Ôn tập môn Địa lí Lớp 8 - Chủ đề: Đông Nam Á

doc 21 trang Hoàng Sơn 18/04/2025 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập môn Địa lí Lớp 8 - Chủ đề: Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docon_tap_mon_dia_li_lop_8_chu_de_dong_nam_a.doc

Nội dung text: Ôn tập môn Địa lí Lớp 8 - Chủ đề: Đông Nam Á

  1. I. Đông Nam Á Bài 14 Đông Nam á – Đất liền và hải đảo 1/ Vị trí - Phần lớn lãnh thổ thuộc đới khí hậu nhiệt đới, nằm phía đông nam châu Á, trong khoảng vĩ độ 100N đến 260B. + Phía Bắc giáp Trung Quốc và Mông Cổ. + Phía Đông, Tây và phía Nam giáp vùng biển Thái Bình Dương. + Điểm cực Bắc: thuộc Mi-an-ma, vĩ tuyến 28030’Bắc. + Điểm cực Nam: thuộc In-đô-nê-xi-a, vĩ tuyến 10030’Nam. + Điểm cực Đông: thuộc In-đô-nê-xi-a, kinh tuyến 1400 Đông. + Điểm cực Tây: thuộc Mi-an-ma, kinh tuyến 920 Đông. - Đông Nam Á là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; châu Á và châu Đại Dương. 2/ Đặc điểm địa hình Đông Nam Á: - Địa hình Đông Nam Á chủ yếu là núi và cao nguyên. - Phần đất liền: + Các dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a cao chạy hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh những khối núi cao nguyên thấp. + Các dãy núi chính: A-ra-can, Tan, Luông Pha Băng, Các- đa-môn, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, Đăng-rếch. Các cao nguyên lớn: San, Hứa Phan, Cò Rạt, Bô – lô –ven, Lâm Viên. + Thung lũng sông cắt xẻ sâu, địa hình bị chia cắt mạnh. + Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu các con sông. Các đồng bằng lớn: đồng bằng I-ra-oa-đi, đồng bằng sông Mê-Nam, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng. - Phần hải đảo: + Địa hình đồi núi chiêm phần lớn diện tích và các dải đồng bằng ven biển. + Nằm trong khu vực bất ổn định của vỏ Trái Đất, thường xảy ra động đất, núi lửa (đặc biệt quần đảo In-đô-nê-xi-a). * Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ: - Địa hình bằng phẳng là nơi xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, các nhà máy, xí nghiệp, nhà ở....thuận lợi cho hoạt động sống, phát triển kinh tế của các nước. 1
  2. - Đồng bằng châu thổ màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực lớn. - Dễ dàng cho giao thông qua lại, thúc đẩy giao lưu kinh tế. 3/ Đặc điểm gió mùa: - Mùa hạ: gió mùa mùa hạ tính chất nóng ẩm, mưa nhiều. - Mùa đông: gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô. * Tính chất trái ngược nhau như vậy là do hai loại gió có nguồn gốc hình thành và bề mặt đệm nơi chúng đi qua khác nhau. - Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua xích đạo đổi hướng Tây Nam, gió này đi qua vùng biển thuộc khu vực xích đạo nên mang theo nguồn nhiệt ẩm dồi dào. - Gió mùa mùa đông xuất phát từ khu khí áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, gió này di chuyển qua vùng nội địa rộng lớn của Liên Bang Nga và Trung Quốc nên có tính chất khô, lạnh giá. 2/Sự phân bố núi, cao nguyên và đồng bằng ở phần đất liền và đảo của Đông Nam Á: - Phần đất liền: + Các dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a cao chạy hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh những khối núi cao nguyên thấp. + Thung lũng sông cắt xẻ sâu, địa hình bị chia cắt mạnh. + Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu các con sông. - Phần hải đảo: + Địa hình đồi núi chiêm phần lớn diện tích, đồng bằng ven biển. + Nằm trong khu vực bất ổn định của vỏ Trái Đất, thường xảy ra động đất, núi lửa (đặc biệt quần đảo In-đô-nê-xi-a). Nhận xét: * Trạm Pa- đăng (P) - Nhiệt độ: cao quanh năm (trên 240C). - Lượng mưa: lớn quanh năm (không có tháng nào lượng mưa dưới 250mm) ⟹ Pa-đăng thuộc kiểu khí hậu xích đạo (nóng ẩm, mưa nhiều); vị trí ở trên dãy núi Ba- ri-xan thuộc Đ. Xu-ma-tơ-ra, In-đô-nê-xi-a. * Trạm Y-an-gun (Y) - Nhiệt độ: cao quanh năm (trên 230C), tuy nhiên biên độ nhiệt năm lớn. + Cao nhất là: tháng 5 (310C). 2
  3. + Thấp nhất là tháng 1 (240C). + Chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm là: 6-70C. - Lượng mưa: mưa theo mùa + Các tháng mưa nhiều nhất là: tháng 5 – 9. + Các tháng mưa ít nhất là: tháng 11-4. ⟹ Y-a-gun thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, vị trí ở Mi-an-ma. Bài 15 Dân cư xã hội ĐNA Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư Đông Nam Á ? Dân cư Đông Nam Á mang lại những thuận lợi gì cho phát triển kinh tế - Dân số đông và trẻ ( 536 triệu người năm 2002 chiếm 14,2% DS châu Á , 8,6% DS thế giới ) .- Mật độ dân số khá cao so với thế giới và tương đương với châu Á. - Dân số tăng nhanh ( tỉ lệ gia tăng là 1,5% ; cao hơn châu Á & thế giới) - Phân bố dân cư không đều : tập trung đông đúc ở các đồng bằng châu thổ và ven biển.- Nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it. * Thuận lợi : nguồn lao động dồi dào , thị trường tiêu thụ rộng lớn . 1/Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước? - Dân số đông và trẻ đem lại nguồn lao động dồi dào cho các ngành kinh tế, là thị trường tiêu thụ rộng lớn của các nước. - Dân cư tập trung ở các vùng đồng bằng, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lợi tự nhiên và vị trí địa lí vùng đồng bằng. - Người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong văn hóa, sinh hoạt, phong tục tập quán : các quốc gia dễ dàng giao lưu văn hóa, hợp tác, phát triển để giao lưu kinh tế, phong tục tập quán. 2/nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á. - Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng ven biển các quốc gia Việt Nam, In- đô- nê-xi-a, Phi-lip-pin Mật độ dân số cao trên 100 người/km2. - Các khu vực còn lại dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số phổ biến mức từ 1 – 50 người/km2. * Nguyên nhân: - Vùng đồng bằng ven biển khí hậu ôn hòa, địa hình bằng phẳng, các hoạt động sản xuất sinh hoạt diễn ra thuận lợi, dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Vùng còn lại chủ yếu là khu vực địa hình miền núi, khó khăn cho giao thông, phát triển kinh tế nên dân cư thưa thớt hơn. *Nông nghiệp: 3
  4. + Cây lương thực: phân bố ở các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển của hầu hết các quốc gia. Đây là cây lương thực chính nên được trồng ở những nơi có điều kiện thích hợp như khí hậu nóng ẩm, nước tưới dồi dào. + Cây công nghiệp là cao su, cà phê. mía... tập trung trên các cao nguyên do yêu cầu về đất, khí hậu khắt khe hơn. *Công nghiệp: + Luyện kim: có ở Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, thường ở các trung tâm công nghiệp gần biển, do có nguyên liệu hoặc nhập nguyên liệu. + Chế tạo máy: có ở hầu hết các quốc gia và chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp gần biển do thuận tiện cho việc nhập nguyên liệu cũng như xuất sản phẩm đã được chế biến. + Công nghiệp hóa chất: phân bố chủ yếu ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Thái Lan và Việt Nam. + Công nghiệp thực phẩm: có mặt ở hầu hết các quốc gia. Bài 16 Tình hình phát triển kinh tế ĐNA Câu 2 : Trình bày đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á ? Nhờ những điều kiện nào mà kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh ? a. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á * Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.- Các nước Đông Nam Á có tốc độ phát triển kinh tế khá cao song chưa vững chắc , dễ bị tác động từ bên ngoài. - Sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu chiếm vị trí đáng kể. - Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại , đe doạ sự phát triển bền vững. * Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi- Hiện nay đa số các nước đang tiến hành công nghiệp hoá bằng cách phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ trong nước và xuất khẩu . - Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi rõ rệt: Giảm tỉ trọng Nông nghiệp, tăng tỉ trọng của Công nghiệp và dịch vụ .- Nông nghiệp: Trồng nhiều lúa gạo , cây công nghiệp nhiệt đới .- Công nghiệp: Khai thác khoáng sản, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm.- Các ngành sản xuất chủ yếu tập trung chủ yếu ở đồng bằng & ven biển. b. Nguyên nhân dẫn đến kinh tế phát triển khá nhanh - Nguồn nhân công trẻ , dồi dào ( do dân số đông) - Tài nguyên thiên nhiên phong phú ( khoáng sản , rừng ) - Nhiều loại nông phẩm nhiệt đới ( lúa , cà phê, cao su ) - Tranh thủ được nhiều vốn đầu tư của nước ngoài. 1/Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc? do: - Ảnh hưởng của 2 cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 -1998 và 2008, đã làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực. 4
  5. - Chưa áp dụng được công nghệ hiện đại trong các ngành sản xuất, còn phụ thuộc vào các nước phát triển. - Chưa có chính sách thực sự đúng đắn cho sự phát triển công nghiệp- dịch vụ. - Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực (ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,..). 2/Em hãy cho biết các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế? Những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển kinh tế: - Vị trí địa lý, tiếp giáp: hầu hết các nước Đông Nam đều tiếp giáp với biển, rất thuận lợi cho giao lưu, liên kết với nhau bằng giao thông đường biển. - Phát triển đi lên từ nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng ⟹ giao lưu hợp tác về văn hóa. - Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau. 3/Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào? - Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự. - Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính. - Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”. - Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Bài 17: Hiệp hội các nước ASEAN 1/Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN. * Lợi thế: - Tăng cường buôn bán trao đổi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, mở rộng thị trường xuất khẩu. + Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam. + Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a. + Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử. 5
