Hệ thống phần vần chỉ có âm đệm và âm chính môn Tiếng Việt Lớp 1 - Nguyễn Thị Phượng

doc 5 trang Hoàng Sơn 16/04/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống phần vần chỉ có âm đệm và âm chính môn Tiếng Việt Lớp 1 - Nguyễn Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doche_thong_phan_van_chi_co_am_dem_va_am_chinh_mon_tieng_viet_l.doc

Nội dung text: Hệ thống phần vần chỉ có âm đệm và âm chính môn Tiếng Việt Lớp 1 - Nguyễn Thị Phượng

  1. HỆ THỐNG PHẦN VẦN : MẪU 2 - OA VẦN CHỈ CÓ ÂM ĐỆM VÀ ÂM CHÍNH Môn : Tiếng Việt LỚP 1 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học & THCS An Vũ Họ và tên : Nguyễn Thị Phượng Đọc bài Lưu I: Mục tiêu - HS nắm chắc các vần của Tiếng Việt cũng như cách viết của các mẫu vần này. - Biết ghép phụ âm đầu với vần tạo thành tiếng có thanh ngang, ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh tạo thành tiếng khác nhau. - Biết phân tích tiếng thanh ngang thành 2 phần : phần đầu và phần vần, phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh (cơ chế tách đôi). - Đọc trơn, rõ ràng đoạn văn có trong mỗi bài. Tốc độ đọc tối thiểu là 10 tiếng / phút. - Nghe viết chính tả được đoạn văn theo yêu cầu. Viết đúng kiểu chữ thường cỡ vừa. Tốc độ tối thiểu là 3 phút/ một tiếng. - Nắm chắc luật chính tả. II: Kiến thức - Khi dạy mẫu 2- Vần OA chúng ta phải tiến hành qua các công đoạn sau : III: Hệ thống kiến thức a) Công đoạn 1: Lập mẫu ( Mẫu / oa / - vần có âm đệm và âm chính ) Mục đích, yêu cầu : Làm theo đúng Quy trình 4 việc, thực thi chuẩn xác từng thao tác, làm ra sản phẩn chuẩn xác, xứng đáng là mẫu chuẩn mực cho tất cả các tiết học của bài. b) Công đoạn 2: Dùng mẫu( Áp dụng cho tất cả các bài còn lại của phần vần) ( Quy trình giống quy trình tiết lập mẫu) . Tuy nhiên cần chú ý : + Mục đích của tiết dùng mẫu là: - Vận dụng quy trình từ tiết lập mẫu. - Luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với tiết lập mẫu. +Yêu cầu giáo viên trong tiết dùng mẫu: - Nắm chắc quy trình từ tiết lập mẫu.
  2. - Chủ động linh hoạt trong quá trình tổ chức tiết học sao cho phù hợp với học sinh lớp mình. *Bài Âm /oe/ là tiết dùng mẫu Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm Mục đích: HS phát âm tiếng chứa âm mới, nhận ra âm mới là nguyêm âm, vẽ được mô hình phân tích tiếng có âm mới. 1.1. Giới thiệu tiếng chứa vần - GV đưa ra tiếng chứa vần mới // và yêu cầu HS phát âm lại theo 4 mức độ T- N- N- T. 1.2. Phân tích tiếng - GV yêu cầu HS phân tích tiếng có chứa vần ( kết hợp vỗ tay) để biết phần đầu và phần vần. - GV cho HS phát âm lại vần, nhận xét hình dáng môi như thế nào. - Cho HS nhắc lại vần mới 1.3. Vẽ mô hình - GV vẽ và yêu cầu HS vẽ mô hình hai phần tiếng - GV yêu cầu HS viết âm /đ/ vào phần đầu của mô hình và nhắc lại /đ/ là phụ âm. - HS chỉ tay vào phần vần âm /e/ chưa biết chữ còn bỏ trống đọc /e/ là nguyên âm. Việc 2: Học viết chữ ghi âm Mục đích: HS nắm được cấu tạo chữ in thường và chữ viết thường. HS nắm được quy trình và viết được vần viết thường cỡ nhỡ, viết được các tiếng có vần. 2.1. Giới thiệu cách ghi vần bằng chữ viết thường. GV giới thiệu chữ in thường. (dùng chữ mẫu hoặc viết mẫu lên bảng, mô tả cấu tạo chữ để HS nhận biết khi đọc bài.) 2.2. Hướng dẫn viết chữ viết thường. - GV đưa ra chữ mẫu hoặc viết mẫu, hướng dẫn điểm chấm điểm tọa độ và quy trình viết. - HS luyện viết vào bảng con chữ viết thường. 2.3. Viết tiếng có vần vừa học. - GV yêu cầu HS đưa tiếng vào mô hình, thay các phụ âm đầu d, ch, c, b để tạo tiếng mới mỗi lần thay đều phân tích kết hợp với tay.( HS ghi vào bảng)
