Hệ thống kiến thức môn Tiếng Việt 3

docx 8 trang Hoàng Sơn 16/04/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức môn Tiếng Việt 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhe_thong_kien_thuc_mon_tieng_viet_3.docx

Nội dung text: Hệ thống kiến thức môn Tiếng Việt 3

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT 3 Ở lớp 3 mục tiêu của môn TV được cụ thể hóa thành những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh như sau: A, Phần đọc: a) Nghe: - Nghe – hiểu được nội dung chính trong lời nói của người đối thoại; ý kiến thảo luận trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội. - Nghe – hiểu được nội dung chính của các tin tức , quảng cáo, các bài phổ biến khoa học. - Nghe – hiểu và kể lại được nội dung các mẩu chuyện ngắn, biết nhận xét về nhân vật trong các câu chuyện. b) Đọc: - Đọc đúng, đọc rành mạch các đoạn đối thoại, các văn bản nghệ thuật , hành chính, báo chí, . - Đọc thầm có tốc độ nhanh hơn lớp 2. - Nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài học. - Thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa. c) Nói: - Biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp trong sinh hoạt gia đình, trong các cuộc họp Đội, họp lớp và các hình thức sinh hoạt khác ở nhà trường. - Biết giới thiệu các thành viên, các hoạt động của tổ lớp , biết kể lại một câu chuyện đã nghe đã đọc. Các bài đọc trong SGK lớp 3 B, Luyện từ và câu I, Từ loại Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng VD1: Dòng nào dưới đây chỉ có những từ chỉ sự vật? A, Mái nhà, bãi soi, dãy núi, bản đồ. 1
  2. B, Mùa xuân, chim én, con giang, trắng xóa. C, Buổi chiều, đàn chim, dãy núi, bay tới. Đáp án: ý A VD2: Từ nào sau đây chỉ đặc điểm ? A, Hứng ấm c. Trắng xóa B, Lượn sóng d. Tỏa khói Đáp án: ý C VD3: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ hoạt động, trạng thái ? A, Dây leo, nở thành, từng chùm, tỏa hương. B, Rụng, chết, sống, nẩy chồi, phát triển. C, Trồng, bò lan, cúng, xào nấu, hương vị. Đáp án: ý B II, Mở rộng vốn từ về: - Thiếu nhi - Gia đình - Trường học - Cộng đồng - Quê hương - Địa phương - Các dân tộc - Thành thị, nông thôn - Tổ quốc - Sáng tạo - Nghệ thuật - Lễ hội - Thể thao - Các nước - Thiên nhiên III, So sánh 1. Các kiểu so sánh:(2 kiểu) 2
  3. 1.1 So sánh ngang bằng Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. 1.2. So sánh hơn kém Trăng khua sáng hơn đèn Ơi ông trăng sáng tỏ. 2. Các loại so sánh: ( 4 loại) 2.1 So sánh sự vật với sự vật VD: Hai bàn tay em Như hoa đầu cành. 2.2. So sánh sự vật, với con người Trẻ em như búp trên cành. Ngôi nhà như trẻ nhỏ. 2.3. So sánh âm thanh với âm thanh Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Tiếng suối trong như tiếng hát xa. 2.4 So sánh hoạt động với hoạt động Con trâu đen lông mượt Cái sừng nó vênh vênh Nó cao lớn lênh khênh (Chân) đi như đập đất. 3.Thêm vào chỗ chấm để tạo thành câu có hình ảnh so sánh: VD: Quả dừa Tàu dừa Cánh diều .. Trăng tròn Đáp án: Quả dừa như đàn lơn con nằm trên cao. Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh. 3
  4. Cánh diều cong như lưỡi liềm. Trăng tròn như quả bóng. 4.Viết câu có hình ảnh so sánh: - Dạng 1: Không có từ chỉ đặc điểm: VD: Cánh diều như dấu’’ á’’ - Dạng 2: Có từ chỉ đặc điểm VD: Trăng tròn như cái đĩa. Bạn Lan xinh như hoa. IV, Nhận biết về nhân hóa 1.Nhận biết khái niệm về nhân hóa. Gọi, tả sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi tả người. VD: Những chị lúa phất phơ bím tóc. 2.Các cách nhân hóa: 2.1 Dùng từ ngữ chỉ người để gọi sự vật VD: Anh Đóm chuyên cần Lên đèn đi gác 2.2 Dùng từ ngữ tả hoạt động, đặc điểm .của người để tả đặc điểm, hoạt động của sự vật VD: Mưa! Mưa xuống thật rồi! Đất hả hê uống nước Ông Sấm vỗ tay cười 2.3 Cách nói với sự vật như nói với con người Em đi cùng suối, suối ơi Lên non gặp thác xống đồi thấy sông 2.4 Sự vật tự xưng( tôi, tớ, mình .) như người. VD: Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù 3.Các dạng bài tập về nhân hóa. 3.1Tìm sự vật được nhân hóa và các từ ngữ nhân hóa. 4
  5. VD: Đọc và tìm sự vật được nhân hóa và từ ngữ nhân hóa trong khổ thơ dưới đây: Mặt trời gác núi Bóng tối lan dần Anh Đóm chuyên cần Lên đèn đi gác. 3.2Hướng dẫn học sinh cảm nhận cái hay cái đẹp của nhân hóa. VD: Đoạn thơ dưới đây tả những sự vật, con vật nào? Cách tả và gọi chúng có gì hay Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ đợi Xuống đi nào mưa ơi! . Đáp án: - Đoạn thơ tả mây, trăng sao, đất - Cách gọi và tả chúng làm cho các sự vật thêm sinh động gần gũi thân thiết với con người hơn, đáng yêu hơn. 3.3Viết câu có hình ảnh nhân hóa: VD: Ông mặt trời đạp xe qua đỉnh núi. V, Ôn tập về câu a.Viết các câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi? - Ở đâu? - Khi nào? - Để làm gì? - Bằng gì? - Thế nào? - Vì sao? - Là gì? 5
  6. - Làm gì? b. Tìm bộ phận trả lời câu hỏi trong câu. VD: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “ Ai ( cái gì, con gì) trong câu: Trần Quốc Khái truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng c. Xác định câu đã cho thuộc mẫu câu nào? VD: Câu “ Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử” thuộc mẫu câu nào? Đáp án: Mẫu câu Ai làm gì? d, Thêm bộ phận còn thiếu vào câu sau: VD: Điền thêm bộ phận trả lời cho câu hỏi “ vì sao” vào câu sau: Ngựa con bị thua cuộc Đáp án: Ngựa con thua cuộc vì chủ quan không làm theo lời cha dặn. VI, Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: VD: Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử Đáp án: Ai ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử ? VII, Ôn tập về dấu câu VD: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống để được đoạn văn hoàn chỉnh: Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga rực rỡ phía bên kia những đám mây trằng hồn hầu như dựng đứng hơi ngả về phía trước tất cả đề mời mọc lên đường VIII, Tập làm văn: Kỳ I: A,Viết đơn, điền vào giấy tờ, in sẵn 1, Viết đơn xin cấp thẻ đọc sách 2, Viết đơn xin phép nghỉ học 3, Viết đơn xin vào đội b. Kể về hoạt động 1.Kể lại buổi đầu em đi học 2, Tập tổ chức cuộc họp 3, Kể lại việc học tâp trong học kỳ I của em 6
  7. C, Kể về người 1, Kể về người hàng xóm 2, Kể về tình cảm của bố mẹ hoăc người thân của em đối với em D, Viết thư 1, Viết thư cho người thân 2, Viết thư cho bạn để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tập E, Kể về quê hương em 2, kể về cảnh đẹp đất nước 3, Kể về thành thị hoặc nông thôn Kỳ II: A, Kể về hoạt động 1, Kể lại một việc tốt mà em đã làm để bảo vệ môi trường 2, Kể lại trận thi đấu thể thao 3, Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem B, Kể về người: 1, Kể về người lao động trí óc mà em biết 2, Kể về người lao động C, Viết thư: 1, Viết thư cho bạn ở miền Nam hoặc miền Trung để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tập tốt. 2, Viết thư cho bạn ở nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái D, Kể chuyện Kể về một anh hùng chống giặc ngoại xâm IX: Dạng chính tả âm vần: - BT bắt buộc: - BT lựa chọn: VD: Điền vào chỗ trống ăc hay oăc? Đọc ng..... ngứ , ng.... tay nhau, dấu ng.... đơn 7
  8. VD: Tìm các từ: a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau: - Trái nghĩa với riêng. - Cùng nghĩa với leo. - Vật đựng nước để rửa mặt, rửa tay, rửa rau... b) Chứa thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau: - Trái nghĩa với đóng. - Cùng nghĩa với vỡ. - Bộ phận ở trên mặt dùng để thở và ngửi VD3: Viết lời giải cho các câu đố - Vừa bằng hạt đỗ ăn giỗ cả làng ( Là con gì?) - Sông không đến, bến không vào - Lơ lửng giữa trời làm sao có nước. ( là quả gì?) 8