  6. - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. - Tăng cường hợp tác toàn diện với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng.... - Dự án phát triển hành lang Đông – Tây góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh ở miền Trung nước ta, đổi mới cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. * Khó khăn: - Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. - Sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ... 2/Thu thập thông tin về sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á. + Khi tham gia tăng tốc độ mậu dịch. + Xuất khẩu gạo ra các nước ASEAN. + Thúc đẩy hợp tác quan hệ giữa các nước ASEAN, thường xuyên giúp đỡ nước bạn khi gặp khó khăn. + Tham gia dự án hành lang Đông –Tây xóa đói giảm nghèo. + Quan hệ với các nước ASEAN trong thông tin, văn hóa, Bài 22 : VN đất nước con người 1/Hãy cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian qua. Quê hương em đã có những đổi mới, tiến bộ như thế nào? Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội nước ta được triển khai từ 1986, đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện. - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Nền kinh tế phát triển ổn định với gia tăng GDP hơn 7% một năm. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. - Sản xuất nông nghiệp phát triển: + Sản lượng lương thực tăng cao, bảo đảm vấn đề an ninh lương thực. + Hình thành một số hàng hóa xuất khẩu chủ lực: gạo, cà phê, chè, cao su, điều, tiêu, thủy hải sản. + Từ chỗ thiếu ăn, phải nhập khẩu lương thực, nước ta đã trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (Thái Lan. Việt Nam, Hoa Kì Mỗi năm xuất khẩu từ 3 đến 4 triệu tấn gạo. - Nền công nghiệp phát triển nhanh, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường. + Nhiều khu công nghiệp mới, khu chế xuất, khu công nghiệp kĩ thuật cao... được xây dựng và đi vào sản xuất. + Các ngành then chốt như dầu khí, than, điện, thép, xi măng, giấy, đường. - Dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đa dạng phục vụ đời sống và sản xuất trên cả nước. 6
  7. + Cả nước đã hình thành một thị trường thống nhất, hoạt động ngoại thương phát triển và mở rộng thị trường. + Dịch vụ giao thông vận tải được đầu tư xây mới nhiều tuyến đường ngang, đường Bắc - Nam, dịch vụ cảng, sân bay ngày càng nâng cấp hiện đại, + Bưu chính viễn thông và tài chính ngân hàng cũng đạt nhiều thành tựu. - Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập cho phép sử dụng tốt hơn các nguồn lực trong và ngoài nước. - Liên hệ thực tế địa phương: về đời sống nông dân, kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, điện, cấp nước sạch...), các ngành nghề sản xuất.. Bài 23: Vị trí giới hạn hình dạng lãnh thổ VN 1/Những đặc điểm nêu trên của vị trí địa lí có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta? Cho ví dụ. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, tính chất ven biển, tính đa dạng phức tạp. - Tính nhiệt đới ẩm gió mùa: + Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C. + Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm). + Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc. - Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật -> tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú. - Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa. + Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. + Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng. + Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi. - Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...). 7
  8. 2/Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta? - Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km, có tác động đến tự nhiên: + Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam (ranh giới là dãy Bạch Mã) và Đông - Tây. + Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, các khối khí qua biển tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta. - Đối với giao thông vận tải: + Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải theo chiều Bắc -Nam (đường bộ, đường biển, đường hàng không... ). + Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai. Đặc biệt là tuyến giao thông bắc - nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông. Bài 24 Vùng biển VN + Các eo biển: Ma-lắc-ca, Gas-pa, Ca-li-man-la, Ba-la-bắc, Min-đô-rô, Ba-si, Đài Loan. Quỳnh Châu. + Các vịnh biển: vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ. 