SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy - học Tiếng Việt trong môn Ngữ văn Lớp 7

doc 6 trang thungat 28/10/2022 3680
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy - học Tiếng Việt trong môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_gio_day_hoc_tieng.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy - học Tiếng Việt trong môn Ngữ văn Lớp 7

  1. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy- học tiếng việt trong môn Ngữ văn lớp 7 Biết rằng Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú, nhưng làm thế nào để cho học sinh cấp THCS tự nguyện tham gia, nghiên cứu một cách đúng đắn tiếng mẹ đẻ và hiểu rõ ngọn nguồn từ vựng khi phát âm. Tự rèn kỹ năng nói, viết trong 5 kỹ năng mà ở cấp học THCS phải nắm chắc, theo quan điểm đổi mới dạy học là: “nghe”, “nói”, “đọc”, “viết” và “tính toán nhanh”. Bởi thế phân môn Tiếng Việt trở thành một môn học không thể thiếu trong nhà trường phổ thông. chương i mở đầu Tiếng Việt là phương tiện để trao đổi tình cảm ý nghĩ của người Việt Nam. Nhưng không hẳn người Việt nào cũng hiểu biết mặc dù hàng ngày chúng ta thường xuyên sử dụng tiếng Việt để giao tiếp. Song giao tiếp như thế nào cho đúng, cho hay thì lại phải trải qua một quá trình học tập tìm hiểu từ những buổi học đầu tiên. Chính vì vậy phân môn tiếng Việt trong môn Ngữ văn đã trở thành đối tượng nghiên cứu của ngành ngôn ngữ học. Học tiếng Việt giúp học sinh thấy được tiếng Việt trong sáng giàu và đẹp và phong phú như thế nào? Để từ đó đọc, nói, viết tiếng Việt cho đúng và hay. Nhưng thực tế tình trạng nắm bắt hiểu biết tiếng Việt của học sinh chưa được cao. Đặc biệt là học sinh vùng miền núi không hiểu đúng nghĩa của từ, phát âm sai, hành văn kém. Đó là một trở ngại rất lớn trong việc học tập bộ môn ngữ văn, nhất là trong thực hành viết bài tập làm văn của học sinh. Thực tế trên đòi hỏi trong quá trình giảng dạy phân môn tiếng việt nói riêng và môn ngữ văn nói chung, giáo viên phải có những phương pháp đặc thù tốt ưu giúp học sinh dễ nhận biết kiến thức. Đồng thời phát huy được tư duy độc lập, sánh tạo của học sinh. Có như vậy học sinh mới hiểu và sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ của mình. Từ lí do trên tôi thự hiện SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy- học tiếng Việt trong môn Ngữ văn lớp 7”.
  2. Không những thế, dạy tiếng Việt phải đảm bảo truyền thụ kiến thức tinh xảo, chính xác và cụ thể, để làm sao học sinh nắm lí thuyết ngắn gọn và vận dụng vào thực tế. 4. Biện pháp thực hiện a, Khảo sát đầu năm: Tổng số học sinh hai lớp 7D: 24 Trong đó : G = 1 chiếm 3.6% K = 5 chiếm 17.9% TB = 17 chiếm 60.7% Y = 5 chiếm 17.9% b, Biện pháp: Phân môn tiếng việt nằm trong chương trình tích hợp cùng với văn học và tập làm văn. Hướng tới mục đích chung nhằm hình thành con người có trình độ Đó là những con người có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành, sử dụng tiếng Việt thành thạo trong giao tiếp và tạo lập văn bản. Sự tích hợp (Ba phân môn trong môn ngữ văn) đòi hỏi tất cả các phân môn phải có sự thay đổi về phương pháp để đạt hiệu quả cao trong dạy học. Trong quá trình dạy học tiếng Việt không chỉ có một phương pháp mà giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau sao cho phù hợp với nội dung bài học. Những phương pháp quan trọng khi dạy tiếng Việt chính là “Phân tích nghiên cứu ngôn ngữ ”, “Quy nạp”. Đây là phương pháp đặc thù quan trọng nhất trong dạy học tiếng Việt. Đặc trưng của phương pháp này là: Theo sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên dựa trên những ngữ liệu đã cho ( Ngữ liệu này trong sách giáo khoa thường trích từ các văn bản).Học sinh quan sát và qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên phát hiện ra những đặc trưng của nó, từ đó học sinh tư duy rút ra bản chất của các đơn vị kiến thức, rút ra khái niệm mới. Nhưng phương pháp này để thực hiện thường sử dụng các thao tác cơ bản như: phân tích- phát hiện; phân tích- chứng minh; phân tích- phân đoán; Phân tích- tổng hợp. Phương pháp này có tác dụng kích thích sự sáng tạo, sự chủ động của học sinh trong quá trình tìm hiểu kiến thức mới giúp học sinh hiểu sâu sắc và nhớ kĩ bài học hơn. Ví dụ 1: Khi dạy bài “Từ đồng nghĩa” (Tiết 55- NV7, Tập I) Giáo viên ghi ví dụ lên bảng (Dùng Bảng phụ) để học sinh quan sát nghiên cứu. Sau khi học sinh
  3. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp để tìm ra kiến thức mới, giáo viên cần phải tăng cường thực hành luyện tập để củng cố lý thuyết. Muốn việc thực hành luyện tập đạt kết qủa cao giáo viên cần lựa chọn hệ thống bài tập với các dạng như: - Bài tập bổ sung: Yêu cầu học sinh tìm đối tượngngữ pháp (như từ, ngữ )để điền vào chỗ trống sao cho đúng, hay. - Bài tập nhận biết: Yêu cầu tìm các đối tượng ngữ pháp trong bài tập - Bài tập thay thế. - Bài tập phân tích và vẽ sơ đồ phân tích câu: có nhiệm vụ chỉ ra các thành phần và cách thể hiện các thành phần trên sơ đồ. Loại bài tập này thường được sử dụng trong các bài: Thêm trạng ngữ cho câu, dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu. VD 3: Khi dạy Tiết 102 . Bài tập 1. Xác định các cụm chủ vị làm thành phần câu và cho biết vai trò của các thành phần đó. “Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn” C N CN VN Giáo viên sẽ phân tích cấu tạo của câu trên bằng sơ đồ và rút ra kết luận. Như vậy trong câu trên có cụm chủ vị làm VN. Trong quá trình thực hành luyện tập những bài tập khó giáo viên có thể vận dụng phương pháp học hợp tác trong nhóm. Cách thức này tuỳ từng nội dung kiến thức mà chia học sinh thành nhóm sao cho phù hợp. Có những bài tập có thể chia nhóm lớn như theo tổ hoặc theo nhóm nhỏ (Theo cặp, theo bàn) để học sinh thảo luận, đàm thoại chia sẻ những kinh nghiệm cùng nhau làm bài tập. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể áp dụng hình thức này) Ngoài ra để nâng cao chất lượng của một giờ dạy- học tiếng Việt, giáo viên cũng còn phải vận dụng theo tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan như sơ đồ, bảng biểu hoặc bảng phụ để học sinh hứng thú học tập. 5, Kết quả. Sau một năm tiến hành giảng dạy phân môn tiếng Việt của bộ môn ngữ văn lớp 7 theo phương pháp và biện pháp nêu trên tôi đã thu được hiệu quả khả quan. Nhìn chung học sinh nhận biết những khái niệm nguyên tắc ngữ pháp dễ dàng hơn trong giờ học, học sinh chú ý hứng thú tích cực học tập hơn. Kết quả cuối năm học. * Kết quả ở hai lớp 7C, D như sau: