Nội dung ôn tập môn Lịch sử 7 - Chủ đề: Ôn tập chương IV - Nguyễn Thị Tâm
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập môn Lịch sử 7 - Chủ đề: Ôn tập chương IV - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
noi_dung_on_tap_mon_lich_su_7_chu_de_on_tap_chuong_iv_nguyen.doc
Nội dung text: Nội dung ôn tập môn Lịch sử 7 - Chủ đề: Ôn tập chương IV - Nguyễn Thị Tâm
- PHÒNG GD& ĐT QUỲNH PHỤ TRƯỜNG TH& VÀ THCS QUỲNH HOA NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 7 CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP CHƯƠNG IV I/ Câu hỏi ôn tập: 1. Về mặt chính trị. ? Nhận xét về sự giống và khác nhau của 2 tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê với thời Lý – Trần? Gợi ý: - Giống: các triều đình phong kiến đều xây dựng nhà nước tập quyền. - Khác: + Thời Lý – Trần bộ máy nhà nước đã hoàn chỉnh trên danh nghĩa nhưng thực chất vẫn còn đơn giản, làng xã còn nhiều luật lệ. + Thời Lê sơ bộ máy nhà nước tập quyền chuyên chế đã kiện toàn ở mức hoàn chỉnh nhất. Thời Lê Thánh Tông, 1 số cơ quan và chức quan cao cấp nhất và trung gian được bãi bỏ, tăng cường được tính tập quyền. Hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến địa phương, các đơn vị hành chính chặt chẽ hơn, đặc biệt là cấp thừa tuyên và xã. ? Cách đào tạo, tuyển chọn, bổ dụng quan lại? - Nhà nước thời Lê Thánh Tông lấy phương thức học tâp, thi cử là chủ yếu, đồng thởi là nguyên tắc tuyển lựa và bổ nhiệm quan lại. Các cơ quan và chức vụ giúp việc nhà vua ngày càng được sắp xếp quy củ và bổ sung đầy đủ. ? Nhà nước Lê sơ khác Lý – Trần ở điểm nào? - Lý – Trần là quân chủ quý tộc. - Lê sơ là quân chủ quan liêu chuyên chế. 2. Luật pháp. ? Luật pháp thời Lê sơ có gì giống và khác biệt với luật pháp thời Lý – Trần? - Giống: bảo vệ quyền lợi của nhà vua, giai cấp thống trị, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. - Khác: luật pháp thời Lê sơ có nhiều tiến bộ bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, đề cập vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ. 3. Kinh tế. ? Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác với thời Lý – Trần? 1
- - Nông nghiệp: + Quan tâm mở rộng diện tích đất trồng trọt. Thời Lê sơ diện tích đất trồng được mở rộng nhanh chóng bởi các chính sách khai hoang của nhà nước. Chú trọng xây dựng hệ thống đê điều. + Sự phân hoá ruộng đất ngày càng sâu sắc. Thời Lý – Trần ruộng đất công chiếm ưu thế, thời Lê sơ ruộng đất tư ngày càng phát triển. - Thủ công nghiệp: hình thành và phát triển các ngành thủ công truyền thống, thời Lê sơ có cac phường, xưởng sản xuất. - Thương nghiệp: chợ làng ngày càng được mở rộng, Thăng Long là trung tâm hương nghiệp hình thành từ thời Lý đến thời Lê sơ trở thành đô thị sầm 4. Xã hội. ? Thời lý, Trần và Lê sơ có những tầng lớp và giai cấp? có gì khác? - Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với những tầng lớp: quý tộc, địa chủ tư hữu, nông dân các làng xã, nô tì. - khác: thời Lý- Trần, tầng lớp quý tộc, vương hầu, quý tộc đông đảo nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông trong xã hội. - Thời Lê sơ, tầng lớp nô tì giảm dần về số lượng, tầng lớp địa chủ tư hữu rất phát triển. 5. Văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật. ? Thời Lê sơ giáo dục và thi cử đạt thành tựu gì? Có gì khác thời Lý- Trần? - Nhà nước quan tâm đến phát triển giáo dục, nhiều người đỗ tiến sĩ, thời Lê sơ tôn sung nho giáo. ? Văn học thời Lê sơ tập trung phản ánh nội dung gì? - Thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ca ngợi thiên nhiên, cảnh đẹp quê hương, ca ngợi nhà vua ? Nhận xét về những thành tựu khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ? - Phong phú đa dạng, có nhiều tác phẩm sử học, địa lí học, toán học rất có giá trị, nghệ thuật kiến trúc điêu luyện. - Yêu cầu HS lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học thời Lý, Trần và Lê sơ. Thời Lý(1010 – Thời Trần( 1226- Thời Lê sơ(1428 – 1225) 1400) 1527) Các tác Bài thơ thần bất - Hịch TướngSĩ: - Quân trung từ mệnh phẩm văn hủ( bản tuyên Trần Quốc Tuấn. tập, Bình Ngô đại cáo, học ngôn độc lập thứ - Tụng giá hoàn Chí Linh sơn phú nhất): Nam Quốc kinh sư: Trần quang của Nguyễn Trãi Sơn Hà của Lý khải. - Hồng đức quốc âm thi Thường Kiệt - Bạch Đằng Giang tập, quỳnh uyển cửu Phú: Trương Hàn ca, cổ tâm bách 2
- Siêu vịnh Lê Thánh Tông. Các tác Đại Việt sử kí: lê - Đại việt sử kí toàn phẩm sử Văn Hưu thư Ngô Sĩ Liên, Lam học sơn thực lục, Hoàng triều quan chế II/ LÀM BÀI TẬP CHƯƠNG IV Câu 1: Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa sau thế kỉ XIV chứng tỏ điều gì? a. Nhà nước đã suy yếu, không đảm nhận vai trò ổn định và phát triển đất nước. b. Sự sụp đổ của nhà Trần là không thể tránh khỏi. c. Nông dân đã giác ngộ và có ý thức dân tộc. d. a+c đúng. Câu 2: Đặc điểm cơ bản của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV: a. Nổ ra sớm, mạnh mẽ, liên tục, phối hợp chặt chẽ. b. Nổ ra sớm, khá liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp. c. Nổ ra muộn nhưng phát triển mạnh mẽ. d. Nổ ra muộn , phối hợp chặt chẽ. Câu 3: Quân Minh phải rút về đâu cố thủ trước sự tấn công và thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn? a. Nghệ An. c. Đông Quan. b. Thanh Hoá. d. Đông Triều. Câu 4: Thời Lê Thánh Tông ớ địa phương cả nước chia thành: a. 12 đạo. c. 12 lộ. b. 12 phủ. d. 13 đạo thừa tuyên. Câu 5 : Ai là người căn dặn các quan trong triều “một thước núi, một tấc sông của ta lẽ lại vứt bỏ”? a. Lê Thái Tổ. c. Lê Nhân Tông. b. Lê Thánh Tông. d. Lê Hiển Tông. Câu 6: Quân đội dưới thời nhà Lê được tổ chức chặt chẽ và theo chế độ: a. Ngụ binh ư nông. c. Ngụ nông ư binh. b.Ư binh hiến nông. d. Quân đội nhà nước. Câu 7: Bộ “Quốc triều hình luật” được biên soạn và phát hành dưới thời vua nào? a. Lê Thánh Tông. c. Lê Hiển Tông. b. Lê Nhân Tông. d. Lê Dực Tông. Câu 8: Dưới thời Lê sơ, việc định lại ruộng đất công làng xã được gọi là: a. Phép lộc điền. c. Phép tịch điền. b. Phép quân điền. d. Tất cả đều đúng. Câu 9: Hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội thời Lê sơ? 3
- a. Phật giáo. b. Đạo giáo. c. Nho giáo. d. Thiên chúa giáo. Câu 10: Thời Lê sơ, số lượng nô tì giảm dần bởi vì: a. Bị chết nhiều. b. Bỏ làng xã tha phương cầu thực. c. Quan lại không cần nô tì nữa. d. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì. Quỳnh Hoa, ngày 18/ 2/ 2020 Người thực hiện Nguyễn Thị Tâm 4