Hệ thống kiến thức môn Tiếng Việt Lớp 2 - Trường Tiểu học An Khê

doc 32 trang Hoàng Sơn 16/04/2025 142
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống kiến thức môn Tiếng Việt Lớp 2 - Trường Tiểu học An Khê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doche_thong_kien_thuc_mon_tieng_viet_lop_2_truong_tieu_hoc_an_k.doc

Nội dung text: Hệ thống kiến thức môn Tiếng Việt Lớp 2 - Trường Tiểu học An Khê

  1. PHÒNG GIÁO DỤC QUỲNH PHỤ TRƯỜNG TIỂU HỌC AN KHÊ HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 PHẦN I: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: HỌC KÌ 1: I. MỞ RỘNG VỐN TỪ 1/ Từ ngữ về học tập: (tr 17) * M1 (BT1/17): Tìm các từ có tiếng học và có tiếng tập VD: học hành, tập đọc. * M2: Gạch bỏ những từ không cùng nhóm trong mỗi dãy từ sau: a. Từ chỉ đồ dùng học tập: cặp, bút, bảng con, thước, giường, sách, vở b. Từ chỉ hoạt động học tập của học sinh: đọc, viết, kể chuyện, ngoan, vẽ, tập thể dục. c. Từ chỉ tính nết của học sinh: chăm chỉ, chuyên cần, kiên trì, cần cù, vất vả, siêng năng, lễ phép * M3 (BT2/17): Đặt câu với một từ vừa tìm được ở bài tập 1. * M4 (BT3/17): Sắp xếp lại các từ trong câu dưới đây để tạo thành câu mới: Thu là học sinh chăm học nhất lớp em. 2/ Ngày, tháng, năm: (tr 35) *M1: Khai giảng năm học là ngày nào? a. 02/9 b. 05/9 c. 15/8 d. 05/10 * M2: Điền vào chỗ chấm cho đúng: Tôi sinh ngày ...... tháng.....năm * M3 (Bt2/35): Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về: - Ngày, tháng, năm - Tuần, ngày trong tuần (thứ) * M4: Ngày khai giảng còn được gọi là ngày gì? 3/ Từ ngữ về đồ dùng học tập * M1: Kể tên 5 đồ dùng học tập mà em có? *M2: Khoanh tròn vào từ chỉ đồ dùng học tập không có trong tranh (SGK - tr 52): cặp, bút, vở, tẩy, thước kẻ, com pa, hộp bút. * M3: Nối từng ô ở cột trái với ô thích hợp ở cột phải: a. Cặp 1. dùng để ghi bài. b. Bút 2. dùng để đựng sách, vở, bút, thước. c. Vở 3. dùng để kẻ, vẽ. d. Thước kẻ 4. dùng để viết bài. * M4: Đặt 1 câu giới thiệu về đồ dùng học tập mà em yêu thích nhất. 4/ Từ ngữ về các môn học (tr 59) *M1: Môn học nào không phải là môn là môn học của lớp 2? a. Đạo đức b. Tiếng Việt c. Toán d. Tự nhiên xã hội e. Thủ công g. Âm nhạc h. Mĩ thuật i. Sinh vật * M2: Hãy kể tên các môn em học ở lớp 2. * M3: Em thích môn nào nhất? Vì sao? * M4: Trong môn Tiếng Việt em được học những phân môn nào? 1
  2. 5/ Từ ngữ về họ hàng (tr 82) * M1: HS đọc bài Sáng kiến của bé Hà và tìm được những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyên trên. * M2: Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết * M3: Xếp vào mỗi nhóm sau một từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết: - Họ nội - Họ ngoại *M4: Em trai của bố em gọi là gì ( chú)? Em gái của mẹ em gọi là gì?( mẹ) 6/ Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà (tr 90) * M1: Kể tên 5 đồ dùng trong nhà em đang sử dụng? * M2: Nối tên gọi từng đồ vật ở cột bên trái với tác dụng của nó ở cột bên phải a. Cái thớt 1. để thái thịt, thái rau, chặt xương. b. Cái chổi 2. để trèo lên cao. c. Cái thang 3. để quét nhà. * M3: Tìm các từ ngữ chỉ những việc mà bạn nhỏ trong bài thơ dưới đây muốn làm giúp ông và nhờ ông làm giúp: Thỏ thẻ Hôm nào ông có khách Để cháu đun nước cho Nhưng cái siêu nó to Cháu nhờ ông xách nhé! Cháu ra sân rút rạ Ông phải ôm vào cơ Ngọn lửa nó bùng to Cháu nhờ ông dập bớt Khói nó chui ra bếp Ông thổi hết khói đi Ông cười xòa: “Thế thì Lấy ai ngồi tiếp khách?” *M4: Đặt 1 câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập