Ôn tập Giáo dục công dân 8 - Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Nguyễn Thị Lan
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Giáo dục công dân 8 - Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Nguyễn Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
on_tap_giao_duc_cong_dan_8_chu_de_quyen_va_nghia_vu_cua_cong.doc
Nội dung text: Ôn tập Giáo dục công dân 8 - Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Nguyễn Thị Lan
- ÔN TẬP GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 CHỦ ĐỀ: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH I/ LÍ THUYẾT: 1. Gia đình là gì? Những qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình nhằm mục đích gì? - Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách con người - Những quy định của pháp luật nhằm + Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc + Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam + Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình 2. Pháp luật quy định như thế nào về quyÒn vµ nghÜa vô cña cha mÑ, «ng bµ đối với con cháu ? + §èi víi cha mÑ: - Nu«i d¹y con thµnh nh÷ng c«ng d©n tèt - B¶o vÖ quyÒn vµ lîi Ých hîp ph¸p, t«n träng ý kiÕn con. - Kh«ng ph©n biÖt, ®èi xö gi÷a c¸c con. + §èi víi «ng bµ: - Tr«ng nom, ch¨m sãc, gi¸o dôc ch¸u - Nu«i dìng ch¸u cha thµnh niªn hoÆc ch¸u thµnh niªn bÞ tµn tËt nÕu kh«ng cã ngêi nu«i dìng. 3. Con cháu có quyền và nghĩa vụ gì đối với cha mẹ, ông bà ? - Yªu quý, kÝnh träng, biÕt ¬n cha mÑ, «ng bµ - Ch¨m sãc, nu«i dìng cha mÑ, «ng bµ ®Æc biÖt khi èm ®au, giµ yÕu. - Nghiªm cÊm ngîc ®·i, xóc ph¹m cha mÑ, «ng bµ. 4. Anh, chị, em trong gia đình có bổn phận với nhau như thê nào? - Th¬ng yªu, ch¨m sãc, gióp ®ì nhau vµ nu«i dìng nhau nÕu kh«ng cßn cha mÑ. 5. Nh÷ng quy ®Þnh trªn cña ph¸p luËt ®èi víi c¸c thµnh viªn trong gia ®×nh cã ý nghÜa g×? - Nh÷ng quy ®Þnh trªn nh»m x©y dùng gia ®×nh hoµ thuËn, h¹nh phóc, gi÷ g×n vµ ph¸t huy truyÒn thèng tèt ®Ñp cña gia ®×nh ViÖt Nam. II/ BÀI TẬP: * Bài 1: Em hãy kể những việc làm thể hiện sự quan tâm của mọi thành viên trong gia đình em trong cuộc sống hằng ngày (chia sẻ, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong công việc...) Bài làm: Những việc làm thể hiện sự quan tâm của mọi thành viên trong gia đình em trong cuộc sống hằng ngày: • Bố mẹ cùng nhau uống trà và bàn bạc công việc, cuộc sống sau mỗi buổi ăn tối. • Bố đón hai chị em sau mỗi giờ tan học • Hai chị em phụ mẹ nhặt rau để chuẩn bị bữa tối. • Em tắm cho em gái phụ mẹ công việc nhà. • Bố mang quần áo trong máy giặt đi phơi giúp mẹ. • E quét dọn nhà cửa phụ mẹ.
- • Pha trà mời ông bà và nhổ tóc sâu giúp ông bà. • Cha chăm sóc em khi mẹ đi công tác vắng... • Cha mẹ chăm sóc lo lắng cho em khi em đau ôm,... * Bài 2: Em thử hình dung nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì em sẽ ra sao ? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà, anh chị em ? Bài làm: Nếu không có tình yêu thương, chăm sóc dạy dỗ của bố mẹ thì em sẽ trở thành một đứa trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, không được sự đùm bọc, thiếu tình yêu thương gia đình. Cuộc sống luôn gặp nhưng khó khăn và vất vả. Vì vậy, cần phải làm tròn bổn phận của một người con trong gia đình, để ghi nhận công ơn của ông bà, cha mẹ. Nếu không sẽ trở thành một người con bất hiếu, sống không có đạo đức và bị xã hội lên án, chê trách. * Bài 3: Chi là một nữ sinh lớp 8. Một lần, Chi nhận lời đi chơi xa với một nhóm bạn cùng lớp. Bố mẹ Chi biết chuyện đó can ngăn và không cho Chi đi với lí do nhà trường không tổ chức và cô giáo chủ nhiệm không đi cùng. Chi vùng vằng, giận dỗi và cho rằng cha mẹ đã xâm phạm quyền tự do của Chi. Theo em, ai đúng, ai sai trong trường hợp này ? Vì sao ? Nếu em là Chi thì em sẽ ứng xử như thế nào ? Bài làm: Theo em, trong trường hợp này bố mẹ Chi đúng, còn Chi sai. Vì: Bố mẹ Chi lo lắng cho Chi, vì chỉ có lớp đi chơi với nhau mà không có người lớn đi cùng. Do đó, bố mẹ đã không cho Chi đi vì sự an toàn của con mình. Đó cũng là nghĩa vụ quản lý và chăm sóc con mà bố mẹ Chi đang thực hiện. Chi