Nội dung ôn tập môn Giáo dục công dân 8 - Phan Thị Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nội dung ôn tập môn Giáo dục công dân 8 - Phan Thị Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
noi_dung_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_8_phan_thi_hue.doc
Nội dung text: Nội dung ôn tập môn Giáo dục công dân 8 - Phan Thị Huế
- PHÒNG GD&ĐT QUỲNH PHỤ Trường TH&THCS Quỳnh Hoa NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Bài 1: Tôn trọng lẽ phải I. NỘI DUNG KIẾN THỨC 1) Khái niệm: Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội 2) Ý nghĩa: Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực. 3) Cách rèn luyện: Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội II. BÀI TẬP 1. Em hãy lựa chọn cách giải quyết nào trong trường hợp sau đây và giải thích vì sao? Trong các cuộc tranh luận cùng các bạn cùng lớp, em sẽ a) Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác b) Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo d) Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình Trả lời: - Em lựa chọn cách giải quyết (c): Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo Bởi vì: khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến đó đã hợp lí chưa, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình. Nếu ý kiến của bạn đúng ý em phải bảo vệ ý kiến đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng, em phải thuyết phục để bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng. 2. Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây? Vì sao? a) Bỏ qua như không biết khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường. b) Xa lánh không chơi với bạn c) Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa. Trả lời:
- - Em lựa chọn phương án (c): Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn khong mắc khuyết điểm đó nữa. - Bởi vì: Nếu bạn thân mắc khuyết em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra cái sai để khắc phục, sửa chữa và lần sau không tái phạm nữa. Chính em đã hành động đúng, không bao che dung túng những thiếu sót của bạn. Đó là em đã giúp đỡ bạn một cách chân tình và thẳng thắn, là em tôn trọng lẽ phải, giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực. 3. Theo em hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? a) Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập b) Chỉ làm những việc mình thích c) Phê phán những việc sai trái d) Tránh tham gia những việc không liên quan đến mình đ) Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai e) Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luân với họ để tìm ra lẽ phải Trả lời - Theo em hành vi (a), (c), (e) biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải 4. Em hãy sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải Trả lời: - Thật vàng không sợ lửa - Nói phải củ cải cũng nghe - Danh ngôn: "Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận" - Descartes 5. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? - Ý kiến của bố mẹ luôn luôn đúng, mình phải tôn trọng - Ý kiến của thầy cô luôn luôn đúng, mình phải tuân theo Trả lời - Em không đồng ý với hai ý kiến trên. Bởi vì có lúc ý kiến của bố mẹ, thầy cố không hợp lí, chưa đúng. Vì thế theo em, mình phải lắng nghe những ý kiến của thầy cô, của bố mẹ và sau đó mình có cách xử sự đúng đắn, có ý kiến nói lên quan điểm của mình để bảo vệ lẽ phải, tôn trọng lẽ phải. 6. Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải? Trả lời: - Phải có thói quên và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. - Phải phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày. - Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải - Phải sống trung thực, thật thà và tôn trọng người khác. - Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập
- Bài 2: Liêm khiết I. NỘI DUNG KIẾN THỨC 1) Khái niệm: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sóng trong sạch, không hám danh không bận tâm toan tính nhỏ nhen ích kỷ 2) Ý nghĩa: Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người. II. BÀI TẬP: 1. Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết? a) Luôn mong làm giầu bằng tài năng và sức lực của mình b) Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích c) Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để có kết quả cao trong công việc d) Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình e) Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn f) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi g) Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định việc gì Trả lời: Những hành vi (b), (d), (f) thể hiện tính không liêm khiết: - Hành vi (b): Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích: Có thể việc làm đó gây thiệt hại cho tập thể hoặc cá nhân một người khác, hoặc việc đó gây hậu quả xấu. - Hành vi (d): Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình: Đây là hành vi hối lộ, mua chuộc, làm tổn hại đến danh dự bản thân và của cả người nhận quà cáp - Hành vi (f): Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi: Là một hành vi nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ vì cái tôi của mình 2. Em tán thành hay không tán thành với những việc sau đây? a) Bạn Bình đến xin cô giáo nâng điểm môn Toán cho mình b) Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông lâm làm giám đốc. Ai mang quà đến biếu ông Lâm đều không nhận c) Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây gỗ để bán d) Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên đã mang trả lại khách Trả lời: Em không tán thành với cách xử sự ở tình huống (a), (c) vì chúng thể hiện những khía cạnh khác nhau của sự không liêm khiết
