Ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Bông
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Bông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
on_tap_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi_bong.doc
Nội dung text: Ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Bông
- ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 NĂM HỌC 2019-2020 A, HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I: LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919-1930 1, CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ 2 CỦA TDP TẠI VIỆT NAM( 1919-1929) Câu 1: Nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của TDP ở Việt Nam? a,Nguyên nhân: Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Pháp tuy là nước thắng trận nhưng bị thiệt hại nặng nề. b, Mục đích:Đẩy mạnh khai thác để bù đắp vào những thiệt hại do chiến tranh gây ra và để khôi phục lại địa vị của nước Pháp c, Nội dung khai thác: *Trong lĩnh vực nông nghiệp : Đây là lĩnh vực được Pháp tăng cường bỏ vốn đầu tư nhiều nhất.Thực dân Pháp ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam để thành lập các đồn điền trồng cây công nghiệp như chè, cà phê cao su, bông, đay, thầu dầu ...diện tích đồn điền của Pháp ngày càng rộng lớn, nhiều công ty cao su lớn ra đời như công ty Đất Đỏ, công ty Mi-sơ-lanh... *Trong lĩnh vực công nghiệp - Pháp đặc biệt chú trọng vào nghề khai mỏ,tất cả các công ty than có từ trước đều được tăng thêm vốn và hoạt động mạnh hơn, nhiều công ty than mới nối tiếp nhau ra đời. -Tuy nhiên Pháp chú ý vào những ngành công nghiệp nhẹ: Sợi Hải Phòng, Nam Định, nhà máy rượu Hà Nội, xay xát gạo Chợ Lớn *Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường Việt Nam. Để nắm chặt thị trường VN và Đông Dương tư bản Pháp đánh thuế nặng hàng hoá nhập vào nước ta, đặc biệt là hàng hoá của Trung Quốc và Nhật Bản *Về giao thông vận tải: Pháp đầu tư để phát triển thêm một số tuyến đường bộ,tuyến đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn: Đồng Đăng - Na Sầm, Vinh - Đông Hà *Về tài chính: Ngân hàng Đông Dương tiếp tục nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương. Tăng cường bóc lột bằng chính sách thuế. d,Chương trình khai thác bóc lột thuộc địa của Pháp lần thứ hai có tác động sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội VN 1
- *Đối với nền kinh tế, nó làm cho nền kinh tế Vệt Nam phát triển què quặt mất cân đối; nông nghiệp suy giảm, công nghiệp nhẹ phát triển, nhưng công nghiệp nặng lại bị kìm hãm. Nguồn tài nguyên khoáng sản cạn kiệt. Đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực *Về mặt xã hội chương trình khai thác bóc lột thuộc địa của Pháp đã làm cho xã hội VN có sự phân hoá sâu sắc, nhiều giai cấp mới ra đời và phát triển nhanh về số lượng và chất lượng . Câu 2:Phân tích sự chuyển biến của xã hội Việt Nam và thái độ chính trị, khả năng cách mạng của từng bộ phận giai cấp, tầng lớp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa ngày càng sâu sắc. Mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau, nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau. a,Giai cấp địa chủ phong kiến: Bị phân hoá thành: +Bộ phận đại địa chủ chiếm nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nông dân nên không có tinh thần cách mạng. + Bộ phận địa chủ vừa và nhỏ ( địa chủ dân tộc) có tinh thần yêu nước, tham gia các phong trào khi có điều kiện. b,Tầng lớp tư sản: Họ đã bị phân hoá thành hai bộ phận: + Tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc áp bức bóc lột nhân dân nên không có tinh thần cách mạng. + Bộ phận tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái độ đấu tranh không kiên định, dễ thỏa hiệp. c,Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: Tăng nhanh về số lượng, họ bị Pháp chèn ép, bạc đãi nên có đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức có điều kiện tiếp thu các trào lưu tư tưởng tiến bộ nên có tinh thần hăng hái cách mạng. Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ. d,Giai cấp nông dân: chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng. e,Giai cấp công nhân: ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của pháp và phát triển nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai. Có những đặc điểm riêng: bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt); có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc; Đặc biệt, thời kì này, giai cấp công nhân Việt Nam được tiếp thu ảnh hưởng của phong trào Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác-Lênin. Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta 2
