Hệ thống kiến thức môn Tiếng Việt Lớp 5

doc 20 trang Hoàng Sơn 16/04/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doche_thong_kien_thuc_mon_tieng_viet_lop_5.doc

Nội dung text: Hệ thống kiến thức môn Tiếng Việt Lớp 5

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 I/ CHÍNH TẢ 1. Phân biệt l/n , d/gi/r , c/k/q , x/s ... 2. Viết hoa danh từ riêng nước ngoài, tên giải thưởng, tên cơ quan ,đơn vị tổ chức STT Nội dung Ví dụ I VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu 1 chấm than (!); sau dấu chấm lửng ( ); sau dấu hai chấm (:); Lan đi học. sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “ ”) và khi xuống dòng. II VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI 1 Tên người Việt Nam Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của 1.1 Hồ Chí Minh danh từ riêng chỉ tên người. Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả 1.2 Bác Hồ các âm tiết. 2 Tên người nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt Trường hợp phiên âm qua âm Hán – Việt: Viết theo quy tắc 2.1 Thành Cát Tư Hãn viết tên người Việt Nam. Trường hợp phiên âm không qua âm Hán – Việt (phiên âm 2.2 trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu Vla-đi-mia I-lích Lê-nin âm tiết thứ nhất trong mỗi thành tố. III VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ 1 Tên địa lý Việt Nam Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, xã ) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: 1.1 thành phố Đồng Hới Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối. Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ 1.2 chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết Thành phố Hồ Chí Minh hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó. 1.3 Trường hợp viết hoa đặc biệt Thủ đô Hà Nội Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình Bến Thành 1.4 (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm v.v ) chợ Bến Thành với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa
  2. danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh. Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng. Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương thức khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo 1.5 Bắc Trung Bộ thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết. 2 Tên địa lý nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán Việt: Viết theo 2.1 Hàn Quốc quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam. Tên địa lý phiên âm không qua âm Hán Việt (phiên âm trực 2.2 tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết Mát-xcơ-va hoa tên người nước ngoài IV VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC 1 Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam Văn phòng Quốc hội Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ Bộ Xây dựng. 1.1 quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức. Trường Tiểu học Quỳnh Hồng Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản 1.2 Trường hợp viết hoa đặc biệt: Việt Nam; Văn phòng Trung ương Đảng. 2 Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa 2.1 Liên hợp quốc (UN) theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản 2.2 ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc WTO chuyển tự La – tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh. V VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC 2
  3. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự: Huân chương Độc lập 1 Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành tố tạo hạng Nhất thành tên riêng và các từ chỉ thứ, hạng. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị 2 Chủ tịch Hồ Chí Minh nếu đi liền với tên người cụ thể. Danh từ chung đã riêng hóa: Viết hoa chữ cái đầu của từ, Đảng (chỉ Đảng Cộng 3 cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân sản Việt Nam) xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng. Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm: Viết hoa chữ cái đầu của âm 4 ngày Quốc khánh 2-9 tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm. Tên các sự kiện lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết 5 tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con Phong trào Cần vương số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó. 6 Tên các triều đại Triều Lý, Triều Trần, 7 Tên các loại văn bản Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của 7.1 âm tiết thứ nhất tạo thành tên riêng của văn bản trong trường Bộ luật Dân sự hợp nói đến một văn bản cụ thể. Trường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản Căn cứ Điều 10 Bộ luật 7.2 cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm Lao động Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí: Viết hoa chữ cái đầu của từ điển Bách khoa toàn 8 âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo thư 9 Tên các năm âm lịch, ngày tiết, ngày tết, ngày và tháng trong năm Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm 9.1 Canh Tý tiết tạo thành tên gọi. Tên các ngày tiết và ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi. 9.2 tết Đoan ngọ Viết hoa chữ Tết trong trường hợp dùng để thay cho một tết cụ thể (như Tết thay cho tết Nguyên đán). Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ 9.3 cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không thứ Hai dùng chữ số. 10 Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo Tên gọi các tôn giáo, giáo phái: Viết hoa chữ cái đầu của các 10.1 đạo Thiên Chúa âm tiết tạo thành tên gọi. 3
  4. Nho giáo Tên gọi ngày lễ tôn giáo: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết 10.2 lễ Phật đản thứ nhất tạo thành tên gọi. Một số bài tập Bài 1 : Điền l hoặc n vào chỗ trống - Dời ...on ...ấp bể - Lúa chiêm ...ấp ...ó đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà ...ên. - ...ọt sàng xuống ...ia. Bài 2 : Điền d/ gi/ r vào chỗ trống - tranh ...ành , ...àn ...áo , ...áo ...ục, ...ành ...ụm , ...ành ...ọt . - ...ãi nắng ...ầu mưa . - ...ám nghĩ ...ám làm . - ...út ...ây động ...ừng . Bài 3 : Viết đúng tên các giải thưởng, cơ quan, tổ chức sau : a. Giải thưởng sao vàng đất việt giải thưởng cánh diều vàng huân chương kháng chiến hạng nhất huân chương quân công b. Trường tiểu học quỳnh hồng, trường trung học cơ sở quỳnh hồng , trường mầm non bình minh . c . Đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh , liên hợp quốc , hôi liên hiệp phụ nữ việt nam . PHẦN II : LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1) Các lớp từ : 1.1.Từ đồng nghĩa ( TĐN ): ( Tuần 1- lớp 5 ) a) Ghi nhớ : * TĐN là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau . Có thể chia TĐN thành 2 loại : - TĐN hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối ) : Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói. 4
  5. V.D : xe lửa = tàu hoả con lợn = con heo - TĐN không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối , đồng nghĩa khác sắc thái ) : Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc , thái độ ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này,ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp . V.D: Biểu thị mức độ,trạng thái khác nhau : cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô,...( chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước ) + Cuồn cuộn : hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ. + Lăn tăn : chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt. + Nhấp nhô : chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh. b) BT thực hành : Bài 1 : Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: a/xe lửa: b/chăm chỉ: . c/học tập: *Đáp án a/tàu hỏa b/cần cù,siêng năng.cần mẫn c/hoc,học hỏi,học hành . Bài 2 : Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống : im lìm, vắng lặng, yên tĩnh. Cảnh vật trưa hè ở đây ..., cây cối đứng..., không gian..., không một tiếng động nhỏ. *Đáp án : Lần lượt : yên tĩnh, im lìm, vắng lặng. Bài 3 : Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại : a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước. b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở,nơi chôn rau cắt rốn. *Đáp án : a) Tổ tiên. b) Quê mùa. Bài 4 :Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân ) trong các dòng thơ sau : a- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến ) b- Tháng Tám mùa thu xanh thắm. ( Tố Hữu ) c- Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du ) d- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên ) e- Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu ) *Đáp án : a- Xanh một màu xanh trên diện rộng. 5
