Hệ thống kiến thức môn Công nghệ 6 - Tống Thị Bình

docx 7 trang Hoàng Sơn 17/04/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức môn Công nghệ 6 - Tống Thị Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhe_thong_kien_thuc_mon_cong_nghe_6_tong_thi_binh.docx

Nội dung text: Hệ thống kiến thức môn Công nghệ 6 - Tống Thị Bình

  1. PHÒNG GD - ĐT QUỲNH PHỤ TRƯỜNG TH&THCS QUỲNH BẢO HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN CÔNG NGHỆ 6 Quỳnh Bảo, tháng 02 năm 2020 1
  2. PHÒNG GD & ĐT QUỲNH PHỤ TRƯỜNG TH&THCS QUỲNH BẢO HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN CÔNG NGHỆ 6 I. Hệ thống kiến thức CHƯƠNG I. May mặc trong gia đình * Có ba loại vải dùng trong may mặc: Vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học và vải sợi pha. * Trang phục bao gồm các loại áo quần và các vật dụng đi kèm như giày, tất, khăn quàng,... Có bốn loại trang phục: • Trang phục theo thời tiết. • Trang phục theo công dụng. • Trang phục theo lứa tuổi. • Trang phục theo giới tính. * Chức năng của trang phục: • Trang phục bảo vệ cơ thể tránh mọi tác hại của môi trường. • Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động. CHƯƠNG II. Trang trí nhà ở * Vai trò của nhà ở: Là nơi trú ngụ của con người, giúp con người tránh khỏi những tác hại xấu của thiên nhiên, đáp ứng nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần. * Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là nhà ở mà các đồ vật trong nhà được sắp xếp gọn gàng, hợp lý, vệ sinh sạch sẽ. • Cần phải giữ gìn vệ sinh nhà ở sách sẽ, ngăn nắp để: Đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm vật dụng, tăng vẻ đẹp cho nhà ở. • Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp: • Cần có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp. • Giữ vệ sinh cá nhân, gấp chăn gối gọn gàng,.. • Cần làm những công việc: Quét dọn, lau chùi, dọn đồ đạc cá nhân • Dọn dẹp nhà ở thường xuyên sẽ mất ít thời gian và có hiệu quả tốt hơn. * Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật: • Rèm cửa, mành, gương, tranh ảnh. * Trang trí nhà ở bằng hoa, cây cảnh: • Cây cảnh để trang trí: Cây có hoa, cây chỉ có lá, cây leo cho bóng mát. • Sử dụng hoa tươi, hoa khô, hoa giả để trang trí nhà ở. * Cắm hoa trang trí • Dụng cụ và vật liệu cắm hoa. • Nguyên tắc cơ bản • Quy trình cắm hoa: • Lựa chọn hoa, lá, bình cắm hoa, dạng cắm hoa sao cho phù hợp và tạo nên vẻ đẹp hài hòa. • Cắt cành và cắm các cành chính trước. • Cắt các cành phụ có độ dài khác nhau, cắm xen vào cành chính và che khuất miệng bình, điểm thêm hoa, lá. 2
  3. • Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí. II. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Có mấy loại vải thường dùng trong may mặc? Kể tên và nêu đặc điểm từng loại vải? Câu 2: Trang phục là gì? Có mấy loại trang phục? Kể tên và nêu chức năng của trang phục? Câu 3: Thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? Để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp phải làm gì? Câu 4: Nêu công dụng và cách cọn vải may rèm cửa? Câu 5: Nêu cách chọn và sử dụng tranh, ảnh để trang trí nhà ở? Câu 6: Trình bày ý nghĩa của hoa và cây cảnh trong trang trí nhà ở? Câu 7: Kể tên một số loại cây cảnh dùng trong trang trí nhà ở? Câu 8: Phân biệt hoa tươi, hoa giả và hoa khô? Câu 9: Nêu quy trình cắm hoa? Câu 10: Em thích trang trí nhà ở bằng hoa tươi, hoa giả hay hoa khô? Vì sao CHƯƠNG 3: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH Câu 1. Nêu vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể Các chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của cơ thể. Ăn no đủ chất để cơ thể khỏe mạnh. Thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng đều có hại cho cơ thể. Câu 2. Tại sao cần quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn? Bảo quản chất dinh dưỡng để chất dinh dưỡng ko bị mất đi nhiều trong quá trình chế biến thực phẩm (lúc chuẩn bị cũng như khi chế biến). Câu 3. Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm, an toàn thực phẩm? • Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm. • Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là sự nhiễm độc thực phẩm. • An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất. Câu 4. Nêu 2 nhóm nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến vi khuẩn? • Ở 100 oC: đây là nhiệt độ an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt. • Từ 0oC – 37oC đây là nhiệt độ nguy hiểm, vi khuẩn có thể sinh nở nhanh chóng. Câu 5: Cho biết các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn? • Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật. • Ngộ độc do thức ăn bị biến chất. • Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc (mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc, ). • Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm. Câu 6: Kể tên các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại gia đình? • Rửa tay sạch trước khi ăn • Vệ sinh nhà bếp • Rửa kỹ thực phẩm • Nấu chín thực phẩm • Đậy thức ăn cẩn thận • Bảo quản thức ăn chu đáo Câu 7: Cho biết các biện pháp phòng tránh nhiễm độc? • Không dùng các thực phẩm có chất độc: cá nóc, khoại tây mọc mầm, nấm lạ, 3
  4. • Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học. • Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng. Câu 8: Nêu các phương pháp chế biến thực phẩm • Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiêt: Luộc, nướng, rán, xào, ... • Phương pháp chế biến thực phẩm ko sử dụng nhiệt; trộn, nộm, muối dưa, ... Câu 9: Thế nào là bữa ăn hợp lý? Bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng. Câu 10: Nêu cách phân chia và đặc điểm các bữa ăn chính trong ngày? - Bữa sáng: • Nên ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng. • Bữa sáng nên ăn vừa phải. • Không ăn sáng có hại cho sức khỏe vì hệ tiêu hóa phải làm việc không điều độ. - Bữa trưa: • Cần ăn bổ sung đủ chất. • Nên ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi và tiếp tục làm việc. - Bữa tối: • Cần ăn tăng khối lượng với đủ các món ăn nóng, ngon lành, và các loại rau, củ, quả để bù đắp cho năng lượng bị tiêu hao trong ngày. • Bữa tối cũng là lúc cả gia đình sum họp, ăn uống, chuyện trò vui vẻ. Câu 11: Nêu các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình • Tìm hiểu nhu cầu của các thành viên trong gia đình; • Xem xét điều kiện tài chính của gia đình; • Sự cân bằng các chất dinh dưỡng; • Thay đổi các món ăn. Câu 12: Cho biết cách thay đổi món ăn • Thay đổi món ăn mỗi ngày để tránh nhàm chán; • Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng; • Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn; • Không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẵn. Câu 13: Nêu qui trình tổ chức bữa ăn? • Xây dựng thực đơn; • Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; • Chế biến món ăn; • Bày bàn và thu dọn sau khi ăn. Câu 14: Thực đơn là gì? Nguyên tắc xây dựng thực đơn? - Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn hằng ngày - Nguyên tắc xây dựng thực đơn: • Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn; • Thực đơn phải có đủ loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn; • Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế. CHƯƠNG 4: THU CHI TRONG GIA ĐÌNH Câu 1: Thu nhập của gia đình là gì? 4
