Hệ thống kiến thức môn Tin học Lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức môn Tin học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
he_thong_kien_thuc_mon_tin_hoc_lop_8.docx
Nội dung text: Hệ thống kiến thức môn Tin học Lớp 8
- Hệ thống kiến thức môn tin học lớp 8 HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN TIN HỌC LỚP 8 A/ LÝ THUYẾT Chương 1: LẬP TRÌNH ĐƠN GIẢN I/ Máy tính và chương trình máy tính: 1. Chương trình máy tính là gì?. Chương trình máy tính là một dãy các câu lệnh (bước lệnh) mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. 2. Chương trình và ngôn ngữ lập trình: :+Ngôn ngữ lập trình là: ngôn ngữ để viết các chương trình máy tính Chương trình dịch là chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình thành chương trình thực hiện được trên máy tính. Việc tạo CT trên máy tính gồm 2 bước: - Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình. - Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được II/.Làm quen với ngôn ngữ lập trình 1. Tìm hiểu thành phần cơ bản của Pascal: Gồm có 3 thành phần cơ bản: + Bảng chữ cái. + Cú pháp. + Ngữ nghĩa. 2. Tên trong Pascal là gì? Tên: là 1 dãy các kí tự được dùng để chỉ tên hằng số, tên biến, tên chương trình, Tên được tạo thành từ các chữ cái và các chữ số song chữ cái ở đầu là bắt buộc. - Tên được dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt theo quy tắc : + Hai đại lượng khác nhau trong một chương trình phải có tên khác nhau. + Tên không bắt đầu bằng số, không có dấu cách, + Tên không được trùng với các từ khoá. 3. Từ khoá: đó là các từ vựng để giao tiếp giữa người và máy. Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là những từ dành riêng, không được dùng cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định. - Từ khoá Program dùng để khai báo tên chương trình. Page 1
- Hệ thống kiến thức môn tin học lớp 8 - Từ khóa Begin , End dùng để thông báo các điểm bắt đầu và kết thúc phần thân chương trình. 4. Tìm hiểu cấu trúc chung của một chương trình Pascal: Cấu trúc chung của chương trình gồm có 2 phần: - Phần khai báo thường gồm các câu lệnh dùng để: + Khai báo tên chương trình. + Khai báo các thư viện ( chứa các lệnh có sẵn có thể sử dụng được trong chương trình ) và một số khai báo khác. - Phần khai báo có thể có hoặc không nhưng nếu có phần khai báo thì nó phải được đặt trước phần thân chương trình - Phần thân cuả chương trình gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Đây là phần bắt buộc phải có. III/. Dữ liệu và biến trong chương trình: 1. Một số kiểu dữ liệu cơ bản trong Pascal: - Integer: kiểu số nguyên - Real: kiểu số thực. - Char: kiểu kí tự. - Boolean: kiểu logic. - String: kiểu xâu kí tự. * Các kí hiệu phép toán trong Pascal: Page 2
