Hệ thống kiến thức môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2019- 2020

doc 10 trang Hoàng Sơn 16/04/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doche_thong_kien_thuc_mon_tieng_viet_khoi_5_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Hệ thống kiến thức môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2019- 2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC MễN TIẾNG VIỆT KHỐI 5 Năm học 2019- 2020 A / Hệ thống kiến thức. I . Ôn tập về Cấu tạo từ : 1. Từ đơn : * KN: là từ có 1 tiếng có nghĩa tạo thành * VD: - DT: Bố, mẹ sách, vở, cây, hoa - ĐT: Chạy, nhảy, hát, viết .... - TT: Trắng, xanh, vuông, tròn, đẹp , ..... 2. Từ ghép : * KN: Từ ghép là từ do 2 hay nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung. * VD : - DT: Quyển vở, cái bút,... - ĐT: Chạy nhảy, mua bán, - TT: xanh lét, đỏ thẫm,... * Các loại Từ ghép: 2 loại - Ghép phân loại VD : bánh gai, bánh chưng, bánh cuốn,... - Ghép tổng hợp : VD : buôn bán, ra vào, đi về, ... 3. Từ láy * KN: Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng mà tiếng sau lặp lại một trong các bộ phận của tiếng trước. *VD: May mắn, long lanh, um tùm,.. * Kiểu láy : Nắm được 4 kiểu láy - Láy âm đầu: Mơn mởn, lờ đờ, .. - Láy vần: Um tùm, loảng xoảng,... - Láy âm và vần : Ngoan ngoãn, xam xám,... - láy tiếng : Xanh xanh, xinh xinh,... * Dạng láy : nắm 3 dạng láy. - láy 2 : Gồm 2 tiếng : Um tùm, loảng xoảng, Um tùm, loảng xoảng,... - Láy 3: gồm 3 tiếng: Dửng dừng dưng, sát sàn sạt,... - Láy tư : gồm 4 tiếng : khấp kha khấp khểnh,.... II . Nghĩa của từ: 1. Từ đồng nghĩa : HS nắm chắc : * KN: là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. * Các loại từ đồng nghĩa: - Đồng nghĩa hoàn toàn VD : Mất, chết, hy sinh, qua đời,... - Đồng nghĩa không hoàn toàn : Tận tâm , tận tụy, tận lực,... * Cách sử dụng: Có trường hợp có thể thay thế cho nhau, có trường hợp khụng thể thay thế cho nhau được.( tùy theo văn cảnh ) 2.Từ trái nghĩa:
  2. * KN: là từ có nghĩa trái ngược nhau VD: đi - về, mua/ bán, lên/ xuống. * Tác dụng của từ trái nghĩa: khi đặt cạnh nhau làm nổi bật hiện tượng, sự vật được miêu tả. 3. Từ đồng âm : * KN: Là từ có âm tiết giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. * VD: cánh đồng,tượng đồng, 1000đồng, * Tác dụng : Gây bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe ... * cách sử dụng : Dùng để chơi chữ tạo ra câu nói có nhiều nghĩa khác nhau. VD : Con hổ mang bò lên núi. 4. Từ nhiều nghĩa: * KN: Là từ có 1 nghĩa gốc hay nhiều nghĩa chuyển VD: Đầu trong - Đầu cá ( Nghĩa gốc) - Đầu chợ, đầu sông, ..( nghĩa chuyển) * Cách xác định: - Dựa vào văn cảnh - Mối quan hệ về nghĩa của từ * Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. + Giống nhau: - Đọc viết giống nhau + Khác nhau: - Từ đồng âm nghĩa hoàn toàn khác nhau + Từ nhiều nghĩa : Nghĩa của chúng có liên quan đến nhau III. Từ loại 1. Đại từ * Khái niệm - Là những từ dùng để xưng hô hay thay thế cho danh từ, động từ, TT cụm ĐT, cụm TT, cụm DT. * Các loại đại từ : - Đại từ thay thế : Vậy, thế, tất cả,... - Đại từ xưng hô : + Chỉ người nói : Tôi, tao, mình, nghe,... + Chỉ người nghe : Mày, bạn, chúng mày,... + Chỉ người được nhắc đến: nó, họ,... - Tác dụng : thay thế DT, ĐT, TT,...tránh hiện tượng lặp từ ngữ. - Sử dụng: - ĐT xưng hô dùng trong đối thoại trực tiếp - Cần lựa chọn sao cho phù hợp, lịch sự ,... 2. Quan hệ từ : * KN : Là từ dùng để nối từ ngữ, hoặc các câu với nhau * Các loại quan hệ từ: - Một quan hệ từ : - Và ( liệt kê) - còn, nhưng, mà, ( Đối lập )