trên. 7/ Từ ngữ về tình cảm (tr 99) * M1: Có thể ghép 4 tiếng: thương, yêu, quý, mến thành mấy từ có hai tiếng? a. 6 từ b. 8 từ c. 10 từ * M2: Ghi lại các từ em tìm được. * M3: Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh a. Cháu .... ông bà b. Con ..... cha mẹ c. Em ...... anh chị * M4 (BT3/100): Nhìn tranh, nói 2-3 câu về hoạt động của mẹ và con. 8/ Từ ngữ về công việc gia đình (tr 108) * M1: Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ * M2: Các việc làm trên mang lại lợi ích gì? * M3: Dòng nào không phải là câu? a. Em quét dọn nhà cửa. b. Chị em nhà cửa quét dọn. c. Linh rửa bát đũa. D. Cậu bé xếp sách vở. * M4: Chọn và xếp các từ ở ba nhóm sau thành câu (theo mẫu Ai làm gì?) em, chị em, Linh, cậu bé quét dọn, giặt, xếp, rửa nhà cửa, sách vở, bát đũa, quần áo 2
  3. 9/ Từ ngữ về tình cảm gia đình (tr 116) * M1: Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em. * M2: Đặt 1 câu với 1 từ mà em vừa tìm được ở bài tập trên * M3: Sắp xếp các từ ở ba nhóm sau thành câu (Ai làm gì?) anh khuyên bảo anh chị chăm sóc chị em trông nom em chị em giúp đỡ nhau anh em * M4: Trong các câu sau, câu nào có lỗi dùng từ? a. Chị Vân chăm sóc bé Hoa rất chu đáo. b. Hồng trông nom anh chị rất cẩn thận. c. Anh chị em phải thương yêu, giúp đỡ nhau. 9/ Từ ngữ về vật nuôi (tr 134) * M1 (BT3/134): Viết tên các con vật trong tranh * M2: Sắp xếp các con vật trên theo 2 nhóm: gia cầm, thú * M3: Trong các con vật trên em thích con vật nào nhất? Đặt 1 câu nói về con vật đó? * M4: Chuyến câu sau thành một câu khen: Đàn gà rất đẹp. II. ĐẶT CÂU THEO MẪU. 1. Câu kiểu: Ai là gì? (tr 26, 44) - Trong kiểu câu Ai là gì phải có chữ “là” - Sau bộ phận “là gì: phải là từ chỉ sự vật, hiện tượng. - VD: An là học sinh lớp 2. *M1: Nối từng bộ phận câu ở bên trái với từ để hỏi thích hợp ở bên phải: a. Môn học em yêu thích 1. là tác giả của tác phẩm “Dến Mèn phiêu lưu ký”. b. Bạn Hà 2. Là Tiếng Việt. C. Tô Hoài 3. là người trực nhật hôm nay. *M2: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: a. Em là học sinh lớp 2. b. Lan là học sinh giỏi nhất lớp. c. Môn học em yêu thích là Tiếng Việt. * M3: Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn thành câu: a. Lan là ..................................................... b. Thỏ là .................................................... c. Bút chì, thước kẻ là ............................... * M4: Đặt 1 câu theo mẫu Ai là gì để cho mọi người biết về quyển sách mà em yêu thích nhất. 2. Câu kiểu: Ai làm gì? (tr 108,116) - Sau bộ phận “làm gì” phải là từ chỉ hoạt động. - VD: An rửa bát giúp mẹ. * M1: Nối từng ô ở cột bên trái với ô thích hợp ở cột bên phải để tạo thành câu Chi 1. xòa cành ôm cậu bé. Cây 2. học thuộc đoạn thơ. Em 3. đến tìm bông cúc màu xanh. 3
  4. * M2: Những dòng nào tách đúng hai bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai” và “làm gì” của câu: a. Chi đến tìm bông cúc màu xanh. b. Cây xòa cành ôm cậu bé. c. Em học thuộc đoạn thơ. d. Em làm ba bài tập toán. * M3: Viết tiếp các câu sau theo mẫu Ai làm gì? a. Em ....................................................... b. Cậu bé.................................................. c. Bạn Linh .................................................... * M4: Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì? nói về các việc em đã làm ở nhà giúp đỡ cha mẹ. 3. Câu kiểu: Ai thế nào (tr 122,133) - Sau bộ phận “thế nào” phải là từ chỉ đặc điểm, tích chất. - VD: An học rất giỏi. * M1 (BT1/122): Dựa vào tranh trả lời