hai: Từ bò: vừa được hiểu là DT chỉ tên 1 loài đvật( con bò ); vừa được hiểu là 1 ĐT chỉ hoạt động di chuyền bằng cách áp sát thân mình xuống( trườn đi) - Từ nhiều nghĩa: Xác định nghĩa có nét chung tương đồng giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển. VD: Bé chạy1 trên sân; Đồng hồ chạy2 ; chạy3 lũ; tàu chạy4 băng băng Từ chạy 1 mang nghĩa gốc; các từ chạy 2,3,4 mang nghĩa chuyển; nét nghĩa chung nhất của tất cả các từ chạy ở trên là : Sự vận động nhanh. Chỉ người nói 5. Chỉ người nghe Đại từ Đại từ dùng để xưng hô Chỉ người được nói tới ĐT thể hiện thứ bậc, tuổi, giới tính Đại từ dùng để thay thế cho cụm danh từ, cụm ĐT, cụm TT • Đại từ xưng hô: là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp, thường được phân chia làm 3 ngôi: +Ngôi T1: chỉ ngưới nói: TôI ,ta, tớ ,tao, chúng tôI, + NgôI thứ 2: chỉ người nghe: mày, chúng mày, cậu, bạn, + NgôI thứ 3: chỉ người ( vật) được nhắc tới: nó, chúng nó, hắn, bọn nó, + có ĐT xưng hô dùng để chỉ cả người nói và người nghe: chúng ta. Chúng mình, 6. Quan hệ từ Một quan hệ từ và - quan hệ song song rồi – quan hệ nối tiếp nhưng, mà - quan hệ đối lập còn – quan hệ đối chiếu Cặp quan hệ từ vì - nên: qh nguyên nhân -kết quả Nếu – thì:qh điều kiện, gt- kết quả Tuy – nhưng: qh Đối lập( tương phản) Chẵng những- mà, không những- mà , không chỉ- mà : qh tăng tiến 5
  6. *Cặp từ hô ứng càng ... càng: chỉ ý tăng tiến vừa ... đã, mới ...đã: chỉ sự việc diễn ra nhanh bao nhiêu - bấy nhiêu: chỉ sự tương đồng Một số cặp từ hô ứng khác: đâu đấy, nào ấy, sao vậy. vừa vừa thường nói về các sự việc diễn ra tương ứng với nhau: VD: Mẹ bảo sao, con làm vậy. *Lưu ý: Khi sử dụng cặp từ hô ứng phảI đồng thời sử dụng cả cặp từ, không thể lược bớt đI 1 từ trong cặp như 1 số trường hợp nối các vế câu ghép bằng các cặp QHT kể trên.( NG nhân-KQ; ĐK-GT-KQ). Dạng 3: Câu đơn, câu ghép, các cách liên kết câu. 1. Câu đơn: Câu chỉ gồm một cụm chủ vị.( đã học các lớp dưới). 2. Câu ghép: có ít nhất 2 vế câu, mỗi vế câu có cấu tạo giống như 1 câu đơn: có đủ CN- VN. 3. Các cách nối các vế câu ghép: 3.1 Nối trực tiếp: Dùng dấu câu ( Chú ý quan hệ về nghĩa giữa 2 vế khi sử dụng dấu câu khác nhau: dấu phẩy, chấm phẩy, hai chấm) VD: + Mưa tạnh, nắng lại bừng lên. + Đây là những mái nhà núp sau lũy tre; kia là mái đình cong cong; kia nữa là sân phơi. ( Dùng trong trường hợp để liệt kê các sự vật, sự việc theo 1 trình tự nhất định) + Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay, tôi đi học. ( Dấu : dùng trong TH vế câu đứng sau có ND nhằm giải thích cho ND vế đứng trước). * Nối bằng dấu phẩy là phổ biến hơn cả. 3.2 Nối bằng quan hệ từ: Một quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ ( Chú ý quan hệ về nghĩa giữa các về câu ghép phụ thuộc vào quan hệ từ) 4. Ba cách liên kết câu: 4.1. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ. - trong bài văn, đoạn văn,các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau. để liên kết 1 câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước. VD: Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ,... 4.2. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ. - Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về 1 người, 1 vật, 1 việc, ta có thể dùng đại từ hoặc các từ đồng nghĩa để thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước để cho khỏi lặp lại những từ ngữ ấy nhiều lần để tạo mối liên kết giữa các câu. + VD: Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật. Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. 4.3.Liên kết bằng cách sử dụng từ ngữ nối. - Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, có thể liên kết các câu ấy bằng 1 số QHT hoặc 1 số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, đồng thời, tráI lại, . VD: + Bố ơI, bố có thể viết trong bóng tối được không? + Bố viết được. + Vậy( vậy thì, thế thì) bố hãy tắt đèn đI và kí vào sổ liên lạc cho con. 6
  7. 5.Thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm - Dạng 1:Giải nghĩa thành ngữ- tục ngữ. - Dạng 2:Đặt câu với thành ngữ- tục ngữ. - Dạng 3: điền từ ngữ để hoàn chỉnh câu thành ngữ, tục ngữ.( thường điền cặp từ tráI nghĩa). Phần V: tập làm Văn A. Văn miêu tả: ( trọng tâm). I/ Tả người.( trọng tâm). Dàn bài chung 1.Mở bài: Giới thiệu người định tả( tên gì, quan hệ với em thế nào) -MBTT: GT ngay người định tả. -MBGT: Nói về những người có liên quan rồi mới GT người định tả 2.Thân bài: a.Tả ngoại hình:Đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, hàm răng, nụ cười,.... b.Tả tính tình hoạt động: Lời nói, cử chỉ, hành động ,thói quen, cách cư xử của người đó với người khác,... 3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét về người được tả. -KBKMR: Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét về người được tả. -KBMR: Nêu lợi ích, cách giữ gìn bảo vệ và tình cảm của mình với người đó. 1. Tả người ( không yêu cầu rõ về hoạt động). Các đề văn: a. Đề trong chương trình * Tả người bạn của em( cùng lớp, cùng trường, bạn thân, bạn có nhiều nết tốt,) * Tả người thân trong gia đình em. ( Người thân trong gia đình có thể là ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, cô, dì , chú, bác..... Nếu HS chọn tả người bán hàng, cô giáo, chú công an, bác sỹ..... thì phải nói rõ người đó có quan hệ ruột thịt với em) * Tả một cụ già mà em yêu mến. ( Cụ già đó có thể là ông em, bà em, ông, bà hàng xóm, bà cụ bán hàng nước, ông cụ bán hàng rong, ...) * Tả một cô giáo(thầy giáo) đã dạy dỗ em, để lại cho em ấn tượng sâu sắc. * Tả một người ở địa phương em sinh sống. ( chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng tổ dân phố, bà cụ bán hàng, bác lao công, ....) * Tả một người em mới gặp lần đầu nhưng để lại cho em ấn tượng sâu sắc. ( người khách nước ngoài, em bé bán vé số, em bé đánh giầy, người bạn cùng đi thi, bà cụ bán hàng rong, cô giáo( thầy giáo ) đến trường em thao giảng, cô ca sỹ, nghệ sỹ xiếc, người em gặp trên xe buýt,...) b. đề luyện thêm: * Tả cô giáo hiệu trưởng ( hiệu phó, tổng phụ trách ...) của trường em. * Tả bác bảo vệ trường em. * Đề mở: 1- Tả một người mà em yêu quý nhất. 2- Tả một người thân của em. 3- Tả một người bạn mà em yêu quý. 4- Tả một nhân vật trong truyện mà em đã đọc. 7
