Hệ thống kiến thức môn Toán Lớp 4 (Số học, đại lượng, giải toán, hình học, thống kê)

doc 15 trang Hoàng Sơn 17/04/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức môn Toán Lớp 4 (Số học, đại lượng, giải toán, hình học, thống kê)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doche_thong_kien_thuc_mon_toan_lop_4_so_hoc_dai_luong_giai_toan.doc

Nội dung text: Hệ thống kiến thức môn Toán Lớp 4 (Số học, đại lượng, giải toán, hình học, thống kê)

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN TOÁN LỚP 4 Môn Toán lớp 4 gồm có 5 mạch kiến thức sau: ( Số học, đại lượng, giải toán, hình học, thống kê) A. SỐ HỌC PHẦN I: SỐ TỰ NHIÊN * Mục tiêu: HS nắm được: 1. Để viết các số tự nhiên, người ta dùng mười kí hiệu (chữ số) là : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. 2. Các chữ số đều nhỏ hơn 10. * NỘI DUNG DẠY HỌC SỐ TỰ NHIÊN: 1. Đếm, đọc, viết, phân tích cấu tạo hàng và lớp đối với các số tự nhiên có nhiều chữ số (đến lớp triệu). * Lưu ý: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó. Ví dụ 1: 15 423 201 đọc là : Mười lăm triệu bốn trăm hai mươi ba nghìn hai trăm linh một. 25 423 207 đọc là : Hai mươi lăm triệu bốn trăm hai mươi ba nghìn hai trăm linh bảy. 5 423 231 đọc là : Năm triệu bốn trăm hai mươi ba nghìn hai trăm ba mươi mốt Ví dụ 2: Viết số gồm: - 2 triệu, 1 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 4 trăm, 4 chục và 6 đơn vị. - Ba mươi mốt triệu không nghìn bốn trăm. - Phân tích cấu tạo số: Biết viết số thành tổng (bài 3 trang 12, bài 2 trang 160) Mẫu : 9452 = 9000 + 400 + 50 + 2. - Nêu được giá trị của từng chữ số cụ thể theo yêu cầu: bài 2 trang 10 (SGK) Bài 1,2 trang 93. (Sách buổi 2. T2) * Bài tập bổ sung mức 3, mức 4: Ví dụ: - Đọc số sau: abcd; 12400acd - Viết số gồm 30 vạn, ab nghìn, c chục và d đơn vị - Phân tích số: m7x3a thành tổng 2. So sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên có không quá 6 chữ số. * Học sinh cần nắm được: Khi so sánh 2 số tự nhiên ta so sánh: - Số chữ số: Số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn. - Nếu số chữ số bằng nhau, ta so sánh từ hàng cao nhất cho tới khi tìm thấy số có chữ số lơn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại. * Bài tập thực hành: - Xếp các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. (hoặc thứ tự tăng dần ; giảm dần) Bài 2, bài 3 trang 22 (SGK) Bài 2, bài 3 trang 161 (SGK) * Bài tập bổ sung mức 3, mức 4: VD 1
  2. Ví dụ: Xếp các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn abc; abcd; a0cdy; a9cdy 3. Tính chất của dãy số tự nhiên (chẵn, lẻ, liền trước, liền sau, ) *Học sinh nắm được: - Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất (nằm ở gốc tia số). - Không có số tự nhiên lớn nhất. - Các số lẻ có chữ số hàng đơn vị là : 1, 3, 5, 7, 9. - Các số chẵn có chữ số hàng đơn vị là : 0, 2, 4, 6 , 8. - Hai số tự nhiên liên tiếp (liền nhau) hơn (hoặc kém) nhau 1 đơn vị. - Hai số lẻ liên tiếp hơn (hoặc kém) 2 đơn vị. - Hai số chẵn liên tiếp hơn (hoặc kém) 2 đơn vị. - Có 10 có một chữ số là : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. - Có 90 số có hai chữ số là các số từ 10 đến 99. - Có 900 số có ba chữ số là các số từ 100 đến 999. - Có 9000 số có bốn chữ số là các số từ 1000 đến 9999. - Có 900 000 000 có chín chữ số là các số từ 100 000 000 đến 999 999 999. - Các số nhỏ nhất có : hai, ba, bốn, chín c/s là 10; 100; 1000; . ;100 000 000. - Các số lớn nhất có : hai, ba, bốn, chín c/s là : 99; 999; 9 999, .. 