Hệ thống kiến thức cơ bản môn Tiếng Việt Lớp 2

docx 9 trang Hoàng Sơn 16/04/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức cơ bản môn Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhe_thong_kien_thuc_co_ban_mon_tieng_viet_lop_2.docx

Nội dung text: Hệ thống kiến thức cơ bản môn Tiếng Việt Lớp 2

  1. Hệ thống kiến thức cơ bản môn Tiếng Việt Lớp 2 Phần 1: Luyện từ và câu 1.Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Ai, cái gì..? a. Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông. b. Các bác nông dân đang gặt lúa trên cánh đồng. 2.Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Ở đâu? a. Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi. b. Các bác nông dân đang gặt lúa trên cánh đồng. 3.Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Như thế nào? a.Bông cúc héo lả đi vì thương xót. b. Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt. 4.Gạch dưới bộ phận cõu trả lời cho câu hỏi: Làm gì? a. Em giúp mẹ quét nhà. 5.Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Là gì? a.Mẹ em là nông dân. 6.Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Khi nào? a.Mùa xuân, hoa gạo nở đỏ rực. 7.Bộ phận in đậm trả lời cho câu hỏi nào? Chúng khoan khoái đớp bóng mưa mới ấm áp. a. Là gì? b. Làm gì?c Như thế nào? Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè. a a. Là gì? b. Làm gì? Như thế nào? Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy. a Vì sao? b. Làm gì? c. Như thế nào? Chim đậu trắng xoá, trên những cành cây sát sông. a. Khi nào?b Ở đâu? c. Như thế nào? 1
  2. Bông cúc sung sướng khôn tả. a. Là gì? b. Làm gì?c . Như thế nào? Mùa xuân, hoa gạo nở đỏ rực. a Ai( cái gì, con gì..)? b. Làm gì? c. Như thế nào? 8.Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: a. Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy. Đáp án: Không được bơi ở đoạn sông này vì sao? b. Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè. Đáp án: Ve thế nào ca hát suốt cả mùa hè? c. Chim đậu trắng xoá, trên những cành cây sát sông. Đáp án: Chim đậu trắng xoá ở đâu? d. Bông cúc sung sướng khôn tả. Đáp án: Bông cúc sung sướng như thế nào? d. Mùa xuân, hoa gạo nở đỏ rực. Đáp án: Mùa xuân, cái gì nở đỏ rực? e.Lan l à h ọc sinh gi ỏi l ớp em. Đáp án: Ai l à h ọc sinh gi ỏi l ớp em? g. Vẹt bắt chước tiếng người rất giỏi. Đáp án: Con gì bắt chước tiếng người rất giỏi? h.Gấu đi lặc lè. Đáp án: Gấu đi như thế nào?. k.Sư tử giao việc cho bầy tôi rất hợp lý. Đáp án: Sư tử làm gì cho bầy tôi rất hợp lý? 9. Đặt câu hỏi có cụm từ Ở đâu? Khi nào? Vì sao? Để làm gì? a. Chúng tôi thường về thăm ông nội vào những dịp nghỉ hè. Đáp án: Chúng tôi thường về thăm ông nội khi nào? b. Để có sức khoẻ tốt chúng ta phải luyện tập thân thể. Đáp án: Chúng ta phải luyện tập thân thể để làm gì? 2
  3. c.Vì gấu trắng có tính tò mò, người thuỷ thủ thoát nạn. Đáp án:Vì sao người thuỷ thủ thoát nạn? d. Giữa cánh đồng, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Đáp án: Ở đâu đàn trâu thung thăng gặm cỏ? 10. Các câu sau thuộc mẫu câu: nào? Chú ý chỉ rõ 2 bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai- là gì.? a. Em và Hà là đôi bạn thân từ năm học lớp Một. b. Con mèo là con vật nuôi. c.Cây bàng là cây bóng mỏt. d.Em là học sinh lớp 2. đ. Cây xoài là cây ăn quả. e.Nhà Bác ở là một ngôi nhà sàn lấp sau vườn Phủ Chủ tịch. 11. Các câu sau thuộc mẫu câu nào? Chú ý chỉ rõ 2 bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai-làm