  3. - rồi ( nối tiếp) - Của ( sở hữu) - Bằng, như ( So sánh) * Các cặp quan hệ từ: - Vì ...nên ...,do ... nên..., nhờ ...nên ..., tại ...nên .. (Nguyên nhân / kết quả ) - Nếu ( hễ) ..... thì ...., Nếu .. như..., giá ... như ....( ĐK, GT / kết quả) - Tuy ...... nhưng...., mặc dù ... nhưng..., ( Tương phản) - Không ... những .. mà còn, chẳng ... những .. mà còn.., không chỉ .. mà còn, ( Tăng tiến) * Cách sử dụng : lựa chọn cho phù hợp, không lạm dụng quá nhiều. IV. Các kiểu câu: 1. Ôn tập về câu chia theo mục đích nói : - Câu kể là câu kể hay tả lại sự vật, hay tả cảnh, cuối câu có ghi dấu chấm. - Câu hỏi là câu nêu yêu cầu về 1 vấn đề cần biết, cuối câu có dấu chấm hỏi. - Câu cảm là câu bộc lộ cảm xúc, cuối câu có ghi dấu chấm cảm. - Câu khiến cuối câu yêu cầu hoặc đề nghị người khác làm việc gì đó, cuối câu ghi dấu chấm, dấu chấm than. 2. Câu đơn: * KN: Là câu có 1 cụm chủ vị, diền đật chọn vẹn 1 ý, đầu câu viết hoa cuối câu ghi dấucâu * Cách đặt câu: chú ý 3 ĐK - ý nghĩa của câu - Hình thức câu - Cấu trúc câu 3. Câu ghép a) Nắm cấu tạo của câu ghép: * KN : Gồm 2 hay nhiều vế , Mỗi vế có đủ CN- VN * Cách nối các vế trong câu ghép + Nối trực tiếp bằng dấu câu + Nối bằng quan hệ từ. + Nối bằng cặp từ hô ứng. b) Năm được ý nghĩa của các cặp QHT Vì... nên , do ... nên , nhờ ...mà, tại nên ,...( Nguyên nhân - kết quả) Nếu ...thì, nếu như ...thì, ...( Điều kiện, Giả thiết - kết quả) Tuy ... nhưng, Mặc dù... nhưng, ...( Tương phản) Chẳng những.... mà còn, Không chỉ ...mà còn, không những ..mà còn,( Tăng tiến ) . 4. Liên kết câu
  4. * Tác dụng : làm cho các câu văn trong đoạn văn quan hệ chặt chẽ với nhau về ý. * Phương pháp liên kết + Phương pháp lặp từ ngữ + Phương pháp thây thế từ ngữ + Phương pháp thế. 5. Dấu câu: a) Dấu cuối câu: - Dấu chấm dùng để kết thúc câu kể , câu khiến - Dấu chấm hỏi dùng kết thúc câu hỏi. - Dấu chấm cảm dùng để kết thúc câu cảm, câu khiến. b) Dấu trong câu: *Dấu phẩy: Ngăn cách các các bộ phận cùng chức vụ. + Ngăn cách các vế trong câu ghép + Ngăn cách TN , CN- VN * Dấu hai chấm: + Đặt cuối câu báo hiệu lời nói trực tiếp + Đặt ở giữa các vế trong câu ghép. *Dấu ngoặc kép - Dẫn lời nói trực tiếp, ý nghĩ của nhân vật - Dùng trích dẫn thơ văn, câu tục ngữ - Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt * Dấu gạch ngang - Đặt trước lời đối thoại - Chú thích 1chi tiết, 1 cụm từ ngữ - Liệt kê sự việc. B/ Một số dạng bài tập cơ bản Dạng 1: - Giải nghĩa từ theo chủ đề. - Tìm danh từ động từ tính từ theo chủ đề. - Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ đó. Tìm thành ngữ, tục ngữ trong mỗi chủ điểm. - Đặt câu hoặc viết 1 đoạn văn có sử dụng từ, thành ngữ, tục ngữ trong các chủ điểm trên. 1. Chủ điểm: Người công dân. 2. Vì cuộc sống thanh bình 3. Chủ điểm: Nhớ nguồn 4. Chủ điểm: Nam và nữ 5. Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai. Dạng 2: Từ loại - loại từ 1. Xác định từ ĐN - trái nghĩa trong đoạn văn, đoạn thơ.
