Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả dạy và học Tin học 6, 7

doc 8 trang thungat 1780
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả dạy và học Tin học 6, 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_de_nang_c.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả dạy và học Tin học 6, 7

  1. Ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả dạy và học tin học 6,7 A. Phần mở đầu I/ Lý do chọn chuyên đề: * Tầm quan trọng của công nghệ thông tin: Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội người. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. Nhất là trong năm học 2008 - 2009 này, năm học của ứng dụng CNTT. *Cơ sở pháp lí : + Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học. + Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông. + Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường. Chính vì những lí do đó, tôi thực hiện chuyên đề Ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả dạy và học tin học 6,7 II. Thuận lợi và khó khăn: * Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyên đề ở trường THCS Quang Trung, Đại Lộc , Quảng Nam 1. Thuận lợi: * Nhà trường: Trang 1
  2. Ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả dạy và học tin học 6,7 - Ở địa phương thường xuyên cúp điện đột xuất nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực hiện chuyên đề. Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc THCS, và là môn học mới nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu chưa có hợp lí chưa hệ thống và đang hoàn chỉnh. Một số bài nội dung ít, thời lượng nhiều và ngược lại, giáo viên tự điều chỉnh phân phối thì đôi lúc gặp trở ngại trong việc kiểm tra thực hiện chương trình. Hơn nữa khi thực hành, các máy móc cũ thường gặp sự cố, trục trặc dẫn đến học sinh thiếu máy, không thực hành được. Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp. Một số câu hỏi HS nhận biết được câu trả lời nhưng không dám trả lời vì phải dùng các thuật ngữ tiếng Anh học sinh ngại khi đọc nên tiết học ít sôi nổi. - Giáo viên chưa có kinh nghiệm giảng dạy tin học, lượng kiến thức bên ngoài sách giáo khoa liên quan đến tiết học rất nhiều mà thời gian sưu tầm tốn rất nhiều. B. Phần nội dung: I/ Thực trạng: Trước khi thực hiện chuyên đề, trong năm học 2007-2008 và năm học 2008-2009 tôi đã dạy hai khối 6,7 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, và các tiết lý thuyết kết hợp thực hành,kiểm tra bài cũ. Tôi thấy nếu tiết học được dạy bằng bài giảng điện tử (trình chiếu) có sử dụng các phần mềm hỗ trợ thì học sinh học sôi nổi hơn, hứng thú hơn, nhớ bài lâu hơn những tiết dạy bằng phấn trắng bảng đen, hình vẽ, còn so sánh với phương pháp để học sinh thực hành và tự phát hiện ra kiến thức thì không đảm bảo thời gian và một số học sinh không tập trung vào trọng tâm bài học. Đặc biệt, học sinh chỉ thích học thực hành không thích học lí thuyết. II/Giải quyết vấn đề: 1. Ứng dụng bài giảng điện tử vào dạy học tin 6,7 thì: Trang 3
  3. Ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả dạy và học tin học 6,7 Ví dụ2: Khi học bài các thao tác với tệp tin văn bản. Giáo viên dạy phần lưu văn bản, mở văn bản . Khi học lý thuyết để học sinh hiểu và làm được thì các thao tác phải được hướng dẫn tập trung ngay trên máy, học sinh phải thực hành tại chỗ, thông qua một số học sinh đại diện của từng nhóm. Các thao tác mở , lưu đều sử dụng các từ tiếng Anh và một số hộp thoại GV không thể vẽ được trên bảng (không thực), nếu chỉ giáo viên đọc ghi thì rất khó hiểu đến khi thực hành học sinh lúng túng , nhưng nếu ta trình chiếu lên bảng vài ba lần HS sẽ ghi nhớ ngay đến khi thực hành sẽ không bỡ ngỡ. 1.3. Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi học thực hành của hiệu quả hơn. Ta có thể cho một số HS thực hành ngay trong tết lí thuyết để các HS khác theo dõi rút kinh nghiệm, có thể những em này hướng dẫn lại các em khác trong tiết thực hành. 1.4. Đối với lớp 7, khi dạy bảng tính nếu dùng hình vẽ thì một bài học rất nhiều hình vẽ không thể giáo viên tự vẽ được (tốn rất nhiều thời gian, không thẩm mỹ, không thực tế). Còn nếu để HS thực hành trên máy để phát hiện ra kiến thức thì các em phải soạn thảo mẫu trong máy trước không đủ thời gian, lạc trọng tâm bài học. Nếu sử dụng bài giảng điện tử thì giáo viên chỉ cần thao tác nhấp chuột thì mọi học sinh có thể quan sát phát hiện ra kiến thức mới, và đủ thời gian để cho một số học sinh có thể thực hành mẫu cho các bạn khác quan sát rút kinh nghiệm. 1.5. Trong giờ thực hành giáo viên nên trình chiếu hướng dẫn trên bảng để Hs nắm bắt thao tác và yêu cầu thực hành. Ví dụ 3: Trong bài thực hành số 3 tin học 6: các thao tác đối với thư mục việc trình chiếu hướng dẫn thực hiện thao tác trên bảng có tác dụng rất lớn đối với học sinh. Nếu không trình chiếu ta phải hướng dẫn bằng cách ghi bảng rất dài dòng khó hiểu, còn để HS tự nghiên cứu thực hành thì HS thì việc vừa nghiên cứu SGK vừa thực hành rất khó. Trang 5
  4. Ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả dạy và học tin học 6,7 * Chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm ) trên nền trắng hay nền màu sáng. * Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng. 2. 2.Về font chữ : Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, ) hạn chế dùng các font chữ kiểu cách, có đuôi vì dễ mất nét khi trình chiếu. 2. 3.Về cỡ chữ : Size = khoảng 24 hoặc 28 2. 4. Việc lựa chọn các hiệu ứng đưa bài bài giảng điện tử phải mang tính sư phạm, phù hợp với nội dung kiến thức và phương pháp dạy học. Không đưa các hình ảnh (động), các dòng chữ chạy (để trang trí) vào các slide dạy học làm HS mất tập trung, loãng nội dung chính của bài học . 2.5.Trình chiếu bài giảng điện tử : -Khi giáo viên trình chiếu Power Point, để học sinh có thể ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. -Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng. -Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ chép hơn. -Trong tiết học, học sinh thường có sách giáo khoa bên cạnh và dùng vở để ghi chép. Khi trình chiếu Power Point và giảng bài, giáo viên nên chú ý đến việc ghi vở của học sinh : - Những kiến thức căn bản, thuộc nội dung giáo khoa quy định sẽ nằm trong các slide có ký hiệu riêng. Học sinh phải chép đầy đủ nội dung trong các slide này. Tập hợp nội dung các slide có ký hiệu riêng tạo nên kiến thức yêu cầu tối thiểu của tiết học. Trang 7