g? a. Em đang làm bài kiểm tra môn Tiếng việt. b.Cây xoà cành ôm cậu bé. c. Đàn trâu đang thung thăng gặm c ỏ. d. Chú cuốn rễ này lại rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé. đ. Sau giờ làm việc, Bác thường tự tay chăm sóc cây và cho cá ăn. e.Nhân dịp Tết Trung thu, Bác gửi các cháu thư này. g. Một con voi già lững thững tiến về chiếc xe. 12. Các câu sau thuộc mẫu câu: nào? Chú ý chỉ rõ 2 bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai-thế nào.? - Sau lăng, những cành đào Sơn La vươn lên reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. a. Em Nụ môi đỏ hồng. b. Mắt hiền sáng tựa vì sao. c. Vườn cây lại đầy ắp tiếng chim và bóng chim bay nhảy. d. Em bé thật đáng yêu. đ. Em học rất giỏi. e.Tộ mừng rỡ nhận kẹo Bác cho. 3
  4. g. Trâu cày rất khoẻ. h.Ngựa phi rất nhanh. i. Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười khành khạch tỏ vẻ khoái chí. k. Để có kết quả tốt, em cần chăm chỉ học tập. m. Mỗi năm đến Tết Trung thu, Bác càng nhớ các cháu. n. Gần tối, cơn mưa rừng ập tới. p. Bác Hồ sống rất giản dị. q. Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt. r. Đầu tiên từ trong vườn, mựi hoa hồng, hoa huệ tỏa hương thơm nức. * Chú ý: Ở các bài 10,11,12 GV đã xếp theo ba mẫu câu các câu xếp theo các mức độ 1,2,3,4. 13.Đặt câu theo mẫu: a. Ai là gì? (giới thiệu về em, trường em, lớp em, bạn thân hoặc cha mẹ...) b. Ai làm gì? ( nói về việc làm của em ở trường, ở lớp, hoặc ở nhà....) c. Ai thế nào?( nói về học sinh ngoan, hoặc nói về tình cảm của em đối với Bác Hồ, của Bác Hồ với thiếu nhi...) 14.Giải thích từ ngữ có thể dựa vào phần chú giải hoặc tìm từ cùng nghĩa (đồng nghĩa), gần nghĩa, trái nghĩa. Các cặp từ sau đây đâu là từ cùng nghĩa, đâu là từ trái nghĩa: a. Chăm chỉ - lười biếng b. chăm chỉ - chịu khó. c. thông minh – sáng dạ d. ngoan – hư e. hiền lành – hiền hậu g. hiền lành – độc ác. 4
  5. Đáp án: a. Từ đồng nghĩa: b, c, e. b. Từ trỏi nghĩa: a,d,g. 15.Gạch 1 gạch dưới từ chỉ sự vật, 2 gạch dưới từ chỉ hoạt động. Ngày hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước được đón dâu về. 16.Gạch 1 gạch dưới từ chỉ sự vật, 2 gạch dưới từ chỉ đặc điểm. a.Cánh đại bàng rất khoẻ, bộ xương cánh tròn dài như ống sáo, trong như thuỷ tinh. b. Mùa xuân xinh đẹp đã về. Chú ý: Các từ chỉ màu sắc: xanh đỏ, rực rỡ.. Hình dáng: tròn, vuông,to, nhỏ, béo mập Tính nết: siêng năng, cần cù, xấu tốt, ngoan, hiền, ngoan ngoãn, cần cù, chăm chỉ, thông minh, đoàn kết, anh hùng, anh dũng. là chỉ đặc điểm. 17. Điền từ ngữ vào dấu ........ a. Đen như b. khoẻ như . c. hót như........... d. đẹp như......... a. Đen như quạ. b. khoẻ như voi. c. hót như khưới d. đẹp như tiên. Em hiểu nghĩa câu a, b sau khi điền như thế nào? 18.a. Tìm 5 từ ngữ ca ngợi Bác Hồ. .......................................................................................... - 5 từ ngữ ca ngợi Bác Hồ: Sáng suốt, thông minh, giâu nghị lực, yêu nước........... b. 3 Từ nói về phẩm chất của nhân dân Việt Nam - 3 Từ nói về phẩm chất của nhân dân Việt Nam: Cần cù, anh dũng, đoàn kết..... c. 3 Từ nói về Tính nết tốt của người học sinh........................................................................ 3 Từ nói về Tính nết tốt của người học sinh.: Siêng năng, ngoan ngoãn, lễ phép...... 19. Đặt câu: a. Nói về tình cảm của Bác Hồ với Thiếu nhi. b. Nói về tình cảm của Thiếu nhi với Bác Hồ. Phần 2: Chính tả: 1. Dạng điền vào chỗ trống l – n; s – x 5