  6. b- Xanh tươi đằm thắm. c- Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp. d- Xanh lam đậm và tươi ánh lên. e- Xanh tươi mỡ màng. 1.2.Từ trái nghĩa (Tuần 4- lớp 5 ) a) Ghi nhớ : - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,.... đối lập nhau. *Lưu ý : Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau. Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó. VD : Với từ “nhạt” : - (muối) nhạt > < mặn : cơ sở chung là “độ mặn” - (đường ) nhạt > < ngọt : cơ sở chung là “độ ngọt” - (tình cảm) nhạt > < đằm thắm : cơ sở chung là “mức độ tình cảm” - (màu áo) nhạt > < đậm : cơ sở chung là “màu sắc”. b)Bài tập thực hành : Bài 1: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau : thật thà, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, đoàn kết, hoà bình. Đáp án : dối trá, buồn bã,nhỏ nhen,cẩu thả,chia rẽ,xung đột Bài 2:Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài tập 1 Đáp án : Dối trá là tính xấu. .. Bài 3: Tìm 3 cặp từ trái nghĩa nói về việc học hành. Hãy đặt một câu với một trong 3 cặp từ trái nghĩa đó. *Đáp án : VD : chăm chỉ / lười biếng ; sáng dạ / tối dạ ; cẩn thận / cẩu thả. Đặt câu: Bạn Lan chăm chỉ chứ không lười biếng. 1.3. Từ đồng âm (Tuần 5 - lớp 5 ): a) Ghi nhớ : - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. - Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể . 6
  7. - Dùng từ đồng âm để chơi chữ : Là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. b) Bài tập thực hành : Bài 1: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau : a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu . b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò . c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng. *Đáp án : a) Đậu :Một loại cây trồng lấy quả, hạt - Tạm dừng lại - Đỗ , trúng tuyển. b) Bò :Con bò (một loại động vật) – 1 đơn vị đo lường – di chuyểnn thân thể. c) Chi : Sợi se dùng để khâu vá - lệnh bằng văn bản của vua chúa - Hướng dẫn – 1 đơn vị đo lường (đo vàng bạc) Bài 2 : Với mỗi từ , hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm : chiếu, kén, mọc. *Đáp án : - Ánh trăng chiếu qua kẽ lá / Bà tôi trải chiếu ra sân ngồi hóng mát. - Con tằm đang làm kén / Cô ấy là người hay kén chọn. - Mặt trời mọc / Bát bún mọc ngon tuyệt. 1.4.Từ nhiều nghĩa: (Tuần 7 - lớp 5 ) a) Ghi nhớ : * Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. *Nghĩa gốc là nghĩa chính,nghĩa thực. *Nghĩa chuyển là nghĩa được suy ra từ nghĩa chính. b) Bài tập thực hành : Bài 1 : Dùng các từ dưới đây để đặt câu ( một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển ) : nhà, đi, ngọt. *Đáp án : - Nhà tôi đi vắng / Ngôi nhà đẹp quá . - Em bé đang tập đi / Tôi đi du lịch . - Quả cam ngọt quá / Chị ấy nói ngọt thật . Bài 2 : Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghã chuyển : a)Miệng cười tươi , miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn . 7
  8. b)Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà , sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch . 2,. Đại từ - Đại từ xưng hô ( Tuần 9, Tuần 11- Lớp 5 ): a) Ghi nhớ : * Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy. * Đại từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô , đại từ xưng hô điển hình ) : Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp . Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi : - Đại từ chỉ ngôi thứ nhất ( chỉ người nói ) : tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,... - Đại từ chỉ ngôi thứ hai ( chỉ người nghe ) : mày, cậu, các cậu, ... - Đại từ chỉ ngôi thứ ba ( người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới) : họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,... * Đại từ dùng để hỏi : ai ? gì? nào? bao nhiêu ?... * Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp : vậy, thế . Lưu ý : Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể : - Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế DT đo đó chúng có thể có chức vụ trong câu như DT. - Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế ĐT, TT do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như ĐT, TT. - Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều DT làm từ xưng hô (gọi là DT chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các DT : + Chỉ quan hệ gia đình-thân thuộc : ông, bà,anh, chị, em, con ,cháu,... + Chỉ một số chức vụ - nghề nghiệp đặc biệt :chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư,... Để biết khi nào một từ là DT chỉ quan hệ gia đình- thân thuộc, DT chỉ chức vụ- nghề nghiệp và khi nào nó được dùng như DT chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô , ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó. V.D1: Cô của em dạy Tiếng Anh ( Cô là DT chỉ quan hệ gia đình- thân thuộc ) V.D2 : Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người ( Cô là DT chỉ đơn vị ). V.D3 : Cháu chào cô ạ ! ( cô là đại từ xưng hô ) b)Bài tập thực hành : Bài 1: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây : a) Tôi đang học bài thì Nam đến. b) Người được nhà trường biểu dương là tôi. c) Cả nhà rất yêu quý tôi. d) Anh chị tôi đều học giỏi. e) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng. *Đáp án : a) Chủ ngữ. 8
