Ôn tập Giáo dục công dân 7 - Chủ đề: Yêu thương con người - Nguyễn Thị Lan
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Giáo dục công dân 7 - Chủ đề: Yêu thương con người - Nguyễn Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
on_tap_giao_duc_cong_dan_7_chu_de_yeu_thuong_con_nguoi_nguye.doc
Nội dung text: Ôn tập Giáo dục công dân 7 - Chủ đề: Yêu thương con người - Nguyễn Thị Lan
- ÔN TẬP GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CHỦ ĐỀ: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI I/ LÍ THUYẾT: 1. Yêu thương con người là gì ? - Yêu thương con người là: + Quan tâm giúp đỡ người khác. + Làm những điều tốt đẹp. + Giúp người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn. - Ví dụ: Người thầy thuốc hết lòng cứu chữa cho người bệnh, thầy cô giáo tận tụy bên trang giáo án để dạy học sinh nên người 2. Biểu hiện của lòng yêu thương con người ? - Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ. - Biết tha thứ, có lòng vị tha. - Biết hi sinh. 3. Ý nghĩa, phẩm chất của yêu thương con người ? - Đối với cá nhân: Được yêu quí, kính trọng. + Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, gian khổ trong cuộc sống. - Đối với xã hội: Là truyền thống quí báu của dân tộc. + Góp phần làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng. II/ BÀI TẬP: * Bài 1: Chọn đáp án đúng trong mỗi câu sau: Câu 1: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì? A. Tinh thần đoàn kết. B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần yêu nước. D. Đức tính tiết kiệm. Đáp án : B
- Câu 2: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học. B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình. C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường. D. Trêu tức bạn. Đáp án : C Câu 3 : Hành động nào là biểu hiện của yêu thương con người? A. Khuyên góp quần áo cho học sinh vùng cao. B. Gặt lúa giúp gia đình người già. C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn. D. Cả A,B,C. Đáp án : D Câu 4 : Hành động nào là biểu hiện không yêu thương con người? A. Đánh chửi bố mẹ. B. Đánh thầy giáo. C. Đánh bạn cùng lớp vì không cho chép bài. D. Cả A,B,C. Đáp án: D Câu 5: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì? A. Mọi người yêu quý và kính trọng. B. Mọi người kính nể và yêu quý. C. Mọi người coi thường. D. Mọi người xa lánh. Đáp án :A Câu 6: Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?
- A. Lòng yêu thương mọi người. B. Tinh thần đoàn kết. C. Tinh thần yêu nước. D. Lòng trung thành. Đáp án :A Câu 7: hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì? A. Đức tính chăm chỉ, cần cù. B. Đức tính tiết kiệm. C. Tinh thần kỷ luật. D. Lòng yêu thương con người. Đáp án: D Câu 8: Vào lúc rảnh rỗi M thường sang nhà V dạy bạn V học vì bạn V là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn M là người như thế nào? A. V là người có lòng tự trọng. B. V là người có lòng yêu thương mọi người. C. D là người sống giản dị. D. D là người trung thực Đáp án :B Câu 9: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người? A. Quan tâm, giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình, còn những người khác thì không quan tâm. B. Luôn nghĩ tốt và bênh vực tất cả mọi người, kể cả những người làm điều xấu, điều ác. C. Giúp đỡ người khác một cách vô tư, không mong sự trả ơn D. Giúp đỡ người khác để được giúp đỡ lại. Trả lời: C Câu 10: Em tán thành hoặc không tán thành những ý kiến nào dưới đây ? A. Chỉ cần yêu thương ông bà, bố mẹ và những người thân của mình. B. Người biết yêu thương con người sẽ không làm hại đến người khác. C. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện là thể hiện lòng yêu thương con người. D. Sự ban ơn và lòng thương hại làm giảm giá trị con người. E. Yêu thương con người là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trả lời: Tán thành: B, C, E