câu hỏi sau: a. Em bé thế nào? (xinh, đẹp, dễ thương,...) b. Con voi thế nào? (khỏe, to, chăm chỉ,...) c. Những quyển vở thế nào? (đẹp, nhiều màu, xinh xắn,...) d. Những cây cau thế nào? (cao, thẳng, xanh tốt,...) * M2: Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật: a. Đặc điểm về tính tình của một người b. Đặc điểm về màu sắc của một vật. c. Đặc điểm về hình dáng của người, vật. * M3: Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả: a. Mái tóc của ông em: bạc trắng, đen nhánh, hoa râm,... b. Tính tình của bố em: hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm, .... c. Bàn tay của em bé: mũm mĩm, trắng hồng, xinh xắn,... d. Nụ cười của anh em: tươi tắn, rạng rỡ, hiền lành,... * M4: Điền vào chỗ chấm để hoàn thành các câu sau theo mẫu Ai thế nào? a. Mắt con mèo nhà em ......... b. Toàn thân nó phủ một lớp lông ............ c. Hai tai nó ..................... Bài giải a. Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve. b. Toàn thân nó phủ một lớp lông mượt như tơ. c. Hai tai nó nhỏ như hai mộc nhĩ tí hon. III. CÁC DẤU CÂU 1. Dấu chấm hỏi: - Dấu chấm hỏi dùng để kết thúc câu hỏi. - VD: Hôm nay bạn học môn gì? * M1: Những dòng nào dùng dấu câu không đúng? a. Bạn tên là gì? b. Bạn học trường nào. c. Bạn thích học môn nào nhất. d. Tớ có thể chơi với bạn không? * M2: Em đặt dấu câu gì vào cuối câu sau? Vì sao? Cậu là Minh có phải không ￿ 4
  5. * M3: Khi chép lại mẩu chuyện vui dưới đây, bạn Hùng đã bỏ quên một số dấu câu. Em hãy giúp bạn điền thêm các dấu câu vào ô trống: Tỉ số chưa được mở Nam: Hùng này, hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán hôm qua, cậu được mấy điểm ￿ Hùng: Vẫn chưa mở được tỉ số. Nam: Nghĩa là sao ￿ Hùng: Vẫn đang hòa không - không ￿ Nam: ? * M4: Em hãy đặt một câu có sử dụng dấu chấm hỏi? 2. Dấu phẩy - Dấu phẩy dùng để ngăn cách giữa thành phần chính và thành phần phụ trong câu, ngăn cách các vế câu, ngăn cách các từ mang tính chất liệt kê. VD: Hôm nay, em mang theo rất nhiều đồ dùng học tập như: bút, thước, bảng * M1: Câu nào dùng dấu phẩy đúng? a. Lớp em học tập tốt, lao động tốt. b. Lớp em, học tập tốt lao động tốt. c. Cô giáo chúng em, rất yêu thương, quý mến học sinh. d. Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến học sinh. * M2: Điền dấu phẩy thích hợp vào các câu sau: a. Bạn Hà bạn Huệ rất chăm chỉ học tập. b. Bạn Nam hiền lành thật thà. * M3: Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau? a. Chăn màn quần áo được xếp gọn gàng. b. Giường tủ bàn ghế được kê ngay ngắn. c. Giày dép mũ nón được để đúng chỗ. * M4: Đặt 1 câu có sử dụng dấu phẩy? 3. Dấu chấm - Dấu chấm dùng để kết thúc câu, kết thúc đoạn hoặc kết thúc bài văn. VD: Dấu chấm dùng để kết thúc câu Em đang học bài. * M1: Khoanh tròn vào chữ cái trước dòng đã thành câu: a. Bông hoa này b. Quyển vở mới tinh ấy c. Chiếc bút này rất đẹp. d. Bà hỏi gì mẹ cháu ạ? e. Trong khu rừng xanh * M2: Đặt một câu có sử dụng dấu chấm * M3: Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống? Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em vừa mới vào lớp 1, chưa biết viết ￿ Viết xong thư, chị hỏi: - Em còn muốn nói thêm gì nữa không ￿ Cậu bé đáp: - Dạ có ￿ Chị viết hộ em vào cuối thư: “Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả.” * M4: Dùng dấu chấm để tách đoạn văn sau thành 6 câu. Chép lại đoạn văn cho đúng: 5
