Ôn tập môn Tin học Lớp 6 - Bài 16 đến bài 20

doc 12 trang Hoàng Sơn 19/04/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Tin học Lớp 6 - Bài 16 đến bài 20", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docon_tap_mon_tin_hoc_lop_6_bai_16_den_bai_20.doc

Nội dung text: Ôn tập môn Tin học Lớp 6 - Bài 16 đến bài 20

  1. Bài 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN 1. Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản - Microsoft Word là phần mềm soạn thảo văn bản rất thông dụng do hãng Microsoft phát hành chạy trong môi trường hệ điều hành Windows. - Microsoft Word có rất nhiều phiên bản như : Microsoft Word 95, Microsoft Word 2000, Microsoft Word 2003, Microsoft Word 2007, Microsoft Word 2010 2. Khởi động word: 3. Có gì trên cửa sổ của Word? a)Thanh bảng chọn (Thanh Menu): Gồm nhiều bảng chọn cho phép chúng ta lựa chọn các chức năng làm việc. b) Các thanh công cụ: Chứa các nút lệnh cho phép làm việc trực tiếp từ các công cụ này. - Khu vực soạn thảo : cho phép soạn thảo nội dung văn bản. Ngoài ra còn có con trỏ văn bản, thanh cuộn ngang, cuộn dọc, thanh trạng thái 4. Mở và lưu văn bản: * Mở văn bản: 1. Nháy nút lệnh (Open) trên thanh công cụ; 2. Nháy chọn tên tệp; 3. Nháy nút Open để mở * Lưu văn bản: 1. Nháy nút lệnh (Save) trên thanh công cụ; 2. Gõ tên tệp văn bản vào ô File name; 3. Nháy nút Save để lưu. * Kết thúc: - File/ Exit. Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 1. Các thành phần của văn bản - Kí tự: là con chữ, số, kí hiệu. - Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải. - Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành một đoạn văn bản. Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản. - Trang: Phần văn bản trên một trang in được gọi là trang văn bản. 2. Con trỏ soạn thảo - Con trỏ soạn thảo: là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào. 3. Quy tắc gõ văn bản trong Word ? + Các dấu câu như: ?,!,; phải được đặt sát vào từ đứng trước nó. 1
  2. + Các dấu ngoặc phải được đặt sát vào bên phải ký tự cuối cùng của từ ngay trước đó. + Giữa các từ chỉ dùng một ký tự trống để phân cách. + Ấn phím Enter để kết thúc đoạn văn bản chuyển sang đoạn văn bản mới. Ví dụ: Nước Việt Nam ( thủ đô là Hà Nội). Nước Việt Nam(thủ đô là Hà Nội). 4. Gõ văn bản chữ Việt - Để gõ được chữ Việt bằng bàn phím ta phải dùng chương trình hỗ trợ. (VietKey hoặc Unikey) Bài 15 : CHỈNH SỬA VĂN BẢN 1. Xóa và chèn thêm văn bản: * Xóa văn bản - Backspace: xóa ký tự trước con trỏ soạn thảo. - Delete: xóa ký tự sau con trỏ soạn thảo. * Chú ý: Kiểm tra kỹ nội dung trước khi xoá. * Chèn thêm văn bản - Di chuyển con trỏ soạn soạn vào vị trí cần chèn và gõ thêm nội dung vào 2. Chọn phần văn bản: - Các bước chọn phần văn bản: + Nháy chuột tại vị trí bắt đầu. + Kéo thả chuột đến cuối phần văn bản cần chọn. - Nháy nút lệnh (Undo) để khôi phục lại trạng thái ban đầu. 3. Sao chép + Chọn phần văn bản muốn sao chép + Nháy nút (Copy) trên thanh công cụ. + Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần sao chép rồi nháy nút (Paste). * Lưu ý: có thể nháy nút Copy 1 lần và nháy nút Paste nhiều lần để sao chép nội dung vào nhiều vị trí khác nhau. 4. Di chuyển + Chọn phần văn bản muốn di chuyển + Nháy nút Cut trên thanh công cụ. + Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí mới rồi nháy nút (Paste). Bài 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN 1. Định dạng văn bản Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang. * Định dạng văn bản gồm 2 loại: - Định dạng kí tự. - Định dạng đoạn văn bản. 2
  3. 2. Định dạng kí tự. - Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự. Bài 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN 1. Định dạng văn bản Khái niệm: Là thay đổi các tính chất của đoạn văn bản. Các tính chất: - Kiểu căn lề. - Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang. - Khoảng cách lề của dòng đầu tiên. - Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới. - Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn . 2. Sử dụng nút lệnh định dạng đoạn văn bản. 3. Sử dụng hộp thoại Paragraph định dạng Bài 18: TRÌNH BÀY VĂN BẢN VÀ IN 1. Trình bày trang văn bản • Các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản gồm: • Chọn hướng trang: trang đứng hay trang nằm ngang. • Đặt lề trang: lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới. • Lưu ý: không nhầm lề trang với lề đoạn văn. Lề đoạn văn được tính từ lề trang và có thể “thò” ra ngoài lề trang. • Việc trình bày trang có tác dụng đến mọi trang khác của văn bản. 2. Chọn hướng trang và đặt lề trang • Vào File → Page Setup → Xuất hiện hộp thoại, chọn thẻ Margin. Trong đó: • Portrait: Trang đứng. • Landscape: Trang nằm ngang. • Top: Lề trên. • Bottom: Lề dưới. • Left: Lề trái. • Right: Lề phải. • OK để chấp nhận. 3
  4. Lưu ý: em có thể xem hình minh hoạ góc dưới bên phải hộp hội thoại để xem trước tác dụng. 3. In văn bản • Em chỉ cần sử dụng nút lệnh Print là toàn bộ văn bản sẽ được in trên máy in. 4
  5. • Muốn xem trước khi in, em nháy nút Print Preview (xem trước khi in). • Nháy các nút mũi tên (lên, xuống) để xem các trang nếu văn bản gồm nhiều trang. • Nháy nút Close để trở về chế độ xem bình thường. Bài 19: TÌM KIẾM VÀ THAY THẾ 1.Tìm phần văn bản Dùng bảng chọn: Edit\Find (Tìm kiếm) xuất hiện hộp thoại Find and Replace (tìm kiếm và thay thế). Find what: Gõ nội dung cần tìm. Find Next: Để tìm. Cancel: Thoát khỏi hộp thoại Find and Replace. 2. Thay thế - Để thay thế thì: Vào bảng chọn Edit Replace Hộp thoại Find and Replace xuất hiện + Find what: nhập nội dung cần thay thế. + Replace with: Nhập nội dung thay thế. + Nháy Find next để tìm. + Nháy Replace để thay thế nội dung tìm được + Nếu không muốn thay thế thì nháy Find next để tìm tiếp hoặc nháy Cancel dừng. 5
  6. Bài 20: THÊM HÌNH ẢNH MINH HỌA 1.Chèn hình ảnh vào văn bản: - Hình ảnh minh hoạ thường được dùng trong văn bản và làm cho nội dung của văn bản trực quan, sinh động hơn,dễ hiểu hơn, văn bản đẹp hơn - Hình ảnh thường được vẽ hay tạo ra từ trước bằng phần mềm đồ họa (paint) hay ảnh được chụp, ảnh được tải từ Internet - Hình ảnh được lưu dưới dạng các tệp hình ảnh (tệp đồ họa) - Để chèn hình ảnh vào văn bản, ta thực hiện các bước sau đây: 2.Thay đổi bố trí hình ảnh trên văn bản: - Thông thường hình ảnh được chèn vào văn bản theo một trong hai cách: a)Trên dòng văn bản. b)Trên nền văn bản. - Để thay đổi cách bố trí hình ảnh, ta thực hiện các bước sau: 1. Nháy chuột chọn hình ảnh. 2. vào format -> picture (hoặc format -> autoshape,.. tuỳ theo đối tượng là hình ảnh hay hình vẽ), xuất hiện hộp thoại format picture (hoặc formatoutoshape) chọn trang layout 3. Chọn Inline with text (nằm trên dòng văn bản) hoặc square (nằm trên nền văn bản) và nháy OK Bài 21: TRÌNH BÀY CÔ ĐỌNG BẰNG BẢNG 1. Tạo bảng: * Cấu tạo bảng * Tạo bảng: 4. Xoá hàng, cột hoặc bảng. LUYỆN TẬP Phần I (Trắc nghiệm). Chọn câu trả lời đúng nhất . Câu 1: Có mấy dạng thông tin cơ bản? A. 1. C. 3 B. 2 D. 4 Câu 2: Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng: A. Dãy số thập phân. B. Dãy các bit gồm các kí hiệu 1. C. Dãy các bit (dãy nhị phân) gồm hai kí hiệu 0 và 1. D. Văn bản, hình ảnh, âm thanh. Câu 3: Thiết bị nào cho em sự di chuyển của con trỏ trên màn hình máy tính: A. Màn hình B. Chuột C. CPU D. Bàn phím Câu 4: Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là: A. Khả năng lưu trữ còn hạn chế B. Kết nối Internet còn chậm C. Không có khả năng tư duy như con người 6