  3. - GV yêu cầu HS thay dấu thanh vào tiếng để tạo tiếng mới mỗi lần thay đều phân tích kết hợp với tay. ( HS ghi vào bảng) * Chú ý: GV hương dẫn học sinh các nét nối và vị trí đánh dấu thanh của tiếng. d/Hướng dẫn viết vở Em tập viết. - GV hướng dẫn cách tô chữ oe và khoảng cách giữa các chữ theo điểm chấm tọa độ trong vở, nét nối giữa các con chữ trong 1 tiếng, khoảng cách giữa các tiếng trong một từ. - GV kiểm soát quá trình viết của học sinh và chấm bài. Việc 3: Đọc Mục đích: HS đọc trôi chảy từ mô hình tiếng đến âm, tiếng từ, câu trong bài. a/ Đọc trên bảng - Phần này giáo viên linh động chọn vần , tiếng luyện tùy vào đối tượng trong lớp mình. - Đọc từ dễ đến khó, từ tiếng có thanh ngang đến các tiếng có dấu thanh. b/ Đọc trong sách giáo khoa( Đọc từ trên xuống, từ trái sang phải). * Chú ý: sử dụng nhiều hình thức đọc ( nhóm, cá nhân, cả lớp), các mức độ đọc ( T- N- N- T) Việc 4: Viết chính tả: Mục đích: HS viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng a/ Viết bảng con/ viết nháp. - GV đọc cho HS nghe viết từng tiếng vào bảng con hoặc nháp. - HS phát âm lại, phân tích rồi viết, viết xong lại đọc lại. b/ Viết vào vở chính tả. GV thực hiên đúng theo quy trình mẫu: + Bước 1: Phát âm lại( đồng thanh). + Bước 2: Phân tích( bằng thao tác tay). + Bước 3: Viết. + Bước 4: Đọc lại. * Đối với mẫu này GV cần chú ý cho hs nhớ lại các vân. - VD: oe,uê,uy.. - Nhớ được luật chính tả. - Với âm/ cờ/ em đã dùng luật chính tả e,ê,i : ca - ke - kê- ki.
  4. - Luật chính tả ghi âm /cờ/: âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng con chữ q( gọi là "cu" và âm đệm viết bằng chữ u. - Như vậy ghi một âm /cờ/ phải viết bằng mấy chữ cái khác nhau, nhưng cách đọc giống nhau. - Ghi âm / cờ/ có 3 chữ cái : c,k,q - Âm đệm được ghi bằng hai chữ cái : o ,u. - Đối với kiểu vần này chúng ta vận dụng cho các em dưới dạng bài tập sau - Đưa tiếng vào mô hình - Điền vần - VD : Dạng 1 - Điền c, k, q - quả .à, ..ẻ vở, vế uê - HS điền : quả cà, kẻ vở , quà quê - Điền vần /oa/ vào chỗ trống rồi viết lại câu sau : \ \ - Hè nhà bé kh .có h .che l ..x . - HS: Điền vần viết lại câu Hè nhà bé khoa có hoa che lòa xòa - VD : Dạng 2 - Đúng viết Đ, sai viết S trước mô hình tiếng - Viết lại câu rồi gạch dưới tiếng chứa âm đệm - VD: Nhà bà có đủ thứ quả: quả na, quả khế ,quả thị .. - HS : Viết lại câu và gạch chân tiếng chứa âm đệm Nhà bà có đủ thứ quả: quả na, quả khế ,quả thị .. - VD : Dạng 3 - Đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích. - VD : Dạng 4 - Tìm và viết tiếng ,từ, câu có vần đã học: oa,oe,uê .. - hoa,hòe, thuế . - khoe sắc, đỏ chóe, vạn tuế - Bé Hoa đi nhà trẻ. - Điền dấu ghi thanh.
  5. VD : Be khoe ba hoa hoe đa nơ ơ đâu he. HSđiền : Bé khoe bà hoa hòe đã nở ở đầu hè. * Điền tiếng có chứa các vần : oa,oe,uê .. VD: - cái .. , chợ .. , sắc - cái loa, chợ quê, khoe sắc * Cho các từ sắp xếp được câu có nghĩa - VD: - vốn quý, là,sức khỏe, nhất - Sức khỏe là vốn quý nhất. * Để giúp hs nắm chắc được mẫu này mỗi chúng ta phải giúp học sinh nắm được chắc cấu tạo của các vần , hiểu được luật chính tả â m /cờ /