- 2, HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI( 1919-1925) Câu 3. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923). Ý nghĩa? + Tháng 6 - 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản yêu sách đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. + Tháng 7 - 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn toàn tin theo Lê- nin và đứng về Quốc tế thứ ba. + Tháng 12 - 1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước: đó là con đường CM vô sản, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác - Lê-nin. + Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc Thuộc địa. Năm 1922, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ, viết bài cho các báo Nhân đạo, viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo trên được bí mật chuyển về Việt Nam. * Ý nghĩa chung: - NAQ đã tìm ra con đường cứu nước mới - Đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Người: Từ 1 chiến sĩ yêu nước trở thành 1 chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Việt Nam - Bước đầu xây dựng tình đoàn kết giữa cách mạng dân tộc giải phóng Việt Nam với các thuộc địa của Pháp. - Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, cách mạng vô sản và tố cáo tội ác của TDP Câu 4. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 - 1924). Ý nghĩa? + Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành, sau đó Người ở lại Liên Xô vừa học tập nghiên cứu vừa làm việc (viết bài cho báo Sự thật và tạp chí Thư tín Quốc tế). + Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản, phát biểu tham nổi tiếng về Cách mạng thuộc địa * Ý nghĩa: Hoàn thiện lý luận về tư tưởng lý luận cách mạng giải phóng dân tộc, tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào nước ta là bước chuẩn bị quan trọngvề lý luận và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. Câu 5. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924 - 1925).Ý nghĩa. + Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người đã tiếp xúc với các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam và thanh niên yêu nước mới sang để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6 - 1925). +Ngày 21-6-1925 Người đã sáng lập và xuất bản ra báo Thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc đã được tập hợp và in thành sách Đường Kách mệnh (1927), nêu ra phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. + Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tiến hành “vô sản hóa”, góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước * Ý nghĩa: NAQ không chỉ chuẩn bị về chính trị, tư tưởng mà còn chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời 1 chính đảng vô sản ở nước ta. Câu 6: Công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1930 đối với dân tộc Việt Nam và cách mạng thế giới?( Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể hãy nêu vai trò của NAQ trong quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?) *Đối với dân tộc Việt Nam: 3
- - Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. - Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam: + Tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta thông qua các sách báo như Nhân đạo, người cùng khổ, Đường Kách Mệnh,.... + Thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ( 6/1925), đào tạo cán bộ. - Với thiên tài và uy tín Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức Cộng sản thành một chính Đảng duy nhất – Đảng Cộng Sản Việt Nam (6/1/1930). - Đề ra đường lối cơ ban cho cách mạng Việt Nam, Vạch ra cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đó là Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt. *Đối với cách mạng thế giới: - Xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng ở chính quốc... - Cỗ vũ phong trào đấu tranh chống áp bức của các nước thuộc địa. - Làm phong phú thêm kho tàng lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin. II: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN 1945 C©u 7: Hoµn c¶nh lÞch sö, néi dung cña héi nghÞ thµnh lËp §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (3-2-1930)? Ph©n tÝch ý nghÜa lÞch sö cña viÖc thµnh lËp §¶ng? Vai trß cña NguyÔn Ái Quèc víi sù ra ®êi cña §¶ng? a. Hoàn cảnh lịch sử: * Khách quan: Từ năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng đến đời sông nhân dân Đông Dương. Hơn nữa chủ nghĩa Mác-Lênin được NAQ và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên truyền về Việt Nam * Chủ quan: - Ba tổ chức cộng sản ra đời, đó là 1 xu thế tất yếu của cách mạng, -Tuy nhiên ba tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, công kích, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, không có lợi cho phong trào cách mạng. - Yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam là phải có một chính đảng thống nhất trong cả nước. Quốc tế Cộng sản đã ủy nhiệm cho Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Hội nghị đã họp từ (ngày6 tháng 1 năm 1930 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930), tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). b. Nội dung Hội nghị: - Thành phần: NAQ chủ trì hội nghị, tham gia có 2 đại biểu Đông Dương cộng sản Đảng, 2 đại biể An Nam Cộng sản Đảng và 2 đại biểu nước ngoài. - Hội nghị đã tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. - Thông qua Chính cương vắn tắt , Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và trình bày. - Nguyễn Ái Quốc đã ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Sau hội nghị, ngày 24 - 2 - 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn cũng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, ba tổ chức cộng sản đã hợp nhất thành một Đảng duy nhất. c, Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng: - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở VN trong thời đại mới 4
- - Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN. - Là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng. - Từ đây cách mạng Việt Nam đã trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. - Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng VN. d. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng + Trực tiếp tổ chức và chủ trì Hội nghị thành lập ĐCS Việt Nam tại Hương Cảng - TQ. + Phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản trong nước, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một ĐCS duy nhất. + Viết và thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt. Đây được coi là cương lĩnh đầu tiên của Đảng. + Đề ra kế hoạch để các tổ chức cộng sản về nước xúc tiến việc hợp nhất, rồi đi đến thành lập ĐCS VN. C©u 8: Tr×nh bµy nguyªn nh©n bùng nổ vµ ý nghÜa lÞch sö cña phong trµo c¸ch m¹ng 1930-1931? a. Nguyên nhân : - Kinh tế: cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) từ các nước tư bản đó lan nhanh sang các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. Thêm vào đó là chính sách áp bức, bóc lột của đế quốc và phong kiến làm cho đời sống của nhân dân càng thêm khổ cực. Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. - Chính trị: sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Pháp tiến hành cuộc khủng bố trắng, khiến tình hình Đông Dương trở nên căng thẳng. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng khéo léo kết hợp hai khẩu hiệu "Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất dân cày", vì vậy đã đáp ứng phần nào nguyện vọng nhân dân, kịp thời tập hợp họ lại và phát động họ đấu tranh. - Ba nguyên nhân trên đã dẫn tới bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931, trong đó nguyên nhân ĐCS VN ra đời là cơ bản, quyết định bùng nổ phong trào. b. Ý nghĩa lịch sử của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: - Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, đường lối của Đảng là đúng đắn. - Khối liên minh công nông được hình thành - Phong trào thể hiện sức mạnh và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam - Qua phong trào, 1 hình thức chính quyền mới, 1 mô hình xã hội mới ở nước ta được hình thành - Phong trào cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm: Bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng, bài học về khối liên minh công nông, bài học về sử dụng bạo lục, bài học về xây dựng chính quyền - Đây là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng để chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám sau này. Câu 9: Tại sao phong trào lại phát triển mạnh nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh? 5
- - Nghệ An và Hà Tĩnh là vùng đất nghèo, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Là nơi chịu ách áp bức bóc lột nặng nề của thực dân, phong kiến. Người dân nơi đây có truyền thống yêu nước. - Là nơi tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp, các tổ chức cộng sản và các cơ sở Đảng khá mạnh. Câu10 : Ý nghĩa lịch sử của cuộc vận động dân chủ (1936-1939) + Ý nghĩa của phong trào: - Qua phong trào, tư tưởng Mác - Lê-nin, đường lối của Đảng được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng. Các tổ chức Đảng được phát triển, cán bộ cách mạng được rèn luyện. - Qua phong trào, quần chúng nhân dân được giác ngộ, tập dượt đấu tranh, đội quân chính trị của quần chúng gồm hàng triệu người từ thành thị đến nông thôn được tập hợp. - Qua phong trào để lại nhiều bài học quý báu được rút ra cho cách mạng tháng Tám sau này: Bài học về sự vận động, liên minh, giác ngộ, lôi kéo quần chúng, bài học về sử dụng các hình thức khẩu hiệu đấu tranh, bài học về xây dựng mạttrận thống nhất. - Phong trào dân chủ 1936 - 1939 là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 11: Lập niênbiểu quá trình hoạt động ở nước ngoài của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1925? (Thời gian / Sự kiện / Ý nghĩa, tác dụng) Thời gian Sự kiện Ý nghĩa, tác dụng 6/1919 Gửi tối hậu thư Vec-xai “ Bản Như một “hồi chuông” thức tỉnh tinh thần yêu yêu sách của nhân dân An nước đối với nhân dân, như một “quả bom nổ Nam” đòi quyền lợi cho nhân chậm” làm cho kẻ thù khiếp sợ dân Việt Nam. 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước, khảo lần I những luận cương giải phóng dân tộc. Từ đó người hoàn tin Lênin, về vấn đề dân tộc và vấn đề dứt khoát đứng về Quốc tế thứ III. thuộc địa” của Lênin. 12/1920 Người tán thánh Quốc tế thứ Đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động III của Lênin. Tham gia sáng cách mạng của mình từ chủ nghĩa yêu nước sang lập Đảng Cộng Sản Pháp. chủ nghĩa Mác – Lênin. 1921 Sáng lập Hội liên hiệp thuộc Đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ địa, viết nhiều bài báo “Người nghĩa thực dân, thông qua tổ chức truyền bà chũ cùng khổ”, “Đời sống công nghĩa Mác – Lênin đến các dân tộc thuộc đến các nhân”, “nhân đạo”,... dân tộc thuộc địa. Đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân đứng dậy đấu tranh. 6/1923 Dự hội nghị Quốc tế nông dân Tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin qua và được bầu vào ban chấp những bài báo “Sự thật” và “Thư tín” . hành. 1924 Dự đại hội Quốc tế cộng sản Tại đây người trình bày tham luận nêu rõ quan lần V. điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và mối quan hệ của cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc. 6/1925 Thành lập Hội Việt Nam Cách Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Mạng Thanh Niên. Cộng Sản Việt Nam. Tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin. 6
- Quỳnh Hội ngày 17 tháng 02 năm 2020 Duyệt của BGH Giáo viên Nguyễn Thị Bông 7