Nội dung ôn tập môn Địa lí 9 - Phan Thị Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nội dung ôn tập môn Địa lí 9 - Phan Thị Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
noi_dung_on_tap_mon_dia_li_9_phan_thi_hue.doc
Nội dung text: Nội dung ôn tập môn Địa lí 9 - Phan Thị Huế
- PHÒNG GD&ĐT QUỲNH PHỤ Trường TH&THCS Quỳnh Hoa NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam I. KIẾN THỨC CƠ BẢN. A. Các dân tộc ở Việt Nam - Nước ta có 54 dân tộc - Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, phương thức sản xuất, quần cư, phong tục tập quán...). - Dân tộc Việt (Kinh): + Đông nhất (chiếm khoảng 86%). + Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, giỏi nghề thủ công. + Lực lượng lao động đông đảo trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật. - Các dân tộc ít người: + Có số dân và trình độ phát triển kinh tế khác nhau. + Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong một số lĩnh vực (trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công). + Tham gia vào các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, khọa học kĩ thuật,... - Việt kiều: Là bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. B. Phân bố các dân tộc 1. Dân tộc Việt (Kinh) - Phân bố rộng khắp trong cả nước. - Tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải. 2. Các dân tộc ít người - Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du: + Trung du và miền núi phía Bắc: 30 dân tộc. Tày, Nùng ở tả ngạn sông Hồng; Thái, Mường ở hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sống chủ yếu ở độ cao 700 - 1000 m. Trên vùng núi cao là người Mông. + Trường Sơn - Tây Nguyên: 20 dân tộc. Ê-đê ở Đăk Lăk, Gia-rai ở Kon Turn và Gia Lai, Mông sinh sống chu yếu ở Lâm Đồng. + Duyên hải cực nam Trung Bộ và Nam Bộ có dân tộc Chăm, Khơ-me. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ờ TP Hồ Chí Minh - Hiện nay: Có sự thay đổi (một số dân tộc ở phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên, tình trạng du canh du cư được hạn chế). II. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GẢI *Câu 1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ. Trả lời: - Nước ta có 54 dân tộc. - Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, phương thức sản xuất, quần cư, phong tục, tập quán,...
- Ví dụ: Một số dân tộc ở nhà sàn, một số dân tộc mặc váy có hoa văn sặc sỡ, một số dân tộc có nhà mồ dành cho người chết,... *Câu 2. Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta - Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các vùng đồng hằng, trung du và ven biển. - Các dân tộc ít người phân bổ chủ yếu ở miền núi và trung du. *Câu 3. Dựa vào bảng thống kê ở trang 6 SGK (Bảng 1.1. Dân số phân theo thành phần dân tộc ở Việt Nam năm 1999) cho biết em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em? Hãy kể một số nét văn hoá tiêu biểu của dân tộc em. Trả lời: - Ví du: Em thuộc dân tộc Kinh. - Dân tộc Kinh đứng đầu về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. - Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em là đồng bằng, trung du và ven biển. - Một sô nét văn hoá tiêu tiểu ở nhà trệt có kiến trúc đa dạng, làm ruộng lúa nước, ăm cơm bằng đũa, phụ nữ có trang phục đặc sắc là áo dài, có nhiều danh nhân văn hóa (như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh...), nhiều công trình văn hóa có giá trị (tác phẩm văn học, chùa chiền, lăng tẩm, đền đài...). Bài 2: Dân số và gia tăng dân số I. NỘI DUNG KIẾN THỨC 1. Số dân - Việt Nam là quốc gia đông dân (hơn 90 triệu người – 2014), đứng thứ 3 ở Đông Nam Á , thứ 8 ở Châu Á và thứ 14 trên thế giới. 2. Gia tăng dân số - Từ những năm 50 trở lại đây, nước ta bắt đầu có hiện tượng “ bùng nổ dân số” và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX. • Năm 2002, dân số là 79,7 triệu người • Năm 2009, dân số là 85,7 triệu người - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa đồng bằng và miền núi, thành thị với nông thôn. - Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số nên tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm. 3. Cơ cấu dân số - Theo giới tính • Tỉ lệ giới tính là số nam so với 100 nữ • Tỉ lệ giới tính ở Việt Nam đang có sự thay đổi (hiện nay 115 nam/ 100 nữ). - Theo độ tuổi • Cơ cấu độ tuổi cũng đang có sự thay đổi, nó được biểu hiện trên tháp dân số. • Độ tuổi 0 – 14 giảm • Độ tuổi từ 15 trở lên tăng. II. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI. *Bài tập 1: Hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta.
- Trả lời: - Số dân nước ta năm 2003 là 80,9 triệu người (năm 2007 là hơn 85 triệu người). - Tình hình gia tăng dân số nước ta: + Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục. + Sự gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn: Dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 - 1960; từ 1970 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm. + Hiện nay, dân số Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp (năm 1999, tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,43%). Tuy thế, mỗi năm, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người. + Tỉ lệ gia tăng dân số khác nhau giữa các vùng: Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất là Tây Nguyên, vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng. Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước là Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. *Bài tập 2: Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số và thay đổi cơ cấu dân số nước ta. Trả lời: a) Ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số - Về kinh tế: Góp phần vào tăng năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước, tăng thu nhập bình quân đầu người,... - Về nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân: Tạo điều kiện để nâng cao về y tế, chữa bệnh, chăm sóc con cái, giáo dục, cải thiện đời sống, thụ hưởng các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ,... - Về môi trường: Giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống. b) Ý nghĩa của sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta - Thể hiện xu hướng chung là dân số nước ta hướng đến cơ cấu không còn trẻ. - Tỉ trọng cao của dân số ở nhóm tuổi 0-14 đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số người đang bước vào tuổi lao động. *Bài tập 3: Dựa vào bảng sô liệu 2.3 trang 10 SGK (Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 1979 - 1999): - Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét. - Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979 - 1999. Trả lời: a) Tính (kết quả ở bảng) Năm 1979 19891 1999 Tỉ suất sinh (%) 32,5 31,3 19,9 Tỉ suất tử (%) 7,2 8,4 5,6 Tỉ lệ gia tăng tự 2,53 2,29 1,43 nhiên (%)
- - Nhận xét: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm qua các năm. b) Hướng dẫn vẽ biểu đồ - Vẽ biểu đồ đường. Trên cùng trục toạ độ, vẽ hai đường: Một đường thể hiện tỉ suất tử, một đường thể hiện tỉ suất sinh. Khoảng cách giữa hai đường đó chính là tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số. Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư I. KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Mật độ dân số và phân bố dân cư - Mật độ dân số nước ta cao (246 người/km2 năm 2003). - Dân cư nước ta phân bố không đều: + Giữa miền núi và đồng bằng: Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị. Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2) . Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/km2). Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/km2). => Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường. + Giữa thành thị và nông thôn: tập trung chủ yếu ở nông thôn (74%), ít hơn ở thành thị (26%). 2. Các loại hình quần cư Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư 3. Đô thị hoá - Nhờ sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao: + Số dân đô thị tăng. + Quy mô đô thị được mở rộng. + Phổ biến lối sống thành thị. - Tuy nhiên: trình độ đô thị hoá còn thấp, phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. + Nước ta có mật độ dân số cao. Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; miền núi dân cư thưa thớt. + Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm. + Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi, tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên. II.BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI *Bài tập 1: Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta. Trả lời: Dân cư nước ta phân bố không đều. - Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị, vì những nơi này có nhiều thuận lợi về điều kiện sống (địa hình, đất đai, nguồn nước, giao thông, trình độ phát triển kinh tế,...).