999 999 999. * Bài tập thực hành: Bài 1,2 trang 22 (SGK) Bài 4 trang 160 (SGK); Bài 4 trang 161(SGK) * Bài tập bổ sung mức 3, mức 4: VD - Có bao nhiêu số có ba chữ số lớn hơn 145 và bé hơn 500? - Số liền trước, liền sau của số abc6 là số nào? 4. Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 và 9. *HS nắm được: 1. Dấu hiệu chia hết cho 2: - Các số có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2. Hoặc : Các số chẵn chia hết cho 2. 2. Dấu hiệu chia hết cho 5: - Các số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 - Các số có tận cùng là 0 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 đồng thời chia hết cho 10. 3. Dấu hiệu chia hết cho 9 : - Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9. - Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9, đồng thời tổng này chia cho 9 dư bao nhiêu thì số đó chia cho 9 cũng dư bấy nhiêu. VD : Số 54 643 có tổng các chữ số bằng 22 mà 22 : 9 = 2 dư 4 nên số 54643 : 9 = 6071 dư 4 4. Dấu hiệu chia hết cho 3 : - Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3. 2
  3. - Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3, đồng thời tổng này chia cho 3 dư bao nhiêu thì số đó chia cho 3 cũng dư bấy nhiêu. - Một số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3. * Nâng cao thêm: 5. Dấu hiệu chia hết cho 4 : Những số có hai chữ số cuối tạo thành một số chia hết cho 4 thì chia hết cho 4. VD : Các số 2928 và 5784 có hai chữ số cuối là 28 và 84 chia hết cho 4 nên chia hết cho 4. 6. Dấu hiệu chia hết cho 6. Những số chẵn chia hết cho 3 thì chia hết cho 6 và chỉ có những số đó mới chia hết cho 6. Hay một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 thì chia hết cho 6. VD : Các số 3456 và 8250 là số chẵn chia hết cho 3 nên chia hết cho 6. 7. Dấu hiệu chia hết cho 8 : Những số có ba chữ sô cuối tạo thành một số chia hết cho 8 thì chia hết cho 8 . VD : Số 999336 có ba chữ số cuối 336 chia hết cho 8 nên nó chia hết cho 8. 8. - Một số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 thì chia hết cho 15. - Một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 9 thì chia hết cho 18. - Một số vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 9 thì chia hết cho 45 - Một số vừa chia hết cho 2,3, 5, 9 thì chia hết cho 90. - Số chia cho 5 dư 1 có tận cùng là 1 hoặc 6 - Số chia cho 5 dư 2 có tận cùng là 2 hoặc 7 - Số chia cho 5 dư 3 có tận cùng là 3 hoặc 8 - Số chia cho 5 dư 4 có tận cùng là 1 hoặc 9 vv * Bài tập thực hành: Bài tập trang 95, 96, 97, 98, 99..(SGK) Bài tập 1 trang 161, bài 2, bài 3, bài 4, bài 5 trang 162. .