Hệ thống kiến thức môn Toán Lớp 2 - Trường Tiểu học Quỳnh Xá

doc 14 trang Hoàng Sơn 17/04/2025 260
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức môn Toán Lớp 2 - Trường Tiểu học Quỳnh Xá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doche_thong_kien_thuc_mon_toan_lop_2_truong_tieu_hoc_quynh_xa.doc

Nội dung text: Hệ thống kiến thức môn Toán Lớp 2 - Trường Tiểu học Quỳnh Xá

  1. Hệ thống kiến thức Môn Toán lớp 2 Trường Tiểu học Quỳnh Xá. I/ Số học: 1/ Phép cộng và trừ có nhớ trong pham vi 100. - Tên gọi thành phần và kết quả của mỗi phép tính - Bảng cộng và trừ trong phạm vi 20 - Phép cộng và trừ các số có 2 chữ số, không nhớ, hoặc có nhớ một lượt. - Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc trừ. Mục Tiêu: - Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20. Biết cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20. - Biết đặt tính và tính cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 100. - Biết tính giá trị của các biểu thức số có không quá 2 dấu phép tính cộng, trừ (trường hợp đơn giản, chủ yếu với các số có không quá hai chữ số) không nhớ. - Biết tìm x trong các bài tập dạng: X + a = b a + x = b x - a = b a - x = b (Với a, b là các số có không quá 2 chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính Ví dụ: - Tính nhẩm: 8 + 8 = 9 + 4 = 12 - 4 = 11 - 6 = - Đặt tính rồi tính: 38 + 47 41 - 25 29 + 6 71 - 9 - Tính: 35 + 10 + 2 = 42 - 12 - 8 = ...= . 36 + 12 - 28 = = - Tìm x: x + 5 = 15 x - 8 = 12 35 - x = 12 Bài tâp ôn: 1,2,3,4,5/82 1,2,3,4,5/83 1,2,3,4,5/84 Bài luyện tập chung/ 88,89,90. 2/ Các số đến 1000. a. Đọc, viết, so sánh các số. Đơn vị chục, trăm. Mục tiêu: - Biết đếm từ 1 đến 1000 - Biết đếm thêm một số đơn vị trong trường hợp đơn giản - Biết đọc viết các số đến 1000 1
  2. - Biết xác định số liền trước, số liền sau của một số cho trước. - Nhận biết được giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số - Biết phân tích số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có đến ba chữ số. - Biết xác định số bé nhất (hoặc số lớn nhất) trong một nhóm các số cho trước. - Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại (nhiều nhất là 4 số) Ví dụ: - Số?: 111 112 ... 114 ... 116 117 ..... ..... 120 - Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 198, 199,.200, ., ....... 410, 420, 430, .., 84, 86, 88, .., - Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm: Viết số liền trước, liền sau số cho trước Đọc số Viết số Số liền trước Số đã cho Số liền sau Sáu trăm hai mươi ba . .. 625 .. .... 315 399 .. Hai trăm mười 800 . - Nhận ra được số trong số 847 có 8 trăm, 4chục,và 7 đơn vị. 847 = 800 + 40 + 7 hoặc 700 + 10 + 4 = 714 - 254 > 189 vì ở số trăm có 2 > 1 - 254 < 261 vì số trăm cùng là 2, ở số chục có 5 < 6 - 254 > 251 vì số trăm cùng là 2, số chục cùng là 5, ở số đơn vị có 4 > 1 - Khoanh vào số bé nhất: 395, 695, 357, 385. - Khoanh vào số lớn nhất: 395, 695, 357, 385. - Viết các số: 285, 257, 279, 297 theo thứ tự: Từ bé đến lớn: .. Từ lớn đến bé: b/Phép cộng, trừ các số có 3 chữ số không nhớ. Mục tiêu: - Biết cộng trừ nhẩm các số tròn trăm. Biết cộng trừ nhẩm số có ba chữ số với số có một chữ số hoặc với số tròn chục hoặc với số tròn trăm(không nhớ). - Biết đặt tính và tính cộng, trừ (không nhớ) các số có đến ba chữ số. 2
  3. Ví dụ: - Tính nhẩm: 300 + 200 = . 100 + 800 = 500 - 200 = . 900 - 800 = 423 + 4 = 537 - 3 = 423 + 10 = .. 527 - 10 = .. 423 + 200 = .. 527 - 200 = . - Đặt tính rồi tính: 345 + 422 458 + 11 674 - 24 674 - 353 Bài tâp ôn: Bài 1,2,3/165 Bài 1,2,3,4/166 Bài 1,2,3/ 167 Bài 1,2,3,4,5/168 Bài 1,2,3,4/ 169 3/ Phép nhân và phép chia - Khái niệm ban đầu về phép nhân, phép chia. Tên gọi các thành phần, kết quả của phép nhân, phép chia. - Bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5. Giới thiệu về 1/2, 1/3, 1/4, 1/5. - Số 1 và số 0 trong phép nhân và phép chia. - Nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính. - Tìm thừa số, số bị chia. Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu tính (+, - , nhân chia) Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5. - Biết nhân chia nhẩm trong các trường hợp: ( Các phép nhân, chia trong phạm vi các bảng tính đã học. Nhân chia số tròn chục, tròn trăm với( cho) số có một chữ số(trong trường hợp đơn giản)). - Biết tính giá trị biểu thức có không quá 2 dấu tính(trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong phạm vi các bảng tính đã học) - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x x a = b a x x = b x : a = b (Với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi các bảng tính đã học) - Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan), biết đọc , viết: 1/2, 1/3, 1/4, 1/5. - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 2, 3, 4, 5 phần bằng nhau. Ví dụ: - Nêu đúng kết quả phép nhân và chia trong các bảng đã học. - Tính nhẩm: 2 x 7 = 3 x 6 = 4 x 8 = 5 x 9 = ... 14 : 2 = 18 : 3 = 32 : 4 = 45 : 5 = 40 x 2 = 200 x 3 = . 80 : 2 = . 600 : 3 = . 3
  4. - Tìm x: x x 3 = 12 4 x x = 24 x : 3 = 5 - Đọc : Một phần bốn (Một phần tư). Viết 1/4 ... - Tô màu 1/3 số hình vuông: Khoanh vào 1/4 số hình tròn: Bài tâp ôn: Bài 1,2,3,4/135 Bài 1,2,3/ 136 Bài 1,2,3,4,5/ 172 Bài 1,2,3,4,5/ 173 II/ Đại lượng và đo đại lượng: 1/ Đơn vị đo độ dài: Đề xi mét (dm), Mét (m), Ki lô mét (km), Mi li mét (mm). Quan hệ giữa các đơn vị đo. Đo và ước lượng độ dài. 2/ Giới thiệu về lít (l). Đong đo ước lượng theo lít. 3/ Đơn vị đo khối lượng: Ki lô gam (kg).Cân, ước lượng theo ki- lô - gam. 4/ Ngày, giờ, phút. Đọc lịch, xem đồng hồ (khi kim phút chỉ vào số 12, 3, 6). 5/ Tiền Việt Nam( Trong phạm vi các số đã học) 100đồng, 200đồng, 500dồng, 1000đồng. Đổi tiền. Mục tiêu: 1/ Biết đề xi mét, mét, mi li mét, ki lô mét là các đơn vị đo độ dài. Ghi nhớ được: 1m = 10 dm 1dm = 10 cm 1cm = 10 mm 1m = 100 cm 1m = 1000 mm 1km = 1000m - Biết sử dụng thước thẳng có vạch chia thành từng xăng ti mét để đo độ dài. - Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản. 2/ Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu. 3/ Biết ki lô gam(kg) là đơn vị đo khối lượng. - Biết sử dụng một số loại cân thông dụng để thực hành đo khối lượng. 4/ Biết một ngày có 24 giờ, một giờ có 60 phút. - Biết xem đồng hồ khi kim phỳt chỉ vào số 12, số 3, số 6. - Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy (trong tuần lễ). 5/ Nhận biết các đồng tiền Việt Nam: Tờ 100 đồng, tờ 200 đồng, tờ 500 đồng, tờ 1000đ 4
  5. - Qua thực hành sử dụng đồng tiền biết được mối quan hệ giữa các đồng tiền trên ( Đổi tiền trong trường hợp đơn giản) Ví dụ: - Số?: 2m = dm 3 dm = ... cm 1m = ... cm - Dấu >,<,= 1 dm....9 cm 90cm ...1m 100cm ...1m - Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi điền số thích hợp vào chỗ chấm: B cm C A - Điền cm hoặc m vào chỗ chấm cho thích hợp: a/ Độ dài mép bảng ở lớp khoảng 3 ... b/ Bút chì dài khoảng 19... c/ Cột nhà cao khoảng 4 d/ Gang tay của em dài khoảng 15... - Đồng hồ chỉ mấy giờ: .. ... .. - Đây là tờ lịch tháng 10: Thứ hai 5 12 19 26 Thứ ba 6 13 20 27 Thứ tư 7 14 21 28 Thứ năm 1 8 15 22 29 Thứ sáu 2 9 16 23 30 Thứ bảy 3 10 17 24 31 Chủ nhật 4 11 18 25 Xem lịch rồi viết vào chỗ chấm cho thích hợp: a/ Tháng 10 có .ngày. b/ Ngày 5 tháng 10 là thứ hai. Ngày 6 tháng 10 là thứ . Ngày 4 tháng 10 là thứ... c/ Tuần này, thứ bảy là ngày 10 tháng 10. Tuần sau, thứ bảy là ngày ... 5
