Hệ thống kiến thức môn Tiếng Việt Lớp 3

doc 21 trang Hoàng Sơn 16/04/2025 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống kiến thức môn Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doche_thong_kien_thuc_mon_tieng_viet_lop_3.doc

Nội dung text: Hệ thống kiến thức môn Tiếng Việt Lớp 3

  1. phßng GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO quúnh phô tr­êng TIỂU HỌC – thcs An ẤP HỆ THỐNG KIẾN THỨC HỆ THỐNG BÀI TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI LỚP 3 n¨m häc 2019-2020 1
  2. HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 PHẦN I: LUYỆN TỪ VÀ CÂU I. TỪ 1. TỪ CHỈ SỰ VẬT Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên của: - Con người, bộ phận của con người: ông, bà, bác sĩ, giáo viên, lớp trưởng, giáo sư, , chân, tay, mắt, mũi - Con vật, bộ phận của con vật: trâu, bò, gà, chim, .., sừng, cánh, mỏ, vuốt, . - Cây cối, bộ phận của cây cối: táo, mít, su hào, bắp cải, hoa hồng, thược dược, , lá, hoa, nụ, - Đồ vật: quạt, bàn, ghế, bút, xe đạp, .. - Các từ ngữ về thời gian, thời tiết: ngày, đêm, xuân, hạ, thu, đông, mưa, gió, bão, sấm, chớp, động đất, sóng thần,....... - Các từ ngữ về thiên nhiên: đất, nước, ao , biển, hồ, núi, thác, bầu trời, mặt đất, mây,..... 2. TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM Từ chỉ đặc điểm là từ chỉ: - Màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xanh biếc, xanh xao, đo đỏ, đỏ thắm, tim tím, .... - Hình dáng, kích thước: To tướng, nhỏ bé, dài , rộng, bao la, bát ngát, cao vút, thấp tè , ngắn củn, quanh co, ngoằn ngoèo, nông, sâu, dày, mỏng...... - Chỉ mùi , vị : thơm phức, thơm ngát, cay, chua, ngọt lịm,...... - Các đặc điểm khác: nhấp nhô, mỏng manh, già, non, trẻ trung, xinh đẹp,.... 3. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI Là những từ chỉ: - Hoạt động của con người, con vật: đi, đứng, học, viết , nghe, quét( nhà ) , nấu (cơm), tập luyện,..... - Trạng thái trong một khoảng thời gian: ngủ, thức, buồn, vui, yêu, ghét, thích thú, vui sướng,........ BÀI TÂP THỰC HÀNH Bài 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau : a. Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai. 2
  3. b. Mắt của ngôi nhà Là những ô cửa Hai cánh khép mở Như hai hàng mi. Bài 2: Gạch chân những từ chỉ sự vật (chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng tự nhiên...) trong đoạn văn sau: Từ khung cửa sổ, Vy thò đầu ra gọi bạn, mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt. Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang. Bài 3: Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau Ong xanh đến trước tổ một con dế. Nó đảo mắt quanh một lượt, thăm dò rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ dùng răng và chân bới đất. Sáu cái chân ong làm việc như máy. Những hạt đất vụn do dế đùn lên lần lượt bị hất ra ngoài. Ong ngoạm, dứt, lôi ra một túm lá tươi. Thế là cửa đã mở. Bài 4. a. Gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm trong câu sau: Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm. b. Gạch chân dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau: - Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền - Đàn cá đang tung tăng bơi lội. c. Gạch chân dưới từ chỉ trạng thái trong câu sau: Ông đang rất buồn. II. CÁC DẤU CÂU 1. DẤU CHẤM Dùng để kết thúc câu kể Ví dụ : Em là học sinh lớp 3A. 2. DẤU HAI CHẤM - Dùng trước lời nói của một nhân vật ( thường đi với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang) Ví dụ: Dế Mèn bảo : - Em đừng sợ, đã có tôi đây. - Dùng để lệt kê Ví dụ : Nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa huệ, hoa cúc, hoa lan, hoa đồng tiền,... 3. DẤU PHẨY - Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu ( hoặc có thể nói: Ngăn cách các từ cùng chỉ đặc điểm, từ cùng chỉ hoạt động – trạng thái, cùng chỉ sự vật trong câu) Ví dụ: Mèo, chó, gà cùng sống trong một xóm vườn. 3
