Hệ thống kiến thức môn Tin học 8 - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Nhẫn
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức môn Tin học 8 - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Nhẫn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
he_thong_kien_thuc_mon_tin_hoc_8_nam_hoc_2019_2020_bui_thi_n.doc
Nội dung text: Hệ thống kiến thức môn Tin học 8 - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Nhẫn
- PHÒNG GD - ĐT QUỲNH PHỤ TRƯỜNG TH&THCS QUỲNH BẢO HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN TIN HỌC 8 Quỳnh Bảo, tháng 02 năm 2020
- PHÒNG GD & ĐT QUỲNH PHỤ TRƯỜNG TH&THCS QUỲNH BẢO HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN TIN HỌC 8 Năm học 2019 – 2020 A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính - Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh - Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp. - Biết ngôn ngữ lập trình được dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình; - Biết được vai trò của chương trình dịch Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình - Ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bằng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh. - Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, tên phải tuân thủ quy tắc của ngôn ngữ lập trình, tên không được trùng với từ khóa - Biết cấu trúc của chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân. Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu - Biết khái niệm dữ liệu và kiểu dữ liệu. - Biết một số phép toán với kiểu dữ liệu số - Biết được các kí hiệu toán học sử dụng để kí hiệu các phép so sánh. - Biết được sự giao tiếp giữa người và máy tính. Bài 4: Sử dụng biến và hằng trong chương trình - Biết được: biến là công cụ trong lập trình. - Biết được cách khai báo biến trong chương trình Pascal - Biết được cách sử dụng biến trong chương trình Pascal - Biết được khái niệm hằng trong ngôn ngữ lập trình Bài 10: Làm quen với giải phẫu cơ thể người bằng phần mềm Anatomy - Học sinh hiểu công dụng và ý nghĩa của phần mềm và có thể tự khởi động. - Thông qua phần mềm học sinh hiểu và khám phá chức năng của một số bộ phận cơ thể người. - 1 -
- - Chức năng mô phỏng hoạt động của một phản xạ thần kinh không điều kiện - Hiểu về các hệ trong giải phẩu người để làm bài tập kiểm tra kiến thức qua ba dạng bài: Find, Quiz và Test. Bài 5: Sử dụng biến và hằng trong chương trình - Hiểu được bài toán và biết cách xác định bài toán - Các bước giải một bài toán trên máy tính, thế nào là thuật toán? - Khái niệm thuật toán và cách mô tả thuật toán. - Tìm hiểu một số ví dụ về thuật toán. Bài 6: Câu lệnh điều kiện - Một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiên, tính đúng hoặc sai của các điều kiện, điều kiện và các phép so sánh - Sự cần thiết của câu trúc rẽ nhánh trong lập trình . - Hiểu thế nào là cấu trúc rẽ nhánh và câu lệnh điều kiện thể hiện cấu trúc rẽ nhánh. B. NỘI DUNG BÀI TẬP Câu 1: Cấu trúc chung của chương trình gồm mấy phần, đó là những phần nào? Phần nào là phần quan trọng nhất không thể thiếu được? Câu 2: Em hiểu như thế nào về viết chương trình cho máy tính? Tại sao người ta cần viết chương trình cho máy tính? Câu 3: Điểm giống và khác nhau giữa hằng và biến? Câu 4: Bài toán là gì? Để giải quyết được một bài toán cụ thể ta cần làm gì? Thuật toán là gì? Trình bày các bước để giải một bài toán trên máy tính? Câu 5: Viết cú pháp, giải thích cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu trong ngôn ngữ lập trình Pascal? Câu 6: Viết cú pháp, giải thích cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng đủ trong ngôn ngữ lập trình Pascal? Câu 7: Viết cú pháp, giải thích cú pháp và hoạt động của câu lệnh lặp trong ngôn ngữ lập trình Pascal? Câu 9: Cho hai biến x và y. Hãy mô tả thuật toán đổi giá trị của các biến nói trên để x và y có giá trị tăng dần? Câu 10: Nhập vào hai cạnh của một hình chữ nhật. In ra màn hình diện tích và chu vi của nó? Câu 11: Nhập vào bán kính của hình tròn. In ra màn hình diện tích và chu vi của nó? - 2 -