  6. a. ..ăm ..ay em ..ên ..ớp hai em không còn ..àm ..ũng mẹ như trước. Đáp án:..Năm ..nay em ..lên ..lớp hai em không còn ..làm ..nũng mẹ như trước. .ương mù, cây ..ương rồng; đất phù ..a, đường ..a. Đáp án:.. .Sương mù, cây ..xương rồng; đất phù ..sa, đường ..xa. 2. Hãy viết lại những từ ngữ sau cho đúng chính tả: Đường lên tây bắc, đường đi điện biên.miền trung, miền bắc, phủ chủ tịch,phòng giáo dục quỳnh phụ. Đáp án: Đường lên Tây Bắc, đường đi Điện Biên.miền Trung, miền Bắc, Phủ Chủ tịch, Phòng Giáo dục Quỳnh Phụ. 3. Đặt câu phân biệt các cặp từ: a. say/ xay Đáp án: Em bé ngủ say . Mẹ xay bột cho bé. b. Lặng/ nặng. Đáp án: Công việc này rất nặng nhọc. Mặt hồ lặng sóng. 4. Trong các từ: xung phong, xếp hàng, xáng xủa, xôn xao. Từ nào viết sai, sửa lại cho đúng. Đáp án: Từ viết sai: xáng xủa Sửa: sáng sủa Phần 3. Ngữ pháp: Điền dấu chấm, dấu phẩy , dấu chấm than hay dấu chấm hỏi vào ô trống: a. Chúng em học tập tốt lao động tốt. Đáp án: Chúng em học tập, tốt lao động tốt. b. Cô giáo hỏi Lan: Hôm nay em làm bài chưa... Đáp án: Cô giáo hỏi Lan: Hôm nay, em làm bài chưa? c.Ồ ..chữ viết của bạn đẹp quá.... Đáp án: Ồ , chữ viết của bạn đẹp quá! 6
  7. d. Một hôm .trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ trâu dùng lại vểnh tai nghe ngóng .bỗng một con nai chạy đến hớt hải báo tin có hổ đến nghĩ là hổ đuổi thật trâu cuống cuồng phóng thẳng đâm đầu vào gốc cây không sao chạy được nữa. Phần 4 : Tập làm văn: Dạng 1: Kể về người. Đề 1: Viết đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) kể về anh, chị, em ruột( Hoặc anh, chị em họ) của em. Gợi ý: Anh chị em là ai? Bao nhiêu tuổi? Làm nghề gi? Nét nổi bật về hình dáng, Tính tình? Tình cảm của anh chị đối với em như thế nào? Tình cảm của em đối với anh chị ra sao? Đề 2: Viết đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) kể về một bạn lớp em. Gợi ý: Bạn em tên là gì ? Bao nhiêu tuổi? Nét nổi bật về hình dáng,Tính tình ?Nêu những tốt của bạn. Tính cảm của anh chị đối với em như thế nào? Tính cảm của em đối với anh chị ra sao? Đề 3: Hãy viết từ 7 đến 10 câu nói về em bé của em ( hoặc em bé của nhà hàng xóm). Gợi ý: -Bé mấy tuổi? Hình dáng( đôi mắt, khuôn mặt, mái tóc, dáng đi..) của bé nh ư thế nào? Tính tình của bé có gì đáng yêu? Đề 4: Hãy kể về một người thân của em( bố, mẹ, chú, hoặc dì..) theo các câu hỏi gợi ý sau: a.Bố ( mẹ, chú, dì..) của em là ai? Bao nhiêu tuổi? làm nghề gì? b. Hằng ngày bố ( mẹ, chú, dì...) làm những việc gì? c. Những việc đó có ích như thế nào?Tính cảm của người thân đối với em như thế nào? Em có yêu người đó không? Vì sao? Đề 5: Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu tả ngắn về ảnh Bác Hồ. Gợi ý: A, ảnh Bác được treo ở đâu? b, Trông Bác trong ảnh như thế nào ( râu tóc, vầng trán, đôi măt,...)? c,Em muốn hứa với Bác điều gì? Dạng 2: Kể về tập thể Đề 1: Viết đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) nói về em và trường em. Gợi ý: Em tên là gì? Học lớp mấy? Em có những điểm tốt gì? Trường em là trường nào? Kể một số nét tiêu biểu về trường em ví dụ: các lớp học, phòng học, sân trường .Em có yêu trường em không? Vì sao? Đề 2: Viết đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) nói về lớp em . Gợi ý:Lớp em là lớp mấy? Lớp em có bao nhiêu bạn? Các bạn lớp em học tập như thế nào? Kể một số hoạt động nổi bật của lớp trong năm học. Các bạn trong lớp em có đoàn kết thương yêu nhau không? Đề 3: Kể về gia đình em: - Gia đình em có mấy người là những ai? Mỗi người làm gì? Tình cảm của mọi người trong gia đình em như thế nào? Dạng 3: Tả cảnh thiên nhiên: Đề 1: Viết đoạn văn ngắn nói về một mùa em thích nhất trong năm. 7