  5. · Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra. Câu 2: Nêu các nguồn thu nhập của gia đình. - Thu nhập bằng tiền : Thu nhập bằng tiền của mỗi gia đình được hình thành từ các nguồn khác nhau. - Thu nhập bằng hiện vật : Tùy theo địa phương mà các hộ gia đình thu nhập bằng hiện vật do mình làm ra như thủy sản, gia cầm, gia súc,... các loại nông sản, rau củ, quả và các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ như may mặc, mây tre đan, thêu ren, Câu 3: Chi tiêu của gia đình là gì? Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ. Câu 4: Thế nào là cân đối thu chi trong gia đình? Cân đối thu, chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu, để có thể dành được một phần tích lũy cho gia đình. Câu 5: Thế nào là chi tiêu theo kế hoạch? Chi tiêu theo kế hoạch là việc xác định trước nhu cầu cần chi tiêu và cân đối với khả năng thu nhập nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết, không lãng phí theo 3 trường hợp sau: • Rất cần: bệnh nặng, nhà ở, ăn, mặc, học tập • Cần: như trên • Chưa cần hoặc không cần: máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, laptop, giường nệm, quần áo mới hoặc rẻ tiền, hạ gi B. BÀI TẬP VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ LỚP 6 I. TRẮC NGHIỆM Phần 1: Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Thành phần dinh dưỡng chính trong thịt, cá là: A. Chất đạm. C. Chất béo. B. Chất đường bột. D. Chất khoáng Đáp án: Câu trả lời đúng là: A Câu 2: Nhiệt độ an toàn trong nấu nướng là: A. 50oC đến 80oC. B. 100oC đến 115oC. C. 0oC đến 37oC. D. 80oC đến 90oC. Đáp án: Câu trả lời đúng là: D Câu 3: An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm: A. Tươi ngon không bị héo. B. Khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc . C. Khỏi bị biến chất, ôi thiu. D. Khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất. Đáp án: Câu trả lời đúng là: B Câu 4: Sinh tố có thể tan trong chất béo là: A. Sinh tố A, D, E, K. 5
  6. B. Sinh tố A, C, D, K . C. Sinh tố A, B, C, K. D. Sinh tố A, B, D, K Đáp án: Câu trả lời đúng là: D Câu 5: Bữa ăn hợp lý là bữa ăn: A. Đắt tiền. B. Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. C. Có nhiều loại thức ăn . D. Cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. Đáp án: Câu trả lời đúng là: D Câu 6: Ăn khoai tây mầm, cá nóc là ngộ độc thức ăn do: A. Do thức ăn nhiễm độc tố vi sinh vật. B. Do thức ăn có sẵn chất độc. C. Do thức ăn bị biến chất. D. Do thức ăn bị nhiễm chất độc hóa học. Đáp án: Câu trả lời đúng: A Phần 2: Đánh dấu X vào câu trả lời đúng: Câu 1: a. Ngâm rửa thịt cá sau khi cắt thái thì chất khoáng và sinh tố dễ mất đi b. Giữ thịt cá ở nhiệt độ cao để sử dụng lâu dài c. Cắt thái sau khi rửa sạch thực phẩm d. Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi e. Khi nấu tránh khuấy nhiều f. Nên dùng gạo xát quá trắng và vo kĩ khi nấu cơm Đáp án: Câu trả lời đúng là: a; c; d; c Câu 2: Các thực đơn cho một bữa ăn sau đây mà em cho là hợp lí: a. Cơm – canh rau ngót – cá kho – cá rán – đậu phụ xốt cà chua b. Cơm – canh cải chua – thịt sườn rang mặn – rau bí xào c. Cơm – canh khoai – hịt kho – tôm rang d. Cơm - canh khoai – tôm rang cải xào Đáp án: Câu trả lời đúng: b, c, d Câu 3: a. Thiếu chất đạm trầm trọng dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển b. Thừa chất đạm cơ thể yếu ớt, bụng phình to c. Thiếu chất đường bột cơ thể béo phì d. Thừa chất béo cơ thể béo phệ e. Mọi sự thừa thiếu chất dinh dưỡng đều có lợi cho sức khỏe Đáp án: Câu trả lời đúng: a, d 6
  7. Hiệu trưởng ký duyệt Quỳnh Bảo,ngày 18/ 02/2020 Người xây dựng Tống Thị Bình 7