1/ vị trí - Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2 tiếp giáp vùng biển của các nước Trung Quốc, Ca-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In- đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin. 2//Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải: - Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: đối với thủy sản khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm hoạt động nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt. - Giữ gìn, bảo vệ môi trường: Trong khai thác dầu khí cần chú ý hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu...để tránh gây ô nhiễm; không trực tieps xả rác và nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển. - Xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm, gây ô nhiễm hay khai thác trái phép. - Quy hoạch hợp lí các vùng kinh tế ven biển, tránh đầu tư ồ ạt, không kiểm soát. 3/ Em hãy cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta. Chúng là cơ sở cho những ngành kinh tế nào? - Khoáng sản: + Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu). 8
  9. + Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê. + Vật liệu xây dựng: cát, sỏi...là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. + Muối: phát triển ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Cà Ná, Sa Huỳnh). - Hải sản: trữ lượng thủy sản lớn với 4 ngư trường trọng điểm; cung cấp nguồn lợi cá, tôm, cua, rong biển... là cơ sở cho ngành khai thác hải sản. Các bãi triều đầm phá ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. - Vùng biển nước ta rộng lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, là cơ sở cho phát triển giao thông vận tải biển. - Dọc bờ biển có nhiều bãi biển đẹp, các đảo ven bờ...là cơ sở để phát triển ngành du lịch. 4/ Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển. Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa: - Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ. - Chế độ gió: trên Biển Đồng, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam. - Chế độ mưa: lượng mưa trên biển đạt 1100 - 1300mm/năm. 5/ Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? * Thuận lợi: - Biển Đông mang lại cho nước ta nguồn ẩm dồi dào và lượng mưa lớn, đồng thời các khối khí qua biển làm giảm bớt tính chất khắc nghiệt lạnh khô vào mùa đông và dịu bớt thời tiết oi bức của mùa hạ, thuận lợi cho hoạt động sống và phát triển kinh tếc của người dân. - Tài nguyên thiên nhiên vùng biển: + Khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất) với 8 bề trầm tích; ngoài ra có titan, cát thủy tinh, muối. + Hải sản: sinh vật vùng biển nhiệt đới đa dạng, năng suất sinh học cao với trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm,vài chục loài mực, các rạn san hô...Nhiều loài quý hiếm, có giá trị xuất khẩu cao: bào ngư, ngọc trai, cá thu, tôm hùm... thuận lợi cho khai thác hải sản biển. Vùng biển có diện tích mặt nước lớn, các cửa sông, đầm phá cung cấp diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. + Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, vùng biển có nhiều hòn đảo...thuận lợi để phát triển du lịch biển. + Vùng biển rộng lớn, nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế. Bờ biển kéo dài có nhiều vũng vịnh kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu => điều kiên phát triển dịch vụ hàng hải. * Khó khăn: thiên tai bão kèm mưa to gió lớn, sạt lở bờ biển, cát bay cát chảy,... 9
  10. Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên VN 1/Sự hình thành các bể than cho biết khí hậu và thực vật ở nước ta vào giai đoạn này như thế nào? - Các mỏ than đá lớn ở nước ta có tuổi Trung sinh. Chúng cho biết khí hậu lúc đó rất nóng ẩm, rừng cây phát triển mạnh mẽ. Điều này thúc đẩy quá trình phân hủy xác sinh vật và hóa than diễn ra mạnh mẽ. - Các loài thực vật hóa than cho biết các loài thực vật thống trị lúc đó là các họ dương xỉ và cây hạt trần. 2/ Trình bày lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn: - Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ): + Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển. + Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt. + Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi. - Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ): + Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm. + Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền. + Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần. + Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi. + Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp. - Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn): + Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta: bắt đầu cách đây 65 triệu năm và tiếp diễn đến ngày nay. + Chịu sự tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya nâng cao địa hình và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu. + Địa hình được trẻ hóa (điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn), nâng lên. Đồi núi cổ được nâng cao và mở rộng. + Hoạt động xâm thực, bồi tụ đẩy mạnh, hình thành các đồng bằng châu thổ (đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ). 10