(SGK) Bài 1 trang 94. (Sách buổi 2. T2) * Bài tập bổ sung mức 3, mức 4: VD Bài 1: Mẹ đi chợ mua một số quả cam. Nều đem xếp mỗi đĩa 2 quả hoặc 5 quả thì vừa hết. Hỏi mẹ mua bao nhiêu quả cam, biết rằng số cam mẹ mua lớn hơn 11 và bé hơn 29. Bài 2: Viết số bé nhất, lớn nhất có 4 chữ số vừa chia hết cho 2, 3, 5, 9 Bài 3: Viết số chẵn lớn nhất có 5 chữ số chia cho 5 dư 4. Bài 4: Có bao nhiêu số có 2 chữ số chia hết cho 5? Bài 5: Có bao nhiêu số có 2 chữ số chia cho 5 dư 1?..vv Bài 6: Bình xếp các số tự nhiên từ 1 đến 2010 lần lượt vào các đỉnh của tam giác ABC. Hỏi số 2010 nằm ở đỉnh nào của tam giác ABC? 5. Bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số tự nhiên: * HS nắm được: - Cộng, trừ không nhớ và có nhớ không quá 3 lần. - Nhân có không quá 3 tích riêng. - Chia cho số không quá 3 chữ số, . 3
  4. - Tìm thành phần chưa biết trong phép tính - 1 số tính chất của các phép tính: a. Tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng. - Tổng không đổi nếu ta đổi chỗ các số hạng: a + b = b + a b.Tính chất kết hợp của phép cộng: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ hai và số thứ ba a + (b + c) = (a + b) + c c. Tính chất giao hoán của phép nhân: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. a x b = b x a d. Tính chất kết hợp của phép nhân: Khi nhân một số với tích của số thứ hai và số thứ ba ta có thể lấy tích của số thứ nhất và số hai nhân với số thứ ba a x (b x c) = (a x b) x c e.. Tính chất nhân một số với 1 tổng: Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng kết quả với nhau (a + b) x c = a x b + a x c. g. Tính chất nhân một một số với 1 hiệu: Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau (a - b) x c = a x b - a x c h. Các quy tắc nhẩm để thực hành tính nhẩm: - Nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 - Nhân nhẩm với 10, 100; 1000 .vv chia nhẩm cho 10; 100; 1000..vv i. Khi chia một số cho một tích hai thừa số: ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia. VD : 24 : (3 x 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3 k. Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết), rồi nhân kết quả với thừa số kia. VD : (9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15 *Lưu ý: - Một tổng chia hết cho một số khi mọi số hạng của tổng đều chia hết cho số đó. - Một hiệu chia hết cho một số nếu số bị trừ và số trừ đều chia hết cho số đó. - Một tích chia hết cho một số nếu trong tích đó có ít nhất một thừa số chia hết cho số đó. - Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia. - Số dư lớn nhất kém số chia 1 đơn vị . * Bài tập thực hành: Dạng 1: Đặt tính đúng, tính đúng thứ tự từ hàng đơn vị . Bài 1, bài 2 trang 39, 40. (SGK) Bài 1 trang 48, 56, (SGK)..vv Dạng 2: Biết tính đúng giá trị của biểu thức (có ngoặc đơn hay không có dấu ngoặc đơn. Nhân chia trước, cộng trừ sau). Bài 3 trang 57, Bài 4 trang 78, .(SGK) Bài 1 trang 162, 163,(SGK) 4
