Hệ thống kiến thức môn Toán 5
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức môn Toán 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
he_thong_kien_thuc_mon_toan_5.doc
Nội dung text: Hệ thống kiến thức môn Toán 5
- Hệ THỐNG kiếN thức Môn toán 5 Phần I: Hệ thống lại kiến thức. I. Số tự nhiên, phân số, số thập phân, số đo đại lượng. 1- Đọc, viết so sánh số tự nhiên, phân số, số thập phân, số đo đại lượng, đọc viết có kèm theo đơn vị đo. * Lưu ý: - Viết được số theo yêu cầu. Số 0 là số bé nhất và chia hết cho tất cả các số. - Năm (đứng trước mươi, đứng một mình) - lăm (đứng sau mươi). - Cách đọc số 0 khi đứng ở hàng phần mười; hoặc cả phần mười, phần trăm. VD: 0,01(Không phẩy không một); 3,005 (Ba phẩy không không năm) - Bốn - tư: 2- Dấu hiệu chia hết: chia hết cho 2, cho 3, cho 5 và cho 9. - Dấu hiệu chia hết chia hết cho 2: Chữ số tận cùng là số 0; 2; 4; 6; 8. - Dấu hiệu chia hết chia hết cho 5 : chữ số tận cùng là 0 và 5. - Dấu hiệu chia hết chia hết cho 2 và 5 : chữ số tận cùnglà 0. - Dấu hiệu chia hết chia hết cho 3; cho 9: Xét tổng các chữ số. => Số chia hết cho 9 sẽ chia hết cho 3. 3- Thuộc bảng đơn vị đo, biết đổi, so sánh với các đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian. - Mỗi đơn vị đo độ dài, đo klượng liền kề gấp kém nhau 10 lần(Khi đổi ứng với 1 chữ số.) - Mỗi đơn vị đo diện tích liền kề gấp kém nhau 100 lần(Khi đổi ứng với 2 chữ số.) - Mỗi đơn vị đo thể tích liền kề gấp kém nhau 1000 lần(Khi đổi ứng với 3 chữ số.) * Lưu ý: - Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ ta làm phép nhân; đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn làm phép chia. - Khi đổi đơn vị đo từ hai đơn vị về 1 đơn vị nếu thiếu thêm số 0 vào giữa. - Kiểm tra kết quả hai vế sau khi đổi. - Chữ số hàng đơn vị ứng với tên đơn vị đi kèm. Bài tập Bài 1: Kể tên các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng kể từ nhỏ đến lớn? Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị liền kề? Đơn vị nào lớn nhất, đơn vị nào nhỏ nhất, đơn vị nào thường dùng trong thực tế? 1
- Bài 2 : Kể tên các đơn vị đo diện tích, thể tích, thời gian kể từ lớn đến nhỏ? Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị liền kề? - Nêu dấu hiệu để nhận ra năm nhuận? Năm 2013 có phải là năm nhuận không? Vì sao em biết? Bài 3: Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890. Tính đến ngày 19/5/2013 tuổi của Bác là: a) Bao nhiêu năm? b) Bao nhiêu tháng? c) Bao nhiêu ngày? Bài 4: Lấy 3 ví dụ về: a) Phân số lớn hơn 1? b) Phân số nhỏ hơn 1? c) Phân số bằng1? - Bài 1, 2 sách giáo khoa trang 8. - Bài 1,4 trang 45. - Bài 1,4 trang 47. II- Về các phép tính với các số tự nhiên, phân số, số thập phân. - Nắm được các tính chất trong phép cộng, phép nhân và phép chia với các số tự nhiên, phân số, số thập phân. - Thực hiện biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, phân số, số thập phân, số đo thời gian. * Lưu ý: - Cách đặt tính đối với phép cộng, trừ số tự nhiên, số thập phân. - Phép nhân, phép chia có chứa chữ số 0. - Cộng trừ phân số khác mẫu cần phải quy đồng. - Cách đưa phân số về hỗn số và ngược lại trong quá trình tính. Bài tập Bài 1: Đặt tính rồi tính. a) 52,18 + 209,7 b) 105,2 - 83,17 c) 35,48 x 9,05 d) 2010,6 : 4,5 Bài 2: Kết quả của phép tính 431,2 x 0,25 có cùng kết quả với phép tính: A. 431,2 : 5 B. 431,2 : 2 C. 431,2 : 4 D. 431,2 : 8 Bài 3: a) Đặt tính rồi tính: 658,15 + 52,9 521,64 : 8,05 b) Tính giá trị của biểu thức: 15,05 - 6,25 : 0,5 - Bài 1/ 13, bài 1,3/14 sách giáo khoa. 2