  7. D. Không thể lưu trữ những trang nhật kí của em Câu 5: Hoạt động thông tin bao gồm việc: A. Tiếp nhận và xử lí các thông tin về thế giới xung quanh. B. Tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin. C. Lưu trữ các chương trình và dữ liệu. D. Trao đổi thông tin với máy tính. Câu 6: 1 byte bằng ? A. 8 bit B. 10240 KB C. 10 bit D. 10000 MG Câu 7: Trên bàn phím có hai phím có gai là: A. F và J B. F và S C. J và H D. S và D Câu 8: Các khối chức năng chính trong cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neuman gồm có: A. Bộ nhớ ; Bàn phím ; Màn hình ; B. Bộ xử lí trung tâm ; Thiết bị vào/ ra ; Bộ nhớ ; C. Bộ xử lí trung tâm ; Bàn phím và chuột ; D. Bộ xử lí trung tâm ; Loa ; Máy in ; Câu 9: Trình tự của quá trình ba bước là: A. Nhập Xuất Xử lí C. Xuất Nhập Xử lí B. Xử lí Xuất Nhập D. Nhập Xử lí Xuất Câu 10: Người ta chia phần mềm thành hai loại chính: A. Phần mềm giải trí và phần mềm làm việc. B. Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. C. Phần mềm của hãng Microsoft và phần mềm của hãng IBM. D. Phần mềm soạn thảo văn bản và phần mềm quản lí cơ sở dữ liệu. Câu 11: Phần mềm Mario dùng để làm gì? A. Luyện gõ phím bằng mười ngón. C. Luyện tập chuột. B. Quan sát Trái Đất và các vì sao. D. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 12: Bộ phận nào dưới đây được gọi là “bộ não” của máy tính? A. Bộ lưu điện (UPS) C. Bộ nhớ chỉ đọc (ROM) B. Bộ nhớ trong (RAM) D. Bộ xử lí trung tâm (CPU) Câu 13: Chương trình máy tính là: A. Tập hợp các cú pháp khác nhau. B. Tập hợp các phím chức năng. C. Tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện. D. Tập hợp các thao tác sử dụng khác nhau. Câu 14: Thiết bị nhập thông tin thông dụng là: a. Bàn phím, chuột. b. Bàn phím, màn hình. c. Màn hình, máy in. d. Chuột, máy in. 7
  8. Câu 15: Để thoát khỏi phần mềm Mario ta thực hiện lệnh nào dưới đây? A. File\Save B. File\Quit C. File\New D. File\Edit Câu 16: Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị lưu trữ dữ liệu? A. USB B. Đĩa cứng C. Đĩa mềm D. Loa Câu 17: Thành phần quan trọng của bộ nhớ trong là: A. Ram B. Máy in C. Loa D. Màn hình Câu 18: Các thiết bị như đĩa cứng, đĩa mềm, thiết bị nhớ flash, đĩa CD, còn được gọi là: A. Bộ nhớ trong B. RAM C. Bộ nhớ ngoài D. Các phương án đều sai. Câu 19: Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là: A. Bit B. KB C. Byte D. MB; Câu 20: Khi tắt nguồn điện của máy tính, dữ liệu trên thiết bị nào dưới đây sẽ bị xóa? A. ROM; B. Thiết bị nhớ flash (USB); C. Bộ nhớ trong (RAM); D. Đĩa cứng. Câu 21: Để có thể hoạt động, máy tính cần được: A. Cài đặt phần mềm soạn thảo văn bản; C. Nối với một máy in; B. Cài đặt hệ điều hành; D. Cài đặt một chương trình quét và diệt vi-rút. Câu 22: Hệ điều hành máy tính thực hiện: A. Chỉ điều khiển bàn phím và chuột; B. Chỉ điều khiển các thiết bị phần cứng; C. Chỉ điều khiển các chương trình phần mềm; D. Điều khiển tất cả các thiết bị phần cứng và mọi chương trình hoạt động trên máy tính. Câu 23: Trong các phần mềm dưới đây, phần mềm nào là tên của một hệ điều hành? A. Microsoft Excel; B. Microsoft Windows; C. Microsoft Internet Explorer ; D. Microsoft Paint. Câu 24 : Hệ điều hành có các chức năng: A. Cung cấp môi trường tương tác giữa thiết bị với người dùng; B. Tổ chức thực hiện các chương trình; C. Tổ chức quản lí và sử dụng tài nguyên máy tính; D. Tất cả các khẳng định trên. Câu 25: Hệ điều hành là: A. Phần mềm ứng dụng của máy tính; C. Phần mềm hệ thống; B. Phần mềm dùng để tìm kiếm thông tin; D. Phần mềm giải trí. Câu 26: Đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ gọi là? A. Biểu tượng; B. Tệp tin; C. Bảng chọn; D. Hộp thoại. Câu 27: Tên tệp thường có mấy phần? A. Chỉ có phần tên; B. Hai phần gồm phần tên và phần mở rộng được cách nhau bằng dấu chấm; 8
