Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng - Nguyễn Thị Tuyết

ppt 8 trang thungat 7700
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng - Nguyễn Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_lop_8_bai_15_dinh_luat_bao_toan_khoi_luong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng - Nguyễn Thị Tuyết

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI LĂNG TRƯỜNG THCS HẢI SƠN Bài 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG Giáo viên: NGUYỄN THỊ TUYẾT
  2. Bài 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 1.Thí nghiệm: *Cách tiến hành: - Điều chỉnh cân sao cho thăng bằng. - Đặt lên đĩa cân A: cốc thuỷ tinh (chứa 2 ống nghiệm; ống nghiệm 1chứa dung dịch bari clorua BaCl2 , ống nghiệm 2 chứa dung dịch natri sunfat Na2SO4). - Đặt lên đĩa cân B các quả cân,điều chỉnh cho cân thăng bằng. - Cho hoá chất ở ống 1 vào ống 2. → Hãy quan sát và nhận xét. *Phiếu học tập: 1/ Có phản ứng hoá học xảy ra không ? Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra ? 2/ Nhận xét gì về vị trí của kim cân trước và sau khi tiến hành thí nghiệm( cho hoá chất ở ống 1 vào ống 2) ? *Nhận xét: - Có phản ứng hoá học xảy ra. Dấu hiệu: chất không tan màu trắng xuất hiện. - Trước và sau phản ứng vị trí kim cân không thay đổi. +Biết hai chất mới sinh ra là Bari sunfat và Natri clorua. Hãy viết phương trình chữ của phản ứng ở thí nghiệm trên ?
  3. Bài 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 1.Thí nghiệm: *Phương trình chữ: Bari clorua + Natri sunfat  Bari sunfat + Natri clorua 2. Định luật: “Trong một phản ứng hoá học,tổng khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng”. 3. Áp dụng: *Giả sử có phản ứng : A + B → C + D Gọi mA,mB,mC,mD lần lượt là khối lượng của các chất A,B,C,D. Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mA + mB = mC + mD mBari clorua + mNatri sunfat = mBari sunfat + mNatri clorua Ví dụ: m m m m BaCl2 + Na2SO4 = BaSO4 + NaCl *Theo ĐLBTKL: Trong một phản ứng có n chất( kể cả chất phản ứng và sản phẩm ) nếu biết khối lượng của ( n – 1 ) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại. Bài tập 1: Trong phản ứng ở thí nghiệm trên, biết khối lượng của Natri sunfat (Na2SO4) là 14,2 gam, khối lượng của các sản phẩm: Bari sunfat (BaSO4) là 23,3 gam, Natri Clorua (NaCl) là 11,7 gam. Hãy tính khối lượng của Bariclorua (BaCl2 ) đã phản ứng ?
  4. Bài 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 1.Thí nghiệm: *Phương trình chữ: Bari clorua + Natri sunfat  Bari sunfat + Natri clorua 2. Định luật: “Trong một phản ứng hoá học,tổng khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng”. 3. Áp dụng: *Giả sử có phản ứng : A + B → C + D Theo ĐLBTKL: mA + mB = mC + mD m m m m BaCl2 + Na2SO4 = BaSO4 + NaCl BàiVí tập dụ: 2 : Đốt cháy hoàn toàn 3,1g Photpho trong không khí,thu được 7,1g hợp chất Điphotpho pentaoxit (P2O5). a/ Viết phương trình chữ của phản ứng ? b/ Tính khối lượng khí oxi đã phản ứng ? Giải: a/ Phương trình chữ: Photpho + khí oxi → điphotpho pentaoxit b/ Theo ĐLBTKL: mPhotpho + mkhí oxi = mđiphotpho pentaoxit m m m Hay P + O2 = P2O5 m 3,1 g + O2 = 7,1 g m → O2 = 7,1 − 3,1 = 4 (g)