  6. Mưa rả rích suốt ngày trời lúc nào cũng mọng nước lúa chín rũ xuống đường xám màu bùn nhầy nhụa dấu chân người bước nhòe nhoẹt vũng nước đọng màu xám ngắt. Đáp án: Mưa rả rích suốt ngày . Trời lúc nào cũng mọng nước . Lúa chín rũ xuống đường xám màu bùn nhầy nhụa. Dấu chân người bước nhòe nhoẹt . Vũng nước đọng màu xám ngắt. HỌC KÌ 2: I. MỞ RỘNG VỐN TỪ 1/ Từ ngữ về các mùa (tr 8) a/ Kiến thức ghi nhớ . Một năm chỉ có 4 mùa là : Xuân , Hạ , Thu , Đông . - Mùa Xuân : ấm áp, có mưa xuân nhẹ nhàng, bắt đầu từ tháng giêng, kết thúc vào tháng ba. - Mùa Hạ : nóng nực, oi nồng, nắng chói chang, hay có những trận mưa rào; bắt đầu từ tháng tư, kết thúc vào tháng 6. - Mùa Thu : mát mẻ, se se lạnh, có gió heo may; bắt đầu từ tháng bảy, kết thúc vào tháng 9 Mùa Đông : lạnh giá, rét buốt, có mưa phùn gió bấc; bắt đầu từ tháng 10, kết thúc vào tháng 12. b/ Bài tập. * M1 (BT1/8): Em hãy kể tên các tháng trong năm. Cho biết mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông bắt đầu từ tháng nào, kết thúc vào tháng nào? * M2: Nối từng ô ở cột trái với ô thích hợp ở cột phải để có được đặc điểm của từng mùa trong năm. a. Mùa hạ 1. đem ánh lửa nhà sàn bập bùng, giấc ngủ ấm trong chăn, ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. b. Mùa thu 2. cho hoa thơm, trái ngọt, học sinh được nghỉ hè. c. Mùa đông 3.Làm cho vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc, cây lá tốt tươi. d. Mùa xuân 4. làm cho bưởi chín vàng, trời xanh cao, có rằm trung thu, học sinh nhớ ngày tựu trường. Đáp án : 2-a 1-c 3 - d 4 - b * M3 (BT2/8): Xếp các ý sau vào bảng cho đúng lời bà Đất trong bài “Chuyện bốn mùa” a. Cho trái ngọt, hoa thơm b. Làm cho cây lá tươi tốt c. Nhắc học sinh nhớ ngày tựu trường d. Ấp ủ mầm sống để cuân về đâm chồi nảy lộc e. Làm cho trời xanh cao 6
  7. Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông Đáp án Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông b. Làm cho cây lá a. Cho trái ngọt, e. Làm cho trời d. Ấp ủ mầm sống tươi tốt. hoa thơm. xanh cao. để cuân về đâm chồi nảy lộc. c. Nhắc học sinh nhớ ngày tựu trường. *M4: Điền tên mùa thích hợp vào chỗ trống cho mỗi câu sau: a. Em thích nhất mùa ....... vì mùa ............ em được phá cỗ Trung thu. b. Em thích nhất mùa ....... vì mùa ............ em được đi nghỉ mát. c. Em thích nhất mùa ....... vì mùa ............ mẹ mua cho em những chiếc áo len rất đẹp. d. Em thích nhất mùa ....... vì mùa ............ có ngày Tết. 2/ Từ ngữ về thời tiết (tr 18) - Bốn mùa trong 1 năm với thời tiết các mùa khác nhau. * M1(BT1/18): Chọn những từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để chỉ thời tiết của từng mùa (nóng bức, ấm áp, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, se se lạnh, oi nồng) - Mùa xuân: ............ Mùa thu: .............. - Mùa hạ: ................ Mùa đông: .............. Đáp án - Mùa xuân: , ấm áp Mùa thu: se se lạnh. - Mùa hạ: nóng bức, oi nồng. Mùa đông: mưa phùn, gió bấc. * M2: Gạch bỏ từ không thuộc nhóm chỉ thời tiết của từng mùa trong mỗi dòng sau: a. Mùa xuân: ấm áp, ẩm ướt, oi ả, mát mẻ b. Mùa hạ: nóng bức, nóng nực, oi nồng, ấm áp, nóng như nung c. Mùa thu: se se lạnh, chớm lạnh, mát mẻ, giá lạnh, gió heo may d. Mùa đông: giá buốt, rét cắt da cắt thịt, giá lạnh, mưa phùn gió bấc. Đáp án a. Mùa xuân: ấm áp, ẩm ướt, oi ả, mát mẻ b. Mùa hạ: nóng bức, nóng nực, oi nồng, ấm áp, nóng như nung c. Mùa thu: se se lạnh, chớm lạnh, mát mẻ, giá lạnh, gió heo may d. Mùa đông: giá buốt, rét cắt da cắt thịt, giá lạnh, mưa phùn gió bấc * M3: Đặt 1 câu với 1 từ trong ngoặc ở bài tập 1. ......................................................................................................................................... 7