  5. 2. Xếp các từ theo nhóm ĐN. 3. Dùng từ đồng âm để chơi chữ. 4. Tìm TN - TN có từ trái nghĩa, có từ đồng âm. 5. Phân biệt từ Đ, G, láy trong đoạn văn, đoạn thơ. Dạng 3: Một số bài tập về câu: 1. Câu chia theo mục đích. - Nhận biết câu hỏi, kể, cảm. - Chuyển câu kể -> hỏi, câu cảm, cầu khiến. - XĐ mẫu câu, ai làm gì? Ai thế nào?, Ai là gì? - Chỉ ra CN, VN trong câu đó? 2. Câu ghép + Xác định câu ghép trong đoạn văn, đoạn thơ và phân tích cấu tạo. + Viết câu ghép theo mẫu câu cho trước + Viết 1 đoạn văn có sử dụng câu ghép. + Đặt câu ghép có sử dụng quan hệ từ. Dạng 4: Ôn tập về dấu câu: - Điền dấu câu vào ô trống - Viết câu, đoạn văn có sử dụng dấu câu. Nêu tác dụng của dấu câu -Viết 1 đoạn đối thoại có sử dụng tất cả các dấu câu. Dạng 5: Liên kết câu + Xác định phương pháp liên kết câu và nêu tác dụng của nó. + Viết đoạn văn có sử dụng 1 trong 3 phương pháp liên kết câu. Dạng 6 : Ôn về các kiểu câu: + Xác định câu văn thuộc kiểu câu gì? + Đặt câu theo yêu cầu + Đặt câu theo mẫu? + Viết đoạn văn có sử dụng các kiểu câu trên? C.Tập làm văn. a)Văn tả cảnh. I. Nắm cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm 3 phần. 1. MB: - Giới thiệu cảnh mình định tả. - Thời gian, địa điểm và đặc điểm nổi bật của cảnh. 2. TB: - Tả từng phần của cảnh: tả chi tiết cụ thể - Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian. * Chú ý tả bao quát -> tả chi tiết. 3. KB: Nêu nhận xét và cảm nghĩ của người viết về cảnh mình vừa tả. II. HS lập dàn ý một bài văn - HS chuyển dàn ý bài -> bài văn tả cảnh hoàn chỉnh. - Viết được hoàn chỉnh bài văn tả cảnh. * Có sử dụng các biện pháp NT khi miêu tả như: so sánh, nhân hóa
  6. - Câu văn có hình ảnh, chọn lọc từ chính xác. Câu văn liên kết chặt chẽ. III. Một số đề luyện tập. Đề 1: Tả lại cảnh đẹp của địa phương em. (Con đường, dòng sông, cánh đồng ...) Đề 2: Tả ngôi nhà thân yêu của em. Đề 3: Tả ngôi trường thân yêu của em trước buổi học. Đề 4: Tả lại cơn mưa đầu mùa hạ. Đề 5: Tả lại một mùa trong năm mà em yêu thích nhất. Đề 6: Tả lại một cảnh đẹp mà em được tham quan hoặc quan sát trên truyền hình, hoặc tranh ảnh. Đề 7: Tả một đêm trăng đẹp trên quê hương em. Đề 8: Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em. Đề 9: Tảm lại quang cảnh trường em giờ ra chơi, tan học. Đề 10: Tả một buổi chiều tối, buổi tối êm đềm của quê hương. B. Văn tả người: 1. MB: giới thiệu người định tả. (Tên là gì? Quen biết trong trường hợp nào?) 2. Thân bài * Tả ngoại hình: - Tuổi tác, dáng