  9. b) Vị ngữ. c) Bổ ngữ. d) Định ngữ. e) Trạng ngữ. Bài 2 : Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau , nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào : Trong giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc : - Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? ( câu 1 ) - Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói. (câu 2 ) - Tớ cũng thế. (câu 3 ) *Đáp án : - Câu 1 : từ bạn ( DT lâm thời làm đại từ xưng hô ) thay thế cho từ Bắc. - Câu 2 : tớ thay thế cho Bắc ,cậu thay thế cho Nam. - Câu 3 : tớ thay thế cho Nam, thế thay thế cụm từ được điểm 10. 3.Quan hệ từ (QHT)- (Tuần 11- Lớp 5): a) Ghi nhớ : - QHT là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau. - Các QHT thường dùng là : và, với, hay, hoặc, nhưng ,mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,... - Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng 1 cặp QHT. Các cặp QHT thường dùng là : + Vì...nên...; Do...nên...; Nhờ ...nên... ( biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả ). + Nếu ...thì...; Hễ... thì... (biểu thị quan hệ giả thiết, điều kiện - kết quả ). + Tuy ...nhưng...; Mặc dù... nhưng... (biểu thị quan hệ tương phản, nhượng bộ, đối lập ). + Không những... mà còn...; Không chỉ... mà còn... (biểu thị quan hệ tăng tiến ). b)Bài tập thực hành : Bài 1 : Tìm QHT và cặpQHT trong đoạn trích sau và nêu rõ tác dụng của chúng : Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc thì lười biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chỉ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. *Đáp án : QHT và cặp QHT : và, nhưng, còn, mà, Nhờ...nên... Tác dụng : - và : nêu 2 sự kiện song song. - nhưng, còn , mà : neu sự đối lập. - Nhờ...nên : biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả. 9
  10. Bài 2 : Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống trong từng câu : nhưng, còn , và , hay, nhờ. a) Chỉ ba tháng sau,.....siêng năng ,cần cù, cậu vượt lên đầu lớp. b) Ông tôi đã già.....không một ngày nào ông quên ra vườn. c) Tấm rất chăm chỉ.....Cám thì lười biếng. d) Mình cầm lái....cậu cầm lái ? e) Mây tan .... mưa tạnh dần. 4.Phân loại câu theo cấu tạo - Câu ghép : ( Tuần 19- Lớp 5) A) Ghi nhớ : - Dựa vào đặc điểm cấu tạo, câu có thể chia ra thành câu đơn và câu ghép. a) Câu đơn : Xét về cấu tạo chỉ gồm một nòng cốt câu ( bao gồm 2 bộ phận chính là CN và VN). b) Câu ghép : là câu do nhiều vế ghép lại .Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạogiống một câu đơn.. (có đủ CN, VN ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép: - Cách 1 : Nối bằng các từ có tác dụng nối. - Cách 2 : Nối trực tiếp ( không dùng từ nối ). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. *Xem thêm về câu đơn : Câu đơn có thể chia thành 3 loại : câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu rút gọn. - Câu đơn bình thường là câu đơn có đủ 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu. - Câu đơn rút gọn là câu đơn không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu (một bộ phận, đôi khi cả 2 bộ phận của câu đã bị lược bỏ trong khi đối thoại . Song khi cần thiết, ta có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ). VD : + Lan ơi, bao giờ lớp ta lao động ? + Sáng mai. ( Nòng cốt câu đã bị lược bỏ . Hoàn thiện lại : Sáng mai, lớp ta lao động ) - Câu đơn đặc biệt là câu chỉ có một bộ phận làm nòng cốt , không xác định được đó là bộ phận gì . Khác với câu rút gọn, người ta không thể xác định được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt là CN hay VN .Câu đặc biệt dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu nhận xét về một sự vật, hiện tượng. VD: + Tâm! Tâm ơi ! ( kêu, gọi ) + Ôi! Vui quá ! ( bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ ) + Ngày 8.3.1989. Hôm nay mẹ rất vui. ( xác định thời gian ) + Mưa. ( xác định cảnh tượng) + Hà Nội . ( xác định nơi chốn) + Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.(liệt kê sự vật, hiện tượng ) Lưu ý : Câu đặc biệt khác với câu đảo CN- VN : Câu đặc biệt thường chỉ sự tồn tại, xuất hiện. Còn câu đảo C-V thường là câu miêu tả, có dụng ý nghệ thuật, đảo để nhấn mạnh. VD: 10