  4. - Ngăn cách thành phần phụ với thành phần chính( Khi thành phần này đứng ở đầu câu) ( Ở lớp 3 các bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu, vì sao ? bằng gì, khi nào? Để làm gì?... tạm gọi là bộ phận phụ) Ví dụ : trong lớp, chúng em đang nghe giảng. 4. DẤU HỎI CHẤM (dấu chấm hỏi): Đặt sau câu hỏi. Ví dụ: Hôm nay, ở lớp con có vui không? 5. DẤU CHẤM THAN: Ở lớp 3 dùng ở cuối những câu bộc lộ cảm xúc. Ví dụ: A, mẹ đã về! BÀI TÂP THỰC HÀNH Bài 1. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây . Ông em bố em và chú em đều thợ mỏ. Bài 2: Dựa vào từng sự việc để chia đoạn sau thành 4 câu và viết lại đoạn văn cho đúng chính tả. Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm đầu tiên, mẹ nhóm bếp nấu cơm sau đó mẹ quét dọn trong nhà, ngoài sân lúc cơm gần chín, mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học. Bài 3: Ghi dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a) Trong giờ tập đọc, chúng em được nghe cô giáo giảng bài luyện đọc đúng và đọc hay. b) Lớp chúng em đi thăm Thảo Cầm Viên Công viên Đầm Sen vào chủ nhật vừa qua. c) Bạn Hưng lớp 3B vừa nhận được 2 giải thưởng lớn: giải Nhất cờ vua dành cho học sinh tiểu học của quận giải Nhì chữ đẹp trong kì thi viết chữ đẹp của học sinh tiểu học toàn tỉnh. d) Chiếc áo xanh mơ màng của chị Cỏ như tươi hơn đẹp hownkhi có giọt sương mai đính lên. đ) Cô giáo luôn nhắc nhở chúng em phải chăm học chăm làm và giúp đỡ bố mẹ việc nhà. e) Tháng mười một vừa qua trường em tổ chức hôi thi văn nghệ thể thao để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Bài 4: Dùng dấu chấm để ngắt đoạn văn dưới đây thành 4 câu.Viết lại đoạn văn cho đúng chính tả. Hậu là cậu em họ tôi sống ở thành phố mỗi lần về quê, Hậu rất thích đuổi bắt bướm, câu cá có khi cả buổi sáng, em chạy tha thẩn trên khắp thửa ruộng của bà để đuổi theo mấy con bướm vàng, bướm nâu một lần, em mải miết ngồi câu từ sáng đến chiều mới được một con cá to bằng bàn tay. 4
  5. III. CÁC KIỂU CÂU Kiểu câu Ai- là gì? Ai- làm gì? Ai thế nào? Dùng để nhận Dùng để kể về Dùng để miêu tả Chức năng định, giới thiệu về hoạt động của người, đặc điểm, tính chất giao tiếp một người, một vật động vật hoặc vật hoặc trạng thái của nào đó. được nhân hóa. người, vật. - Chỉ người, vật -Chỉ người, động vật -Chỉ người, vật. hoặc vật được nhân hóa. Bộ phận trả - Trả lời cho câu hỏi - Trả lời câu hỏi Ai? - Trả lời câu hỏi Ai? lời cho câu Ai? Cái gì? Con gì? Con gì? Ít khi trả lời Cái gì? Con gì? hỏi Ai? câu hỏi cái gì?( trừ trường hợp sự vật ở bộ phận đứng trước được nhân hóa.) - Là tổ hợp của từ - Là từ hoặc các từ - Là từ hoặc các từ Bộ phận trả “là” với các từ ngữ ngữ chỉ hoạt động. ngữ chỉ đặc điểm, lời cho câu chỉ sự vật, hoạt tính chất hoặc hỏi là gì? động, trạng thái, trạng thái. (làm gì?/ thế tính chất. nào? ) - Trả lời cho câu hỏi - Trả lời cho câu hỏi - Trả lời cho câu hỏi là gì? là ai? là con làm gì? thế nào? gì? Bạn Nam là lớp - Đàn trâu đang gặm - Bông hoa hồng rất trưởng lớp tôi. cỏ trên cánh đồng. đẹp Ví dụ Chim công là nghệ sĩ Ai?: Đàn trâu - Đàn voi đi đủng múa của rừng xanh. Làm gì?: đang gặm đỉnh trong rừng. Ai?: Bạn Nam cỏ. Ai?: Đàn voi Là gì?: Là lớp Thế nào?: đi đủng trưởng lớp tôi. đỉnh trong rừng. Bài 1: Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi là gì? (hoặc là ai?) trong mỗi câu sau: - Cha mẹ, ông bà là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình. - Thầy cô giáo là những người dạy dỗ trẻ em ở trường học. - Trẻ em là tương lai của đất nước và của nhân loại 5
  6. Bài 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm dưới đây: a) Trẻ em là tương lai của đất nước. b) Cheo leo là loài thú nhút nhát, sóng trong rừng. c) Cây khế là tên của một truyện cổ tích rất hay. d) Em muốn giúp mẹ nhiều hơn, để mẹ đỡ vất vả. e) Ông ngoại đèo tôi đến trường g) Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút. h) Mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng. Bài 3: Đặt 3 câu có mô hình Ai - là gì? để nói về những người trong gia đình em: M : Mẹ tôi là giáo viên tiểu học. Ông tôi là người già nhất làng. Bài 4: Đặt câu theo mẫu Ai là gì? Để nói về: a) Bạn Bé trong truyện Cô giáo tí hon. b) Bạn Cô-rét-ti trong truyện Ai có lỗi? c) Cậu bé trong truyện Cậu bé thông minh. Bài 5: Đọc câu sau rồi khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Những người trong cùng một họ thường gặp gỡ, thăm hỏi nhau. 1) Những từ ngữ nào là bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? a. Những người b. cùng một họ c. Những người trong cùng một họ 2) Những từ ngữ nào là bộ phận câu trả lời câu hỏi làm gì? a. thường gặp gỡ b. thường gặp gỡ, thăm hỏi nhau c. gặp gỡ, thăm hỏi nhau Bài 6: Điền bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai hoặc trả lời câu hỏi làm gì vào chỗ trống a) Các bạn học sinh trong cùng một lớp......................................................... b) ................................................................ góp sách vở giúp các bạn vùng lũ. Bài 7: Điền bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai hoặc bộ phận câu trả lời cho câu hỏi là gì để điền vào từng chỗ trống cho thích hợp: a) ...............................................là cô giáo dạy lớp em gái tôi. b) Cha tôi là ...................................................................... c) Chị họ tôi là.................................................................... d) ............................................... là tổ trưởng dân phố của khu phố tôi. Bài 8: Đặt 2 câu có mô hình Ai - làm gì? theo gợi ý sau: a) Câu nói về con người đang làm việc. b) Câu nói về con vật đang hoạt động. Bài 9. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi ‘’thế nào’’ a. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. b. Bạn Tuấn rất khiêm tốn và thật thà. 6
  7. Bài 10: 1. Câu: “Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.” được viết theo mẫu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? d. Cái gì thế nào? 2. Câu ‘ Em còn giặt bít tất’ thuộc mẩu câu a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? C.a, b đều đúng d. a, b đều sai 3. Câu “ Ông lão đào hũ bạc lên, đưa cho con” thuộc mẫu câu nào em đã học? a. Ai làm gì? B.Ai là gì? C.Ai thế nào?. d. Cả a, b, c đều sai. 4. Câu “Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm” thuộc kiểu câu nào? a. Ai làm gì? B.Ai thế nào? C.Ai là gì? IV. BIỆN PHÁP SO SÁNH VÀ NHÂN HÓA 1. SO SÁNH a) Cấu tạo: Gồm có 4 yếu tố: \ Vế 1 + Từ so sánh + Vế 2 (sự vật được (sự vật dùng so sánh ) để so sánh ) VD: Mái ngói trường em đỏ thắm như nụ hoa lấp ló trong những tá lá cây xanh mát. - Vế 1: sự vật được so sánh (mái ngói trường em) - Vế 2: sự vật dùng để so sánh (nụ hoa) - Từ so sánh: như - Phương diện so sánh: đỏ thắm. b) Tác dụng. Biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc. (Ở ví dụ trên biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật màu đỏ đầy sức sống của mái ngói trường em.) c) Dấu hiệu. - Qua từ so sánh : là, như , giống, như là.. , - Qua nội dung : 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau. d) Các phép so sánh ❖ So sánh sự vật với sự vật. Sự vật 1 Sự vật 2 Từ so sánh ( Sự vật được so sánh) ( Sự vật để so sánh) Hai bàn tay em như hoa đầu cành. Cánh diều như dấu “á”. Hai tai mèo như hai cái nấm. 7
  8. ❖ So sánh sự vật với con người. Đối tượng 1 Từ so sánh Đối tượng 2 Trẻ em (con người) như búp trên cành. (sự vật) Ngôi nhà (sự vật) như trẻ nhỏ. (sự vật) Bà (con người) như quả ngọt. (sự vật) ❖ So sánh âm thanh với âm thanh. Âm thanh 1 Từ so sánh Âm thanh 2 Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Tiếng chim như tiếng đàn. tiếng xóc những rổ Bà (con người) như tiền đồng ❖ So sánh hoạt động với hoạt động. Hoạt động 1 Từ so sánh Hoạt động 2 Lá cọ xòe như tay vẫy Chân đi như đập đất ❖ Các kiểu so sánh. - So sánh ngang bằng : như, tựa như, là, chẳng khác gì, giống như, như là, . Ví dụ: Làm mà không có lí luận chẳng khác gì đi mò trong đêm tối - So sánh hơn kém: chẳng bằng, chưa bằng, không bằng, hơn, kém 2. NHÂN HÓA a) Thế nào là nhân hóa ? Nhân hóa là cách gọi, tả các sự vật bằng những từ ngữ được dùng để gọi, tả người làm cho chúng có hoạt động, tính cách, suy nghĩ giống như con người; làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn Ví dụ : - Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun. - Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới. b) Các cách nhân hóa: Có ba cách - Gọi sự vật bằng những từ ngữ dùng để gọi con người: Ví dụ: Ông mặt trời, chị chổi rơm - Tả sự vật bằng những từ ngữ dùng để tả con người: ✓Về hình dáng: Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai ✓Về hoạt động: : Mây vừa mặc áo hồng Thoắt đã thay áo trắng Áo vạt dài vạt ngắn Cứ suốt ngày lang thang 8