vóc. - Khuôn mặt, mái tóc. - Nước da, cách ăm mặc. - Hàm răng, nụ cười. * Tả hoạt động: (tính tình) - Cử chỉ, lời nói - Quan hệ với bạn bè, người xung quanh. - Nghề nghiệp, tác phong làm việc. 3. Kết bài : Nêu cảm nghĩ của người viết. II. HS lập được dàn ý của bài văn tả người. - Biết chuyển 1 dàn ý -> 1 bài văn tả người. - Khi viết văn tả người mỗi em phải có sự sáng tạo, tìm ra được nét riêng biệt của đối tượng để tả. - Biết chọn lọc từ ngữ, sử dụng từ, cách viết câu và sắp xếp dàn ý. - Biết sử dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa để bài văn viết hay hơn. III. Một số đề luyện tập. Đề 1: Tả một người thân trong gia đình. Đề 2: Tả một người mà em quen biết ở địa phương. Đề 3: Tả một em bé đang ở tuổi tập đi, tập nói. Đề 4: Tả một người bạn thân nhất của em.
  7. Đề 5: Tả lại cô giáo của em. Đề 6: Tả lại một người mà em mới quen biết để lại ấn tượng. Đề 7: Tả một ca sĩ đang biểu diễn. Đề 8: Tả lại một người thân đang làm việc. Đề 9: Tả lại cô giáo em trong tiết học mà em nhớ nhất. Đề 10: Tả lại người bạn thân lâu ngày gặp lại. IV. Phương pháp ôn tập : - Ôn dàn ý của từng dạng bài - Rèn kĩ năng lập dàn ý 1 số đề cụ thể - Luyện tập phân tích từng dạng bài - Khi đọc đề gạch chân từ quan trọng. - Luyện tập cách hỏi đáp nhiều đề văn trong 1 tiết – về nhà viết bài . - Chấm chữa cụ thể, tay đôi với HS, hoặc phân từng nhóm, để chấm bài. C. Các thể loại khác. 4. Ôn tập văn kể chuyện: Đề 1: Kể lại một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc. Đề 2: Kể lại một việc làm tốt mà em đã làm (theo 5 điều bác hồ dạy, uống nước nhớ nguồn, truyền thống hiếu học, ...) Đề 3: Kể lại một việc làm tốt mà (em hoặc bạn em đã làm để bảo vệ môi trường, tấm gương sống làm theo ...) 5. Văn viết thư: 1. Viết thư cho bạn kể về việc học tập của em và lớp. 2. Viết thư cho người thân kể về việc tốt mà em đã làm. 6. Ôn các dạng đã học : 1. Tả 1 đồ vật mà em yêu thích. 2. Tả một cây bóng mát. D. Chính tả: Luyện viết chính tả 1. Viết tất cả các bài chính tả trong chương trình Tiếng Việt 5 – Kỡ 1 Từ tuần 1 đến tuần 18 * Chú ý: Viết đúng theo yêu cầu của bài chính tả 2. Viết 1 số đoạn văn trong bài tập đọc Bài 1: Thư gửi các học sinh. Từ đầu đến đồng bào các em. * Từ cần viết hoa: Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa,... * Chú ý từ khó: Khai trường, tựu trường, hết thảy, giở đi, ... Bài 2: Kì diệu rừng xanh: Viết đoạn 1 * Chú ý từ khó: loanh quanh, lúp xúp, lâu đài kiến trúc, vương quốc, miếu mạo ...
