Hệ thống kiến thức môn Địa lí 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Nhàn
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức môn Địa lí 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Nhàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
he_thong_kien_thuc_mon_dia_li_9_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi.doc
Nội dung text: Hệ thống kiến thức môn Địa lí 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Nhàn
- PHÒNG GD - ĐT QUỲNH PHỤ TRƯỜNG TH&THCS QUỲNH BẢO HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ 9 Quỳnh Bảo, tháng 02 năm 2020 1
- PHÒNG GD & ĐT QUỲNH PHỤ TRƯỜNG TH&THCS QUỲNH BẢO HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ 9 Năm học 2019 -2020 NỘI DUNG A/ PHẦN LÝ THUYẾT: I/ Địa lí dân cư Việt Nam Tập trung chủ yếu vào các nội dung sau đây: – Phân tích các đặc điểm cơ bản của dân cư, dân tộc, lao động nước ta (dân số đông, tăng nhanh, dân số trẻ, phân bố không đều, mỗi đặc điểm cần chứng minh bằng các số liệu chính xác từ 2006-2012. – Phân tích các đặc điểm nguồn lao động nước ta: về số lượng, chất lượng và chuyển biến cơ cấu sử dụng lao động giữa các ngành, các thành phần kinh tế và giữa thành thị với nông thôn. – Nêu rõ vấn đề việc làm và các hướng giải quyết việc làm ở nước ta ngày nay. – Diễn biến và ý nghĩa của quá trình độ thị hoá, chú ý đến 6 loại đô thị ở nước ta ngày nay. Phần II. Địa lí kinh tế ngành và kinh tế biển Cần chú ý các nội dung sau: 1. Khái niện về cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ. 2. Địa lí ngành nông nghiệp: – Chứng minh nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi với phát triển nông nghiệp nhiệt đới. Sự khác nhau giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và chứng minh nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. – Phân tích các điều kiện phát triển, hiện trạng của ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thuỷ sản và phát triển lâm nghiệp ở nước ta. – Vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: Chú ý đặc điểm chính của 7 vùng nông nghiệp, so sánh sự khác nhau trong chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp giữa các vùng và sự thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở mỗi vùng trong thời kì công nghiệp hoá. 3. Địa lí công nghiệp: 2
- – Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng và đang chuyển biến mạnh.Nêu rõ hiện trạng cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ và theo thành phầm kinh tế. – Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp: cần chú ý khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp(TCLTCN), các nhân tố ảnh hưởng tới TCLTCN và các hình thức chủ yếu trong TCLTCN (điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp). 4. Địa lí các ngành giao thông, thông tin liên lạc, thương mại và du lịch: – Trong phần địa lí giao thông cần chú ý các vấn đề về hiện trạng mạng lưới các tuyến đường của 6 loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường không và đường ống và phân tích khả năng về tự nhiên và kinh tế xã hội với phát triển giao thông. – Phần địa lí thông tin liên lạc cần phân tích hiện trạng phát triển của ngành bưu chính, viễn thông. Phần III. Những vấn đề cần quan tâm về địa lí 7 vùng kinh tế, 3 vùng kinh tế trọng điểm A. Về 7 vùng kinh tế, mỗi vùng cần chú ý các nội dung chính sau: 1. Vùng Trung du miền núi phía Bắc: – Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội (nêu tên các tỉnh trong vùng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên chính, đặc điểm dân cư, dân tộc, truyền thống đấu tranh chống giặc, các di tích lịch sử, văn hoá..) – Phân tích 5 thế mạnh chính của vùng: Phát triển thuỷ điện, công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản, phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt, ôn đới, chăn nuôi gia súc và phát triển kinh tế biển 2. Vùng Đồng bằng sông Hồng: – Phân tích các thế mạnh và thế yếu về tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng. – Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và định hướng tiếp tục phát triển kinh tế ở vùng này. 3. Vùng Bắc Trung bộ: – Nêu khái quát chung về vùng (nêu tên các tỉnh trong vùng, đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng – Phân tích thế mạnh phát triển nông- lâm- ngư ở Bắc Trung Bộ. 4. Vùng Duyên hải Nam Trung bộ: – Nêu tên các tỉnh trong vùng, phân tích điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng có thuận lợi và khó khăn gì. 3
