Bài giảng Hóa học Khối 8 - Bài 40: Dung dịch (Bản đẹp)

ppt 12 trang thungat 2920
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Khối 8 - Bài 40: Dung dịch (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_khoi_8_bai_40_dung_dich_ban_dep.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học Khối 8 - Bài 40: Dung dịch (Bản đẹp)

  1. CHƯƠNG 6. DUNG DỊCH BÀI 40. DUNG DỊCH
  2. TN 1: Cho 1 thìa nhỏ đường vào cốc nước, khuấy nhẹ. Học sinh nhận xét Đường tan trong nước tạo thành nước đường. Ta nói: Đường là chất tan, nước là dung môi của đường, nước đường là dung dịch. TN 2: Cho 1 thìa nhỏ dầu ăn hoặc mỡ ăn vào cốc 1 đựng xăng hoặc dầu hoả, cốc 2 đựng nước, khuấy nhẹ. Học sinh nhận xét. Xăng, dầu hoả tan được dầu ăn tạo thành dung dịch. Nước không hoà tan được dầu ăn. Ta nói xăng là dung môi của dầu ăn, nước không phải là dung môi của dầu ăn.
  3. I.Dung môi – chất tan – dung dịch 1. Dung môi - Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. 2. Chất tan - Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. 3. Dung dịch - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
  4. TN : Cho từ từ đường vào cốc nước, khuấy nhẹ. Học sinh nhận xét Lúc đầu đường tan nhiều, nếu đường tiếp tục tan ta nói dung dịch đường chưa bão hoà. Nhưng đến một lúc nào đó đường không thể tan thêm được nữa, ta có dung dịch đường bão hoà.
  5. II. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa 1. Dung dịch chưa bão hòa Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan ở một nhiệt độ xác định. 2. Dung dịch bão hòa Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan ở một nhiệt độ xác định.
  6. THẢO LUẬN NHÓM Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn?