Hệ thống kiến thức Tiếng Việt Lớp 3 - Luyện từ và câu: Biện pháp tu từ So Sánh - Phạm Thị Mai Phương

docx 8 trang Hoàng Sơn 16/04/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức Tiếng Việt Lớp 3 - Luyện từ và câu: Biện pháp tu từ So Sánh - Phạm Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhe_thong_kien_thuc_tieng_viet_lop_3_luyen_tu_va_cau_bien_pha.docx

Nội dung text: Hệ thống kiến thức Tiếng Việt Lớp 3 - Luyện từ và câu: Biện pháp tu từ So Sánh - Phạm Thị Mai Phương

  1. Hệ thống kiến thức Tiếng Việt lớp 3 Luyện từ và câu: BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH Họ tên: Phạm Thị Mai Phương Đơn vị: Trường Tiểu học vàTHCS An Vũ
  2. Hệ thống kiến thức Tiếng Việt lớp 3 Luyện từ và câu: Biện pháp tu từ So Sánh I. Mục tiêu: - Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức về Biện pháp tu từ So sánh. - Thực hiện tốt yêu cầu dạng bài tập về Biện pháp tu từ So sánh. II. Kiến thức cần ghi nhớ: 1. Khái niệm Biện pháp so sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó ( chứ không đồng nhất hoàn toàn ) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng. 2.Tác dụng. Biện pháo so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc. 3. Cấu tạo: Gồm có 2 vế : - Vế được so sánh và vế để so sánh. - Giữa 2 vế thường có từ so sánh : như , như là, tựa như 4. Dấu hiệu. - Qua từ so sánh : là, như , giống, như là.. , - Qua nội dung : 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau. 5. Các phép so sánh được học ở Tiểu học . a. So sánh sự vật với sự vật. Ví dụ: Sự vật 1 Từ so sánh Sự vật 2( Sự vật để so ( Sự vật được so sánh) sánh) Hai bàn tay em như hoa đầu cành Cánh diều như dấu “ á” Hai tai mèo như hai búp lá non b. So sánh sự vật với con người. Ví dụ: Đối tượng 1 Từ so sánh Đối tượng 2
  3. Trẻ em( con người) như búp trên cành( Sự vật) Ngôi nhà ( sự vật) như trẻ nhỏ( người) Bà ( người) như quả ngọt ( sự vật) c. So sánh đặc điểm của 2 sự vật. Ví dụ: Sự vật 1 Đặc điểm so sánh Từ so sánh Sự vật 2 Tiếng suối trong như tiếng hát xa Giọt nước cam vàng như mật ong d. So sánh âm thanh với âm thanh. Ví dụ: Âm thanh 1 Từ so sánh Âm thanh 2 Tiếng suối như tiếng hát xa Tiếng chim như tiếng xóc những rổ tiền đồng e. So sánh hoạt động với hoạt động. Ví dụ: Sự vật Hoạt động 1 Từ so sánh Hoạt động 2 Lá cọ xòe như tay ( vẫy) Con trâu đen chân đi như đập đất 6. Các kiểu so sánh. a. So sánh ngang bằng : như, tựa như, là, chẳng khác gì,... Ví dụ: Làm mà không có lí luận chẳng khác gì đi mò trong đêm tối. b. So sánh hơn kém: chẳng bằng, hơn,
  4. 7. Sự khác nhau giữa hình ảnh so sánh và sự vật so sánh. - Hình ảnh so sánh: là phải nêu đầy đủ “ Sự vật được so sánh + từ so sánh + sự vật để so sánh” Ví dụ : Trẻ em như búp trên cành. - Sự vật được so sánh: Trẻ em Từ so sánh: như Sự vật để so sánh: búp trên cành. · Lưu ý: khi dùng từ so sánh “là” nó có ý nghĩa và giá trị tương đương từ so sánh “như” nhưng có sắc thái ý nghĩa khác. “như” có ý nghĩa sắc thái giả định, còn từ “là” có sắc thái khẳng định. VD: - Lũ đế quốc như bầy dơi hốt hoảng (sắc thái giả định ) - Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng ( sắc thái khẳng định ) III. Các dạng bài tập: Dạng 1: Cho câu văn, câu thơ tìm hình ảnh so sánh: VD: Tìm sự vật được so sánh trong câu sau: Trẻ em như búp trên cành. - Sự vật được so sánh là: . Mỗi bông hoa cỏ may như một tháp đèn xinh xắn nhiều tầng. - Sự vật được so sánh là: . Dạng 2: Cho đoạn văn, đoạn thơ tìm có mấy hình ảnh so sánh: VD: Đọc bài thơ Quê hương, khoanh vào chữ đặt trước câu trảlời đúng: A/ 5 B/ 6 C/ 7 Dạng 3: Tìm câu thơ có hình ảnh so sánh: VD: Khoanh vào chữ đặt trước câu văn có hình ảnh so sánh: a) Vườn nhà em có nhiều loại cây như: cam, táo, nhãn, vải, b) B) Cánh đồng lúa như một tấm thảm khổng lồ. Dạng 4: Thêm từ hoặc hình ảnh so sánh: VD: Điền từ vào chỗ trống để được câu có hình ảnh so sánh: Mặt trời như . Tính nóng như .. Mặt tươi như Dạng 5: Đặt câu có hình ảnh so sánh:
  5. VD1: Đặt 1 câu có hình ảnh so sánh nói về đồ dùng học tập của em. VD2: Tìm 1 thành ngữ, tục ngữ có hình ảnh so sánh rồi đặt câu. Dạng 6: Viết đoạn văn có hình ảnh so sánh. Dạng 7: Viết đoạn văn cảm thụ IV. Một số bài tập ôn luyện 1/ Gạch dưới các hình ảnh so sánh trong các dòng sau: a. Trăng khuy trăng tỏ hơn đèn. b. Những cây dâu chưa cao bằng đầu người. c. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. d. Như một giọng phát thanh viên, giọng Lan trong trẻo vang lên. 2/ Tìm từ chỉ sự so sánh ở các dòng trên. 3/ Tìm từ chỉ đặc điểm được so sánh trong câu sau: a. Ông hiền như hạt gạo b. Bà hiền như suối trong c. Tiếng hát trong như tiếng hát xa. 4/ Nối hình ảnh so sánh với kiểu so sánh phù hợp: a. Cháu khỏe hơn ông nhiều. So sánh ngang bằng b. Ông là buổi trời chiều. c. Cháu là ngày rạng sáng. So sánh hơn kém d. Trăng khuya sáng hơn đèn. 5/ Đọc đoạn thơ sau: Con mẹ đẹp sao! Những hòn tơ nhỏ Chạy như lăn tròn Trên sân trên cỏ. Tác giả dùng kiểu so sánh nào? Ghi lại dòng thơ có hình ảnh so sánh. 6/ Trong câu: Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. Tác giả đã dùng cách gì để so sánh? a. Dùng từ so sánh: như, là, tựa b. Dùng dấu gạch ngang( - )
  6. c. Không dùng từ so sánh và dấu gạch nối. 7/ Những câu văn nào dưới đây có hình ảnh so sánh: a. Những chú gà con chạy như lăn tròn. b. Những chú gà con chạy rất nhanh. c. Những chú gà con chạy lon ton. 8/ Đọc đoạn văn sau rồi gạch chân câu văn có hình ảnh so sánh: Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi,hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. 9/ Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh. a. Tán bàng xòe ra giống như ( cái lá, mái nhà, cái ô) b. Nhưng lá bàng mùa đông đỏ như ( ngôi sao, ngọn lửa, mặt trời) c. Sương sớm long lanh như ..( làn mưa, hạt cát, hạt ngọc) d. Hoa xoan nở từng chùm như ( chùm vải, chùm sao, chùm nhãn) 10/ Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau. a. Tiếng suối ngân nga như .. b. Mặt trăng tròn vành vạnh như c. Trường học là . d. Mặt nước hồ trong tựa như . 11/ Đặt 1 câu có hình ảnh so sánh con người với sự vật. 12/Viết một câu tho mẫu Ai thế nào? Nói về mẹ của em trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. 13/ Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh. a. Mặt trời mới mọc đỏ ối. b. Con song quê em quanh co, uốn khúc. 14/ Đọc câu thơ sau: Tóc bà trắng tựa mây bông Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy. Nguyễn Thụy Khoa
  7. Hãy cho biết phép so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ trên giúp em thấy được hình ảnh người bà như thé nào? V. Đáp án 1/ Gạch dưới các hình ảnh so sánh trong các dòng sau: a.Trăng khuy trăng tỏ hơn đèn. b.Nhữngcây dâu chưa cao bằng đầu người. c. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. d. Như một giọng phát thanh viên, giọng Lan trong trẻo vang lên. 2/ Từ chỉ sự so sánh ở các dòng trên. a. hơn b. chưa bằng c. chẳng bằng d. như 3/ Từ chỉ đặc điểm được so sánh trong câu sau: a. hiền b. hiền c. trong 4/ Nối hình ảnh so sánh với kiểu so sánh phù hợp: a. Cháu khỏe hơn ông nhiều. So sánh ngang bằng b. Ông là buổi trời chiều. c. Cháu là ngày rạng sáng. So sánh hơn kém d. Trăng khuya sáng hơn đèn. a,d nối với So sánh hơn kém. b,c nối với So sánh ngang bằng. 5/ Đoạn thơ sau: Con mẹ đẹp sao! Những hòn tơ nhỏ Chạy như lăn tròn Trên sân trên cỏ. Tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng.
  8. Dòng thơ có hình ảnh so sánh: Con mẹ đẹp sao! Những hòn tơ nhỏ Chạy như lăn tròn 6/ Trong câu: Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. Tác giả đã dùng cách để so sánh là: a. Dùng dấu gạch ngang( - ) 7/ Những câu văn nào dưới đây có hình ảnh so sánh: a. Những chú gà con chạy như lăn tròn. 8/ Đọc đoạn văn sau rồi gạch chân câu văn có hình ảnh so sánh: Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi,hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Các dạng bài sau tương tự