- Không tán thành: A, D Câu 11: Những câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng yêu thương con người? A. Thương người như thể thương thân B. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. C. Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. D. Lời nói, gói vàng E. Trâu buộc ghét trâu ăn G. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ H. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng I. Lá lành đùm lá rách Trả lời: Câu 7: A, C, G, I * Bài 2: a) Em hãy nhận xét hành vi của những nhân vật nêu trong các tình huống sau đây : - Mẹ bạn Hải không may bị ốm, Nam biết tin đã rủ một số bạn cùng lớp đến thăm hỏi, chăm sóc mẹ bạn Hải. - Bé Thuý ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua, thấy vậy đã vào băng bó vết thương ở tay cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em. - Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp 7A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý, với lí do Vân không phải là bạn thân của Toàn. - Trung hỏi vay tiền của Hổng để mua thuốc lá hút, Hồng không cho Trung vay mà còn khuyên Trung không nên hút thuốc lá. Lời giải : - Nam là người có đức tính yêu thương con người. Biết mẹ Hải ốm, không cần ai nhắc nhở, Nam đã biết đến thăm và giúp đỡ Hải khi mẹ đang ốm. - Long là người có đức tính yêu thương con người. Bởi mặc dù Thúy chỉ là một em bé hàng xóm nhưng biết Thúy bị thương bố mẹ lại đi vắng nên Long đã giúp đỡ em trong khi em còn nhỏ chua biết gì. Ngoài ra, em Thúy đảm bảo sức khỏe, Long còn biết mời bác sĩ đến băng khám vết thương cho em. - Toàn không phải là người có tính yêu thương còn người. Bởi Vân với Toàn học cùng lớp, Vân lại đang ốm không thể đi học được. Do đó, Vân mới nhờ sự giúp đỡ của Toàn. Thế nhưng Toàn lại từ chối. - Hồng là người có đức tính yêu thương con người bởi Hồng biết hút thuốc là không có lợi cho sức khỏe. Hồng muốn Trung khỏe mạnh nên mới khuyên bảo Trung đừng hút thuốc nữa. b) Hãy kể về một việc làm cụ thể của em thể hiện tình thương yêu giúp đỡ mọi người (đối với cha mẹ, anh chị em, bạn bè hoặc hàng xóm láng giềng, người trên đường phố...). Lời giải : Bố mẹ em đều là công nhân . Hàng ngày khi em và em của em còn yên giấc ngủ ngon, bố mẹ đã phải dậy sửa soạn ra ngã tư để chờ xe ô tô của nhà máy chở đi làm. Thương
- bố mẹ vất vả có lúc về đến nhà đã 7 giờ tối, ngoài việc chăm chỉ học hành, em thay bố mẹ chăm sóc em bé, dỗ dành em ăn sáng, đưa em đi nhà trẻ, chiều đón em về tắm rửa cho em, nấu cơm, quét dọn nhà cửa... c) Em hãy kể về những tấm gương (trong lớp, trong trường hoặc nơi em ở) đã giúp người khác trong đời sống, trong học tập thể hiện truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. Lời giải : Gần nhà em có bác Nam. Bác là thương binh nặng bị mất một cái chân. Trước bác làm giáo viên, sau này già nên bác về hưu và làm thêm nghề sửa xe đạp. Con cái của bác đều đi làm ăn xa, nên nhà bác chỉ có mỗi bác và vợ của bác. Hằng ngày vào những buổi chiều rảnh rỗi, bác thường gọi mấy đứa nhỏ không có tiền học thêm sang kèm cặp chúng nó học. Nhiều người đến sửa xe nhưng vì lỗi hỏng nhỏ nên bác cũng sửa giúp không công. Nhà có miếng gì ngon, của lạ bác đều chia cho hàng xóm. Ai ai cũng yêu quý và cảm thấy kính trọng bác. Bác xứng đáng là một chiến sĩ cụ Hồ. *Bài tập 3: Hãy nêu những biểu hiện của lòng yêu thương con người và những biểu hiện trái với lòng yêu thương con người trong cuộc sống. Trả lời: - Biểu hiện của lòng yêu thương con người • Chăm sóc ông bà, bố mẹ khi ốm đau, nhường nhịn em nhỏ. • Sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn • ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt • Thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sỹ • Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam • Hiến máu nhân đạo • Biết tha thứ khi người khác mắc lỗi • Biết hy sinh bản thân mình vì người khác. • Có lòng nhân ái, vị tha... - Biểu hiện trái với lòng yêu thương con người trong cuộc sống • Thờ ơ, lạnh nhạt • Căm ghét, căm thù • Thương hại • Làm những điều có hại cho người khác * Bài tập 4: Lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi con người và đối với xã hội? Trả lời • Yêu thương con người là phẩm chất đạo đức của mỗi con người • Là truyền thống của nhân dân Việt Nam • Người biết yêu thương con người sẽ được kính trọng, được mọi người yêu quý. *Bài tập 5: Em đã làm gì thể để thể hiện lòng yêu thương con người của mình? Trả lời: • Giúp bạn đến trường • Tặng các chú bộ đồ dùng như bàn chải , kem đánh răng , mì gói • Chép bài giùm bạn khi bạn bị bệnh • Giảng lại bài cho bạn nếu bàn không hiểu • Quyên góp tiền bạn cho người cơ nhỡ • Thăm trẻ em trong trải trẻ mồ côi.