  8. Câu hỏi gợí ý: 1. Một năm có mấy mùa, em thích mùa nào nhất? 2. Mùa ấy bắt đầu từ tháng mấy trong năm? 3. Thời tiết mùa ấy ra sao? Cây cối trong vườn như thế nào? 4. Vì sao em thích nhất mùa ấy? Đề 2:Tả ngắn về cảnh biển. Gợi ý: em đựoc biết cảnh biển qua tranh, qua ti vi hay đi tắm biển? Cảnh biển có đẹp không? Mặt biển nh ư thế nào? Bầu trời ra sao? Biển có ích lợi gì? Em có thích biển không? Vì sao? Dạng 4: Tả ngắn về con vật: Đề 1: Viết đoạn văn ngắn kể về một loài chim mà em thích. Đề 2: Viết đoạn văn ngắn 5 đến 7 câu tả ngắn về một loài chim hoặc gia cầm( gà, vịt, ngan,ngỗng...) mà em biết. Gợi ý: Đó là loài chim gì? Nêu đặc điểm về hình dáng, hoạt dộng và ích lợi của nó. Đề 3: Hãy viết đoạn văn ngắn kể về một con vật nuôi mà em thích theo gợi ý sau: Đó là con vật gì?Hình dáng nó có gì nổi bật? Hoạt động của nó có gì ngộ nghĩnh và đáng yêu? Em có thái độ như thế nào với con vật đó?...................................................... Dạng 5: Tả ngắn về cây cối Đề 1: Tả ngắn về một loài quả mà em biết. Gợi ý:Đó là quả gì? Đặc điểm hình dáng như thế nào? màu sắc, mùi vị ra sao? Vì sao em thích loài quả đó? Đề 2:Tả ngắn về một loài cây mà em thích. Đó là cây gì? Trồng ở đâu? Đặc điểm về rễ,thân, cành lá hoa, quả ? Cây có ích lợi gì? Em chăm sóc nó như thế nào? Dạng 6: K ể vi ệc, k ể c âu chuy ện Đề 1: Hãy viết đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể một việc tốt của em ( hoặc của bạn em) . Ví dụ: - Săn sóc mẹ khi bị ốm. - Cho bạn đi chung áo mưa. - Giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn. Đề 2: Em được học, hay nghe kể, đọc nhiều câu chuyện về Bác Hồ. Hãy kể lại một câu chuyện mà em nhớ nhất. Dạng 7: Vi ết bưu thiếp, hoặc tin nhắn. Viết bưu thiếp ( thư ngắn) cho ông bà nhân dịp mừng thọ ông bà. Phần 5: Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau: 1.Đáp lời cảm ơn: Em giảng giúp bạn bài toán bạn nói: Cảm ơn bạn nhờ bạn mà mình hiểu bài. Em đáp: 2.Đáp lời xin lỗi: Một bạn lỡ tay làm giây mực ra vở em bạn nói: “ Xin lỗi bạn mình lỡ tay” 8
  9. 3.Đáp lời an ủi: Em làm bài kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn, nếu cố gắng hơn, em sẽ đạt điểm tốt.” Em ngã đau. Bạn chạy đến đỡ em dậy, vừa xoa chỗ đau cho em vừa nói: “ Bạn đau lắm phải không? ”4.Đáp lời từ chối: Em muốn mượn bạn quyển truyện. Bạn bảo: “Truyện này tớ cũng đi mượn.” 5.Đáp lời khen ngợi: Em được điểm mười được cha mẹ khen. 6.Đáp lời chia vui: Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật em. 7.Đáp lời đồng ý: Mẹ đồng ý cho em đi chơi cùng bạn. 8.Đáp lời phủ định: Bố ơi, bố có mua được sách cho con không? - Bố chưa mua được đâu con ạ. 9.Đáp lời khẳng định: Thưa cô hôm nay lớp mình có làm bài kiểm tra môn tiếng việt không ạ. Có chứ! Phần 6: 1.Chọn và điền từ ngữ sau vào chỗ trống để được đoạn văn hoàn chỉnh: cảm ơn, yêu cầu mời nhờ. a..Em ốm phải nghỉ học, cô giáo ...........em chép bài và học bài đầy đủ. Em Lan chép hộ bài tập về nhàvà Lan đến chơi. Bố mẹ em ..Lan rất nhiều. 2 Điền từ ngữ thích hợp vào dấu cho thành câu: a. .......................là người nhân hậu. b. Bạn An đang ................................ c. Bạn Huyền rất .................................... 9