  8. * M4: Tìm từ thích hợp trong các từ sau : mưa dầm, mưa phùn, mưa bóng mây, mưa đá điền vào chỗ trống : a) Mưa ngắn và thưa hạt do một đám mây nhỏ đưa đến, một thoáng rồi lại tạnh, gọi là b) Mưa kéo dài nhiều ngày, thường trên một diện tích rộng, gọi là c) Mưa có hạt đông cứng thành nước đá, gọi là d) Mưa rất nhỏ nhưng dày hạt, có thể kéo dài nhiều ngày, thường có ở miền Bắc vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân, gọi là Đáp án a - mưa bóng mây b- mưa dầm c- mưa đá d- mưa phùn 3/ Từ ngữ về chim chóc (tr 27, 35) * M1 (BT1/35): Nói tên các loài chim trong những tranh sau: (đại bàng, cú mèo, chim sẻ, sáo sậu, cò, chào mào, vẹt) * M2 (BT1/27): Xếp tên các loài chim cho trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp (cú mèo, gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh) a. Gọi tên theo hình dáng: b. Gọi tên theo tiếng kêu c. Gọi tên theo cách kiếm ăn. Đáp án : a. Gọi tên theo hình dáng: vàng anh, cú mèo. b. Gọi tên theo tiếng kêu : quốc, quạ. c. Gọi tên theo cách kiếm ăn : chim sâu, gõ kiến. * M3 (BT2/36): Hãy chọn tên loài chim thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây (vẹt, quạ, khướu, cú, cắt) a. Đen như ...... b. Hôi như ....... c. Nhanh như ........ d. Nói như ......... e. Hót như ......... Đáp án: a- quạ b- cú c- cắt d- vẹt e- khướu. * M4: Em hãy tìm thêm những loài chim khác để xếp tiếp vào ba nhóm ở bài tập M2 4/ Từ ngữ về muông thú (tr 45, 55) * M1 (BT1/45): Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp: a. Thú dữ, nguy hiểm b. Thú không nguy hiểm (hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, thỏ, ngựa vằn, bò rừng, khỉ, vượn, tê giác, sóc, chồn, cáo, hươu) * M2 (BT2/55): Hãy chọn tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây (thỏ, voi, hổ, sóc) a. Dữ như...................... c. Khỏe như ............ b. Nhát như................... d. Nhanh như ........... Đáp án : a- cọp b- voi c- thỏ d- sóc * M3 (BT1/55): Chọn cho mỗi con vật trong tranh một từ chỉ đúng đặc điểm của nó: tò mò, nhút nhát, dữ tợn, tinh ranh, hiền lành, nhanh nhẹn. * M4: Chọn tên các con vật trong ngoặc để điền vào chỗ chấm (dê, hổ, ngựa, thỏ, cáo, sư tử, bò, sơn dương, báo, chuột túi, cừu) 8
  9. a. ................................ là những con thú ăn cỏ. b................................. là những con thú ăn thịt c. ................................ là loài thú có túi. ĐÁP ÁN : a- dê, ngựa, thỏ, cừu b- thỏ, cáo, sư tử, bò, báo c- chuột túi 5/ Từ ngữ về sông biển (tr 64,73) * M1( BT1/64): Tìm những từ ngữ có tiếng “biển”? * M2 (BT2/74): Kể tên các con vật sống dưới nước? * M3 (BT2/64): Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau (suối, sông, hồ): a. Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. b. Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi. c. Nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền. Đáp án: a- sông b- suối c- hồ * M4: Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để thành câu hoàn chỉnh: a. Tàu thuyền không đi lại được ở đoạn sông này vì ..................... b. Khi có bão, tàu thuyền không được ra khơi vì .................... Đáp án : a- có có nước xoáy b, vì nguy hiểm. 6/ Từ ngữ về cây cối (tr 87,95) * M1( BT1/95): Hãy kể tên các bộ phận của một cây ăn quả? * M2 (BT1/87): Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm: a. Cây lương thực, thực phẩm b. Cây ăn quả c. Cây lấy gỗ d. Cây bóng mát e. Cây hoa * M3 (Bt2/95): Tìm