- 3. Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì? Trả lời: Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính: trung thực, siêng năng, kiên trì, tôn trọng kỉ luật, sống yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải 4. Hãy sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tính liêm khiết? Trả lời: - Cây ngay không sợ chết đứng - Đói cho sạch, rách cho thơm - Danh ngôn: Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư (Bác Hồ) Bài 3: Tôn trọng người khác I. NỘI DUNG KIẾN THỨC 1) Khái niệm: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người 2) Ý nghĩa: Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng người khác đối với mình, mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh. II. BÀI TẬP: 1) Hành vì nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác? Vì sao? a) Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện b) Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết mọi người xung quanh c) Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học d) Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp đám tang đ) Bật nhạc to khi đã quá khuya e) Châm chọc, chế giễu người khuyết tật g) Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh h) Coi thường, miệt thị những người nghèo khó i) Lắng nghe í kiến của mọi người k) Công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình l) Bắt nạt người yếu hơn mình m) Gây gổ, to tiếng với người xung quanh n) Vứt rác ở nơi công cộng o) Đổ lỗi cho người khác Trả lời: - Các hành vi: (a), (i) là thể hiện sự tôn trọng người khác - Các hành vi: (b), (c), (d), (đ), (e), (g), (h), (k), (l), (m), (n), (o) đều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác 2. Em tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến dưới đây? Vì sao? a) Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình
- b) Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác c) Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình Trả lời: - Em không tán thành ý kiến (a) và đồng ý với ý kiến (b), (c). Bởi vì tôn trọng người khác là như sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá của người khác chứ không phải là hạ thấp mình. Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác với mình. Tôn trọng người khác thể hiện lối sông có văn hóa của mỗi người 3. Hãy dự kiến những tình huống mà em thường gặp trong cuộc sống để có cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng mọi người, theo các gợi ý sau: a) Ở trường (trong quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo) b) Ở nhà (trong quan hệ với ông bà, bố mẹ, anh chị em..) c) Ở ngoài đường, nơi công cộng. Trả lời: - Ở trường: + Đối với thầy cô giáo: lễ phép, nghe lời, kính trọng + Đối với bạn bè: chan hòa, đoàn kết, thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau - Ở nhà: + Đối với ông bà, cha mẹ: kính trọng, vâng lời + Đối với anh chị em: nhường nhịn, yêu thương, quý mến - Ở nơi công cộng: + Tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để người khác nhắc nhở hay bực mình 4. Em hãy sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác? Trả lời: - Ca dao: + Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau + Khó mà biết lẽ, biết lời Biết ăn, biết ở, hơn người giàu sang + Cười người chớ vội cười lâu Cười người hôm trước hôm sau người cười - Tục ngữ: + Kính già yêu trẻ + Áo rách cốt cách người thương Bài 4: Giữ chữ tín I. NỘI DUNG KIẾN THỨC 1) Khái niệm: Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng 2) Ý nghĩa:
- Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết 3) Cách rèn luyện: Cần làm tốt chức trách nhiệm vụ giữ đúng lời hứa, đúng hẹn II. BÀI TẬP: 1. Trong những tình huống sau: Theo em, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao? a) Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo là sẽ giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. Vì thế những bài tập nào mà Quang không làm được thì Minh đến làm hộ và đưa cho Quang chép b) Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình. c) Nam cho rằng, nếu có khuyết điểm thì cần phải thật thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa, còn làm được đến đâu lại là chuyện khác. d) Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng: cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả cho Trang cũng được. e) Phương bị ốm mấy ngày, không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ sang nhà giúp Phương học tập nhưng vì mải xem phim hay trên truyền hình nên Nga đã quên mất Trả lời - Câu a: Việc làm hộ bài của Minh là sai vì Minh không giữ đúng lời hứa là giúp đỡ Quang tiến bộ mà chỉ làm cho Quang lười, ỉ lại và học tập sẽ không tiến bộ lên được - Câu b: Bố Trung không phải là người không giữ lời hứa nhưng vì có việc đột xuất, như vậy bố Trung không phải cố ý không giữ lời hứa mà do hoàn cảnh khách quan mang lại - Câu c: Ý kiến của Nam là sai vì nếu đã nhận lỗi và hứa sửa chữa lỗi thì phải thực hiện, phải quyết tâm làm được mới tiến bộ - Câu d: Việc làm của ông Vĩnh là sai, mặc dù ông hứa với mọi người nhưng không thể làm được những điều mình đã hứa mặc dù ông biết điều đó - Câu đ: Việc làm của Lan là sai vì Lan đã sai hẹn không đúng lời hứa với Nga - Câu e: Việc làm của Nga là sai vì Nga không giữ đúng lời hứa với cô giáo 2. Em hãy kể một vài ví dụ về biểu hiện của hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chứ tín) mà em biết? Trả lời - Hà và Hặng hẹn nhau ngày lễ 20/11 sẽ đi thăm thầy cô giáo cũ từ hồi học lớp 1. Nhưng đến ngày đó, Hà cùng một số bạn đi thăm cô giáo chủ nhiệm lớp 7, Hằng chờ mãi không thấy Hà đâu - Kết quả học kì I môn Giáo dục Công dân của Thi chỉ đạt điểm trung bình vì thế ảnh hưởng đến kết quả xếp loại. Thi đã hứa với bố mẹ sẽ sắp xếp thời gian học tập hợp lí cho tất cả các môn để có kết quả tốt hơn. Thi đã giữ đúng lời hứa, cuối năm Thị đã đạt được học sinh giỏi toàn diện.
- - Hương có một cuốn truyện hay, Hương hứa đọc xong sẽ cho Hiền mượn nhưng khi đọc xong Hương lại cho Như mượn vì Hương thân Như hơn Hiền 3. Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín thì cần phải làm gì? Trả lời: Học sinh muốn giữ chữ tín thì cần phải: - Phân biệt được những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín - Rèn luyện theo gương những người biết giữ chữ tín - Thật thà, trung thực, tôn trọng người khác, tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản thân 4. Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, câu tục ngữ, danh ngôn nói về việc giữ tín? Trả lời: - Người sao một hẹn thì nên Người sao chín hẹn thì quên cả mười - Nói chín thì nên làm mười Nói mười làm chín kẻ cười người chê - Danh ngôn: " Người trung thực thường lấy đạo trung tín làm chữ" - Khổng Tử Bài 5: Pháp luật và kỉ luật I. NỘI DUNG KIẾN THỨC 1) Khái niệm: Pháp luật là các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. - Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động chặt chẽ của mọi người 2) Ý nghĩa: - Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất - Bảo vệ quyền lợi của mọi người. 3) Cách rèn luyện: Học sinh cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những qui định của nhà trường, cộng đồng và nhà nước. II. BÀI TẬP: 1. Có người cho rằng pháp luật chỉ cần với những người có tính kỉ luật, tự giác. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật là không cần thiết. Quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao? Trả lời: Quan niệm đó không đúng. Bởi vì pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả người có ý thức, tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động - tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội.
- 2. Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Trả lời: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan không thể coi là pháp luật vì nó không phải do nhà nước ban hành, và việc giám sát thực hiện không phải do cơ quan giám sát của nhà nước. Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan chỉ ở phạm vi hẹp có thể trường học này, cơ quan này có những quy định đó nhưng ở trường học khác, cơ quan khác lại không có quy định đó. Trong khi đó pháp luật là quy tắc xử sự ở phạm vi rộng và bắt buộc mọi người phải thực hiện. 3. Trong một số buổi sinh hoạt Đội, một số bạn đến chậm: a) Chi đội trưởng nhắc nhở, phê bình mấy bạn đó thiếu kỉ luật đội. b) Các bạn nói trên giải thích lại: Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác không thể coi đến muộn là thiếu kỉ luật Em đồng tình với chi Đội trưởng hay quan niệm của các bạn đến muộn? Vì sao? Trả lời: Em đồng tình với hành vi của chi Đội trưởng vì Đội là một tổ chức xã hội, có những quy định, thống nhất để hành động, đi họp chậm (không có lí do chính đáng) là thiếu kỉ luật Đội. 4. Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố hiện nay là do nhiều nguyên nhâ. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông không? Em thử nêu các biện pháp khắc phục? Trả lời: - Tắc nghẽn giao thông có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân thuộc về ý thức của người tham gia giao thông như không đi đúng phần đường quy định, lạng lách, vượt ẩu, chở những vật cồng kềnh..... - Biện pháp khắc phục là mọi công dân cần chấp hành nghiêm túc luật an toàn giao thông và nhắc nhở nhau cùng thực hiện. Công an điều khiển giao thông phải thực hiện nghiêm minh, đúng pháp luật về an toàn giao thông. 5. Em hãy sưu tầm một số tục ngữ, ca dao nói về chấp hành luật kỉ luật? Trả lời: - Tục ngữ: + Đất có lề, quê có thói + Phép vua thua lệ làng + Muốn tròn phải có khuôn Muốn vuông phải có thước + Luật pháp bất vi thân - Ca dao: + Bề trên ở chẳng kỉ cương Cho nên bề dưới lập đường mây mưa + Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm
- Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng lạnh mạnh I. NỘI DUNG KIẾN THỨC 1) Khái niệm: Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hay nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống. 2) Đặc điểm: - Phù hợp về quan niệm sống - Bình đẳng tôn trọng lẫn nhau - Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau - Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau 3) Ý nghĩa: - Giúp con người tự tin yêu cuộc sống. -Tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn. 4) Rèn luyện: - Có thiện chí - Hai bên cùng cố gắng - Luôn cư xử đúng mực II. BÀI TẬP: 1. Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến nào sau đây? Vì sao? a) Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở b) Bạn bè phải biết bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp c) Tình bạn trong sáng, lành mạnh dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng, tin cậy, chân thành, không vụ lợi, có trách nhiệm, luôn thông cảm, chia sẻ giúp đỡ nhau tiến bộ d) Tụ tập, rủ rê nhau hội hè, ăn chơi đàn đúm không phải là tình bạn trong sáng, lành mạnh. đ) Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp con người sống tốt hơn, yêu cuộc sống hơn e) Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới f) Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía Trả lời: - Em không tán thành với ý kiến (a), (b), (d), (e) Bởi vì đó làn những tình bạn không trong sáng, lành mạnh. - Em tán thành với ý kiến (c), (đ) và (f) Vì đó là đặc điểm tình bạn trong sáng, lành mạnh, nhờ có tình bạn trong sáng, lành mạnh mà con người sống tốt hơn, yêu đời hơn. Không thể có tình bạn một phía để xây dựng một tình bạn trong sáng, lành mạnh mà phải có thiện chí và cố gắng từ cả hai phía 2. Em sẽ làm gì nếu thấy bạn mình:
- a) Mắc khuyết điểm hoặc vi phạm pháp luật b) Bị người khác rủ rê, lôi kéo sử dụng ma túy c) Có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, rủi ro trong cuộc sống d) Có chuyện vui đ) Không che giấu khuyết điểm cho em e) Đối xử thân mật với một người bạn trong lớp Trả lời - Tình huống (a), (b): Chỉ ra những khuyết điểm hoặc những gì bạn vi phạm pháp luật, tìm cách khuyên ngăn bạn để bạn không tiếp tục mắc khuyết điểm và lao vào con đường sử dụng ma túy. - Tình huống (c): Em hỏi thăm, an ủi, động viên và giúp đỡ bạn - Tình huống (d): Em sẽ chúc mừng bạn - Tình huống (đ): Em hiểu ý tốt của bạn, không giận bạn và cố gắng sửa chữa khuyết điểm - Tình huống (e): Coi đó là chuyện bình thường, là quyền bình đẳng của bạn và không khó chịu, giận bạn vì chuyện đó 3. Hãy sưu tầm một câu chuyện, tấm gương về tình bạn trong sáng, lành mạnh? Trả lời: Tấm gương về tình bạn cao đẹp của hai em học sinh Nguyễn Ngọc Yến và Nguyễn Thị Thùy Dung lớp 9 B Trường THCS Vân Hồ đã làm nhiều bạn đọc xúc động. Chỉ vì một sự bất cẩn của người lớn mà Dung phải mang tật suốt đời, em không tự đi lại được và giọng nói cũng bị biến dạng. Trong lúc khó khăn ấy thì Yến đã đến với Dung bằng một tình bạn chân thành. Ngày ngày trên quãng đường gần 1km từ nhà đến trường, hình ảnh Yến cần mẫn cõng Dung đi học đã trở nên quen thuộc với thầy cô và bạn bè. Câu chuyện ấy hiện diện trong cuộc sống chúng ta như một nốt nhạc đẹp làm mọi người phải nhìn lại mình và suy ngẫm. Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội I. NỘI DUNG KIẾN THỨC Có 3 loại hoạt động quan trọng là: + Hoạt động xây dựng và bảo vệ nhà nước: chính trị, trật tự, an toàn xã hội + Hoạt động giao lưu con người với con người: nhân đạo, từ thiện. + Hoạt động của đoàn thể quần chúng: đoàn đội, câu lạc bộ... II. BÀI TẬP: 1. Theo em những hoạt động nào sau đây thuộc loại hoạt động chính trị- xã hội? Vì sao? a) Học tập văn hóa b) Tham gia các công việc gia đình c) Tham gia sản xuất ra của cải vật chất (công nghiệp, nông nghiệp...) d) Tham gia xây dựng các công trình (xây dựng nhà máy, cầu đường, xây dựng các công trình thủy điện...)