- Hệ thống kiến thức môn tin học lớp 8 2. Tìm hiểu về biến và cách khai báo biến: Biến là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu. • Cú pháp khai báo biến: Var : ; 3. Tìm hiểu về hằng và cách khai báo hằng: Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. • Cú pháp khai báo hằng: Const = ; IV/ Bài toán và thuật toán 1. Xác định bài toán- INPUT và OUTPUT là gì? Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm 3 bước: Xác định bài toán Biểu diễn thuật toán Viết chương trình. 2. Tìm hiểu thuật toán và mô tả thuật toán: Thuật toán là một dãy hữu hạn các thao tác cần thuật hiện theo 1 trình tự xác định để nhận được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước. Để mô tả thuật toán: + Liệt kê các bước. + Sơ đồ khối. V/. Cấu trúc tuần tự: 1. Thế nào là cấu trúc tuần tự: Nhập -Xử lý -Xuất. 2. Thao tác nhập: 3. Xử lý, câu lệnh gán: 4. Thao tác xuất: VI/ Cấu trúc rẽ nhánh: 1. Thế nào là cấu trúc rẽ nhánh? Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các hoạt động khác nhau tùy theo 1 điều kiện cụ thể có được thỏa mãn hay không • Có 2 dạng cấu trúc rẽ nhánh: Dạng thiếu và dạng đủ. Page 3
- Hệ thống kiến thức môn tin học lớp 8 • 2. Tìm hiểu về các phép toán liên quan đến biểu thức điều kiện: 3. Các dạng câu lệnh điều kiện và cú pháp: Có hai dạng cấu trúc rẽ nhánh: + Dạng thiếu: if then ; + Dạng đủ if then Else ; + Dạng lồng if then Else if then Else ; VII/ Câu lệnh lặp: * Cú pháp, và hoạt động của câu lệnh lặp trong ngôn ngữ lập trình Pascal? - Cú pháp: For := to do ; - Trong đó: For, to, do : là từ khóa. Page 4
- Hệ thống kiến thức môn tin học lớp 8 là một biến kiểu nguyên. : là các giá trị nguyên, giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối. : có thể là câu lệnh đơn, cũng có thể là một nhóm các câu lệnh. Nếu là nhóm các câu lệnh thì đặt trong từ khóa Begin và End. - Số lần lặp = (giá trị cuối) - (giá trị cuối) +1 (lần) -Cách thực hiện câu lệnh: Khi thực hiện, ban đầu biến đếm sẽ nhận giá trị bằng giá trị đầu, sau mỗi vòng lặp, biến đếm được tự động tăng thêm một đơn vị cho đến khi bằng giá trị cuối. VIII/ LẶP VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC Ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn. + Cú pháp: While do ; Chú ý : . Lặp vô hạn – Lỗi lập trình cần tránh. - Khi viết chương trình sử dụng cấu trúc lặp cần chú ý tránh tạo nên vòng lặp không bao giờ kết thúc. VIIII/ LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ - Việc gán giá trị, nhập giá trị và tính toán với các giá trị của một phần tử trong biến mảng được thực hiện thông qua chỉ số tương ứng của phần tử đó. Dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử. Cách khai báo mảng trong Pascal như sau: Tên mảng : array[ .. ] of ; Page 5
- Hệ thống kiến thức môn tin học lớp 8 Ví dụ: Chieucao:array[1..50] of real; * Lợi ích của việc khai báo biến mảng. + khai báo đơn giản, nhanh, dễ hiểu, không mất nhiều thời gian. + việc xử lý dữ liệu hiệu quả tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức viết chương trình. Chương 2: PHẦN MỀM HỌC TẬP: I/ LÀM QUEN VỚI GIẢI PHẨU CƠ THỂ NGƯỜI BẰNGPHẦN MỀM ANATOMY 1 Cùng làm quen với phần mềm Anatomy: -Mục đích của phần mềm: +Quan sát các hệ giải phẩu cơ thể người như hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh,.. +Khám phá chức năng của một số bộ phận cơ thể người. - Phần mềm có hai nút lệnh Learn (học) và Exercises(bài tập) -Tám biểu tượng tương ứng với 8 chủ đề. 2/ Các chủ đề: 2.1 Hệ xương 2.2 Hệ cơ 2.3 Hệ tuần hoàn 2.4 Hệ hô hấp 2.5 Hệ tiêu hóa 2.6 Hệ bài tiết 2.7 Hệ thần kinh II/ GIẢI TOÁN VÀ VẼ HÌNH PHẲNG VỚI GEOGEBRA + Phần mềm Geogebra dùng để vẽ các hình học đơn giản như điểm, đoạn thẳng, đường thẳng Page 6