những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây * M4: Đặt 1 câu với từ tìm được ở bài tập trên 7/ Từ ngữ về Bác Hồ (tr 104,112) a/ Kiến thức cần ghi nhớ: - Từ ngữ ca ngợi Bác Hồ : Tài giỏi , sáng suốt , nhân ái , chí lớn tài cao, gan dạ - Từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi : Thương yêu , yêu quý, quan tâm chăm sóc - Từ ngữ nói về tình cảm của thiếu nhi với Bác hồ : Kính yêu , nhớ ơn , kính trọng . b/ Bài tập: * M1: Từ nào không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau: 1.1. Nói lên tình cảm của Bác đối với thiếu nhi: a. thương yêu b. yêu quý c. chăm lo d. lo lắng e. yêu mến g. kính yêu h. quan tâm i. nhớ mong Đáp án : g, i 1.2. Nói lên tình cảm của thiếu nhi đối với Bác: a. kính yêu b. kính trọng c. yêu mến d. nhớ ơn e. nhớ thương g. biết ơn h. mến yêu i. chăm lo Đáp án: c, h,i. * M2: Chọn từ ở bài tập 1 điền vào chỗ trống cho thích hợp: 9
  10. a. Bác Hồ rất ............................ các cháu thiếu nhi. b. Các cháu thiếu nhi ............................. Bác Hồ. c. Bác Hồ là lãnh tụ ............................. của nhân dân Việt Nam. d. Thiếu nhi Việt Nam vô cùng ............................ Bác Hồ. Đáp án : a- thương yêu b- kính yêu c- kính yêu d- biết ơn. * M3 (BT1/112): Em chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm: (nhà sàn, râm bụt, đạm bạc, tinh khiết, tự tay) Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa cơm của Bác ............ như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích ho huệ, loài hoa trắng ............ Nhà Bác ở là một ngôi ......... khuất trong vườn Phủ Chủ Tịch. Đường vào nhà trồng hai hàng .........., hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thường .......... chăm sóc cây, cho cá ăn. Đáp án : theo thứ tự : đạm bạc- tinh khiết- nhà sàn - râm bụt - tự tay. • M4 (BT2/112): Tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ? • Đáp án : giản dị, sáng suốt, tài bà. 8/ Từ ngữ chỉ nghề nghiệp (tr 129,137) a/ Kiến thức cần ghi nhớ. - Từ ngữ nói về nghề nghiệp của bố, mẹ, ông, bà hoặc của mọi người xung quanh: nông dân, công nhân, công an, bác sĩ, giáo viên, lái xe .. - Từ ngữ nói lên hẩm chất của người dân VN ta: anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng, . - Từ ngữ nói lên phẩm chất của người học sinh : ngoan ngoãn , lễ phép, chăm học, kính thầy yêu bạn b/ Bài tập: * M1 (BT1/129): Tím từ ngữ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ trong tranh * M2 (BT2/129): Tìm thêm những từ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết? * M3 (BT3/138): Chọn ý thích hợp ở cột B cho các từ ngữ ở cột A: A: Nghề nghiệp B: Công việc 1. Công nhân a. cấy lúa, trồng khoai, nuôi lợn, thả cá 2. Nông dân b. chỉ đường; giữ trật tự làng xóm, phố phường; bảo vệ nhân dân 3. Bác sĩ c. bán sách, bút, vải, gạo, bánh kẹo, đồ chơi, ô tô, máy cày 4. Công an d. làm giấy viết, vải mặc, giày dép, bánh kẹo, thuốc chữa bệnh 5. Người bán hàng e. Khám và chữa bệnh Đáp án : 1-d 2- a 3- e 4 - b 5 - c * M4: Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm cho thích hợp (cần cù, công nhân, kính trọng, biết ơn, nông dân) Người ............... làm việc trên đồng ruộng. Người ............. làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Họ đều là những người dân lao động .................. đang ngày đêm làm ra của cải cho xã hội. Chúng ta cần có thái độ ............ và ..................... người lao động. Đáp án : 1- nông dân 2- công nhân 3- cấn cù 4- kính trọng 5- biết ơn II. TỪ TRÁI NGHĨA (tr 137) 10