  8. 2. Tả người ( yêu cầu rõ về hoạt động) *Lưu ý: với kiểu bài này, phần tả ngoại hình chỉ cần tả lướt qua 1 vài chi tiết nổi bật của người đó phù hợp với công việc họ đang làm. *Tập trung HDHS biết cách tìm ý lập dàn bài cho phần tả hoạt động ( trọng tâm) thường theo trình tự: + chuẩn bị: trước khi làm việc, cần chuẩn bị gì?( trang phục, đồ dùng, tâm thế,tâm lí..) + tiến hành làm công việc đó như thế nào: làm việc thứ nhất . Việc thứ 2, làm ntn: động tác, cách làm, sự tập trung cho công việc được thể hiệ qua cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt,,, ra sao. + kết quả ( kết thúc) công việc: đạt kết quả ntn, niềm vui khi công việc đã hoàn thành ra sao. ( Nên phân tích kĩ bài văn làm dữ liệu phần bài giảng trong tiết luyện tập tả người: tả hoạt động ở tuần 15 trang 150- SGKTV5-tập 1): Bài : công nhân sửa đường. Qua đó giúp HS hình thành cách làm chung cho phần tả hoạt động của 1 người đang làm việc. ** Một số đề trong chương trình: * Tả cô giáo( thầy giáo) em trong một tiết học mà em thớch nhất. * Tả một em bé đang tuổi tập nói, tập đi. * Tả một ca sỹ đang biểu diễn. * Tả một nghệ sỹ hài mà em yêu mến. ** Một số đề có thể luyện tập thêm: * Tả cô tổng phụ trách( hoặc bạn liên đội trưởng) trong giờ chào cờ đầu tuần. * Tả một người bạn đang tham gia một hoạt động học tập * Tả một người bạn đang vui chơi. * Tả mẹ em đang nấu cơm. * Tả một bác thợ xây đang làm việc * Tả một bác nông dân đang cày ruộng * Tả bác lao công đang quét dọn sân trường. * Tả một bác sỹ ( y tá) đang chăm sóc bệnh nhân. Đề mở: - Tả một người thân đang làm việc( đối tượng được tả có thể là một trong số những người trên nhưng phải gắn người đó là quan hệ ruột thịt với em). Nếu HS chọn tả một bạn đang vui chơi, một em bé đang tập nói, tập đi là lạc đề. II. Tả cảnh.( trọng tâm). Dàn bài chung 1.Mở bài: Giới thiệu cảnh định tả( cảnh gì, ở đâu, vào thời điểm nào?) -MBTT: GT ngay cảnh định tả. -MBGT: Nói về những cảnh có liên quan rồi mới GT cảnh định tả 2.Thân bài: a.Tả bao quát:Đặc điểm nổi bật của cảnh đó( màu sắc, độ rộng lớn...) b.Tả từng bộ phận của cảnh hoặc tả sự thay đổi của cảnh theo trình tự thời gian, có thể kết hợp cả không gian. 3.Kết bài: -KBKMR: Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét về cảnh được tả. -KBMR: Nêu lợi ích, cách giữ gìn bảo vệ và tình cảm của mình với cảnh đó. 8
  9. Các đề văn: * Tả trường em trước giờ học( giờ ra chơi, lúc tan học, trong lễ khai giảng năm học mới, ngày tựu trường, hội khoẻ Phù Đổng, Hội thi...). * Tả một ngày mới bắt đầu trên quê hương em. * Tả một đêm trăng đẹp. * Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích. * Tả một buổi chiều tối hoặc buổi tối êm đềm trên quê hương em. * Con đường ( làng, đến trường)vào một thời điểm nhất định ( buổi sáng mùa xuân, buổi sáng mùa đông,... ) * Tả một dòng sông trên quê hương em( vào buổi sáng, trưa, chiều) * Tả cánh đồng lúa( đang mùa gặt, đang thời con gái....) * Tả công viên vào một thời điểm nhất định( sáng, trưa, tối) Đề mở: - Tả một cảnh đẹp mà em yêu thích. - Tả một mùa trong năm mà em thích nhất. - Tả một địa điểm du lịch mà em được đến thăm. III. Tả đồ vật.( ôn lướt). - Đồ vật có thể là: đồ dùng học tập, dụng cụ thể thao, đồ dùng trong gia đình, đồ chơi, . IV. Tả con vật.