sai vì trước hết không tôn trọng ý kiến của bố mẹ. Hơn nữa, Chi không hiểu được suy nghĩ của bố mẹ, nên đã trách bố mẹ. Trong trường hợp này, nếu là em thì em sẽ nghe theo ý kiến của bố mẹ. Và phân tích cho các bạn trong lớp hiểu và đề xuất một vài ý kiến đi chơi gần nhà thay vì đi chơi xa như dự kiến trước đó. * Bài 4: Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất chiều chuộng và thoả mãn mọi đòi hỏi của Sơn. Sơn đua đòi ăn chơi, hút thuốc lá rồi bị nghiện ma tuý... Theo em, ai là người có lỗi trong việc này ? Vì sao ? Bài làm: Theo em, người có lỗi trong việc này đó chính là bố mẹ Sơn và cả Sơn
- Vì, bố mẹ Sơn có lỗi khi không quản lí, chăm sóc con cái cẩn thận, để con sa lầy vào con đường tệ nạn. Sơn có lỗi là vì Sơn không làm chủ được bản thân mình, không làm đúng nghĩa vụ của một người con trong gia đình phải chăm ngoan học tốt, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. * Bài 5: Lâm 13 tuổi. Một lần, Lâm đi xe máy vào đường ngược chiều và đâm phải một người đi xe đạp làm người đó bị thương và hỏng xe. Lâm bị cơ quan công an tạm giữ. Khi cơ quan công an mời bố mẹ Lâm đến để giải quyết việc bồi thường cho người bị đâm xe thì bố mẹ Lâm không chịu đến và nói rằng, mình không làm việc đó nên không chịu trách nhiệm. Theo em, bố mẹ Lâm xử sự như vậy có đúng không ? Vì sao ? Bài làm: Theo em, bố mẹ Lâm cư xử như vậy là không đúng, vì cha mẹ nào cũng đều phải chịu trách nhiệm với những hành vi của con mình, đó là quyền và nghĩa vụ được nhà nước quy định. Vì vậy, khi Lâm chưa đủ tuổi đi xe mà bố mẹ lại cho phép Lâm đi, lại đi ngược chiều và gây ra hậu quả thì bố mẹ Lâm phải là người đứng ra chịu trách nhiệm, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra vì Lâm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm, Lâm chỉ mới có 13 tuổi. * Bài 6: Đôi khi giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em có sự bất hoà. Trong trường hợp đó em sẽ xử sự như thế nào để khắc phục sự bất hoà, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình ? Bài làm: Đôi khi giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em có sự bất hoà. Trong trường hợp đó em sẽ: • Không đứng hẳn về bên nào, cố gắng thuyết phục mọi người bình tĩnh để giải quyết sự việc. Không nên bồng bột, nóng giận nhất thời mà làm tổn thương nhau • Tạo ra điểm chung thống nhất giữa 2 người. Dù là chuyện nhỏ cũng được. Để mọi người tìm được tiếng nói chung bước đầu. Từ đó, sẽ dễ dàng hơn trong việc giải quyết bất hoà * Bài 7: Em hãy tự nhận xét việc thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình và tìm biện pháp khắc phục những điều làm còn chưa tốt. Bài làm:
- Em nhận thấy, mình đã thực hiện khá tốt bổn phận và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình. Đó là biết vâng lời ông bà, cha mẹ, giúp đỡ ông bà, cha mẹ khi cần, cố gắng chăm ngoan học giỏi. Tuy nhiên, cũng có một số việc cần phải khắc phục như nên biết tiết kiệm tiền cho bố mẹ thay vì cùng các bạn tổ chức đi chơi, nên giúp bố mẹ chỉ em học nhiều hơn, hạn chế đi chơi thay vào đó cố gắng giúp bố mẹ làm việc nhà và học tập * Bài 8: Ý kiến nào sau đây là đúng về quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ ? A. Con có thể phản đối ý kiến của cha mẹ B. Con phải biết nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ C. Con phải tuyệt đối nghe theo cha mẹ D. Con có quyền không nghe theo lời cha mẹ Lời giải: Đáp án đúng là: B * Bài 9: Câu nào dưới đây là đúng về quyền của cha mẹ đối với con ? A. Cha mẹ có quyền phân biệt đối xử giữa các con B. Cha mẹ cần tôn trọng mọi ý kiến của con C. Cha mẹ cần tôn trọng mọi ý kiến đúng đắn của con D. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đến 25 tuổi Lời giải: Đáp án đúng là: C * Bài 10: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây ? A. Anh, chị không có nghĩa vụ nuôi dưỡng em khi cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng. B. Các cháu có bổn phận chăm sóc, phụng dưỡng ông bà. C. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành. D. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Lời giải: Đáp án đúng là: A
- * Bài 11: Nối mỗi cụm từ ở cột II sao cho tương ứng với nghĩa vụ được nêu ở cột I. I II A. Nghĩa vụ của anh chị em với nhau 1. Con, cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bàẾ B. Nghĩa vụ của con, cháu đối với cha 2. Không được ép buộc con làm những mẹ, ông bà điều trái pháp luật. C. Nghĩa vụ của cha mẹ đối với con 3. Anh chị em phải thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau. D. Nghĩa vụ của ông bà đối với cháu 4. Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu. Lời giải: Thứ tự sắp xếp đúng là: 1A - 3 ; B - 1 ; C - 2 ; D - 4 * Bài 12: Đến kì nghỉ hè, Thảo nói với bố mẹ tổ chức để cả nhà đi nghỉ mát ở Đà Lạt, đồng thời cũng động viên chị em Thảo là học sinh giỏi của năm học này. Nhưng bố Thảo không đồng ý, vì đi nghỉ ở Đà Lạt tốn kém lắm, bố mẹ chưa có đủ khả năng để lo liệu. Nghe vậy, Thảo giận bố và cho rằng bố không tôn trọng ý kiến của con. 1 / Theo em, suy nghĩ của Thảo như vậy có đúng không ? Vì sao ? 2/ Trong trường họp này, Thảo nên ứng xử thế nào ? Lời giải: 1/ Theo em, Thảo suy nghĩ như vậy là chưa đúng. Dù cho Thảo cũng được nêu ý kiến, nhưng Thảo không tôn trọng hoàn cảnh gia đình. 2/ Thảo nên tự hứa sẽ học tốt hơn làm món quà cho bố mẹ, cố gắng giúp đỡ bố mẹ các công việc nhà. *Bài 13 : Gia đình ông bà Huyên có hai người con, một trai một gái. Ông Huyên thường chiều chuộng cô con gái hơn người anh của cô. Thấy vậy, cậu anh trai có vẻ phản đối và cho rằng bố không công bằng. Ông Huyên thì cho rằng, mình là bố nên có quyền quý đứa này hơn đứa kia, thậm chí có thể phân biệt đối xử giữa các con của mình. 1/ Cách xử sự của ông Huyên có đúng với quy định của pháp luật không ? Vì sao ? 2/ Nếu ở vào trường hợp bị phân biệt đối xử giữa anh chị em trong gia đình, em sẽ xử sự thế nào ? Trả lời 1/ Ông Huyên xử sự không đúng với nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Luật Hôn nhân và gia đình nước ta quy định cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con. 2/ Em sẽ nói lên ý kiến của mình để bố mẹ có thể không như thế nữa.
- *Bài 14 : Được bố mẹ nuông chiều từ bé, càng ngày Chiến càng hư. Chiến học kém, hay trốn học, lại hay la cà ngồi ở quán nước, phì phèo hút thuốc theo mấy đứa trẻ hư khác. Có người hỏi tại sao hố mẹ Chiến lại chiều con quá như vậy thì bố Chiến phản bác lại rằng cha mẹ không có lỗi gì trong việc Chiến trở thành một đứa trẻ hư, mà đó là tại xã hội có nhiều tệ nạn. Em có đồng ý với ý kiến của bố bạn Chiến không ? Vì sao ? Trả lời Bố của Chiến nói như vậy là không đúng. Nuôi dạy con trở thành người con ngoan, trò giỏi, công dân có ích cho xã hội trước hết thuộc về trách nhiệm của gia đình, kết hợp với nhà trường và xã hội. *Bài 15 : Hân sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó như nhiều gia đình nông dân khác ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trong gia đình Hân, bà nội thường xuyên đau yếu từ mấy năm nay nên bố mẹ Hân phải vất vả kiếm sống để nuôi chị em Hân và chăm sóc bà nội. Thương bà, Hân tự nguyện vừa đi học vừa chăm sóc bà thay bố mẹ. Thấy Hân chăm sóc bà, có bạn nói : "Việc làm này của Hân là biểu hiện của đạo đức, không phải là biểu hiện về nghĩa vụ của công dân trong gia đình". Theo em, ý kiến của bạn nêu trên là đúng hay sai ? Giải thích vì sao. Trả lời Việc làm của bạn Hân trước hết là thực hiện nghĩa vụ của công dân trong gia đình, trong đó còn bao hàm cả biểu hiện đạo đức. *Bài 16: Em hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về bổn phận của các thành viên trong gia đình đối với nhau. Trả lời Những câu ca dao, tục ngữ nói về bổn phận của các thành viên trong gia đình đối với nhau. - Con có cha mẹ đẻ, chẳng ai lỗ lẻ chui lên - Một giọt máu đào hơn áo nước lã - Của chồng công vợ - Con dại cái mang. - Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau - Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. - Dù đi trăm núi ngàn khe Nhớ mẹ đau khát trong lòng ruột gan. - Đố ai đếm được vì sao
- Đố ai đếm được công lao mẹ thầy. - Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha. Giáo viên: Nguyễn Thị Lan