  6. - Số?: a/ 100 đồng + 400 đồng = đồng b/ 1000 đồng = 500 đồng + đồng c/ 500 đồng = đồng + 200đồng + 200đồng Bài tâp ôn: Bài 1,2,3,4/86,87 Bài 1,2,3,4/174 Bài 1,2,3,4/175 III/ Yếu tố hình học: 1/ Giới thiệu về đường thẳng; ba điểm thẳng hàng; đường gấp khúc; hình tứ giác; hình chữ nhật. 2/ Tính độ dài đường gấp khúc. Giới thiệu khái niệm chu vicủa một hình đơn giản. Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. 3/ Thực hành vẽ hình, gấp hình. Mục Tiêu: - Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật, đường thẳng, đường gấp khúc. - Biết tính độ dài đường gấp khúc khi cho sẵn độ dài mỗi đoạn thẳng của nó. - Biết cách tính chu vi hình tam giác, tứ giác khi cho sẵn độ dài mỗi cạnh của nó. Ví dụ: - Đường thẳng AB: - Đường gấp khúc ABCD: - Hình tứ giác ABCD: Hình chữ nhật MNPQ A B M N C D Q P - Tính độ dài đường gấp khúc ABCD: - Tính chu vi tam giác ABC biết độ dài ba cạnh: AB = 5cm, BC = 4cm, CA = 6cm. - Tính chu vi hình tứ giác ABCD biết độ dài bốn cạnh: AB = 5cm, BC = 4cm, 6
  7. CD = 6cm, DA = 3cm. Bài tâp ôn: Bài 2/73; 4/74; 5/84; 1,2,3/ 104; 5/105; 5/106 Bài 1,2,3,4/131 5/157 5/159 Bài 1,2,3,4,5/176,177 1,2,3,4,5/177,178 IV/ Giải bài toán có lời văn: Giải bài toán bằng một phép tính cộng, trừ, nhân, chia (trong đó có cácbài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị) Mục tiêu: - Biết giải và trình bày bài giải các bài toán giải bằng một bước tính về cộng, trừ, trong đó có các bài toán về “nhiều hơn”, “ ít hơn” một số đơn vị; các bài toán có nội dung hình học. - Biết giải và trình bày bài giải các bài toán giải bằng một bước tính về nhân, chia; chủ yếu là các bài toán tìm tích của hai số trong phạm vi các bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5 và các bài toán về chia thành phần bằng nhau, theo nhóm trong phạm vi các bảng chia 2, 3, 4, 5. Ví dụ: 1/ Lớp 2A có 20 em trai và 16 em gái. Hỏi lớp 2A có tất cả bao nhiêu học sinh? 2/ Một mảnh vải dài 9dm. Người ta đã lấy 5dm vải để may túi. Hỏi mảnh vải còn lại dài bao nhiêu đề xi mét? 3/ Hòa có 15 nhãn vở. Bình có nhiều hơn Hòa 3 cái. Hỏi Bình có bao nhiêu nhãn vở? 4/ Mai gấp được 10 cái thuyền. Hoa gấp được ít hơn Mai 2 cái thuyền. Hỏi Hoa gấp được mấy cái thuyền? 5/ Mỗi tuần lễ mẹ đi làm 5 ngày. Hỏi 4 tuần lễ mẹ đi làm bao nhiêu ngày? 6/ Có 15 kg gạo chia đều vào 3 túi. Hỏi mỗi túi có mấy ki lô gam gạo? 7/ Có 25 l dầu rót vào các can, mỗi can 5l. Hỏi có mấy can dầu? Bài tâp ôn: Bài 1,2,3,4/24,25 Bài 1,2,3,4/30,31 Bài 1,2,3,4/ 88 Bài 4/88 Bài 4,5/90 Bài3,4/102 Bài 4,5/105 Bài 2,3/118 Bài 3,4/120 Bài 2,3/121 7
  8. Các bài toán trong phần luyện tập chung Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 ( Tiếp ) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Ôn luyện về đọc, viết số, so sánh số, thứ tự số trong phạm vi 1000. II. Đồ dùng Viết trước lên bảng nội dung bài 2. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài 1’ - Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài. 2. Hướng dẫn ôn tập Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS 8’ - 2 HS lên bảng 1 em đọc tự làm bài. số 1 em viết số. - Nhận xét bài làm của HS. - HS khác làm bài vào vở. * Lưu ý cách viết số: - Đổi chéo vở kiểm tra bài Đọc là linh thì hàng chục là chữ số 0 Đọc mươi ở cuối cùng thì hàng đơn vị viết là 0 8’ Bài 2: - Số 842 gồm 8 trăm, 4 - Viết số 842 lên bảng và hỏi: Số 842 chục, 2 đơn vị. gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - 2 em lên bảng viết số, lớp - Viết số này thành tổng trăm, chục, đơn viết giấy nháp. vị. - NX và rút ra kết luận: 842 = 800 + 40 - 3 em lên bảng làm lớp + 2. làm vở. *Đây chính là tổng của các trăm, chục, đơn vị. 8’ - HS làm vở bài tập. - Yêu cầu HS tự làm tiếp phần còn lại, sau đó chữa bài và cho điểm HS. - Phải so sánh số và hiểu Bài 3: 8’ đó là thứ tự nào. - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS đọc bài làm của mình , chữa bài và cho - 462 và 464 hơn kém nhau điểm HS. 2 đơn vị. *Chốt: Muốn xếp đúng thứ tự em làm - 464 và 466 hơn kém nhau ntn? 2 đơn vị. - 2 đơn vị Bài 4: - Viết bảng: 462, 464, 466, và hỏi: 462 và 464 hơn kém nhau mấy đơn vị? 2’ - HS lên bảng điền số 8
  9. - 464 và 466 hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị - Có thể HS khá nêu sau đó - Vậy 2 số đứng liền nhau trong dãy số HS yếu nhắc lại. này hơn kém nhau mấy đơn vị? * Chốt: Đây là dãy số đếm thêm 2, muốn tìm số đứng sau ta lấy số đứng trước cộng thêm 2. - Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại. 3. Củng cố dặn dò *Tổng kết giờ học lưu ý HS - Nắm cách đọc số, viết số, so sánh số và xếp theo thứ tự. - Biết viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị - Biết điền số còn thiếu trong dãy số cách đều. Ôn tập về phép cộng và phép trừ ( Tiếp ) I. Mục tiêu - Ôn luyện phép cộng và trừ có nhớ trong pham vi 100 ( tính nhẩm và tính viết ). - Ôn luyện về bài toán tìm số hạng, tìm số bị trừ. - Giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính cộng và trừ. II. Hoạt động dạy học Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài 1’ - Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài. 2. Hướng dẫn ôn tập Bài 1:Tính nhẩm 6’ - Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho - Làm bài vào vở bài tập, 9 HS tự làm bài. em nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi em - Nhận xét và cho điểm HS. đọc 1 phép tính 1em khác *Chốt: Nêu cách tính nhẩm nhận xét. Bài 2: 7’ 5 + 3 = 8 vậy 500 + 300 = - Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm 800 bài. * Chốt: Yêu cầu HS nêu cách đặt tính - 3 em lên bảng, lớp làm vở. và thực hiện phép tính của 1 số con 9
  10. tính. 6’ - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - 1 em lên bảng làm, lớp làm - Yêu cầu HS tự làm bài. vở nháp. - Chữa bài và cho điểm HS. Bài giải: Em cao là: 165 - 33 = 132 ( cm ) *Chốt: Bài toán thuộc dạng toán nào? Đáp số: 7’ 132cm - Vì sao? * Toán ít hơn giải tính trừ Bài 4: các số có 3 chữ số - Gọi 1 em đọc đề bài. Vì Thấp hơn là ít hơn. - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét và chữa bài cho HS. - 1 em lên bảng làm, lớp làm vở nháp. * Chốt: Bài toán thuộc dạng toán nào? 6’ Bài giải: Đội 2 trồng được số cây là: 530 + 140 = Bài 5: 670(cây) - Bài yêu cầu gì? * Toán nhiều hơn giải tính - Yêu cầu HS tự làm và nêu cách làm. cộng các số có 3 chữ số *Chốt: Nêu cách tìm số hạng và số bị 2’ - Tìm x trừ - 2 HS lên bảng HS khác làm vở bài tập. 3. Củng cố dặn dò - 2 HS - Lưu ý HS: Khi cộng trừ nhẩm và viết - 2 HS yếu nhắc lại tính +- - Cách tìm số hạng, Số bị trừ. Giải toán - 1 HS nêu cách timf SH, có văn SBT. Ôn tập về phép nhân và phép chia ( Tiếp ) I. Mục tiêu - Thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học. - Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Nhận biết 1/4 số lượng thông qua hình minh họa. Giải bài toán bằng phép chia. II. hoạt động dạy học 10