  9. C. Chỉ có phần tên, phần mở rộng luôn giống nhau; D. Hai phần gồm phần tên và phần mở rộng được cách nhau bằng dấu phẩy. Câu 28: Chọn câu sai trong các phát biểu dưới đây: A. Các tệp được tổ chức trong các thư mục trên thiết bị lưu trữ; B. Mỗi thư mục phải chứa ít nhất một tệp; C. Thư mục có thể chứa các tệp và các thư mục con; D. Mỗi thư mục đều có một tên để phân biệt. Câu 29: Tổ chức các tệp trong các thư mục có lợi ích gì? A. Máy tính hoạt động nhanh hơn; B. Làm cho các thư mục không bị rỗng; C. Cho phép tổ chức thông tin một cách có trật tự và người sử dụng dễ dàng tìm lại các tệp hơn; D. Tiết kiệm dung lượng lưa trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ; Câu 30: Một thư mục có thể chứa bao nhiêu tệp tin? A. 1; C. 100; B. 10; D. Không hạn chế số lượng, chỉ phụ thuộc vào dung lượng lưu trữ. Câu 31: Các thao tác chính với têp và thư mục? A. Tạo mới, xóa, đổi tên, sao chép, di chuyển, xem thông tin. B. Tạo mới, di chuyển. C. Tạo mới, sao chép, đổi tên. D. Xem thông tin. Câu 32: Phần mềm Windows của Microsoft là: A. Phần mềm quản lí cơ sở dữ liệu; C. Hệ điều hành; B. Phần mềm tạo các trang Web; D. Chương trình soạn thảo văn bản. Câu 33: Để khởi động một chương trình trên hệ điều hành Windows, em thực hiện một thao tác nào dưới đây? A. Nháy chuột trên biểu tượng của chương trình; B. Gõ lệnh bằng bàn phím; C. Nháy đúp chuột trên biểu tượng của chương trình; D. Di chuyển biểu tượng chương trình đến vị trí khác. Câu 34: Muốn ra khỏi hệ thống ta thực hiện: A. Chọn Start\ Turn Off Computer\ Turn Off; C. Chọn Start\ Log Off\ Log Off; B. Chọn Start\ Turn Off Computer\ Restart; D. Chọn Start\ Log Off\ Switch User. Phần II: Tự luận Câu 1: Thông tin là gì? Có mấy dạng thông tin cơ bản? Đó là những dạng nào? Trả lời : Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự việc ) và về chính con người. Có 3 dạng thông tin cơ bản. • Dạng văn bản. VD : • Dạng hình ảnh. VD : • Dạng âm thanh. VD: Câu 2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm các khối chức năng nào? Bộ phận nào được coi là bộ não của máy tính? Tại sao? 9
  10. Trả lời : Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận sau : - Bộ xử lý trung tâm (CPU) - Bộ nhớ - Các thiết bị vào và thiết bị ra Bộ xử lý trung tâm có thể được coi là bộ não của máy tính. Tại vì: CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình. Câu 3: Kể tên một số thiết bị dùng để nhập dữ liệu vào máy tính, xuất dữ liệu ra máy tính và lưu trữ dữ liệu trên máy tính. o Thiết bị dùng để nhập dữ liệu vào là: o Thiết bị dùng để xuất dữ liệu ra là: o Thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu là: Câu 4. Hãy nêu một số khả năng của máy tính hiện nay? Trả lời : Khả năng tính toán nhanh. Tính toán với độ chính xác cao Khả năng lưu trữ lớn Khả năng ‘làm việc’ không mệt mỏi Câu 5. Hãy nêu mô hình quá trình ba bước và cho ví dụ cụ thể trong thực tế cuộc sống. Trả lời : Nhập Xuất (INPUT) XỬ LÍ (OUTPUT) Bất kỳ quá trình xử lý thông tin nào cũng là quá trình ba bước. Do vậy, để trở thành công cụ trợ giúp xử lí thông tin, máy tính cần có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng, phù hợp mô hình quá trình ba bước. Ví dụ cụ thể trong thực tế cuộc sống: Pha trà mời khách: Trà, nước sôi (INPUT) ; cho nước sôi vào ấm đã bỏ sẵn trà, đợi một lúc rồi rót ra cốc (Xử lí) ; cốc trà mời khách (OUTPUT). Giặt quần áo: Quần áo bẩn, xà phòng, nước (INPUT) ; vò quần áo bẩn với xà phòng và giũ bằng nhiều lần (Xử lí) ; quần áo sạch (OUTPUT). Câu 6. Phần mềm là gì? Phân loại phần mềm. Mỗi loại, cho ví dụ. Trả lời : Phần mềm: Là những chương trình được viết ra bởi nhiều câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thể hiện. Có 2 loại chính: Phần mềm hệ thống: DOS, WINDOWN 98, WINDOWN XP phần mềm ứng dụng: Phần mềm Word soạn thảo văn bản, phần mềm paint 10