  9. ✓ Về tâm trạng: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những cây tưng bừng, ồn ã, lại trở về vớidáng vẻ xanh mát, trầm tư ✓ Về tính cách: Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành. - Nói, xưng hô với sự vật thân mật như với con người. Ví dụ : Em hoa ơi! Chị yêu em lắm. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1: Hãy chọn các sự vật ở trong ngoặc: (Bốn cái cột đình, bốn thân cây chắc khoẻ, hạt nhãn, mắt thỏ, khúc nhạc vui, tiếng hát của dàn đồng ca) để so sánh với từng sự vật trong các câu dưới đây: - Đôi mắt bé tròn như........................................................................... - Đôi mắt bé tròn như........................................................................... - Bốn chân của chú voi to như................................................................. - Bốn chân của chú voi to như................................................................. - Trưa hè, tiếng ve như.......................................................................... - Trưa hè, tiếng ve như.......................................................................... Bài 2: Ghi những sự vật được so sánh với nhau trong các khổ thơ, đoạn văn sau: a) Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi. b) Từng chùm khế lúc lỉu trên cành, ẩn hiện qua vòm lá xanh như những cái đèn lòng nhỏ xinh. c) Từ dưới nhìn lên, ngọn cau xòe ra như chiếc ô màu xanh, còn nõn cau như mũi kiếm đâm vút lên trời. Bài 3: Ghi lại những hình ảnh so sánh trong mỗi đoạn sau vào chỗ trống và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng hình ảnh đó: a) Quạt nan như lá ........................................................... Chớp chớp lay lay ........................................................... Quạt nan rất mỏng ........................................................... Quạt gió rất dày. .......................................................... b) Cánh diều no gió ......................................................... Tiếng nó chơi vơi ......................................................... Diều là hạt cau ........................................................ Phơi trên nong trời. ......................................................... c) Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp d) Ngước mắt trông lên, ta sẽ thấy những dải hoa xoan đã phủ kín cành cao cành thấp, tựa như những áng mây phớt tím đang lững lờ bay qua ngõ trúc. Bài 4: Điền từ so sánh ở trong ngoặc (là, tựa, như) vào chỗ trống trong mỗi câu sau 9
  10. cho phù hợp : a) Đêm ấy, trời tối.................mực. b) Trăm cô gái.....................tiên sa. c) Mắt của trời đêm ...............các vì sao. Bài 5: Ghi vào chỗ trống các sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn và đoạn thơ sau: a) Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp. b) Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hoả Bão đi thong thả Như con bò gầy c) Những chiếc lá bàng nằm la liệt trên mặt phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện Bài 6: Đọc đoạn văn rồi gạch dưới những câu văn có hình ảnh so sánh: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lỗ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Bài 7: Lựa chọn các từ ngữ chỉ sự vật trong ngoặc (mâm khổng lồ, tiếng hát, mặt gương soi, ngôi nhà thứ hai của em) để điền tiếp vào mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau: - Tiếng suối ngân nga như ........................................................................ - Mặt trăng tròn vành vạnh như.................................................................. - Trường học là........................................................................................... - Mặt nước hồ trong tựa như ...................................................................... Bài 8: Tìm từ chỉ sự vật, từ so sánh ở các câu dưới: a) Ai nặng nên hình b) Trời như cánh đồng Khế chia năm cánh Xong mùa gặt hái Khế chín đầy cây Diều em lưỡi liềm Vàng treo lóng lánh. Ai quên bỏ lại. Bài 9: Ghi lại những hình ảnh so sánh trong mỗi câu văn sau: a) Quả cỏ mặt trời có hình thù như một con nhím xù lông. b) Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. c) Bỗng một đàn bướm trắng tấp tới lẫn trong hoa mai, chúng cùng cánh hoa là là rơi xuống, rồi khi tới mặt nước suối lại vụt bay lên cành tựa như những cánh hoa bị luồng gió lốc vô tìnhthổi tung lên. 10