- - Dân cư thưa thớt ở miền núi, vì ở đây có nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt (địa hình dốc, giao thông khó khăn,...). *Bài tập 2: Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta. Trả lời: - Quần cư nông thôn: + Tên gọi điểm quần cư: Làng, ấp (người Kinh); bản (người Tày, Thái, Mường,...); buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); phum, sóc (người Khơ-me). + Các điểm quần cư phân bố trải rộng theo lãnh thổ. + Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. - Quần cư thành thị: + Ở nhiều đô thị, kiểu "nhà ống" san sát. + Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng được xây dựng ngày càng nhiều. + Có nhiều kiểu nhà biệt thự, nhà vườn,... *Bài tập 3: Quan sát bảng 3.2 trang 14 SGK (Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ) nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta. Trả lời: - Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng: + Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng, vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc. Chênh lệch giữa vùng cao nhất với thấp nhất đến 17,8 lần. + Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong đó thấp hơn cả là Tây Bắc, tiếp đến là Tây Nguyên. - Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: Từ năm 1989 đến 2003, mật độ dân số các vùng đều tăng, đặc biệt ở Tây Nguyên tăng gấp đôi. Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống I. KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Nguồn lao động và sử dụng lao động a) Nguồn lao động. - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động. - Đặc điểm nguồn lao động: + Thế mạnh: Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp. + Hạn chế: Lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. => Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.
- b) Sử dụng lao động. - Số lao động có việc làm tăng lên. - Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực: + Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. + Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm => Sự thay đổi này phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá đất nước hiện nay. 2. Vấn đề việc làm Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. - Khu vực nông thôn: thiếu việc làm => Nguyên nhân: do tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn hạn chế. - Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao. 3. Chất lượng cuộc sống - Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta đang được cải thiện: + Tỉ lệ người lớn biết chữ cao (90,3%). + Thu nhập bình quân đầu người tăng. + Các dịch vụ xã hội ngày càng tốt. + Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm. + Nhiều dịch bệnh bị đẩy lùi. - Hạn chế: chất lượng cuộc sống chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư. => Nâng cao chất lượng cuốc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đó là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm + Cơ cấu sử dụng lao động nước ta đang được thay đổi. + Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. II.BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI. *Bài tập 1: Tại sao giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta? Trả lời: Nguyên nhân - Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là phổ biến, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị tương đối cao. - Mỗi năm nước ta tăng thêm hơn 1 triệu lao động. *Bài tập 2: Chúng ta đã dạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân? Trả lời: - Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% (năm 1999). - Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng. - Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn. - Tuổi thọ bình quân tăng.
- - Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh được đẩy lùi. *Bài tập 3: Dựa vào bảng số liệu trang 17 SGK (bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế), nêu nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó. Trả lời: - Lao động ở khu vực Nhà nước qua các năm đều nhỏ hơn nhiều so với lao động ở các khu vực kinh tế khác (ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài). - Trong giai đoạn 1985 - 2002, lao động ở khu vực Nhà nước giảm, lao động ở các khu vực kinh tế khác tăng. - Sự thay đổi đó thể hiện nền kinh tế nước ta đang chuyển sang thị trường và hội nhập với thế giới. Bài 6: Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999 I. BÀI TẬP 1. Phân tích và so sánh hai Tháp dân số năm 1989 và năm 1999 Trả lời: Đặc điểm Tháp dân số 1989 Tháp dân số 1999 - Chân của đáy tháp thu hẹp - Đáy mở rộng Hình dạng - Thân thu hẹp - Thân mở rộng Hình dạng - Đỉnh hẹp và thấp - Đỉnh rộng và cao hơn - Nhóm tuổi 0 - 14 có - Nhóm tuổi 0 - 14 có tỉ lệ tỉ lệ khá cao: 39% tương đối thấp: 33,5% - Nhóm tuổi 15 - 59 có tỉ lệ cao Cơ cấu dân số - - Nhóm tuổi 15 - 59 có hơn 58,4% Theo độ tuổi (%) tỉ lệ cao 53,8% - Nhóm tuổi > 60 có tỉ lệ cao hơn trước với 8,1% - Nhóm tuổi > 60 Tỉ lệ dân số tương đối thấp: 7,2% Tương đối cao: 41,6/58,4 = phụ thuộc (%) Cao: 46,2/53,8 = 71,2% 85,8% 2. Nhận xét sự và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi. Trả lời: Sau 10 năm, cơ cấu dân số có chuyển biến tích cực: - Nhóm tuổi 0-14 giảm mạnh từ 39% xuống 33,5% (giảm 5,5%), nhờ những tiến bộ về y tế, vệ sinh. Đặc biệt, nhận thức về kế hoạch hoá gia đình của người dân được nâng cao. - Nhóm tuổi 15 - 59 tăng khá nhanh, từ 53,8% lên 58,4% (tăng 4,6%), do hậu quả của thời kì bùng nổ dân số trước đó khiến nhóm tuổi lao động hiện nay tăng cao.