- Câu 12: Viết chương trình nhập ba số a,b,c từ bàn phím. Hiển thị kết quả ra màn hình giá trị lớn nhất của ba số đó? Câu 13: Viết chương trình tính tổng N số tự nhiên đầu tiên? Câu 14: Viết chương trình tính N! (Với N! = 1*2*3* *n)? Câu 15: Viết chương trình nhập vào hai số a,b. Kiểm tra tổng của chúng có phải là số dương và chia hết cho 3 hay không? Câu 16: Viết chương trình tính tổng sau, biết n nhập từ bàn phím: S= 1+1/2+1/3+ +1/n? Câu 17: Viết chương trình tính tổng sau, biết rằng n nhập từ bàn phím: S= 1/2+2/3+3/4+..+n/n+1 Câu 18: Viết chương trình nhập vào hai số nguyên dương a và b. Máy hỏi tổng hai số là bao nhiêu? Nếu ta nhập đúng thì máy thông báo “Chúc mừng! Bạn đã tính đúng!” Nếu ta nhập sai thì máy thông báo “Rất tiếc! Bạn đã tính sai” và máy hiện kết quả đúng ra màn hình? C. HƯỚNG DẪN Câu 1: Cấu trúc chung của chương trình gồm mấy phần, đó là những phần nào? Phần nào là phần quan trọng nhất không thể thiếu được? - Cấu trúc chung của chương trình gồm 2 phần: +Phần khai báo: nằm đầu mỗi chương trình, là phần có thể có hoặc không, chứa các khai báo như: khai báo tên chương trình, tên thư viện, hằng,.. +Phần thân chương trình: nằm sau phần khai báo, trong cặp từ khóa begin và end, là phần bắt buộc phải có, chứa các lệnh để giải quyết bài toán. - Phần quan trọng nhất không thể thiếu được là phần thân chương trình. Câu 2: Em hiểu như thế nào về viết chương trình cho máy tính? Tại sao người ta cần viết chương trình cho máy tính? - Viết chương trình là viết dãy câu lệnh hướng dẫn cho máy tính thực hiện công việc hay giải quyết một bài toán cụ thể nào đó. - Viết chương trình giúp điều khiển máy tính dễ dàng và hiệu quả hơn. Câu 3: Điểm giống và khác nhau giữa hằng và biến? - Giống nhau: +Biến và hằng đều là đại lượng để lưu trữ dữ liệu. +Biến và hằng đều phải được khai báo trước khi sử dụng. - 3 -
- - Khác nhau: Biến Hằng - Giá trị của biến có thể thay đổi - Giá trị của hằng không thể thay trong suốt quá trình thực hiện đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. chương trình. - Có thể nhập hay gán giá trị khác -Không thể nhập hay gán giá trị vào cho biến. khác vào cho hằng. Câu 4: Bài toán là gì? Để giải quyết được một bài toán cụ thể ta cần làm gì? Thuật toán là gì? Trình bày các bước để giải một bài toán trên máy tính? - Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết. - Để giải quyết bài toán, ta cần xác định điều kiện cho trước và kết quả cần thu được. - Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước. - Các bước để giải một bài toán trên máy tính: + Bước 1: Xác định bài toán: là xác định điều kiện đã cho (INPUT) và kết quả cần thu được (OUTPUT). + Bước 2: Mô tả thuật toán: diễn tả cách giải bài toán bằng dãy các thao tác cần phải thực hiện. + Bước 3: Viết chương trình: Dựa vào thuật toán ở trên, viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình thích hợp. Câu 5: Viết cú pháp, giải thích cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu trong ngôn ngữ lập trình Pascal? - Cú pháp: If then ; - Trong đó: If, then: là từ khóa. thường là phép so sánh. có thể là câu lệnh đơn, cũng có thể là nhóm câu lệnh. Nếu là nhóm câu lệnh thì đặt trong cặp từ khóa Begin và End. - Cách thực hiện câu lệnh: Khi thực hiện câu lệnh điều kiện dạng thiếu, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện thỏa mãn thì thực hiện câu lệnh sau từ khóa then, ngược lại, câu lệnh bị bỏ qua. Câu 6: Viết cú pháp, giải thích cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng đủ trong ngôn ngữ lập trình Pascal? - 4 -
- - Cú pháp: If then else ; - Trong đó: If, then: là từ khóa. thường là phép so sánh. : có thể là câu lệnh đơn, cũng có thể là nhóm câu lệnh. Nếu là nhóm câu lệnh thì đặt trong cặp từ khóa Begin và End. - Cách thực hiện câu lệnh: Với câu lệnh này, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thỏa mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khóa then. Trong trường hợp ngược lại, câu lệnh 2 sẽ được thực hiện. Câu 7: Viết cú pháp, giải thích cú pháp và hoạt động của câu lệnh lặp trong ngôn ngữ lập trình Pascal? - Cú pháp: For := to do ; - Trong đó: For, to, do : là từ khóa. là một biến kiểu nguyên. : là các giá trị nguyên, giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối. : có thể là câu lệnh đơn, cũng có thể là một nhóm các câu lệnh. Nếu là nhóm các câu lệnh thì đặt trong từ khóa Begin và End. - Số lần lặp = (giá trị cuối) - (giá trị cuối) +1 (lần) -Cách thực hiện câu lệnh: Khi thực hiện, ban đầu biến đếm sẽ nhận giá trị bằng giá trị đầu, sau mỗi vòng lặp, biến đếm được tự động tăng thêm một đơn vị cho đến khi bằng giá trị cuối. Câu 9: Cho hai biến x và y. Hãy mô tả thuật toán đổi giá trị của các biến nói trên để x và y có giá trị tăng dần? INPUT: hai biến x và y. OUTPUT: x và y có giá trị tăng dần. Mô tả thuật toán: - Bước 1: Nhập x, y. - Bước 2: Nếu x<y thì chuyển đến bước 4. - Bước 3: tg <- x; x <- y; Y <- tg; - 5 -
- - Bước 4: In giá trị x,y và kết thúc thuật toán. Câu 10: Nhập vào hai cạnh của một hình chữ nhật. In ra màn hình diện tích và chu vi của nó? Program hinh_chu_nhat; Uses crt; Var a,b, CV, DT: Integer; Begin Clrscr; Write (‘Hay nhap chieu dai: ’); Redln (a); Write (‘Hay nhap chieu rong: ’); Readln (b); CV:= (a+b)*2; DT:= a*b; Writeln (‘Chu vi hinh chu nhat la: ’, CV); Writeln (‘Dien tich hinh chu nhat la: ’, DT); Readln; End. Câu 11: Nhập vào bán kính của hình tròn. In ra màn hình diện tích và chu vi của nó? Program hinh_tron; Uses crt; Var R, CV, DT: Real Const pi=3.14; Begin Clrscr; Write (‘Hay nhap ban kinh: ’); Readln (R); CV:= 2*R*pi; DT:= R*R*pi; Writeln (‘Chu vi la: ’, CV:8:2); Writeln (‘Dien tich la: ’, DT:8:2); Readln; End. - 6 -
- Câu 12: Viết chương trình nhập ba số a,b,c từ bàn phím. Hiển thị kết quả ra màn hình giá trị lớn nhất của ba số đó? Program so_lon_nhat; Uses Crt; Var a,b,c :Integer; Begin Clrscr; Writeln (‘Hay nhap so a: ’); Readln (a); Writenln (‘Hay nhap so b: ’); Readln (b); Writeln (‘Hay nhap so c: ’); Readln (c); If a>b and a>c then writeln (‘ a la so lon nhat’); If b>a and b>c then writeln (‘b la so lon nhat’); If c>a and c>b then writeln (‘c la so lon nhat’); Readln; End. Câu 13: Viết chương trình tính tổng N số tự nhiên đầu tiên? Program Tong_N; Uses crt; Var N,T,I: Integer; Begin Clrscr; Write (‘Hay nhap N: ’); Readln (N); T:= 0 For i:=1 to N do T:=T+i; Writeln (‘Tong cua N so tu nhin dau tien la ’, N); Readln; End. Câu 14: Viết chương trình tính N! (Với N! = 1*2*3* *n)? Program Tinh_tich; Uses crt; - 7 -
- Var N,i :Integer; Giai thua: Longint; Begin Clrscr; Write (‘Hay nhap N: ’); Readln (N); Giai thua :=1 For i:=1 to N do Giai thua:= Giai thua*I; Writeln (‘Tich la ’, Giai thua); Readln; End. Câu 15: Viết chương trình nhập vào hai số a,b. Kiểm tra tổng của chúng có phải là số dương và chia hết cho 3 hay không? Program hai_so_a_va_b; Uses crt; Var a,b :Integer; Begin Clrscr; If (a+b)>0 and (a+b) mod 3 =0 then writeln (‘Tong cua a va b vua la so duong vua chia het cho 3’) else writeln (‘Tong cua a va b khong vua la so duong vua chia het cho 3’); Readln; End. Câu 16: Viết chương trình tính tổng sau, biết n nhập từ bàn phím: S= 1+1/2+1/3+ +1/n? Program Tinh_S; Uses crt; Var S,i,N: Real; Begin Clrscr; Write (‘Hay nhap N: ’); Readln (N); - 8 -
- S:=0 For i:=1 to N do S:= S+1/i; Writeln (‘Tong la ’, S); Readln; End. Câu 17: Viết chương trình tính tổng sau, biết rằng n nhập từ bàn phím: S= 1/2+2/3+3/4+..+n/n+1 Program Tinh_tong_S; Uses crt; Var S,i,N: Real; Begin Clrscr; Write (‘Hay nhap N: ’); Readln (N); S:=0 For i:=1 to N do S:= S+ i/(i+1); Writeln (‘Tong S la: ’, S:8:2); Readln; End. Câu 18: Viết chương trình nhập vào hai số nguyên dương a và b. Máy hỏi tổng hai số là bao nhiêu? Nếu ta nhập đúng thì máy thông báo “Chúc mừng! Bạn đã tính đúng!” Nếu ta nhập sai thì máy thông báo “Rất tiếc! Bạn đã tính sai” và máy hiện kết quả đúng ra màn hình? Program tong_hai_so; Uses crt; Var a,b,tong :Integer; Begin Clrscr; Write (‘Hay nhap so thu nhat: ’); Readln (a); Write (‘Hay nhap so thu hai: ’); Readln (b); Write (‘Tong ban tinh duoc la: ’); - 9 -