- Hệ thống kiến thức môn tin học lớp 8 Để khởi động phần mêm ta nháy đúp vào biểu tượng ở trên màn hình nền + Màn hình làm việc của Geogebra gồm: - Bảng chọn: là hệ thống các lệnh chính của phần mềm. - Thanh công cụ: Chứa các công cụ làm việc chính là công cụ dùng để vẽ, điều chỉnh và làm việc với các đối tượng. - Khu vực thể hiện các đối tượng. *) Giới thiệu các công cụ làm việc chính. 1, Các phép tính trên đa thức. 2/, Các phép tính trên phân thức đại số 3/giải phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn 4/ Các công cụ tạo mối quan hệ hình học 5/ các công cụ biến đổi hình học 6/ công cụ đường tròn và một số cách vẽ hình đặc biệt. III/ VẼ HÌNH KHÔNG GIAN VỚI GEOGEBRA 1. Làm quen với cửa sổ không gian 3D: - Mở thêm cửa sổ không gian 3D. - Các thành phần trong cửa sổ không gian 3D: + Các công cụ làm việc + Hệ trục tọa độ 3D: ba trục x, y, z. + Mặt phẳng chuẩn. 2. Điểm và di chuyển điểm trong không gian: a. Tạo đối tượng điểm: Page 7
- Hệ thống kiến thức môn tin học lớp 8 b. Di chuyển điểm trong không gian: 3. Xoay hình trong không gian: 4. Vẽ hình hộp chữ nhật, hình lập phương: 5. Vẽ hình lăng trụ đứng: 6. Vẽ hình chóp: B/ BÀI TẬP 1/ . Chương trình máy tính là gì? Ngôn ngữ lập trình là gì? Kể tên 4 ngôn ngữ lập trình mà em biết? – Chương trình máy tính là một dãy các câu lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được – Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các CT máy tính – Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay: C, Java, Basic, Pascal 2. Hãy cho biết lý do cần phải viết chương trình để điều khiển máy tính? Khi thực hiện chương trình, máy tính sẽ thực hiện như thế nào? – Trong thực tế các công việc con người muốn máy tính thực hiện rất đa dạng và phức tạp . Một lệnh đơn giản không đủ để chỉ dẫn cho máy tính hoàn thành công việc. Vì thế, để khai thác triệt để tốc độ của máy tính việc viết nhiều lệnh và tập hợp lại trong một chương trình giúp con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả hơn. – Khi thực hiện chương trình, máy tính sẽ thực hiện các câu lệnh có trong chương trình một cách tuần tự, nghĩa là thực hiện xong một lệnh sẽ thực hiện lệnh tiếp theo, từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng. 3. Từ khóa là gì? Cho ví dụ 4 từ khóa mà em biết? – Từ khóa là những từ dành riêng, không được dùng các từ khóa này cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định. – Ví dụ: Begin, end, var, uses... 4. Trong pascal tên là gì? Nêu các quy tắc đặt tên hợp lệ trong pascal? – Tên là đại diện cho các đại lượng, đối tượng khác nhau mà chương trình sẽ xử lý. Một số tên có sẵn trong ngôn ngữ lập trình, các tên khác do người lập trình đặt. – Quy tắt đặt tên trong pascal: Tên không được trùng với từ khóa, không chứa số ở đầu, không có các kí tự đặc biệt (vd: khoảng trống,...) 5. Hãy nêu các phím tắt, tổ hợp phím dùng để: mở chương trình mới, biên dịch chương trình, lưu chương trình, chạy chương trình, thoát chương trình? – Mở chương trình mới: F3, biên dịch chương trình: ALT + F9, lưu chương trình: F2, chạy chương trình: CTR + F9, thoát chương trình: ALT + X 6. Kể tên 5 kiểu dữ liệu em đã học và nêu 1 phép toán có thể thực hiện trên kiểu dữ liệu này nhưng không thể thực hiện trên kiểu dữ liệu kia? – Byte: Kiểu số nguyên nhỏ, Integer: Kiểu số nguyên lớn, real: Kiểu số thực, char: Kiểu kí tự, string: Kiểu xâu kí tự – Ví dụ phép toán: 10/3 có thể thực hiện trên kiểu real nhưng không thể thực hiện trên Page 8
- Hệ thống kiến thức môn tin học lớp 8 kiểu integer 8. Viết các biểu thức toán, phép so sánh dưới đây với các ký hiệu trong Pascal, và tính giá trị các biểu thức: c) 30 div 8 = .....3....; 30 mod 8 = ....6.... d) 357 div 10 mod 10 = .....5....(vì 357 div 10 = 35, 35 mod 10 = 5) 9. Trình bày những hiểu biết của em về biến, hằng? – Biến là công cụ trong lập trình, Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu, Dữ liệu do biến lưu trữ gọi là giá trị của biến,giá trị của biến có thể thay đổi trong khi thự c hiện chương trình. – Giá trị của biến có thể thay đổi được, còn giá trị của hằng thì không được thay đổi trong thân chương trình. Khi khai báo tên hằng thì ta phải gán giá trị cho hằng. Điểm giống và khác nhau giữa hằng và biến? - Giống nhau: +Biến và hằng đều là đại lượng để lưu trữ dữ liệu. +Biến và hằng đều phải được khai báo trước khi sử dụng. - Khác nhau: Biến Hằng -Giá trị của biến có thể thay đổi - Giá trị của hằng không thể thay trong suốt quá trình thực hiện đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. chương trình. -Có thể nhập hay gán giá trị khác -Không thể nhập hay gán giá trị vào cho biến. khác vào cho hằng. 10. Nêu cú pháp khai báo biến và các thao tác sử dụng biến? - Cú pháp khai báo biến Var : Trong đó: Var là từ khóa khai báo biến do người dùng đặt, tuân thủ theo qui tắc đặt tên là kiểu dữ liệu mà biến lưu trữ. Page 9
- Hệ thống kiến thức môn tin học lớp 8 - Các thao tác sử dụng biến: + Gán giá trị cho biến bằng lệnh gán := vd: x:=15; y:=(10+5) div 4; + Gán dữ liệu cho biến bằng lệnh nhập dữ liệu từ bàn phím Readln(tên biến); vd: Readln(a); Readln(x,y); + Tính toán với các giá trị của biến vd: a:= (x+y)/2; + Xuất giá trị của biến bằng lệnh writeln(tên biến); vd: writeln(x); writeln(‘Chu vi = ’,a*4); 11. Nêu ý nghĩa của từng dòng lệnh trong chương trình sau: Các dòng lệnh Ý nghĩa program tinh_tien; Khai báo tên chương trình uses crt; Khai báo sử dụng thư viện crt var soluong:integer; Khai báo các biến thuộc kiểu số dongia, thanhtien:real; nguyên, số thực và xâu kí tự thongbao:string; const phi=10000; Khai báo hằng begin Bắt đầu thân chương trình clrscr; Lệnh xóa màn hình thongbao:='Tong so tien phai thanh toan:'; Gán giá trị cho biến thongbao Thông báo chờ nhập và nhận giá trị write('Don gia='); readln(dongia); nhập từ bàn phím cho biến dongia Thông báo chờ nhập và nhận giá trị write('So luong='); readln(soluong); nhập từ bàn phím cho biến soluong Tính và gán giá trị cho biến thanhtien:= soluong*dongia+phi; thanhtien Xuất giá trị biến thong bao và biến writeln(thongbao,thanhtien:10:2); thanhtien Dừng lại để người dừng đọc kết readln quả chờ bấm enter để vào lại màn hình soạn thảo end. Kết thúc chương trình Câu 12: Bài toán là gì? Để giải quyết được một bài toán cụ thể ta cần làm gì? Thuật toán là gì? Trình bày các bước để giải một bài toán trên máy tính? - Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết. Page 10