  8. Bài 3: Chuyện một khu vườn nhỏ Từ đầu đến đỏ hồng. * chú ý từ viết hoa : Bé Thu, Ấn Độ... * Chú ý từ khó: Cây quỳnh, leo trèo, ngọ ngậy, nhọn hoắt, ... Bài 4: Mùa thảo quả: Từ thảo quả trên rừng Đản Khao đến không gian. * Chú ý từ viết hoa: Đản Khao * Chú ý từ khó: Ngây ngất, gieo trên đất rừng, tầng rừng thấp, vươn ngọn, Bài 5: Người gác rừng tí hon Từ đầu đến Bìa rừng chưa. * Chú ý từ viết hoa: Sáu Bơ * Chú ý từ khó: Truyền sang, loanh quanh, thắc mắc, đoàn khách.... Bài 6: Thầy thuốc như mẹ hiền. Từ đầu đến gạo củi * Chú ý từ viết hoa: Hải Thượng Lãn Ông * Chú ý từ khó : Màng danh lợi, bệnh đậu nặng, mụn mủ, thuyền chài, Bài 7: Ngu Công xã Trịnh Tường : Viết Đoạn 1 * Chú ý từ viết hoa: Trịnh Tường, Bát Xát, Lào Cai, Phàn Phù Lìn, Phìn Ngan * Chú ý từ khó: Ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, xuyên đồi, Luyện viết chính tả học kì II 1. Viết tất cả các bài chính tả trong chương trình Tiếng Việt 5. T2 Từ tuần 19-35 2. Viết thêm 1 số đoạn văn trong bài tập đọc. Bài 1: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. Từ đầu đến ....24 đồng. * Từ cần viết hoa: Đỗ Đình Thiện, Chi Nê, Lạc Thủy, Hòa Bình, Cách mạng, Đông Dương, Đảng, Nguyễn Lương Bằng... * Chú ý từ khó: tiệm buôn, trợ giúp, xúc động,sửng sốt ,ngân quỹ , ... Bài 2: Trí dũng song toàn Từ đầu đến .... tổ tiên * Từ cần viết hoa:Giang Văn Minh, Lê Thần Tông, Trung Quốc, vua Minh. * Chú ý từ khó: tiếp kiến, thảm thiết, giỗ cụ tổ, khóc lóc,... Bài 3: Lập làng giữ biển Viết từ : ở đấy đất rộng ....Nhường nào * Từ cần viết hoa: các từ đầu câu * Chú ý từ khó : ngư trường, lúc nào, dân chài, buộc, lưới đáy, lưu cữu, phập phồng, suy tính,... Bài 4: Phân sử tài tình: Quan nói sư cụ .... nhận tội.
  9. * Từ cần viết hoa: Phật, Đức Phật * Chú ý từ khó : Sư vãi, trong chùa, nảy mần, giật mình, lập tức,... Bài 5: Luật tục xưa của người Ê- đê Viết đoạn 2. * Từ cần viết hoa: Từ đầu câu * Chú ý từ khó :lấy, giữ, khoanh, khắc dấu, nơi xảy ra, tang chứng,... Bài 6: Hộp thư mật Từ đầu ... đáp lại * Từ cần viết hoa : Hai Long, Phú Lâm, chữ V, Tổ quốc, Việt Nam * Chú ý từ khó: Lần nào, bao giờ, liên lạc, gởi gắm, lời chào chiến thắng,... Bài 7: Phong cảnh đền Hùng. Từ đầu ....đến cao vòi vọi * Từ cần viết hoa: Đền Thượng, Nghĩa Lĩnh, Nam quốc, vua Hùng, Ba Vì, Mị Nương, * Chú ý từ khó: chót vót, dập dờn, xòe hoa, hoành phi, treo chính giữa, Bài 8: Nghĩa thầy trò *Từ cần viết hoa: cụ giáo Chu, * Chú ý từ khó: tề tựu, dài thâm, trên sập, dâng biếu, môn sinh, cuốn sách quý,... Bài 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Từ đầu đến ngọn lửa *Từ cần viết hoa: Đồng Vân, Việt cổ, sông Đáy, * Chú ý từ khó: Trẩy quân, lấy lửa, thoăn thoắt, bóng nhẫy, leo lên, tụt xuống,... Bài 10: Tranh làng Hồ Từ đầu ... đến tươi vui *Từ cần viết hoa: làng Hồ, Tết, Hà Nội, * Chú ý từ khó: ếch, tố nữ, chiếu bày tranh, giải trên, thuần phác, hóm hỉnh,... Bài 11: Một vụ đắm tàu *Từ cần viết hoa: Li- vơ- pun, Ma- ri- ô, Giu- li- ét- ta, * Chú ý từ khó: tàu thủy, nhổ neo, sóng lớn, ngã dúi, hoảng hốt, ập tới,... Bài 11: Con gái Từ đầu đến tức ghê *Từ cần viết hoa: Mơ, dì Hạnh, * Chú ý từ khó: Sắp sinh, trằn trọc, cặm cụi, chẻ củi, trêu, tức ghê,... Bài 12 : Út Vịnh Từ đầu đến chuyến tàu qua *Từ cần viết hoa: Út Vịnh, Em yêu, * Chú ý từ khó: chềnh ềnh, tàu chạy, trẻ chăn trâu, cam kết, thanh ray,... 3. Chọn viết 1 số đoạn văn trong bài luyện từ và câu, bài tập làm văn
  10. Bài 1: Cánh rừng mùa đông. Viết cả bài - Trang 18 Tiếng Việt 5 .T2 Bài 2: Ai giỏi nhất Viết từ đầu đến... túi sóc rỗng không. ( Trang 42- TV5. T2 ) Bài 3: Cái áo của ba Viết từ : Chiếc áo của ba đến... cổ tay tôi. ( Trang 63- TV5.T2 ) Bài 4: Cây chuối mẹ Viết từ đầu đến... ngọn rồi đấy. ( Trang 96- TV5. T2 ) Bài 5: Qua những mùa hoa. Từ đầu đến ... rực giữa trời. (Trang 98 - TV5. T2 ) Bài 6 : Tình quê hương Từ đầu đến .... dưới vệ sông. (Trang 98 - TV5. T2 ) Bài 7: Chim họa mi hót Từ đầu đến.... cỏ cây. (Trang 123 - TV5. T2 ) Bài 8: Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh Từ: Thành phố như bồng bềnh đến ....nổ giòn. (Trang132 - TV5. T2 ) *Phương Pháp ôn luyện: Yêu cầu viết đúng tốc độ, đúng khoảng cách, đúng mẫu chữ, đánh dấu thanh, dấu phụ đúng vị trí - Nắm chắc quy tắc viết hoa tên người tên địa lý Việt Nam và nước ngoài, Viết hoa một số tên tổ chức, đơn vị và danh hiệu, giải thưởng viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận *Rèn kĩ năng viết: - Hiểu nghĩa của từ chứ không phụ thuộc vào cách đọc. - Rèn kĩ năng nghe, phát hiện từ cần viết hoa - Thống kê các từ ngữ theo các cặp phụ âm cho HS đọc.( l/n, d/r/gi, s/x, ch/ tr) - HS tự hỏi đáp về cách viết. * Rèn kĩ năng soát lỗi: - Soát ngay trong khi viết,soát dấu thanh, soát lỗi. - Đánh vần thầm nếu có thời gian, khi viết song kiểm tra thừa hoặc thiếu chữ không. Quỳnh Hội, ngày 18 thỏng 2 năm 2020 Tổ trưởng tổ 4 + 5 Bựi Thi Thơm