  5. Bài 1, 2, 4 trang 90. .(SGK)..vv Dạng 3:Vận dụng tính chất của phép tính để tính nhanh, tính thuận tiện. Bài 1 trang 163, bài 3 trang 163(SGK)..vv Bài 3 trang 162, bài 3 trang 164. .(SGK) Dạng 5: Nhân nhẩm với 10, 100, 1000, Chia nhẩm cho 10, 100, 1000, , Nhân nhẩm với 11. Bài 1, bài 2 trang 71 .(SGK) * Bài tập bổ sung mức 3, mức 4: VD Bài 1: Khi trừ 1 số có 4 chữ số cho 425. lan đặt tích riêng sao cho chữ số của số bị trừ và số trừ thẳng cột từ trái sang phải nên kết quả tìm được là 2314. Tìm hiệu đúng. Bài 2: Khi nhân 1 phép nhân có thừa số thứ hai là 36, do sơ ý An đã biết các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên kết quả tìm được là 3258. Tìm tích đúng của phép nhân đó vv. Bài 3: Không tính hãy so sánh: 3333 x 6666 và 4444 x 5555 Bài 3: Tìm ? ??? + ?? + ? + ? + ? = 1000 Bài 4: Tính nhẩm: 123 x 11 = 1353 187 x11 = 2057 1234 x 11 = 13574 Bài 5 PHẦN II: PHÂN SỐ * NỘI DUNG DẠY HỌC PHÂN SỐ: HS nắm được: 1. Khái niệm phân số. - Phân số gồm có tử số và mẫu số. Tử số là các số tự nhiên viết trên dấu gạch ngang, mẫu số là các số tự nhiên khác 0 viết dưới dấu gạch ngang. 2. Phân số và phép chia số tự nhiên 2. Các tính chất cơ bản của phân số; so sánh, sắp xếp thứ tự phân số. a.Phân số bằng nhau: 5
  6. - Nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng 1 số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số bằng phân số đã cho. . - Chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng 1 số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta ta được một phân số bằng phân số đã cho. 1 1x2 2 3 3:3 1 Ví dụ 2 2x2 4 6 6 :3 2 b. Rút gọn phân số: Xét xem cả tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1. Chia cả tử và mẫu số cho số tự nhiên đó và cứ làm như thế đến khi nhận được phân số tối giản thì dừng lại. Lưu ý: Phân số tối giản ( phân số không rút gọn được nữa) 1 2 5 Ví dụ , , ,......... 3 3 7 c. Quy đồng mẫu số hai phân số, ba phân số d. So sánh hai phân số cùng mẫu e. So sánh hai phân số khác mẫu bằng cách quy đồng mẫu số hai phân số. * Bài tập thực hành: Bài 1 trang 112 (SGK) Bài 1, 2 trang 114 (SGK) Bài 1 trang 116 (SGK) Bài 1, bài 2 trang 120. .(SGK) Bài 1, bài 2 trang 122, bài 1,bài 3 trang 123..(SGK) Bài 2 trang 103. (Sách buổi 2. T2) Bài 3 trang 120. Bài 4 trang 122, 124.(SGK) Bài 5 trang 167.(SGK) * Bài tập bổ sung mức 3, mức 4: VD Bài 1: Cho các số 1, 2, 3, 4, 0 - Viết được bao nhiêu PS? - Viết được bao nhiêu PS có tử khác mẫu? Bài 2: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: 1 và 3 2 4 Gợi ý: Cách 1: Quy đồng mẫu số . Cách 2: So phần bù 1 1 1 2 2 3 1 1 4 4 1 1 > (2 phân số có cùng tử số phân số có mẫu số bé thì phân số lớn) 2 4 1 3 (phần bù bé thì phân số đó lớn ) 2 4 Bài 2: So sánh với phân số trung gian. VD: Không quy đồng mẫu số, hãy so sánh 2 phân số sau: 6
  7. 16 17 : và 25 26 Bài 3: Rút gọn phân số sau 1326395265 ; abababab vv 1734516885 xyxyxyxy 3. Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số và tính chất các phép tính với phân số. a. Phép cộng 2 phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số * Cộng cùng mẫu số: Ta cộng tử số với tử số và giữ nguyên mẫu số. * Cộng khác mẫu số: Ta quy đồng mẫu số rồi cộng hai tử số của phân số mới, mẫu số giữ nguyên. b. Phép trừ 2 phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số * Trừ cùng mẫu số: Ta trừ tử số với tử số và giữ nguyên mẫu số. * Trừ khác mẫu số: Ta quy đồng mẫu số rồi trừ hai tử số của phân số mới, mẫu số giữ nguyên. c. Phép nhân 2 phân số: Ta lấy tử số nhân tử số, mẫu số nhân mẫu số. d. Phép chia 2 phân số: Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. * Bài tập thực hành: Bài 2 trang 177. Bài 3 trang 170 .(SGK) Bài 1 trang 169. Bài 2 trang 169. (SGK) Bài 1,2 trang 167. (SGK) Bài 1 trang 168. Bài 1, bài 2 trang 169. (SGK) Bài 4 trang 103. (Sách buổi 2. T2) . * Bài tập bổ sung mức 3, mức 4: VD Bài 1: Tính: 1 + 1 + 1 + 1 + ..+ 1 2 4 8 16 1024 Bài 2: Giá trị của biểu thức sau bằng bao nhiêu: a. 637x527 189 b. 2008 - 2007 : 2007 + 1003 526x637 448 2008 2006 1004 4. Biết tìm thành phần chưa biết trong phép tính ( như đối với số tự nhiên) +Tìm số hạng chưa biết. + Tìm số trừ chưa biết + Tìm số bị trừ chưa biết . + Tìm thừa số chưa biết . + Tìm số bị chia chưa biết. + Tìm số chia chưa biết . * Bài tập thực hành: Bài 3 trang 167, bài 2 trang168. (SGK) Bài 3 trang 132. (SGK) Bài 3 trang 109. (Sách buổi 2. T2). Bài 4 trang 103. (Sách buổi 2. T2) * Bài tập bổ sung mức 3, mức 4: VD 1 1 1 Bài 1: Tìm x biết  x 2 3 5 7
  8. Bài 2: Tìm x là số tự nhiên biết: 1 1 1 1 : < x < : 6 2 2 6 B. ĐẠI LƯỢNG VÀ PHÉP ĐO ĐẠI LƯỢNG * NỘI DUNG DẠY HỌC ĐẠI LƯỢNG VÀ PHÉP ĐO ĐẠI LƯỢNG: *Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện các kĩ năng: - Chuyển đổi số đo (từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ và ngược lại, từ số đo đơn vị phức hợp (không quá hai tên đơn vị đo) ra đơn vị đơn và ngược lại. - Chuyển từ đơn vị lớn ra đơn vị bé. ( Nhân) - Chuyển từ đơn vị bé ra đơn vị lớn. (Chia ) - Đổi đơn vị đơn ra đơn vị phức tức là đổi từ 1 đơn vị đo thành 2 đơn vị đo. Ví dụ : 3125 kg = .tấn ..kg; 2015 dm2 = m2 .. dm2. - Đổi đơn vị phức về đơn vị đơn tức là đổi từ 2 đơn vị đo thành 1 đơn vị đo. 2 giờ 45 phút = ..phút; 5m 3dm = .cm. - Biết chuyển đổi số đo diện tích, biết ước lượng số đo diện tích, độ dài, khối lượng trong trường hợp đơn giản. - Sử dụng các dụng cụ đo tương ứng với mỗi đại lượng để xác định số đo trong trường hợp đơn giản với đơn vị đo thông dụng. Nội dung: 1. Củng cố và hoàn thiện về các đại lượng đã học: a. Củng cố đơn vị đo độ dài: Km, hm, dam, m, dm, cm , mm ( Mở rộng thêm xăng - ti- mét còn gọi là phân). VD: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 8m 7cm = ......cm 12 m 5 dm= cm 7005 mm = m mm 3 m 15 dm = năm 4 2. Hoàn thiện bảng đơn vị đo khối lượng, trên cơ sở mở rộng thêm các đơn vị đo: yến, tạ, tấn, héc-tô-gam, đề-ca-gam và mối quan hệ: Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g ( Mở rộng thêm héc tô gam còn gọi là lạng, đề ca gam còn gọi là hoa, ki- lô gam còn gọi là kí, hay cân) * Lưu ý: Hai đơn vị đo độ dài hoặc khối lượng đứng liền kề nhâu thì gấp kém nhau 10 lần. Bài 2, 3 trang 23 Bài 1, 2, 3 trang 24 3 Hoàn thiện bảng đơn vị đo thời gian trên cơ sở mở rộng thêm các đơn vị đo: giây, thế kỉ, thập kỉ, thiên niên kỉ, thập niên 1 thế kỷ = 10 thập kỷ = 100 năm 8
  9. 1 thiên niên kỷ = 10 thế kỷ = 1000 năm 1 thập niên = 10 năm * Lưu ý: - Biết chuyển đổi số đo thời gian. - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào? VD: Năm 40; năm 400; 1010; 1890; 1911; 1969; 1945 thuộc thế kỉ nào? Bài 1, 2 trang 172. Bài 3 trang 173.(SGK) Bài 2 trang 171, bài 2,1 tiết tiếp theo.(SGK) Bài 1,2 trang 178.(SGK) 4. Mở rộng thêm các đơn vị đo diện tích: dm2, m2, km2. * Lưu ý: Hai đơn vị đo diện tích đứng liền kề gấp kém nhau 100 lần Bài 1,2 trang 100. (SGK) Bài 1,2, 3 trang 172, 173 . (SGK) Bài 1,2 trang 116 Sách buổi 2 T20 5. Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng, diện tích, thời gian đã học. Bài 1 trang 170, (SGK) Bài 1,2 trang 171. (SGK) Bài 2 trang 24. Bài 3 trang 23 (SGK) * Bài tập bổ sung mức 3, mức 4: VD Bài 1: Đơn vị đo độ dài nào dưới đây được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn 5 1 A. m , m, 2 dm , 7 cm 2 4 5 1 B. 2 dm, m , m , 7 cm 2 4 1 5 C. 7 cm , 2 dm , m , m 4 2 Bài 2: Đơn vị đo khối lượng nào dưới đây được sắp xếp theo thứ lớn dần 3 1 A. kg ; yến , 2 2 dag , 707g 2 4 1 3 B. yến , 22 dag , 707g, kg 4 2 1 3 C. yến , kg, 707g , 2 2 dag 4 2 Bài 3: Khoảng thời gian nào ngắn nhất? A. 720 giây B. 3 giờ C. 20 phút D. 1 giờ 4 4 Bài 4: Tính : 3 thế kỉ - 3 thế kỉ 5 năm + 1 thập niên 2 = 300 năm – 155 năm + 10 năm = 145 năm +10 năm = 155 năm C. GIẢI TOÁN * Mục tiêu: 9
  10. 1. Giải bài toán có 1 hoặc hai phép trên cơ sở hiểu ý nghĩa và mối quan hệ của các phép tính cộng và trừ; nhân và chia (với các số tự nhiên có nhiều chữ số hoặc với các phân số). Bài 4 trang 57, 70,74 (SGK) Bài 3 trang 77, 78, 83, 90 (SGK) Bài 5 trang 163 (SGK) Bài 3 trang 169 (SGK) Bài 4 trang 170 (SGK) 2. Nhận dạng, phân biệt và giải được các bài toán có lời văn điển hình: Bài toán Tìm số TBC, bài toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó, bài toán ứng dụng phân số (tìm phân số của một số, các bài toán về ứng dụng tỉ lệ bản đồ, ), mỗi bài toán không quá 4 bước tính. * NỘI DUNG Dạng 1: Tìm số trung bình cộng - Trung bình cộng = Tổng : số các số hạng - Tổng = TBC x Số các số hạng Mở rộng thêm: Trong dãy số cách đều: - Trung bình cộng của một dãy gồm số lẻ các số cách đều nhau thì bằng số ở chính giữa của dãy số đó. Hoặc: TBC của dãy số cách đều = (Số đầu + Số Cuối) : 2 Bài tập thực hành: Mức 1: Tìm số TBC của a. 137; 248 ; 395. b. 348; 219; 560 ; 725 Mức 2: Trong năm năm số dân lần lượt của một phường tăng là 158; 147; 132; 103 ; 95 người. Hỏi trung bình hằng năm số dân của phường đó tăng bao nhiêu người? Mức 3: Bài 1: Tuổi Trung bình của 11 cầu thủ trong đội bóng là 22, nếu không kể thủ môn thì tuổi trung bình của các cầu thủ còn lại là 21. Hỏi thủ môn bao nhiêu tuổi? Bài 2: Tìm TBC của các số tự nhiên có 3 chữ số chia hết cho 2 và 5? Bài 3: Tuổi anh hơn tuổi TBC của hai anh em là 3 tuổi. Hỏi anh hơn em bao nhiêu tuổi? Mức 4: Bài 1: Dạng bằng TBC An có 20 nhãn vở, Bình có 16 nhãn vở. Bình có số vở bằng TBC số vở của ba bạn. Hỏi Hòa có bao nhiêu nhãn vở? Bài 2: Dạng ít hơn TBC Một giá sách có 4 ngăn. Ngăn thứ nhất có 246 quyển, ngăn thứ hai có 198 quyển, ngăn thứ ba có 234 quyển, ngăn thứ tư có ít hơn trung bình cộng số sách của cả 4 ngăn là 27 quyển. Hỏi ngăn thứ tư có bao nhiêu quyển sách? Bài 3: Dạng nhiều hơn TBC An có 20 nhãn vở, Bình có 16 nhãn vở. Bình có số vở nhiều hơn TBC số vở của ba bạn là 4 nhãn vở. Hỏi Hòa có bao nhiêu nhãn vở? Hoặc: 10