- – Phân tích điều kiện phát triển nghề cá, du lịch biển, dịch vụ hàng hải và khai thác khoáng sản biển. 5. Vùng Tây Nguyên: – Nêu tên các tỉnh và phân tích điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì. – Phân tích các thế mạnh trong phát triển kinh tế xã hội ở Tây nguyên: Thế mạnh phát triển cây công nghiệp lâu năm, khai thác chế biến gỗ lâm sản và phát triển thuỷ điện kết hợp thuỷ lợi. 6. Vùng Đông Nam bộ: – Nêu khái quát chung về vùng này (tên tỉnh và các thành phố trong vùng, các đặc điểm nổi bật trong phát triển kinh tế của vùng – Phân tích các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên và kinh tế xã hội 7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: – Đặc điểm cấu trúc lãnh thổ hợp thành Đồng bằng sông Cửu Long. – Các thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long. – Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. – Chứng minh vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước. B/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP I. Địa lí dân cư: 1. Dựa vào biểu đồ 2.1 SGK hãy cho biết tình hình dân số nước ta hiện nay ? Dân số tăng nhanh gây ra hậu quả gì ? 2. Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư nước ta ?Nêu các biện pháp giải quyết sự phân bố dân cư chưa hợp lí ? II. Địa lí các ngành kinh tế: 3. Hãy nêu một số thành tựu và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế nước ta? 4. Ngành thuỷ sản nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình phát triển? 5. Vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp nước ta? 6.Vai trò, vị trí nghành giao thông vận tải nước ta ? 7.Những điều kiện cần thiết phát triển ngành du lịch ? III. Sự phân hoá lãnh thổ (các vùng kinh tế): ** Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ: 4
- 8. Sự khác biệt về tự nhiên và thế mạnh kinh tế của 2 tiểu vùng Đông bắc và Tây bắc? 9. Các ngành sản xuất thế mạnh của vùng TD&MNBB? ** Vùng đồng bằng sông Hồng: 10. Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Hồng đem lại những thuận lợi khó khăn gì trong việc phát triển kinh - tế xã hội? 11. Những thành tựu và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng , hướng giải quyết những khó khăn đó? ** Vùng Bắc Trung Bộ: 12. Các diều kiện tự nhiên Bắc Trung Bộ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng? 13. Các ngành kinh tế thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ? ** Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: 14. So sánh địa hình 2 vùng Bắc trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ? 15. Các thế mạnh về kinh tế vùng duyên hỉ Nam Trung Bộ? ** Vùng Tây Nguyên: 16. Trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì? 17. Tình hình sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên và vùng Trung du - miền núi Bắc bộ. * PHẦN VẼ BIỂU ĐỒ: thực hiện các bài tập biểu đồ sgk Địa 9 C/ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. Địa lí dân cư: 1. * Tình hình dân số: - Dân số nước ta năm 1954: 23,4 triệu người -> 2003: >80 triệu người => Dân sốnước ta đông (Thứ 3 ĐNÁ, thứ 13 thế giới). - Bùng nổ dân số diễn ra từ cuối những năm 50 và chấm dứt trong những năm cuối thế kỉ XX. - Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang tỉ suất sinh tương đối thấp. * Hậu quả sự gia tăng dân số: - Kinh tế chậm phát triển. - Khó nâng cao chất lượng cuộc sống . - Bất ổn về xã hội. 5
- - Tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. 2. * Đặc điểm sự phân bố dân cư: - Dân cư phân bố không đều: + Tập trung đông đồng bằng, ven biển ( 600người /km2) + Thưa thớt miền núi và cao nguyên ( 60người /km2 ). + Quá nhiều ở nông thôn ( 74% ), quá ít ở thành thị ( 26% ). * Giải thích: - Các vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống và phát triển kinh tế : Địa hình , đất đai , khí hậu , nguồn nước ... - Dân số thành thị còn ít, chưa thu hút thị dân -> Tỉ lệ đân thành thị thấp, do tập quán sản xuất lâu đời của nhân dân sản xuất nông nghiệp -> Dân số tập trung nhiều ở nông thôn . * Các biện ph áp: - Giẩm tỉ lệ gia tăng tự nhiên . - Nâng cao mức sống của người dân . - Phân công, phân bố lao động một cách hợp lí nhằm khai thác thế mạnh của từng vùng . - Cải tạo xây dựng nông thôn mứi, thúc đẩy quá trình đo thị hoá nông thôn trên cơ sở phù hợp nhu cầu phát triển KT- XH. II. Địa lí các ngành kinh tế: 3. * Thành tựu: - Sự tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc. - Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. - Trong công nghiệp có một số nghành công nghiệp trọng điểm. - Sự phát triển sản xuất hàng hoá xuất khẩu thúc đỷ ngoại thương và đầu tư nước ngoài. - Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. * Khó khăn: - Nhiều tỉnh huyện nhất là miền núi còn các xã nghèo. - Nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trườg bị ô nhiễm . - Vấn đề việc làm, phát triển văn hoá, giáo dục, ytế ...chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. 4. * Thuận lợi: 6
- - Vùng biển rộn , mạng lưới sông ngòi dày đặc. - Nhiều ngư trường đánh bắt lớn. - Có nhiều bãi tôm cá. - Dọc bờ biển có nhiều vùng nước lợ, nước mặn, rừng ngập mặn, ngoài khơi có các đảo, quần đảo. * Khó khăn: - Chịu ảnh hưởng thiên tai. - Dịch bệnh , môi trường bị ô nhiễm và suy thoái. - Vốn đầu tư lớn trong khi ngư dân phần nhiều còn khó khăn. 5 - Nguồn tài nguyên tự nhiên về nông lâm ngư nghiệp nước ta rất phong phú. - Lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống trong các nghành chế biến thực phẩm. - Các sản phẩm chế biến được nhiều người tiêu thụ, các nước trên thế giới ưa chuộng như tôm, cá, trái cây. - Dân số đông tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong nước, ngoài ra còn có các thị trường nước ngoài vốn ưa chuộng các sản phẩm nông sản thuỷ sản nước ta . 6- Giao thông vận tải tuy không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng nó không thể thiếu được trong sản xuất và đời sống của côn người . Việc vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi khác về cơ sở sản xuất và đưa snả phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ ..đều ccàn đến giao thông vận tải . - Giao thông vận tải chuyên chở hành khách trong nước, quốc tế, tham gia thúc đẩy thương mại với nước ngoài và giữ gìn bảo vệ Tổ Quốc . - Nhờ vào việc phát triển gioa thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn nước ta có cơ hội phát triển . 7. - Phải có tài nguyên du lịch phong phú: + Tài nguyên du lịch tự nhiên : phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt , nhiều động ,thực vật quí hiếm . + Tài nguyên du lịch nhân văn : Các công trình kiến trúc , di tích lịch sử , lễ hội truyền thống , văn hoá dân gian .. - Có các địa điểm du lịch nổi tiếng được xếp hạng di sản Thế Giới như: Vịnh Hạ long, Phong nha kẽ bàng, Cố đô Huế, Mĩ sơn - Hội an, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng Chiêng Tây Nguyên. - Cơ sở vật chhất đáp ứng nhu cầu.- Phải có nhu cầu về du lịch . III. Sự phân hoá lãnh thổ (các vùng kinh tế): 7
- ** Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ: 8 a. Vùng Đông bắc: Địa hình núi trung bình, thấp, các dãy núi cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh kéo dài ->Thế mạnh kinh tế: Giàu tài nguyên khoáng sản, có thế mạnh trồng rừng, thuỷ điện, trồng cây công nghiệp, dược liệu, cây ăn quả, tiềm năng kinh tế, du lịch biển b. Vùng Tây Bắc: Địa hình núi cao, hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông ít lạnh ngắn -> Thế mạnh kinh tế : Phát triển thuỷ điện, trồng rừng, cây công nghiệp, chăn nuôi, du lịch nghỉ mát. 9. a. ngành nông nghiệp: - Cây công nghiệp lâu năm : Chè (Mộc châu, Hà gang, Thái nguyên ) - Cây ăn quả cận nhiệt : Mận, mơ (Cao bằng, lào cai), Hồng (Lạng sơn), Vải thiều (Bắc giang) Do đất trồng tốt, khí hậu thích hợp nên cây chè chiếm tỉ trọng về diện tích và sản lượng lớn của cả nước được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng . - Chăn nuôi phát triển trên những đồng cỏ. Chăn nuôi trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (57,3%), lợn chiếm 22% cả nước. b. Ngành công nghiệp: - Khai thác khoáng sản : Đông bắc có tài nguyên khoáng sản phong phú . - Tây Bắc: Có nguồn tiềm năng thuỷ điện lớn và phát triển mạnh . Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có ý nghĩa: Sản xuất điện, cung cấp năng lượng, điều tiết lũ, cung cấp nước tưới, khai thác du lịch. ** Vùng đồng bằng sông Hồng: 10. a. Thuận lợi: + Vị trí địa lí: Thuận lợi giao lưu kinh tế xã hội trực tiếp với các vùng trong nước. + Địa hình: Đồng bằng khá bằng phẳng thuận lợi xây dựng, phát triển giao thông. + Khí hậu có mùa đông lạnh phát triển vụ đông. + Về các tài nguyên : - Đất phù sa màu mỡ, khí hậu, thuỷ văn phù hợp thâm canh tăng vụ trong sản xuaats nông nghiệp nhất là trồng lúa . - Khoáng sản có giá trị kinh tế: Các mỏ đá vôi, sét cao lanh làm nguyên liệu sản xuất xi măng chất lượng cao, SX VLXD, than nâu, khí tự nhiên . - Bờ biển Hải phòng ->Ninh Bình thuận lợi cho việc đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản . - Phong cảnh du lịch phong phú đa dạng . 8
- b. Khó khăn: - Thời tiết thất thường, không ổn định gây thiệt hại mùa màng, đường sá cầu cống, các công trình thuỷ lợi . - Do hệ thống đê chống lũ -> Đồng ruộng trở thành các ô trũng ngập nước trong mùa mưa . 11 a. Những thành tựu: - Diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau đồng bừng sông Cửu long . - Các loại cây ưa lạnh trong vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế cao, có giá trị xuất khẩu (Ngô đông, khoai tây, cà rốt ) - Đàn lợn có số lượng lớn nhất cả nước (27,2%), Chăn nuôi bò sữa, gia cầm đang phát triển mạnh . b. Khó khăn: - Diện tích canh tác đang bị thu hẹp do mở rộng đất thổ cư, đất chuyên dùng, số laođộng dư thừa . - Sự thất thường của thời tiết: lũ, bão, sương giá, sương muối c. Hướng giải quyết: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá . - Chuyển một phần lao động nông nghiệp sang các nghành khác hoặc đi lập nghiệp các nơi khá . - Thâm canh tăng vụ, khai thác ưu thế các cây rau vụ đông. ** Vùng Bắc Trung Bộ: 12. + Địa hình: + Khí hậu: + Sông ngòi Rừng: 13. + Chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, trồng rừng: + Nuôi trrồng đánh bắt thuỷ sản: + Du lịch: ** Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: 14. + Địa hình 2 vùng có những nét tương đồng: + Khác nhau: - Vùng Bắc Trung Bộ : Có ít nhánh núi đâm ra biển -> Đèo Ngang, ở tận cùng phía Nam giáp ranh 2 vùng là dãy Bạch Mã chạy ra biển làm thành đèo Hải vân. Bờ biển vùng này ít khúc khuỷu . 15 - Ngư nghiệp là thế mạnh: Bao gồm đánh bắt ,nuôi trồng thủy sản, làm muối, khai thác tổ yến. - Chăn nuôi bò phát triển miền núi phía tây. 9
- - Du lịch là thế mạnh: Có các bãi tắm đẹp (Non nước, Nha trang, Mũi né ), Các di sản văn hóa: Phố cổ Hội an, di tích Mĩ Sơn . ** Vùng Tây Nguyên: 16 a. Thuận lợi: - Đất đỏ ba zan màu mỡ , phân bố tập trung, thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm. - Khí hậu cận xích đạo thuận lợi cho việc phát triển các cây cận nhiệt, hoa quả. - Rừng chiếm diện tích lớn có nhiều gỗ quí, lâm sản có giá trị . - Trên các cao nguyên có nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc. - Khoáng sản Bô xít có trử lượng lớn. - Nguồn thuỷ năng dồi dào (Chiếm 21% trữ lượng thuỷ điện của cả nước). - Có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái . b. Khó khăn : - Không tiếp giáp biển -> hạn chế xuất nhập khẩu hàng hoá . - Đất đai dẽ bị xói mòn, lũ ống , lũ quét xảy ra trong mùa mưa. - Mùa khô kéo dài gây thiếu nước, dễ cháy rừng. - Dân cư thưa , trình độ dân trí thấp -> Thiếu nhân lực, lao động có kĩ thuật 17 - Vùng tây Nguyên: Cây công nghiệp lâu năm chiếm 42,9% diện tích cây công nghiệp của cả nước , cây công nghiệp mũi nhọn là cà fê (85,1% ) tiếp đến cây chè ( 24,6% cả nước ), cao su ( 19,8% cả nước ) , điều ( 19,8% ) - Vùng Trung du & miền núi Bắc Bộ: Cây công nghiệp lâu năm chỉ chiếm 4,7% diện tích cây công nghiệp của cả nước. Cây ccông nghiệp trồng nhiều nhất là cây chè (68,8% diện tích cả nước), tiếp đến hồi, quế, sơn, cà fê mới phát triển . II/ PHẦN VẼ BIỂU ĐỒ: -Xem lại các bài thực hành vẽ biểu đồ, các dạng biểu đồ và nhận dạng.. -Nhận xét biểu đồ,giải thích . Hết. Hiệu trưởng ký duyệt Quỳnh Bảo, ngày 18/ 02/2020 Người xây dựng Nguyễn Thị Nhàn 10