- * Bài tập 6: Trong khu tập thể, bác Thu là một người khoẻ mạnh và tốt bụng. Nhưng trong một lần bị tai nạn giao thông, bác bị thương ở chân và từ đó bác phải đi tập tễnh. Một số trẻ con trong khu tập thể thường chế giễu, nhại dáng đi của bác và gọi bác là "bà chấm phẩy". Câu hỏi: 1/ Em suy nghĩ gì về hành vi của một số bạn nhỏ trong khu tập thể của bác Thu? 2/ Em sẽ góp ý cho các bạn ấy như thế nào? Trả lời: 1/ Hành vi của một số bạn nhỏ trong khu tập thể như vậy là không tốt, cần phải phê phán và nhắc nhở 2/ Em sẽ khuyên nhủ các bạn là nên thông cảm và yêu thương bác ấy hơn, bác ấy đã không may mắn nên mới xảy ra tai nạn giao thông, bác ấy cần sự cảm thông và chia sẻ yêu thương từ mọi người *Bài tập 7: Nhà trường phát động đợt quyên góp ủng hộ người nghèo và đồng bào bị bão lụt. Ở lớp Nam, các bạn ủng hộ tiền và rất nhiều quần áo. Riêng Nam nhà nghèo nên mặc dù rất muốn tham gia, Nam cũng chỉ đóng góp được một số ít sách vở và quần áo cũ. Các bạn trong lớp phê bình Nam làm ảnh hưởng đến thành tích của lớp và cho rằng Nam không biết yêu thương, giúp đỡ người khác. Câu hỏi: Theo em, các bạn phê bình Nam như vậy có đúng không? Vì sao? Trả lời: Yêu thương, giúp đỡ người khác là xuất phát từ tấm lòng chân thành của mình, mong muốn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác, có thể chỉ là lời động viên, an ủi... chứ không phải cứ giúp đỡ nhiều về vật chất mới là yêu thương con người. *Bài tập 8: Dì tôi đã nhét vào đầu tôi hàng núi những điều thần bí, cao siêu: Có một đấng tối cao đang dò xét, quan sát từng hành động, từng suy nghĩ của chúng ta. Điều đó làm tôi luôn luôn lo sợ. Đến mức có một hôm đi trên đường, tôi thấy một người đàn ông tiều tuỵ, đứng co rúm trên vỉa hè, tôi đã đạp xe qua một quãng dài vẫn phải quay lại để hỏi xem ông ta có cần giúp đỡ gì không? Tất cả vì tôi sợ có một lúc nào đó, tôi cũng bị bỏ rơi, bơ vơ như kẻ tội nghiệp kia. Câu hỏi: 1/ Lí do gì khiến nhân vật trong tình huống trên thấy phải giúp đỡ người đàn ông tội nghiệp? 2/ Hành động đó có phải xuất phát từ lòng yêu thương con người không? Vì sao? Trả lời: Hành động của nhân vật trong tình huống không thể hiện lòng yêu thương con người chân chính, vì nhân vật muốn giúp đỡ người đàn ông chỉ vì lo sợ đấng tối cao trừng phạt, bị bỏ rơi, bơ vơ. *Bài tập 9: Ông ta nằm ngã gục ở dưới gốc cây bàng, mồm sùi bọt, quần áo bẩn kết đất cát. Bọn tôi ngồi trong cửa hàng, cũng có đứa trong bọn định chạy ra nhưng lại thôi. Ông ta trông bẩn và kinh quá. Lát sau con bé nhà bên cạnh ngó ra, nó hét lên, ngay lập tức nó kéo ông cùng nó và gọi xích lô, khiêng ông ta đến bệnh viện. Một ông già và một đứa trẻ con, trong khi bọn tôi toàn thanh niên lộc ngộc. Kể cũng ngượng, nhưng... giá mà ông ta trông sạch sẽ một tí, đỡ ghê tay ! Câu hỏi:
- Em hãy nêu nhận xét và so sánh hành vi của các nhân vật trong tình huống trên để thấy ai có lòng yêu thương con người chân chính? Trả lời: Cứu người trong lúc nguy khốn là rất cần thiết, là điều mà ai cũng phải làm. Là thanh niên khoẻ mạnh mà không cứu người vì sợ bẩn là hành vi đáng lên án. *Bài tập 10: Hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về lòng yêu thương con người trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta? Trả lời: Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về lòng yêu thương con người: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ Lá lành đùm lá rách Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muôn tột bậc làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. (Hồ Chí Minh) * Bài 11: Tình huống nào sau đây thể hiện sự yêu thương hoặc không yêu thương con người? Trả lời:
- Giáo viên: Nguyễn Thị Lan