- - Nhóm tuổi > 60 tăng chậm từ 7,2% lên 8,1% (tăng 0,9%), nhờ chất lượng cuộc sống được cải thiện. 3. Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số đôi với phát triển kỉnh tế - xã hội. Biện pháp khắc phục khó khăn. Trả lời: a) Thuận lợi Do cơ cấu dân số trẻ nên đất nước có nguồn lao động đựợc bổ sung dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, kích thích nền kinh tế phát triển. b) Khó khăn - Lớp người phụ thuộc chiếm tỉ lệ còn cao (71,2%), đặt ra nhu cầu lớn về giáo dục đào tạo với lớp trẻ và y tế, dinh dưỡng đối với lớp người cao tuổi tăng. - Lớp tuổi lao động ngày càng cao (58,4%), gây áp lực trong vấn đề giải quyết việc làm và nhiều vấn đề xã hội khác. c) Biện pháp - Giáo dục ý thức về kế hoạch hoá gia đình kết hợp với việc áp dụng các biện pháp y tế để giảm nhanh tỉ lệ sinh. - Tập trung đầu tư vào giáo dục — đào tạo đối với lớp trẻ để nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam I. KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1- Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới: Nền kinh tế nước ta trải qua nhiều giai đoạn phát triển gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước .- CM tháng 8/1945 đem lại độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân, nước VN dân chủ cộng hoà ra đời.- 1946-1954 là giai đoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp.- 1954-1975:+ Miền Bắc xây dựng CNXH và chi viện cho miền Nam đánh Mĩ.+ Miền Nam chống đế quốc Mĩ và tay sai.Nhìn chung trong các giai đoạn trên nền KT nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu và chịu nhiều tổn thất qua chiến tranh.- 1976-1986 đất nước thống nhất nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn : KT khủng hoảng kéo dài, tình trạng lạm phát cao, mức tăng trưởng KT thấp, sản xuất đình trệ. Trong hoàn cảnh nền KT còn bộc lộ nhiều tồn tại và yếu kém ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động KT và đời sống nhân dân, Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã quyết định đổi mới đất nước. Đây là mốc lịch sử quan trọng trên con đường đổi mới sâu sắc, toàn diện ở nước ta, trong đó có sự đổi mới về KT. 2- Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới: a) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: * Chuyển dịch cơ cấu ngành: - Nông, lâm, ngư nghiệp có tỉ trọng giảm liên tục từ 40% năm 1991 xuống còn 23% năm 2002. Do nền KT chuyển từ KT bao cấp sang KT thị trường, xu hướng mở rộng nền KT nông nghiệp hàng hoá và nước ta đang chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. - Ngành công nghiệp – xây dựng (CN-XD) có tỉ trọng tăng lên nhanh từ dưới 23.8% năm 1991 lên gần 38.5% năm 2002. Do chủ trương CNH-HĐH gắn liền với đường lối đổi mới nền KT do đó đây là ngành được khuyền khích phát triển nhất.CN-XD tăng chứng tỏ quá trình CNH-HĐH đất nước đang tiến triển tốt.-
- Ngành dịch vụ có tỉ trọng tăng nhanh từ năm 1991-1996 cao nhất là gần 45%, sau đó giảm xuống dưới 38.5% năm 2002, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997 (khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan ) làm các hoạt động KT đối ngoại tăng trưởng chậm. * Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: - Nước ta có 7 vùng KT :Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.Trong đó có 6 vùng KT giáp biển (Trừ vùng tây nguyên), do đó đặc trưng của hầu hết các vùng KT là kết hợp KT trên đất liền và KT biển đảo. - 3 vùng kinh tế trọng điểm :Vùng KT trọng điểm Bắc Bộ, Vùng KT trọng điểm Miền Trung và Vùng KT trọng điểm phía Nam.Các vùng kinh tế trọng điểm có tác dụng mạnh đến sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng kinh tế lân cận.