( ôn lướt). - Hãy tả lại con vật mà em yêu quý nhất ( con chó, con mèo, con gà, con vịt, con hổ, con lợn....) Lưu ý: Nếu HS tả con gấu bông, con lợn đất, con cá sấu nhồi bông....là lạc đề. ***Một vài lưu ý: - Bài văn miêu tả cần sử dụng những câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa hay sử dụng nhiều tính từ so sánh giúp cho bài văn hay,sinh động, hấp dẫn hơn. - Hình ảnh so sánh: dáng người cân đối như người mẫu, da trắng như trứng gà bóc; miệng cười tươI như hoa, cặp mắt to, tròn .đen láy hệt như mắt búp bê, - Vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi; Những đợt sóng lúa nhấp nhô như đang chơI trò đuổi bắt, - Hình ảnh nhân hóa: Làn gió thu nhè nhẹ mơn man mái tóc em;Ông mặt trời lững thững đạp xe qua ngọn núi; - So sánh thường đI kèm nhân hóa: Dòng sông chảy lặng lờ như đang mảI nhớ về con đò năm xưa.; Mùa lũ, sông trở nên hung dữ, nước cuồn cuộn đr ngầu như con ngựa tung bờm phi nước đại. B. Văn kể chuyện 1- Đề văn kể chuyện: * Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học( truyện cổ tích, truyện học lớp 1,2,3,4,5) * Hãy kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó. * Hãy kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc tham gia, đã nghe hoặc đã đọc có nội dung: + Nói về truyền thống tôn sư trọng đạo. + Góp phần bảo vệ môi trường. + Tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. + Thể hiện lòng biết ơn đối với các thương binh liệt sỹ. + Thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử- văn hóa. 9
  10. + Những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh. + Nói về truyền thống hiếu học, đoàn kết của dân tộc. + Về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. + Về một việc làm tốt của bạn em. + Gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. * Đề mở: - Kể câu chuyện về một việc làm tốt mà em được chứng kiến hoặc tham gia. - Kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc mà em thích nhất. c.Văn thuyết trình, tranh luận, tập viết đoạn đối thoại - Hai thể loại này chiếm thời lượng rất ít, tập trung HDHS biết cách làm theo mẫu trong tiết học. -Với HS được BD chuyên sâu môn TV, cần HD HS biết viết nhiều đoạn văn thuyết trình tranh luận theo 1 nội dung định trước vì đây cũng là 1 ND thường gặp trong bài thi theo hướng đổi mới hiện nay. VD: dựa vào hiểu biết của em, hãy viết 1 đoạn văn để thuyết phục các bạn thấy rõ tầm quan trọng của việc đọc sách, từ đó có ý thức tích cực đọc sách. V v Phương pháp ôn tập 1. Ôn dàn ý của từng dạng bài: yêu cầu học sinh lập dàn ý chung cho từng dạng bài, học sinh lên bảng trình bày, bổ sung. 2. Rèn kĩ năng lập dàn ý cho một số đề cụ thể. 3. Luyện tập phân tích đề với từng dạng bài. 4. Luyện tập viết nhiều bài văn: ở lớp, về nhà. 5. Chấm, chữa bài cụ thể, có những bài cần chữa tay đôi với học sinh. Từ một đề mở rộng ra các đề khác(.......) 6. Khuyến khích học sinh đọc tham khảo các bài văn hay của các bạn trong lớp, trong khối, trên mạng hoặc tài liệu nhưng không cóp pi làm văn mẫu. 7. Chú trọng đối tượng học sinh yếu: viết đúng trọng tâm yêu cầu của đề, đủ ý, trình bày sạch sẽ, chú ý ít lỗi chính tả. - Đối tượng học sinh khá giỏi: yêu cầu viết hay, có cảm xúc nhưng phải đảm bảo trọng tâm và không quá dài, chữ viết đẹp, không mắc lỗi. 8. Chú ý: không viết theo văn mẫu. 10