- - Bài2/162; bài 1/164. III. Về hình học. - Nắm được công thức, quy tắc tính chu vi, diện tích, thể tích của các hình: + Hình chữ nhật : P = (a + b) x 2 S = a x b + Hình vuông : P = a x 4 S = a x a. + Hình bình hành: S = a x h (cạnh đáy x đường cao.) + Hình thoi : S = (m x n) : 2 (Tích hai đường chéo chia cho 2) + Hình tam giác : S = (a x h) : 2 + Hình thang: S = (a + b) x h : 2 + Hình tròn : C = d x 3,14 S = r x r x 3,14 - Nắm được công thức, quy tắc tính diện tích, thể tích của các hình: + Hộp chữ nhật : Sxq= Pđáy x C ; Stp = S xq + S 2đáy + Lập phương: Sxq = (a x a) x 4 ; Stp = (a x a) x 6 - Cách tính diện tích tứ giác, ... bằng cách cắt ghép. Bài tập về chu vi , diện tích các hình 1.Một thửa ruộng hình tam giác có đáy là 32 m . Sau khi mở rộng thửa ruộng về một phía để được đáy là 36 m thì diện tích thửa ruộng tăng thêm 90m2. Tính diện tích thửa ruộng ban đầu 2.Một thửa ruộng hình thang có tổng hai đáy là 126m . Sau khi mở rộng đáy lớn của thửa ruộng thêm 12m thì diện tích tăng thêm 270 m2. Tính diện tích thửa ruộng khi chưa mở rộng 3.Một thửa ruộng hình tam giác sau khi tăng đáy lên 3 lần thì diện tích phần mở rộng hơn diện tích thửa ruộng ban đầu là 270m2. Tính diện tích thửa ruộng ban đầu . 4. Miệng một cái giếng nước là hình tròn có bán kính 0.7m . Người ta xây thành là hình vuông bao quanh miệng giếng , cạnh hình vuông cách đều miệng giếng 0.3 m . Tính diện tích thành giếng 5.Tính chu vi và diện tích của hình bên ? 2,5 m 3,5 m 3,5 m 6.Một cái thùng không có nắp dạng hình hộp chữ nhật có 5.5 m Chiều dài 4m , chiều rộng 3m và chiều cao 5,5 m . Tính diện tích tôn phải dùng để làm chiếc thùng đó biết rằng diện tích các 4,2 m mép hàn là 0,5m. 7. Một chiếc hộp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài là 4.5 m Chiều rộng là 3m và diện tích xung quanh là 90m2. Tính chiều cao của chiếc hộp đó ? 8.Một khu đất hình thang có trung bình cộng hai đáy là 23m và diện tích của 3
- Thửa ruộng bằng diện tích thửa ruộng hình tam giác có đáy là 46 và chiều cao là 15m . Tính chiều cao của thửa ruộng ? Bài tập về thể tích 1. Một phòng học có dạng hình hộp chữ nhật chiều dài 6m , chiều rộng 5 m và chiều cao 3.5 m Người ta sơn trần nhà và bốn bức tường . Hỏi : a.diện tích sơn là bao nhiêu biết diện tích các cửa là 8m2 b. Tính xem phòng học đó chứa bao nhiêu mét khối không khí ? 2. Một chiếc thùng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 2dm , chiều rộng 1.5 dm và 3 chiều cao là 5dm . Người ta đổ nước vào thùng với mức nước cao chiều cao bể nước . 5 Hỏi còn phải đổ vào đó bao nhiêu lít nước thì đầy bể ? 3.Một bể nước dạng hình lập phương cạnh 4.5 m . Hiện bể đang chứa số nước bằng 65% thể tích của bể . Hỏi bể đang có bao nhiêu lít nước 4. Một chiếc thùng hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh 4dm, chiều cao 10 dm . Nguời ta đổ nước vào cho đầy một nửa thùng và thả vào đó 16 viên gạch.Khi đó nước trong thùng dâng lên cao.Hỏi khi thả số gạch đó thì mực nước trong thùng còn cách mặt thùng bao nhiêu dề-xi-mét, biết mỗi viên gạch có chiều dài 2dm, chiều rộng 1dm, chiều cao 0,5 dm. IV. Về giải toán. - Nắm được một số dạng toán cơ bản và cách giải các dạng toán đó. + Tìm số trung bình cộng. + Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó. + Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó. + Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. + Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. + Bài toán về tỉ số phần trăm. + Bài toán về chuyển động đều. + Bài toán có nội dung hình học(chu vi, diện tích, thể tích). 1- Tìm số trung bình cộng. Số trung bình cộng = tổng các số : số các số hạng. 2- Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó. Số bé = (tổng - hiệu) : 2 Số lớn = (tổng + hiệu) : 2 = Tổng - Số bé 4
- 3- Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó. Số phải tìm = Tổng số : Tổng số phần x số phần 4- Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Số phải tìm = Hiệu số : hiệu số phần x số phần 5- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Đại lượng này tăng lên bao nhiêu lần thì đại lượng kia tăng lên bấy nhiêu lần hoặc đại lượng này giảm đi bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm đi bấy nhiêu lần - Đại lượng này tăng lên bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm bấy nhiêu lần. * Lưu ý: Có 2 cách giải: Phương pháp rút về đơn vị . Phương pháp dùng tỉ số. 6- Bài toán về tỉ số phần trăm. - Tìm tỉ số phần trăm của 2 số. => Tìm thương của hai số rồi nhân nhẩm với 100 và viết thêm kí hiệu phần trăm. - Tìm 1số khi biết 1số phần trăm của nó. => Lấy số đó chia cho số phần trăm rồi nhân với 100. - Tìm 1số phần trăm của 1 số. => Lấy số đó chia cho 100 rồi nhân với số phần trăm. - Giải toán có liên quan đến tỉ số phần trăm. 7- Bài toán về chuyển động đều. - Nắm được công thức, qui tắc tính quãng đường, vận tốc, thời gian. S = v x t ; V = S : t ; t = S : v - Chuyển động cùng chiều, ngược chiều, ... Vngược = V thực - Vdòng V xuôi = V thực + V dòng - Lưu ý cách tính thời gian trong các trường hợp tính thời gian đến, thời gian đi, thời gian xuất phát; tính thời gian để tính quãng đường, tính vận tốc (trong trường hợp vật chuyển động nghỉ giữa đường, ...) 8- Bài toán có nội dung hình học(chu vi, diện tích, thể tích). - Nhớ công thức tính chu vi, diện tích, thể tích các hình, vận dụng các dạng toán .... bài tập A.Toán phần trăm 1. Tìm tỉ số phần trăm của 19 và 30 2. Tìm 15% của 320 3. Tìm một số biết 16% của nó là 64 4. Một cửa hàng bỏ ra 6 000 000 đồng tiền vốn để mua vải . Cửa hàng đã lãi 15% so với tiền vốn . Tính xem cửa hàng bán hết số vải đó thì thu được bao nhiêu tiền 5
- 5. Một người bỏ ra 42 000 đồng tiền vốn mua rau . Sau khi bán hết số rau, người đó thu được 52 500 đồng . Hỏi : a. Tiền bán rau bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn b. Người đó bán lãi bao nhiêu phần trăm 6. Một cửa hàng bán vải bán hết số vải thì thu được 56 000 000 đồng, trong đó tiền lãi chiếm 20%. Hỏi cửa hàng đã bỏ ra bao nhiêu tiền vốn để mua số vải đó? 7. Một người bán trứng sau khi bán hết số trứng thì thu được 360 000 đồng. Tính số tiền lãi mà người đó thu được biết rằng số tiền lãi chiếm 20% tiền vốn? 8. Một trường tiểu học có 780 học sinh . Trong đó số học sinh gái bằng 95% số học sinh trai . Tính số học sinh trai , số học sinh gái của trường đó? 9. Một người bán trứng đã bán lỗ 10% . Nếu người đó bỏ ra 400 000 đồng để mua trứng thì khi bán hết số trứng người đó thu được bao nhiêu tiền? 10. Một chiếc cặp giá 150 000 đồng . Nếu cửa hàng giảm giá đi 10% thì giá chiếc cặp bằng giá mua vào . Tính xem mỗi chiếc cặp mua vào hết bao nhiêu tiền? B.Toán chuyển động 1. Một người đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ từ tỉnh A đến tỉnh B và hết 4 giờ 30 phút . Một người đi xe máy cũng đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 30 km/ giờ thì hết bao nhiêu thời gian ? 2. Một người đi xe máy từ nhà lúc 7giờ30 phút đến bến xe lúc 9 giờ với vận tốc 30km/giờ . Hỏi nếu đi bằng ô tô với vận tốc gấp rưỡi xe máy thì phải đi lúc mấy giờ để đến bến xe cũng là 9 giờ. 3. Một người đi bộ với vận tốc 5km/giờ lúc 7giờ từ A. Đến 8 giờ 15 phút một người đi đạp với vận tốc 15 km/giờ cũng xuất phát từ A đuổi theo người đi bộ . Hỏi đến mấy giờ thì xe đạp đuổi kịp người đi bộ? 4. Hai tỉnh Mvà N cách nhau 180 km . Ô tô thứ nhất đi từ A với vận tốc 40km/ giờ . Ô tô thứ hai đi từ B với vận tốc gấp rưỡi ô tô thứ nhất . Hỏi sau mấy giờ thì hai ô tô gặp nhau ? 5.. Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 30km/giờ lúc 8 giờ . Sau 30 phút một ô tô đi từ B để đến A với vận tốc 45km/giờ . Quãng đường AB dài 120 km .Hỏi : a. Ô tô gặp xe máy lúc mấy giờ b. Chỗ gặp nhaucách A bao nhiêu ki -lô-mét ? 6.Một chiếc xuồng khi đi xuôi dòng với vận tốc 36km/giờ , khi đi ngược dòng với vận tốc là 24km/giờ . Tính vận tốc của xuồng khi nước lặng? 6