-> Sự dịch chuyển cơ cấu lãnh thổ đã hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ tạo nên các vùng KT phát triển năng động. * Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:Từ một nền KT chủ yếu là Nhà nước và tập thể đã chuyển sang nền KT nhiều thành phần : KT Nhà nước,KT tập thể, KT tư nhân, KT cá thể và KT có vốn đầu tư nước ngoài.Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ. b) Những thành tựu và thách thứcTrong công cuộc đổi mới KT đất nước đã đạt được nhiều thành tựu tạo đà thuận lợi cho sự phát triển trong những năm tới, cụ thể như sau: -Công cuộc đổi mói nền KT từ năm 1986 đã đưa nền KT nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng, KT có tốc độ tăng trưởng KT cao (trên 7%) và tương đối vững chắc, ổn định. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH: +Sx nn phát triển theo hướng hàng hoá, Đa dạng hoá từ chổ phải nhập khẩu lương thực đến nay VN đã trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới. +Nền CN phát triển mạnh nkiều khu CN mới, khu chế xuất được xây dựng và đi vào hoạt động. Hình thành các ngành CN trọng điểm.Tỉ trọnh CN trong cơ cấu GDP tăng nhanh.-Các ngành dịch vụ phát triển nhanh. -Đời sống nhân dân được cải thiện. - Nước ta đang hội nhập vào nền KT khu vực và toàn cầu. Vị thế của VN trên trường quốc tế được nâng cao.Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cũng phải vượt qua nhiều khó khăn:- Nhiều tỉnh, huyện nhất là miền núi vẫn còn các xã nghèo, hộ nghèo. - Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt- Vấn đề việc làm còn nhiều bức xúc- Còn nhiều bất cập trong việc phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. - Biến động trên thị trường thế giới và khu vực, những thách thức khi nước ta thực hiện các cam kết AFTA, Hiệp định thương mại Việt –Mĩ, gia nhập WTO II. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI.
- *Bài tập 1: Hãy xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam các vùng kinh tế trọng điểm. *Bài tập 2: Vẽ biểu đồ hình tròn dựa vào bảng số liệu 6.1 trang 23 SGK (Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2002). Nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế. Hướng dẫn: - Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ tròn (1 hình tròn), các nan quạt thể hiện tỉ lệ % của các thành phần kinh tế (nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể, có vốn đầu tư nước ngoài). - Nhận xét: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ở nước ta đa dạng. Thành phần kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn. *Bài tập 3: Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta. Trả lời: - Thành tựu: + Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc. + Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. + Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là ngành dầu khí, điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng. + Ngoại thương và đầu tư nước ngoài có nhiều đổi mới. + Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. - Khó khăn, thách thức: + Sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng vẫn còn các xã nghèo, vùng nghèo. + Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm. + Những bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. + Vấn đề việc làm, xoá đói giảm nghèo. + Những khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp I. KIẾN THỨC CO BẢN. 1. Các nhân tố tự nhiên a) Tài nguyên đất. - Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp. - Tài nguyên đất đa dạng, gồm 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit + Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha; thích hợp nhất với cây lúa nước, các loại cây ngắn ngày; tập trung tại các đồng bằng. + Đất feralit: trên 6 triệu ha; thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày; tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên. b) Tài nguyên khí hậu. - Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. - Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao. => Ý nghĩa: